Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần tiếp vận HHBL (Trang 63 - 64)

Ngành logistic tại Việt nam hiện đang phát triển rất nhanh, thực tế hoạt động ngành đã đi nhanh hơn các qui định luật pháp. Trong khi đó, mục tiêu cần đạt được của logistics khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất mọi nguồn lực quốc gia trong các hoạt động vận tải, giao nhận, lưu trữ hàng hoá và những hoạt động khác có liên quan. Để làm được điều này chúng ta cần xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng logistics và một hệ thống các văn bản luật – kinh tế phù hợp điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến logistics và dịch vụ logistics, tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự hoạt động và phát triển logistics cũng như dịch vụ logistics.

 Hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng

Hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải (đường biển,đường không, đường bộ, đường sắt…). Hiện nay, vận tải hàng hóa xuất khẩu ở nước ta chủ yếu là bằng đường biển nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho vận tải biển để phát triển logistics mà là một điều tất yếu, mà nhiệm vụ trước mắt là khuyến khích đầu tư xây dựng cảng container, cảng nước sâu phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó, việc phát triển hệ thống cảng nội địa ( Inland Clearance Depot – ICD) để tạo điều kiện cho vận tải đa phương thức phát triển cũng là một trong những yêu cầu được đặt ra mà rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

Không chỉ phát triển vận tải đường biển mà việc mở rộng các tuyến đường vận tải nội địa (đường sông, đường bộ, đường sắt, đường hàng không…) và quốc tế cũng góp phần phát triển hoạt động logistics tại nước ta.

Ngoài ra, Nhà nước có thể sắp xếp lại cảng trên cơ sở dài hạn. Lập trung tâm logistics tại các vùng trọng điểm kinh tế để tập trung hàng xuất và phân phối hàng nhập khẩu hay thành phẩm. Xây dựng một mạng lưới phân phối giữa chủ hàng, công ty giao nhận hệ thống chi nhánh, nơi phân phối cuối cùng. Đồng thời với các trung tâm phân phối là các hệ thống kho gom hàng. Về giao nhận vận tải hàng không, Chính phủ nên cho phép Hiệp hội thu xếp đứng ra tổ chức nghiên cứu, đầu tư, xây dựng khu vực giành cho các đại lý gom hàng, khai quan tại khu vực các sân bay quốc tế như TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Nhà nước nên xây dựng nhà ga hàng hóa chuyên dụng với các khu vực giao hàng, tiếp nhận,chuyển tải…theo các qui trình nghiệp vụ như các nước trong khu vực đã và đang làm: Thái lan, Singapore và Malaysia. Hiện đại hóa các kho chứa hàng và phân phối

 Xây dựng hành lang, khung pháp lý thông thoáng và hợp lý, thay đổi và tiêu chuẩn hóa các qui định liên quan đến lĩnh vực logistics

Nhà nước cần điều chỉnh hệ thống pháp luật sao cho ngày càng chặt chẽ, đầy đủ, minh bạch hơn để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp nước ta, giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn trong việc sản xuất kinh doanh. Nên đơn giản hóa hơn nữa thủ tục xuất nhập khẩu. Cụ thể là khâu mở tờ khai cần nhanh chóng, giảm bớt các thủ tục hành chính.

Luật Thương Mại 2005 lần đầu tiên đề cập đến hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics, tuy nhiên, điều luật này chưa được rõ ràng, chính xác ở chỗ luật chưa làm rõ được logistics là một chuỗi liên tục. Ngoài ra, gần đây nhất mới có nghị định 140/2007/NĐ-CP qui định chi tiết Luật Thương Mại về hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics. Dù đã có những thay đổi phù hợp mang tính pháp lý điều chỉnh cho hoạt động này, nhưng Nhà nước vẫn cần đưa ra một khung pháp lý chuẩn trong Luật Thương mại và những bộ luật có liên quan như Luật Giao thông vận tải, Bộ luật dân sự , Luật đầu tư v.v… cũng như trong một số loại văn bản dưới luật, nhằm tạo điều kiện và sự hỗ trợ cho việc phát triển logistics.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần thay đổi và tiêu chuẩn hóa các qui định (cấp phép, điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn…), tạo môi trường tự do cho hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics. Công nhận về mặt pháp lý các chứng từ điện tử. Thống nhất hóa , tiêu chuẩn hóa tên hàng và mã hàng hóa

 Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Nhà nước cần tạo điều kiện hơn nữa để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Cụ thể như nhà nước có chủ trương bảo đảm tỷ giá ở mức thỏa đáng, công tác quản lý của Nhà nước về thương mại phải liên tục được chấn chỉnh, vương lên bắt kịp với sự phát triển và diễn biến của thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra các chính sách hỗ trợ vốn cũng cần được Nhà nước đẩy mạnh hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển

Nhà nước cần dự báo thị trường, giá cả về xăng dầu,... nhằm hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp và tiến hành thường xuyên để doanh nghiệp có thể dự báo trước được những cơ hội mới, đồng thời có thể ngăn chặn những diễn biến xấu có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần tiếp vận HHBL (Trang 63 - 64)