Thị trường giao nhận và các loại hàng chủ lực

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần tiếp vận HHBL (Trang 43 - 45)

Hiện nay, thị trường giao nhận hàng hóa của HHBL đã có mặt tại tất cả các châu lục nhất là các thị trường có kinh tế hoạt động sôi nổi như Châu Á, thị trường Châu Âu .... Tuy nhiên,HHBL nhận thấy thị trường Châu Á là một thị trường tiềm năng hơn cả bởi nơi đây thu hút nhiều doanh nghiệp lớn, giao thông đường biển kết nối nhiều quốc gia và lượng hàng chuyên chở khu vực này luôn là con số khổng lồ.

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu thị trường giao nhận tại CTCP HHBL

POL POD 20DC 40DC Ningbo Haiphong 550 850 Shanghai Haiphong 585 1075 Sydney Haiphong 600 1205 Hamburg Haiphong 1260 2300 Osaka Haiphong 750 1200 Venice Haiphong 2450 3010 Hongkong Haiphong 200 450 Nagoya Haiphong 500 900 Yangon Haiphong 1250 1700

Đứng đầu thị trường giao nhận hàng nhập khẩu là thị trường Trung Quốc chiếm 41%, tiếp đến là thị trường khu vực ASEAN với 15% , sự chênh lệch giữa giao nhận hàng hóa tại thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc là 5% tương đương với 9% và 4% . Thị trường EU chiếm 10%, Mỹ chiếm 2%. Ở tất cả các thị trường khác hoạt động giao nhận chỉ chiếm 5%

Đối với thị trường Châu Á nói chung và các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc nói riêng hàng hóa giao nhận ở khu vực này chủ yếu là những hàng hóa tiêu dùng như nông sản, hàng may mặc và một số loại hàng hóa khác như linh kiện điện tử, máy móc sản xuất.

Sớm nhận thấy được ưu điểm của thị trường Trung Quốc khi mà ở đây được mệnh danh là công xưởng của thế giới, hàng hóa giao nhận đa dạng và phong phú. Đồng thời Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới hằng năm nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của người dân đất nước này luôn là con số khổng lồ, với vị trí địa lý gần 1 thị trường tiềm năng, doanh nghiệp chú trọng xây dựng các chiến lược phát triển khả năng giao nhận tại thị trường này.

Đối với thị trường châu Âu khách hàng thường nhập khẩu các hàng hóa như riệu vang, máy móc trang thiết bị y tế, thuốc men, thực phẩm cao cấp và các loại thực phẩm bổ sung….

Về cơ cấu hàng hóa giao nhận

Hàng hóa giao nhận tại HHBL là những hàng hóa không thuộc danh mục cấm của nhà nước, các hàng hóa có điều kiện như yêu cầu có giấy phép, yêu cầu có kiểm chứng chất lượng trước khi đưa ra thị trường đảm bảo chất lượng an toàn cho người sử dụng 41% 4,% 9% 14% 2% 10% 15% 5% Trung quốc Hàn quốc Nhật bản Đức Mỹ EU ASEAN khác

Bảng 2.9 Cơ cấu hàng hóa giao nhập nhập khẩu đường biển giai đoạn 2018-2020 tại CTCP HHBL

Máy móc thiết bị

Hàng tiêu dùng Đồ gỗ/Nội thất Nông sản/Thực phẩm

Lĩnh vực khác

35,2% 27,3% 8,4% 12,2% 16,9%

( Nguồn: Phòng Kinh doanh- Năm 2021) Công ty phân ra thành 2 loại dịch vụ hàng hóa, đó là làm hàng nhà máy và hàng thương mại. Trong đó, hàng nhà máy là dịch vụ kí hợp đồng lâu dài, các chuyến hàng nhập mỗi tuần đều đặn. HHBL cung cấp dịch vụ nhập hàng là các máy móc, thiết bị cho các khách hàng nhà máy tại Việt Nam. Còn hàng thương mại, là những khách mới, nhập đa dạng các loại sản phẩm, từ hàng tiêu dùng đến các loại hoa quả, và nhiều loại hàng hóa khác

Dựa vào bảng, có thể thấy chủ yếu HHBL làm hàng cho nhà máy, nhập khẩu máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn là 35,2%, tiếp hàng là những mặt hàng tiêu dùng, đứng vị trí tỷ trọng thứ hai 27,3% . Thấp nhất là mặt hàng đồ gỗ và nội thất với 8,4%

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần tiếp vận HHBL (Trang 43 - 45)