Triển vọng và đình hướng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần tiếp vận HHBL (Trang 58 - 59)

3.1.1 Triển vọng và đình hướng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại Việt Nam thời gian tới khẩu bằng đường biển tại Việt Nam thời gian tới

 Triển vọng

Với chính sách mở cửa nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra ngày càng tăng, nhu cầu trao đổi với thế giới ngày cang lớn, làm cho khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng lên không ngừng. Mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực cũng như với các nước khác trên thế giới ngày càng được rộng mở đã tạo điều kiện cho buôn bán cho hai chiều phát triển. Điều này, cho thấy triển vọng phát triển dịch vụ giao nhận quốc tế ở Việt Nam trong những năm tới là rất to lớn

Biểu đồ 2.3 Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2012-2019 ( đơn vị: tỷ USD)

( Nguồn: Tổng cục thống kê) Tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2012-2019 có xu hướng tăng lên. Tính đến hết tháng 12/2019, trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 253,07 tỷ USD. Với kết quả này, trị giá nhập khẩu hàng hóa trong năm 2019 cao hơn năm 2018 là 16,2 tỷ USD, tương ứng tăng 6,8% so với năm 2018

Tại báo cáo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 vừa công bố, Bộ Công Thương đặt mục kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 330 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân giai đoạn 2021 - 2025 tăng

113.8 132 147.9 165.6 174.8 213 236.9 253.07 0 50 100 150 200 250 300 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nhập khẩu

4,9%/năm; tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp trong nước tăng 6%

 Định hướng

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và kinh tế số đang có xu hướng chủ đạo, các hoạt động logistics xuyên suốt từ sản xuất tới tiêu dùng ngày càng giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của các ngành sản xuất, dịch vụ nói riêng và toàn kinh tế nói chung. Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển. Chẳng hạn như:

ết định số: 531/QĐ-TTg, phê duyệt chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó có dịch vụ Logistics và vận tải với nội dung như sau:

- Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước theo hướng tích cực tháo gỡ các khó khăn, rào cản, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh làm tác động khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào trường vận tải.

- Phát triển thị trường vận tải gắn liền với nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam theo cơ chế thị trường đảm bảo đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh và hợp tác quốc tế. Chủ động khai thác những cơ hội và hạn chế những tác động không mong muốn do cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại phát triển dịch vụ vận tải, vận tải đa phương thức đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế và nhu cầu của người dân.

- Sử dụng, đầu tư hiệu quả phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức tuyên truyền khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao năng lực, dịch vụ logistics. Thiết lập mạng lưới trung tâm phân phối nhiều cấp (Cảng cạn, kho, bãi hàng hóa) và các tuyến vận tải thu, gom hàng hóa trong các đô thị lớn và các vùng kinh tế trọng điểm

- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ dịch vụ vận tải, logistics đáp ứng được nhu cầu trong nước và quốc tế.

ết định số: 568/QĐ-BNV cho phép thành lập Hiệp hội Phát triển nhân lực logistics Việt Nam. Vì sao điều này cần thiết cho ngành logistics Việt Nam?

Trong những năm vừa qua, dịch vụ logistics tại Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển dịch vụ logistics tại Việt Nam đặt ra nhu cầu rất cao đối với nguồn nhân lực cho lĩnh vực này, cả về số lượng và chất lượng. Cùng với thể chế chính sách, cơ sở hạ tầng, năng lực doanh nghiệp,công nghệ thì nhân lực là một khía cạnh nền tảng trong phát triển dịch vụ logistics. Đặc biệt, về lâu dài nhân lực sẽ là yếu tố quyết định để giúp doanh nghiệp logistics Việt nam nhanh chóng đuổi kịp các nước, nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trường ở cả trong nước và quốc tế…..

Một phần của tài liệu Dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần tiếp vận HHBL (Trang 58 - 59)