1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin quản lý bán sách bằng máy đọc mã vạch

134 838 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin quản lý bán sách bằng máy đọc mã vạch

Trang 1

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt 5

Danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ 6

Lời cảm ơn 8

Lời mở đầu 9

Chương 1: Giới thiệu về Công ty Trí tuệ nhân tạo Việt Nam và định hướng đề tài 10

I Tổng quan về công ty Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI) 10

1 Giới thiệu chung 10

2 Lĩnh vực kinh doanh 11

3 Mô hình hoạt động 12

3.1 Trung tâm đào tạo – Tranning Center 12 3.2 Trung tâm phát triển phần mềm – Software Development Center 13 3.3 Trung tâm phát triển giải pháp – Solution Development Center 13 3.4 Trung tâm phát triển dịch vụ - Service Development Center 13 3.5 Trung tâm nghiên cứu – Research Development Center 13 3.6 Trung tâm phát triển nguồn nhân lực – HR Development Center 13 4 Cơ cấu tổ chức và chức năng của công ty 14

4.1 Cơ cấu tổ chức 14 4.2 Chức năng, nhiệm vụ 18 4.2.1 Phòng nghiên cứu và đào tạo 18

4.2.2 Phòng hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực 19

4.2.3 Phòng kinh doanh 20

4.2.4 Phòng tài chính kế toán 22

4.2.5 Phòng công nghệ 22

4.2.6 Phòng phần mềm 23

4.2.7 Phòng điện tử 24

4.2.8 Phòng tư vấn và tuyển sinh 24

5 Đội ngũ nhân viên 25

6 Các sản phẩm chính và quan hệ đối tác 25

6.1 Các sản phẩm và dịch vụ chính của công ty 25 6.1.1 Dịch vụ 25

6.1.2 Phần mềm 26

6.1.3 Giải pháp tích hợp 27

6.2 Quan hệ đối tác của công ty 27 6.2.1 Hợp tác trong nước 27

6.2.2 Hợp tác quốc tế 28

II Về phòng phần mềm và định hướng đề tài 29

1 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận trong phòng phần mềm 29

2 Định hướng đề tài 31

2.1 Thực trạng hoạt động của nhà xuất bản trường đại học Kinh tế Quốc dân 31 2.1.1 Giới thiệu chung về nhà xuất bản 31

2.1.2 Quy trình hoạt động của nhà xuất bản 32

2.1.3 Thực trạng hoạt động của nhà xuất bản 33

Trang 2

2.2 Nhu cầu của công ty 35

2.3 Định hướng đề tài 36

2.3.1 Định hướng đề tài 36

2.3.2 Phạm vi ứng dụng của đề tài 36

Chương 2: Cơ sở lý luận và ngôn ngữ sử dụng để nghiên cứu đề tài 37

I Cơ sở lý luận về CSDL và Hệ thống thông tin Quản lý 37

1 Cơ sở lý luận về CSDL 37

1.1 Khái niệm CSDL và Hệ quản trị CSDL 37 1.2 Kiến trúc một Hệ CSDL 39 1.3 Lược đồ và mô hình dữ liệu 40 1.4 Các thuộc tính cần có và các yêu cầu đặt ra đối với một Hệ quản trị CSDL 42 1.4.1 Các thuộc tính cần có của một Hệ quản trị CSDL 42

1.4.2 Yêu cầu đặt ra đối với một Hệ quản trị CSDL 46

2 Cơ sở lý luận về Hệ thống thông tin Quản lý 49

2.1 Hệ thống thông tin và Hệ thống thông tin quản lý 49 2.11 Một số khái niệm cơ bản 49

2.1.2 Phân loại Hệ thống thông tin 51

2.1.3 Nhiệm vụ, chức năng của Hệ thống thông tin quản lý đối với tổ chức 53

2.1.4 Các bộ phận cấu thành và nguyên nhân dẫn đến việc phát triển một Hệ thống thông tin quản lý 54

2.2Mô hình biểu diễn Hệ thống thông tin Quản lý 57 2.3Đánh giá hoạt động của một Hệ thống thông tin Quản lý 59 II Phát triển một Hệ thống thông tin quản lý 62

2 Quy trình phát triển một Hệ thống thông tin Quản lý 63

2.1 Giai đoạn 1: Đánh giá yêu cầu 63 2.2 Giai đoạn 2: Phân tích chi tiết 64 2.3 Giai đoạn 3: Thiết kế Logic 65 2.4 Giai đoạn 4: Đề xuất các phương án của giải pháp 65 2.5 Giai đoạn 5: Thiết kế vật lý ngoài 66 2.6 Giai đoạn 6: Triển khai kỹ thuật hệ thống 66 2.7 Giai đoạn 7: Cài đặt và khai thác 67 3 Một số phương pháp và công cụ sử dụng phân tích thiết kế một Hệ thống thông tin quản lý 68

3.1 Các phương pháp mã hóa dữ liệu 68 3.1.1 Phương pháp mã hóa phân cấp 68

3.1.2 Phương pháp mã hóa liên tiếp 68

3.1.3 Phương pháp mã hóa tổng hợp 69

3.1.4 Phương pháp mã hóa theo xeri 69

3.1.6 Phương pháp mã hóa ghép nối 69

3.2 Các phương pháp thu thập thông tin 69

3.2.1 Phỏng vấn 69

3.2.2 Nghiên cứu tài liệu 70

3.2.3 Sử dụng phiếu điều tra 70

3.2.4 Quan sát 71

3.3 Các công cụ mô hình hóa 71 3.3.1 Sơ đồ chức năng kinh doanh (BFD) 71

3.3.2 Sơ đồ luồng thông tin (IFD) 72

3.3.3 Các phích vật lý 74

3.3.4 Sơ đồ luồng dữ liệu 75

3.3.5 Các phích logic 76

Trang 3

3.4 Các phương pháp thiết kế CSDL 78

3.4.1 Thiết kế CSDL logic từ các thông tin đầu ra 78

3.4.2 Thiết kế CSDL bằng phương pháp mô hình hóa 79

II Cơ sở lý luận ngôn ngữ sử dụng 84

1 Hệ quản trị CSDL Microsoft Access 84

2 Ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 85

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 85 2.2 Visual Basic 6.0 86 2.2.1 Các phiên bản của Visual Basic 6.0 86

2.2.2 Ưu điểm của Visual Basic 6.0 87

3 Công cụ thiết kế báo cáo Crystal Report 88

Chương 3 Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin quản lý bán sách bằng máy đọc mã vạch tại Nhà xuất bản trường Đại học Kinh tế Quốc dân 89

I Bài toán quản lý bán sách và lưu kho bằng máy đọc mã vạch tại Nhà xuất bản trường Đai học Kinh tế Quốc dân 89

1 Quy trình bán sách và lưu kho tại Nhà xuất bản 89

2 Việc quản lý bán sách và lưu kho tại Nhà xuất bản 90

2.1 Quy trình lên báo cáo 90 2.2 Phương pháp sử dụng để lên báo cáo 92 2.3 Yêu cầu đối với việc lên báo cáo 92 2.4 Thực trạng hoạt động lên báo cáo tại Nhà xuất bản93 II Phân tích Hệ thống thông tin quản lý bán sách và lưu kho bằng máy đọc mã vạch tại Nhà xuất bản trường Đai học Kinh tế Quốc dân 94

1 Xác định yêu cầu hệ thống 94

1.1 Các phương pháp đã sử dụng để xác định yêu cầu hệ thống 94 1.1.1 Phỏng vấn 94

1.1.2 Nghiên cứu tài liệu 96

1.1.3 Quan sát người sử dụng 97

1.2 Yêu cầu chức năng hệ thống 98 2 Mô hình hóa yêu cầu hệ thống 99

2.1 Sơ đồ luồng thông tin (IFD) 100 2.2 Sơ đồ chức năng kinh doanh (BFD) 101 2.3 Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) 102 2.3.1 Sơ đồ DFD mức ngữ cảnh 102

2.3.2 Sơ đồ DFD mức 0 103

III Thiết kế Hệ thống thông tin quản lý bán sách và lưu kho bằng máy đọc mã vạch tại Nhà xuất bản trường Đai học Kinh tế Quốc dân 104

1 Thiết kế CSDL 104

1.1 Sơ đồ quan hệ thực thể (ERD) 104 1.2 Cơ sở dữ liệu 106 (1) Bảng khách hàng 106

(2) Bảng nhà cung cấp 106

(3) Bảng Sách 107

(4) Bảng nhóm sách 107

(5) Bảng người sử dụng 108

Trang 4

2 Thiết kế giải thuật 108

2.2 Một số giải thuật quan trọng 111 2.2.1 Giải thuật đăng nhập 111

2.2.2 Giải thuật tính toán doanh thu theo thời gian 112

2.2.3 Giải thuật tính toán doanh thu theo thời gian của từng đầu sách 113

2.2.3 Giải thuật tìm kiếm hóa đơn theo thời gian và hợp đồng 114

2.2.4 Giải thuật tìm kiếm sách theo tên sách 115

2.2.5 Giải thuật tìm kiếm khách hàng theo tên khách hàng 116

2.2.6 Giải thuật tính doanh thu theo thời gian của từng nhóm sách 117

3 Thiết kế giao diện 118

3.1 Các nguyên tắc khi thiết kế giao diện 118 3.2 Một số giao diện chính và chức năng 119 3.2.1 Giao diện kết nối CSDL 119

3.2.2 Giao diện đăng nhập 120

3.2.3 Giao diện chính của chương trình 121

3.2.4 Giao diện danh sách nhân viên 122

3.2.5 Giao diện cập nhật danh mục 123

3.2.6 Giao diện cập nhật hóa đơn (Hóa đơn nhập, hóa đơn bán) 124

3.2.8 Giao diện tìm kiếm hóa đơn bán hàng 126

3.2.9 Giao diện tìm kiếm thông tin sách 127

3.2.10 Giao diện tìm kiếm thông tin khách hàng 128

3.2.11 Giao diện xem báo cáo doanh thu theo tháng 129

3.2.12 Giao diện xem báo cáo doan thu theo nhóm sách 129 4 Thiết kế báo cáo 130

4.1 Các nguyên tắc khi thiết kế báo cáo 130 4.2 Một số báo cáo 131 Kết luận 132

Danh mục tài liệu tham khảo 134

Trang 5

Danh mục các chữ viết tắt

STT Từ viết tắt Chi tiết

Trang 6

Danh mục các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ

5 Quan hệ chương trình ứng dụng, Hệ quản trị

CSDL và CSDL

37

7 Các bộ phận cấu thành Hệ thống thong tin quản lý 54

8 Mô hình biểu diễn Hệ thống thông tin quản lý 57

26 Giải thuật tính doanh thu theo thời gian 112

27 Giải thuật tính doanh thu theo thời gian của từng

31 Giải thuật tính doanh thu theo thời gian của từng 117

Trang 7

nhóm sách

41 Giao diện xem báo cáo doanh thu theo tháng 129

42 Giao diện xem báo cáo doanh thu theo nhóm sách 130

Trang 8

Lời cảm ơn

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Tin học Kinh

tế - Trường Đại học Kinh tế quốc dân là những người đã trang bị cho em những kiến thức nền tảng và những kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống, giúp em đủ tự tin để khẳng định mình trong công việc tại nơi thực tập.

Mặt khác, để có thể hoàn thành tốt giai đoạn thực tập này, em xin gửi

lời cảm ơn chân thành tới thầy Đoàn Quốc Tuấn – người đã tận tình giúp

đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn em thực hiện báo cáo này, cũng như giúp em định hướng trong việc xác định đề tài thực tập tốt nghiệp.

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban lãnh đạo công ty Trí tuệ nhân tạo Việt Nam, đặc biệt là anh Nguyễn Mạnh Trường, trưởng phòng lập trình- nơi em thực tập

Tuy nhiên, do điều kiện thời gian có hạn, cũng như kiến thức còn hạn chế nên trong báo cáo Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này, em không thể tránh được những thiếu sót Vì vậy, em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô giáo trong khoa, cũng như các cán bộ nhân viên làm việc trong công ty Trí tuệ nhân tạo Việt Nam

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Hạnh

Trang 9

Lời mở đầu

Người ta chia lịch sử phát triển nhân loại thành ba giai đoạn chính

Nền văn minh nông nghiệp

Nền văn minh công nghiệp

Nền văn minh thông tin

Trong mỗi giai đoạn lại có những tổ chức sản xuất phù hợp Trước giai đoạn văn minh nông nghiệp nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu của từng tập hợp người Trong nền văn minh nông nghiệp đã bước đầu hình thành các cơ cấu tổ chức sản xuất tuy chưa hẳn mang dáng dấp các doanh nghiệp như hiện nay Sau khi xuất hiện máy hơi nước và các máy móc thiết bị khác là giai đoạn bước sang nền văn minh công nghiệp với

cơ cấu là các doanh nghiệp theo đúng nghĩa của nó Bắt đầu váo những năm 80 của thế kỷ trước nhân loại bước vào nền văn minh thông tin (nền kinh tế thông tin) với đặc trưng cơ bản là các doanh nghiệp tin học có vai trò đặc biệt quan trọng Hiện nay, các doanh nghiệp tin học không những chiếm một tỷ lệ lớn trong hệ thống các doanh nghiệp mà còn là nơi tạo ra nguồn doanh thu khổng lồ của thế giới

Chính vì vậy, với tư cách là sinh viên khoa Tin Học Kinh Tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, em rất mong muốn trong thời gian thực tập sẽ được học tập và rèn luyện trong môi trường năng động và chuyên nghiệp của các doanh nghiệp tin học Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, em

đã lựa chọn được nơi thực tập phù hợp với khả năng và mong muốn của mình Đó chính là công ty “Trí tuệ nhân tạo Việt Nam - viết tắt là AI)

Trang 10

Chương 1: Giới thiệu về Công ty Trí tuệ nhân tạo Việt Nam và định hướng đề tài

I Tổng quan về công ty Trí tuệ nhân tạo Việt Nam (AI)

1 Giới thiệu chung

Công ty TNHH Trí Tuệ Nhân Tạo (Artificial Intelligence Co., Ltd)viết tắt là AI được thành lập ngày 24/10/2003 với mục tiêu đem trí tuệ củamình để làm giàu chính đáng cho bản thân và cho xã hội thông qua việccung cấp các dịch vụ Công nghệ thông tin có uy tín và chất lượng cao

Tên gọi đầy đủ của công ty: Công ty TNHH trí tuệ nhân tạo Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Artificial Intelligence Co., Ltd

Tên viết tắt: AI

Giám đốc: Ông Hoàng Ngọc Trung

Địa chỉ: Tòa nhà CT2B, Lê Đức Thọ, Cầu Giấy, Hà Nội

 Website: http://aivietnem.net

Ngay từ những ngày đầu, với những nỗ lực không ngừng của tập thểcán bộ, nhân viên trong công ty, AI đã khẳng định được vị trí của mình trongcộng đồng CNTT Việt Nam Chỉ trong một thời gian ngắn, bằng năng lựcthực sự, AI đã nhanh chóng làm tăng số lượng khách hàng thường xuyên,được rất nhiều các cơ quan nhà nước cũng như tư nhân khẳng định và thừanhận năng lực chuyên môn, trong đó có FPT, Vietsoftware, CMC, Toyota

Trang 11

Vietnam, VITEC, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Đài tiếng nói ViệtNam và một số cơ quan báo chí uy tín…

2 Lĩnh vực kinh doanh

Trải qua năm năm xây dựng và trưởng thành, công ty Trí tuệ nhân tạoViệt Nam đã được khách hàng và các đối tác biết đến như là một công tyhoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin có uy tín, đáng tincậy hàng đầu Việt Nam

Công ty Trí tuệ nhân tạo Việt Nam có lĩnh vực kinh doanh rộng, đặcbiệt chuyên sâu vào các lĩnh vực tin học và đào tạo nguồn nhân lực

 Sản xuất và gia công các sản phẩm phần mềm

 Đào tạo và hỗ trợ đào tạo

 Cung cấp các hệ thống phần mềm phục vụ đào tạo

 Nghiên cứu, phát triển và tư vấn giải pháp công nghệ

 In ấn, xuất bản tài liệu công nghệ thông tin

 Cung cấp các dịch vụ trực tuyến

 Sản xuất, sửa chữa các thiết bị điện, điện tử

Trang 12

3 Mô hình hoạt động

3.1 Trung tâm đào tạo – Tranning Center

Trung tâm đào tạo thực hiện và ứng dụng các công nghệ mới nhất vàoquá trình giảng dạy của mình Với đội ngũ giáo viên là những người có trình

độ chuyên môn cao, tâm huyết, có nhiều kinh nghiệm, có khả năng xác địnhnhững bước đi cần thiết để đảm bảo sự tiến bộ của học viên trong quá trìnhhọc và thực hiện tốt mục tiêu đào tạo

Trang 13

3.2 Trung tâm phát triển phần mềm – Software Development Center

Với đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp, có chuyên môn sâu về cáccông nghệ then chốt, đồng thời vững về quy trình nghiệp vụ, trung tâm pháttriển phần mềm tạo ra nhiều sản phẩm phần mềm có tính ứng dụng cao vàđem lại giá trị sử dụng đích thực cho nhiều khách hàng trong và ngoài nước

3.3 Trung tâm phát triển giải pháp – Solution Development Center

Trung tâm có nhiệm vụ đưa ra các giải pháp phần mềm toàn diện nhưphần mềm quản lý và hỗ trợ đào tạo, phần mềm y tế, phần mềm quản lýdoanh nghiệp, giải pháp về thương mại điện tử…

3.4 Trung tâm phát triển dịch vụ - Service Development Center

Trung tâm phát triển dịch vụ phát triển các giải pháp phần mềm dịch

vụ trực tuyến như thi trắc nghiệm (http://test.aivietnam.net), học trực tuyến(http://school.aivietnam.net), du lịch (http://didulich.net), y tế với mục tiêucung cấp cho số lượng lớn người sử dụng lên đến hàng triệu người

3.5 Trung tâm nghiên cứu – Research Development Center

Tìm kiếm và nghiên cứu công nghệ mới nhất để tổng hợp thành bảntin công nghệ AI-TECH-NET hỗ trợ sinh viên và các doanh nghiệp CNTT,giúp họ tiếp cận nhanh nhất với công nghệ mới

Trung tâm xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo, nghiên cứu và xâydựng hệ thống chia sẻ tin tức, tài nguyên cho cộng đồng CNTT

3.6 Trung tâm phát triển nguồn nhân lực – HR Development Center

Trung tâm phát triển nguồn nhân lực là chiếc cầu nối giữa sinh viên

và các doanh nghiệp trên cả nước Trung tâm có nhiệm vụ xây dựng hệ

Trang 14

thống tiêu chuẩn chất lượng nhân lực được các doanh nghiệp phần mềmcông nhận và hỗ trợ, đồng thời xây dựng quy trình tuyển chọn nhân lực hỗtrợ các doanh nghiệp CNTT và quy trình giới thiệu việc làm, thực tập hỗ trợcho sinh viên CNTT.

4 Cơ cấu tổ chức và chức năng của công ty

4.1 Cơ cấu tổ chức

Với phương châm tổ chức gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, trong nhữngnăm vừa qua, Công ty Trí tuệ nhân tạo Việt Nam không ngừng đổi mới vàhoàn thiện cơ cấu tổ chức của mình để đưa ra một mô hình hợp lý nhất nhằmđạt được mục tiêu “phục vụ khách hàng một cách tốt nhất” Các phòng bantrong công ty được tổ chức theo sự chuyên môn hóa cao để phù hợp với sựphát triển, lớn mạnh của mình và hơn thế là để phục vụ khách hàng tốt hơncũng như cạnh tranh hơn

Cơ cấu tổ chức của công ty được khái quát trong sơ đồ sau:

Trang 16

Phòng nghiên cứu và đào tạo

Phòng nghiên cứu đào tạo là phòng nghiệp vụ có chức năng nghiên cứu, tìm hiểu về các công nghệ tiên tiến trên thế giới để biến nó thành của mình Sau đó sẽ đưa vào ứng dụng thực tế và giảng dạy cho học viên của công ty

Phòng nghiên cứu và đào tạo bao gồm hai bộ phận:

 Bộ phận nghiên cứu - Research

 Bộ phận đào tạo - Trainning

Phòng hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực

Phòng hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực là phòng nghiệp vụ có chức năng phát triển nguồn nhân lực đồng thời cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các công ty khác trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh là phòng nghiệp vụ có chức năng tiếp thị, quảng cáo các sản phẩm phần mềm, đồng thời tìm kiếm khách hàng và đối tác cho công ty

Phòng tài chính kế toán

Phòng tài chính kế toán là nơi tiến hành mọi hoạt động về kế toán, tài chính Đồng thời cũng là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc giám đốc công ty trong công tác kế hoạch hoá, báo cáo thống kê, đầu

tư xây dựng cơ bản và kế hoạch phát ttriển sản phẩm và thị trường.

Trang 17

Phòng công nghệ

Phòng công nghệ là phòng nghiệp vụ có chức năng hỗ trợ về công nghệ cho toàn bộ các phòng ban của công ty Đồng thời đảm bảo cho hệ thống mạng, máy tính và các thiết bị liên quan khác hoạt động tốt, không ảnh hưởng tới quy trình sản xuất phần mềm của công ty

Phòng phần mềm

Phòng phần mềm là phòng nghiệp vụ có chức năng gia công, chế tác các sản phẩm phần mềm phục vụ kinh doanh Phòng phần mềm là một trong những phòng chức năng quan trọng nhất, là bộ khung hoạt động của toàn

bộ công ty

Phòng phần mềm có 6 bộ phận:

Bộ phận phát triển giải pháp – Solution Developing

Bộ phận phân tích thiết kế - Analysis & Designing

Bộ phận lập trình – Programming & Developing

Bộ phận kiểm soát chất lượng - SQA

Bộ phận triển khai và hỗ trợ khách hàng – Deploy & Customer Support

Bộ phận thiết kế đồ hoạ - Graphical Designer

Phòng điện tử

Phòng điện tử là phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng sửa chữa thiết

bị điện, điện tử phục vụ cho quân sự và dân sự.

Phòng tư vấn và tuyển sinh

Phòng tư vấn và tuyển sinh là phòng nghiệp vụ thực hiện chức năng

tư vấn và đưa ra các giải pháp về nhân lực cho khách hàng Và hằng năm tổ

Trang 18

chức các đợt tuyển sinh, nhằm thu hút sinh viên đến học tập và nghiên cứu tại công ty để bổ sung thêm nguồn nhân lực của mình cũng như cung cấp nhân lực cho các công ty khác

4.2 Chức năng, nhiệm vụ

Các chức năng và nhiệm vụ của công ty là:

 Chịu trách nhiệm nộp các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính kháctheo quy định của luật pháp

 Chịu trách nhiệm trước nhà nước về hoạt động kinh doanh củacông ty

 Đảm bảo quyền lợi và phúc lợi đối với nhân viên trong công ty

 Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm phần mềm chất lượng cao đếntay khách hàng

 Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội

 Đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của công ty

4.2.1 Phòng nghiên cứu và đào tạo

Công ty trí tuệ nhân tạo Việt Nam ra đời với mong muốn trở thànhmột trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin tạiViệt Nam Quan điểm của công ty là “không chạy theo công nghệ mà đónđầu công nghệ” Chính vì vậy, bên cạnh hoạt động kinh doanh thì công tácnghiên cứu và đào tạo cũng là một mảng quan trọng không thể thiếu trongtoàn bộ hoạt động của công ty

Phòng nghiên cứu và đào tạo có chức năng nghiên cứu những côngnghệ mới nhất phục vụ cho đào tạo và sản xuất phần mềm bằng cách chuyểnhoá những công nghệ tiên tiến của thế giới thành công nghệ của mình đồngthời ứng dụng nó vào thực tế nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng côngviệc Phòng nghiên cứu và đào tạo có chức năng và nhiệm vụ:

Trang 19

 Nghiên cứu các công nghệ mới nhất từ các nước trên thế giới

 Cung cấp kiến thức về công nghệ cho sinh viên và những ngườilàm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin

 Tổng hợp các thông tin thu được thành bản tin công nghệ TECH-NET để chuyển tới những người muốn tìm hiều

:AI- Xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo để thực hiện đào tạosinh viên và những người có nhu cầu

 Tạo ra các tài liệu nghiên cứu để cung cấp cho các tổ chức đào tạocác doanh nghiệp công nghệ thông tin

 Xây dựng hệ thống chia sẻ tin tức, tài nguyên cho cộng đồng côngnghệ thông tin

 Ứng dụng các công nghệ mới nhất vào trong quá trình giảng dạycủa mình

4.2.2 Phòng hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực

Với sự phát triển như vũ bão trong ngành công nghệ thông tin nhưhiện nay thì nhu cầu về nhân lực công nghệ thông tin đang là một trongnhững vấn đề được đặt lên hàng đầu Tuy nhiên thực tế cho thấy, mặc dù sốlượng sinh viên tốt nghiệp từ các ngành công nghệ thông tin không phải là ít,nhưng hầu hết khi nhận vào làm việc các công ty đều phải đào tạo lại từ đầu.Việc đó lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc của xã hội Chính vì vậy với

sự ra đời của phòng hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực, Công ty Trí tuệnhân tạo Việt Nam muốn đem tâm huyết và sức lực của mình để làm chiếccầu nối giữa sinh viên và các doanh nghiệp

Phòng hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin ra đời

có nhiệm vụ:

Trang 20

 Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng nhân lực được các doanhnghiệp phần mềm trong nước công nhận và hỗ trợ

 Xây dựng quy trình tuyển chọn nhân lực

 Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin và quy trình giớithiệu việc làm, thực tập hỗ trợ sinh viên công nghệ thông tin

4.2.3 Phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh là phòng nghiệp vụ có vị trí rất quan trọng trongcông ty, và cũng là phòng mà bất kỳ công ty nào khi xây dựng cũng cần có.Đối với công ty, phòng kinh doanh có ảnh hưởng thực sự đáng kể tới sự tồntại và phát triển của công ty Các nhiệm vụ và chức năng cụ thể của phòngkinh doanh là:

 Nghiên cứu, xây dựng các chiến lược kinh doanh của công ty theotháng, quý và năm

 Là đầu mối nghiên cứu thị trường và khách hàng: Tổ chức thựchiện các chương trình tiếp thị sản phẩm cũng như tìm kiếm kháchhàng mới của công ty

 Là đầu mối thu thập thông tin về các hoạt động của công ty, cácchương trình kế hoạch cũng như tiến độ thực hiện các dự án

 Tổ chức nghiên cứu, xây dựng đề án triển khai các sản phẩm, dịch

vụ mới

 Chủ trì lập các dự án đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi để Giámđốc xem xét quyết định

 Định kỳ phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp

để nâng cao hiều quả từng mặt công tác, hoàn thiện quy trìnhnghiệp vụ

Trang 21

4.2.4 Phòng tài chính kế toán

Cũng giống như phòng kinh doanh, phòng kế toán cũng đóng một vaitrò đăc biệt trong công ty Tuy không trực tiếp tạo ra doanh thu cho công ty,nhưng phòng kế toán lại không thể thiếu được vì nó cần thực hiện các nhiệm

vụ sau:

 Thực hiện công tác hạch toán kế toán các hoạt động của công tytheo quy định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước và pháp luậthiện hành

 Lập bảng cân đối kế toán, và các báo cáo tài chính Đồng thời xâydựng và trình giám đốc công ty ban hành các quy định, chế độ, quytrình nghiệp vụ về hạch toán kế toán áp dụng tại công ty

 Phối hợp với phòng kinh doanh để xây dựng các kế hoạch tài chínhđịnh kỳ cho công ty

 Phân tích hiệu quả kinh tế tài chính, khả năng sinh lời của các hoạtđộng kinh doanh

 Tham mưu cho giám đốc các công việc liên quan đến phân phối lợinhuận, sử dụng các quỹ, phân phối tiền lương

4.2.5 Phòng công nghệ

AI là một công ty chuyên sản xuất phần mềm ứng dụng trên Web chocác doanh nghiệp trong và ngoài nước Do vậy các trang thiết bị phải luônđảm bảo hoạt động tốt và đáp ứng được nhu cầu đặt ra Chỉ cần một hỏnghóc nhỏ cũng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động của công ty Do đóphòng công nghệ ra đời với các chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:

 Hỗ trợ về công nghệ cho tất cả các bộ phận trong công ty

 Đảm bảo cho hệ thống các thiết bị điện tử trong công ty hoạt độngtốt

Trang 22

 Đảm bảo công ty luôn được tiếp cận với những công nghệ tiên tiếnnhất

4.2.6 Phòng phần mềm

Với mong muốn đem những ưu thế vượt trội của CNTT thay thế cácthao tác nghiệp vụ thủ công, tiếp cận các phương pháp quản lý hiện đạinhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh vì vậy đội ngũnhân viên phần mềm của AI không ngừng cải thiện và nâng cao trình độ,đưa ra những giải pháp và hướng phát triển mới đối với các sản phẩm phầnmềm của mình nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng Bằng khảnăng kết hợp hoàn hảo giữa tri thức và công nghệ hiện đại, AI tự tin đemđến cho khách hàng những giá trị sử dụng đích thực

 Học tập, nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến của thếgiới vào quy trình sản xuất phần mềm tin học

 Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển các sản phẩm phần mềmtin học

 Triển khai các dự án về công nghệ thông tin của công ty

 Lưu trữ, quản lý và bảo mật các dữ liệu thông tin

 Quản lý, khai thác và phát triển các dịch vụ tin học của công ty

 Hướng dẫn và đào tạo sinh viên thực tập tại công ty

Trang 23

đó phòng điện tử đã ra đời với các chức năng và nhiệm vụ:

 Tìm hiểu, nghiên cứu các công nghệ điện tử mới

 Chế tác các thiết bị điện tử phục vụ cho bản thân công ty

 Nghiên cứu và chế tạo các thiết bị điện tử phục vụ cho quân sự vàdân sự

 Cung cấp và sửa chữa các thiết bị điện tử trong lĩnh vực công nghệthông tin

4.2.8 Phòng tư vấn và tuyển sinh

Một trong những thế mạnh của AI mà các công ty khác không thể cóđược, đó là khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp khác

Để có thể làm được điều đó, AI đã xây dựng phòng tư vấn và tuyển sinhnhằm với nhiệm vụ:

 Tư vấn đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp khác

 Tư vấn tuyển dụng

 Hỗ trợ tuyển dụng trực tuyến

 Lên các kế hoạch tuyển sinh

 Xây dựng các quy trình tuyển sinh chuẩn

 Tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên

Trang 24

5 Đội ngũ nhân viên

AI có một dội ngũ nhân viên trẻ trung, năng động, giỏi về chuyên môn

- vững về quy trình kết hợp với kinh nghiệm thực tế thông qua nhiều dự ánlớn Chính vì vậy mà AI luôn nhận được sự ủng hộ và tín nhiệm của nhiềubạn bè trong và ngoài nước trong các dự án xây dựng và gia công phầnmềm

Với đội ngũ nhân viên ban đầu chỉ có 4 thành viên, hiện nay AI đã trởthành một công ty không những có uy tín mà còn có một đội ngũ nhân viênđông đảo

6 Các sản phẩm chính và quan hệ đối tác

6.1 Các sản phẩm và dịch vụ chính của công ty

6.1.1 Dịch vụ

Dịch vụ đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực CNTT

Hàng năm AI tiến hành đào tạo hàng nghìn sinh viên công nghệ thôngtin năm cuối của rất nhiều trường đai học Nhờ vậy mà AI không những đãcung cấp một lượng lao động đông đảo mà còn có chuyên môn và chấtlượng cao cho các doanh nghiệp và công ty trong cả nước

Dịch vụ đào tạo trực tuyến

Với mong muốn đem tri thức đến cho toàn xã hội, AI đã không ngừngnghiên cứu và tìm cách hỗ trợ những người không có khả năng đi học,nhưng lại có lòng đam mê học hành bằng dịch vụ “Đào tạo trực tuyến”.Được sự hỗ trợ về công nghệ (Rich Media) từ phía đối tác Brainsonic củaPháp, mà dịch vụ đào tạo trực tuyến của AI đã khẳng định được vị trí củamình trên thị trường công nghệ thông tin

Trang 25

Hệ thống các phần mềm giáo dục – đào tạo

o Phần mềm quản lý đào tạo

o Học trực tuyến và thi trực tuyến

o Thư viện điện tử

Hệ thống phần mềm thương mại điện tử

o Cổng thông tin công nghệ thông tin

o Sàn giao dịch thương mại điện tử cho các doanh nghiệp

o Website cho doanh nghiệp

o Giải pháp quản lý doanh nghiệp trên môi trường Web

Phần mềm phục vụ các hoạt động của chính phủ

o Website báo thanh tra chính phủ

Trang 26

6.1.3 Giải pháp tích hợp

 Giải pháp phần mềm

 Giải pháp tích hợp hệ thống

 Giải pháp đào tạo

 Cung cấp nhân lực với các công ty phần mềm lớn và uy tín trongnước như FPT Software, CMC, Vietsoftware, Luvina

 AI hợp tác với VITEC để xây dựng và phát triển hệ thống sát hạchcông nghệ thông tin chuẩn quốc gia

 Là đơn vị được Tổng cục du lịch Việt Nam lựa chọn trong việc xâydựng và triển khai kênh truyền hình du lịch trên Internet để quảng

bá hình ảnh Việt Nam

 Hợp tác với Tổng cục du lịch Việt Nam, các tổ chức du lịch, kháchsạn, nhà hàng trong việc xây dựng và triển khai dự án “Hỗ trợ pháttriển du lịch Việt Nam”

Trang 27

6.2.2 Hợp tác quốc tế

 AI được coi là đối tác vàng và chính thức trở thành đại diện củahãng truyền thông Brainsonic của Pháp để triển khai giải phápRich Media và WebTV tại thị trường Châu Á

 AI cũng hợp tác với đại sứ quán Đức trong việc xây dựng và triểnkhai cổng thông tin Công nghệ thông tin

 Hợp tác với tổ chức du lịch Hà Lan là U.I.T và công ty Nhật Bản

I-R trong việc xây dựng và triển khai dự án “Cổng thông tin du lịch”

 Hợp tác đào tạo từ xa với trường Đại học Drenthe của Hà Lan

Trang 28

II. Về phòng phần mềm và định hướng đề tài

1 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận trong phòng phần mềm

Phòng phần mềm gồm có năm bộ phận chính, các bộ phận này có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên một hệ thống thống nhất

Trang 29

Bộ phận phát triển giải pháp – Solution Developing

Bộ phận này sẽ đưa ra các giải pháp phần mềm toàn diện như:

Phần mềm quản lý đào tạo và hỗ trợ đào tạo

Phần mềm y tế

Phần mềm quản lý doanh nghiệp

Các ứng dụng thương mại điện tử

Bộ phận phân tích thiết kế - Analysis & Designing

Bộ phận phân tích và thiết kế sẽ thực hiện công việc phân tích và thiết

kế các dự án của khách hàng, đưa ra giải pháp phù hợp, đồng thời đề xuất các phương án tốt nhất để hỗ trợ khách hàng trong việc xác định yêu cầu và mục tiêu của dự án.

Bộ phận lập trình – Programming & Developing

Đây là một trong những bộ phận khá quan trọng trong phòng phần mềm, tiến hành thực hiện xây dựng phần mềm dựa trên bản vẽ thiết kế đã

có sẵn từ bộ phận phân tích thiết kế Với đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp, có chuyên môn sâu về các công nghệ then chốt đồng thời vững về qui trình nghiệp vụ, công ty đã tạo ra nhiều sản phẩm phần mềm có tính ứng dụng cao và có giá trị sử dụng đích thực cho nhiều khách hàng trong nước

và nước ngoài.

Bộ phận kiểm soát chất lượng - SQA

Bộ phận kiểm soát chất lượng sẽ tiến hành kiếm soát quá trình xây dựng phần mềm một cách toàn diện và chặt chẽ nhằm chuyển giao cho

Trang 30

khách hàng những sản phẩm phần mềm có chất lượng cao Đây là công việc rất quan trọng của quá trình sản xuất phần mềm

Bộ phận triển khai và hỗ trợ khách hàng – Deploy & Customer Support

Bộ phận triển khai và hỗ trợ khách hàng có chức năng triển khai, bảo trì và hỗ trợ khách hàng, đồng thời đảm bảo đưa sản phẩm phần mềm đến với khách hàng nhanh nhất, đáp ứng các nhu cầu thay đổi của khách hàng một cách nhanh chóng.

Bộ phận thiết kế đồ họa - Graphical Designer

Với đội ngũ thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, bộ phận thiết kế đồ hoạ có chức năng cung cấp cho khách hàng những sản phẩm phần mềm có giao diện hiện đại và ấn tượng, phù hợp với môi trường hoạt động của phần mềm.

2 Định hướng đề tài

2.1.1 Giới thiệu chung về nhà xuất bản

 Là một đơn vị thuộc trường ĐH KTQD với 3 chức năng chính:xuất bản, in ấn và phát hành sách

Trang 31

o QL quy trình in ấn

o QL Kho

o QL bán sách

2.1.2 Quy trình hoạt động của nhà xuất bản

Bản thảo từ các các khoa, bộ môn hay tác giả, đầu tiên sẽ được đemđến cho phòng biên tập chế bản Tại đây người ta sẽ tiến hành biện tập vàchế bản Bản thảo sau khi qua phòng kế hoạch và phát hành sẽ phải có đượcquyết định xuất bản, lúc này ban giám đốc của nhà xuất bản sẽ đưa ra quyết

Trang 32

định xuất bản đầu sách đó, với số lượng là bao nhiêu, trong thời gian như thếnào Quyết định này cùng với bản thảo sẽ được đem đến xưởng in Sách từxưởng in và từ các nhà xuất bản khác trước khi đem đi phát hành thì đềuphải trải qua một quá trình kiểm tra, sau đó thông qua phòng phát hành đểbiết được kế hoạch phát hành như thế nào Cuối cùng sách được đem đếnkho sách để cất giữ Khi cần xuất bán buôn hoặc cừa hàng cần thì sách sẽđược xuất từ kho đi

2.1.3 Thực trạng hoạt động của nhà xuất bản

Thực trạng hoạt động

Qua quan sát và tìm hiểu thực tế hoạt động của NXB đại học Kinh TếQuốc Dân, em thấy hoạt động quản lý kho và thống kê lượng sách bán ratrong ngày vẫn còn là thù công và tin học hoá không đồng bộ Cho nên việcphản ánh lượng sách bán ra trong ngày với số lượng là bao nhiêu, doanh thutrong từng ngày thế nào đối với mỗi đầu sách, cũng như toàn bộ nhà sáchchưa phản ánh kịp thời để lên báo cáo Bên cạnh đó, việc bộ phận kế toánthực hiện kế toán thủ công cũng làm cho việc lên báo cáo bị chậm trễ trongnhiều tuần thậm chí là trong vài tháng

Có thể thấy hiện tại việc cả ba bộ phận: kho, cửa hàng và kế toán vẫntiến hành theo cách thủ công, tin học hoá không đồng bộ và chưa có sự liênkết giữa các bộ phận làm cho hoạt động của NXB luôn trong tình trạng thụđộng

Trang 33

Yêu cầu đặt ra với nhà xuât bản

Hiện nay, do sự phát triển của NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân nêncần có sự thay đổi trong quy trình hoạt động của NXB Các vấn đề đặt rahiện tại mà NXB đang phải đối mặt như sau :

 Phải liên kết các bộ phận lại với nhau mà cụ thể là ứng dụngClient/Server trong hệ thông mạng LAN của NXB

 Chuyển đổi hoạt động bán hàng từ thủ công sang bán hàng có sửdụng cập nhật tự động Cụ thể ở đây là ứng dụng công nghệ củamáy đọc mã vạch vào việc bán sách vì hiện tại nhà xuất bản đã có

hệ thống in mã vạch và máy đọc mã vạch mặc dù chưa có phầnmềm để sử dụng

 Quản lý hoạt động bán hàng theo hai cấp là bán lẻ tại cửa hàng vàbán buôn Trong đó bán buôn ta có sử dụng chiết khấu thanh toánkhác nhau cho từng đối tượng cụ thể

 Quản lý kho một cách tôi ưu kể cả trong kho của cửa hàng và khocủa NXB Tức là phải đáp ứng được các yêu cầu về báo cáo hàngtồn kho định kỳ cũng như bất thường của ban giám đốc một cáchnhanh chóng và chính xác

Đề xuất ý kiến

Căn cứ vào các vấn đề đặt ra trong quá trình hoạt động của nhà xuấtbản, em thấy cần phải xây dựng một Hệ thống thông tin phục vụ cho việcbán hàng và lưu kho tại nhà xuất bản dựa trên ứng dụng công nghệ mã vạch.Theo đó hệ thống sẽ đáp ứng được các vấn đề đưa ra là : liên kết các bộ phậndựa trên ứng dụng Client/Server, cập nhật dữ liệu tự động bằng mã vạch, trợgiúp công tác quản lý bán hàng và lưu kho…

Trang 34

Khi hệ thống được triển khai, hoạt động bán hàng và quản lý kho sẽđược thực hiện một cách tự động thông qua việc sử dụng máy đọc mã vạch.Bên cạnh đó do có sự liên kêt giữa các bộ phận nên ban giám đốc có thểnhận được báo cáo chính xác về tình trạng bán hàng và số lượng sách còntồn trong kho tại bất cứ thời điểm nào, như vậy có thể trợ giúp đắc lực choviệc ra quyết định của ban giám đốc Hơn nữa, do việc bán hàng và quản lýkho sử dụng mã vạch cũng làm giảm thời gian làm việc thủ công và độ chínhxác trong công việc được cải thiện đáng kể Ngoài ra hệ thống còn giúp chokhách hàng có được sự hỗ trợ hợp lý, đối với người mua lẻ sẽ được phục vụbằng phong cách bán hàng hiện đại, đối với khách buôn sẽ được tính chiếtkhấu tự động Có thể nói lợi ích của hệ thống là rất to lớn, phục vụ đắc lựccho sự phát triển của nàh xuất bản.

2.2 Nhu cầu của công ty

Trong thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO như hiện nay, thì nền kinh tếthị trường sẽ càng trở nên sôi động Các cửa hàng có xu hướng ngày càng

mở rộng quy mô Khi đó các giao dịch sẽ tăng lên nhanh chóng, khiến chongười quản lý không thể nào tính toán thủ công mà cần được sự hỗ trợ củatin học hoá Mặt khác khi các giao dịch quá nhiều thì công tác nhập liệucũng gặp khó khăn Vấn đề đặt ra là làm sao vừa giải quyết được khó khăncủa công tác nhập liệu, vừa trợ giúp người quản lý tính toán đưa ra được cáccon số chính xác, trong thời gian nhanh nhất

Đây không phải là vấn đề được đặt ra cho một cửa hàng cụ thể nào đó

mà là vấn đề chung cho hầu hết các cửa hàng hiện nay Đặc biệt đối với cácsiêu thị, hệ thống giao dịch rất lớn, yêu cầu về tốc độ xử lý nhanh và tránhnhầm lẫn Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay khi nề kinh tế phát triển như

vũ bão, thì hệ thống các cửa hàng và siêu thị cũng mọc lên nhanh chóng

Trang 35

Điều này mở ra một thị trường kinh doanh rộng lớn cho công ty Xuất phát

từ lý do đó mà công ty muốn phát triển một giải pháp phần mềm có thể triểnkhai ứng dụng tại các cửa hàng và siêu thị vừa và nhỏ trên cả nước Phầnmềm này sẽ trợ giúp công tác nhập liệu và lên báo cáo cho người dùng theongày, tháng, quý , năm

2.3.2 Phạm vi ứng dụng của đề tài

Đề tài “Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán sách và

lưu kho bằng máy đọc tại nhà xuất bản của trường đại học Kinh tế Quốc dân” sẽ được ứng dụng và triển khai ngay tại nhà xuất bản của trường đại

học Kinh tế Quốc dân Ngoài ra công ty trí tuệ nhân tạo cũng muốn triểnkhai phần mềm tại một số cửa hàng, siêu thị có sử dụng máy đọc mã vạch vàđang có nhu cầu tin học hóa công tác quản lý của họ

Trang 36

Chương 2: Cơ sở lý luận và ngôn ngữ sử dụng

để nghiên cứu đề tài

I Cơ sở lý luận về CSDL và Hệ thống thông tin Quản lý

Việc sử dụng CSDL sẽ đem đến cho chúng ta một số lợi ích như:

 Giảm sự trùng lặp thông tin đến mức thấp nhất và do đó

sẽ đảm bảo được tính toàn vẹn và nhất quán của dữ liệu

 Đảm bảo cho việc truy suất dữ liệu theo những cách khácnhau

 Trợ giúp khả năng chia sẻ thông tin cho nhiều ngườidùng và nhiều chương trình ứng dụng khác nhau

Hệ quản trị CSDL

Hệ quản trị CSDL là những chương trình phần mềm máy tính điện tử cho phép người dùng:

Lưu trữ dữ liệu theo một cách thống nhất

Tổ chức dữ liệu thành các bản ghi theo một cách thống nhất

Trang 37

Truy suất dữ liệu theo một cách thống nhất

Các chương trình ứng dụng không nhận được dữ liệu cần thiết trựctiếp từ thiết bị nhớ điện tử Trước hết, nó đặt yêu cầu truy cập dữ liệu từ Hệquản trị CSDL, sau đó Hệ quản trị CSDL sẽ tiến hành tìm kiếm dữ liệu từCSDL bằng cách sử dụng từ điển dữ liệu và gửi trả dữ liệu tìm được chochương trình ứng dụng Các chương trình ứng dụng sẽ sắp xếp các mục dữliệu tìm được theo một khuôn mẫu báo cáo định trước Như vậy, Hệ quản trịCSDL hoạt động như một trung gian giữa CSDL và chương trình ứng dụng

Chương trình ứng dụng

Hệ quản trị

Quan hệ giữa Chương trình ứng dụng,

Hệ quản trị CSDL và CSDL

Trang 38

Phần CSDL vật lý (mức vật lý): Là các tệp dữ liệu theo một cấu

trúc nào đó được lưu trên các thiết bị nhớ thứ cấp (như đĩa từ, băng từ, )

CSDL mức khái niệm: Là một sự biểu diễn trừu tượng của CSDL

vật lý (còn có thể nói tương đương: CSDL mức vật lý là sự cài đặt

cụ thể của CSDL mức khái niệm)

Các khung nhìn (view): Là cách nhìn, là quan niệm của từng

người sử dụng đối với CSDL mức khái niệm Sự khác nhau giữa khung nhìn và mức khái niệm thực chất là không lớn.

Trang 39

1.3 Lược đồ và mô hình dữ liệu

Thể hiện của CSDL (INSTANCE)

Khi CSDL đã được thiết kế, người ta thường quan tâm tới “Bộ khung”hay còn gọi là “Mẫu” của CSDL Dữ liệu có trong CSDL gọi là thể hiện củaCSDL, mặc dù khi dữ liệu thay đổi trong một chu kỳ thời gian nào đó thì

“Bộ khung” của CSDL vẫn không thay đổi CSDL luôn thay đổi mỗi khithông tin được thêm vào hay bị xoá đi Tập hợp các thông tin lưu trữ trongCSDL tại một thời điểm nào đó được gọi là một thể hiện của CSDL

Lược đồ của CSDL (Scheme)

Thiết kế tổng quan của CSDL được gọi là lược đồ (hay sơ đồ) củaCSDL Lược đồ của CSDL ít khi bị thay đổi Trong một ngôn ngữ lập trình,

nó tương ứng với các tập định nghĩa của các kiểu dữ liệu (kiểu mẫu tin, kiểubảng, …) Thường “ Bộ khung” của CSDL bao gồm một số danh mục hoặcchỉ tiêu hoặc một số kiểu của các thực thể trong CSDL Giữa các thực thể cómối quan hệ nào đó với nhau Ở đây sử dụng thuật ngữ “Lược đồ” để thaythế cho khái niệm “ Bộ khung”

Lược đồ khái niệm và mô hình dữ liệu

Lược đồ khái niệm là sự biểu diến thế giới thực bằng một loạt ngônngữ phù hợp Hệ quản trị CSDL cung cấp ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (Datadefinition language) đề xác định lược đồ khái niệm Đây là một ngôn ngữbậc cao, có khả năng mô tả lược đồ khái niệm bẳng cách biểu diễn của môhình dữ liệu Ví dụ, mô hình dữ liệu phù hợp là một đồ thị có hướng, trong

đó các đỉnh biểu diễn mối quan hệ giữa các thực thể, các cạnh của đồ thịbiểu diễn mối quan hệ giữa các thực thể Trên thực tế có nhiều loại mô hình

dữ liệu, nhưng nhìn chung có ba loại mô hình cơ bản:

Trang 40

(1) Mô hình phân cấp (Hierachical Model)

Mô hình phân cấp dữ liệu là một cây, trong đó các nút biểu diễn các tập thực thể, giữa các nút con và nút cha được liên hệ theo một mối quan hệ xác định Điểm nổi bật trong các thủ tục truy xuất đến một đối tượng trong

mô hình phân cấp là đường dẫn đi từ gốc đến phần tử cần xét trong cây phân cấp.Mô hình phân cấp khá phù hợp với những hình thức tổ chức phân cấp trong xã hội Thường gặp trong các hệ thống máy tính là mô hình quản

lý thư mục

(2) Mô hình lưới (Network Model)

Mô hình dữ liệu kiểu lưới là mô hình cho phép dùng một mô hình đồ thị trực tiếp và đơn giản cho dữ liệu Mô hình lưới và mô hình phân cấp nói chung là khá bất tiện cho lưu trữ và khai thác xử lý bởi vì toạ độ các điểm, một số cạnh phải lưu trữ nhiều lần v v gây nên sự dư thừa dữ liệu Ngoài

ra, hệ thống còn phải cần lưu trữ một số lớn các con trỏ móc nối gây nên phức tạp trong quá trình cập nhật, biến đổi dữ liệu, đặc biệt khi thêm bớt một cạnh hoặc một một đỉnh nào đó.

(3) Mô hình quan hệ (Relational Model)

Mô hình này dựa trên cơ sở khái niệm lý thuyết tập hợp của các quan

hệ, tức là tập các K - bộ với K cố định Thuận lợi của mô hình quan hệ là được hình thức hoá toán học chặt chẽ do đó các xử lý, thao tác với dữ liệu

là dễ dàng, có tính độc lập dữ liệu cao Cấu trúc dữ liệu đơn giản mềm dẻo trong xử lý và dễ dàng cho người sử dụng Đặc biệt các phép tính cập nhật

dữ liệu cho mô hình quan hệ nói chung là ít phức tạp hơn nhiều so với các

mô hình khác Một cách đơn giản hơn có thể hiểu mối quan hệ là một bảng

2 chiều tệp độc lập, trong đó mỗi cột (trường) là một thuộc tính, mỗi hàng (bộ) là một đối tượng

Ngày đăng: 01/03/2013, 17:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý của TS – Trương Văn Tú và TS Trần Thị Song Minh Khác
2. Giáo trình Kế toán máy của TS Trần Thị Song Minh Khác
3. Giáo trình Cấu trúc dữ liệu và giải thuật của PGS Hàn Viết Thuận 4. Giáo trình Cơ sở dữ liệu 1 của ThS Trần Công Uẩn Khác
5. Giáo trình Cơ sở dữ liệu 2 của ThS Trần Công Uẩn Khác
6. Sách Nhập môn cơ sở dữ liệu quan hệ của Lê Tiến Vương Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3. Mô hình hoạt động - Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin quản lý bán sách bằng máy đọc mã vạch
3. Mô hình hoạt động (Trang 12)
Trong 3 loại mô hình nêu trên thì mô hình quan hệ có nhiều ưu điểm và được nhiều người quan tâm hơn cả - Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin quản lý bán sách bằng máy đọc mã vạch
rong 3 loại mô hình nêu trên thì mô hình quan hệ có nhiều ưu điểm và được nhiều người quan tâm hơn cả (Trang 42)
Một chức năng trong mô hình sẽ bao gồm các chức năng con. Mỗi chức năng có tên duy nhất, đơn giản nhưng thể hiện bao quát các chức năng  con của nó, phản ánh được thực tế nghiệp vụ và như thế giúp cho việc xây  dựng các mô hình dữ liệu được tường minh. - Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin quản lý bán sách bằng máy đọc mã vạch
t chức năng trong mô hình sẽ bao gồm các chức năng con. Mỗi chức năng có tên duy nhất, đơn giản nhưng thể hiện bao quát các chức năng con của nó, phản ánh được thực tế nghiệp vụ và như thế giúp cho việc xây dựng các mô hình dữ liệu được tường minh (Trang 73)
Sơ đồ luồng thông tin được sử dụng để mô tả Hệ thống thông tin theo  các thức động. Tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ  trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ. - Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin quản lý bán sách bằng máy đọc mã vạch
Sơ đồ lu ồng thông tin được sử dụng để mô tả Hệ thống thông tin theo các thức động. Tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ (Trang 73)
Hình dạng: Nguồn: Đích: - Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin quản lý bán sách bằng máy đọc mã vạch
Hình d ạng: Nguồn: Đích: (Trang 75)
Hình dạng: - Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin quản lý bán sách bằng máy đọc mã vạch
Hình d ạng: (Trang 75)
Sơ đồ luồng dữ liệu dùng để mô tả Hệ thống thông tin trên góc độ trìu  tượng. Trong sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ  liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi, thời điểm và đối  tượng chịu trách nhiệm xử lý - Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin quản lý bán sách bằng máy đọc mã vạch
Sơ đồ lu ồng dữ liệu dùng để mô tả Hệ thống thông tin trên góc độ trìu tượng. Trong sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý (Trang 76)
 Mô hình hoá quan hệ thực thể: - Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin quản lý bán sách bằng máy đọc mã vạch
h ình hoá quan hệ thực thể: (Trang 82)
2.1  Sơ đồ luồng thông tin (IFD) - Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin quản lý bán sách bằng máy đọc mã vạch
2.1 Sơ đồ luồng thông tin (IFD) (Trang 103)
(2) Bảng nhà cung cấp - Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin quản lý bán sách bằng máy đọc mã vạch
2 Bảng nhà cung cấp (Trang 109)
(2) Bảng nhà cung cấp - Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin quản lý bán sách bằng máy đọc mã vạch
2 Bảng nhà cung cấp (Trang 109)
(3) Bảng Sách - Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin quản lý bán sách bằng máy đọc mã vạch
3 Bảng Sách (Trang 110)
(3) Bảng Sách - Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin quản lý bán sách bằng máy đọc mã vạch
3 Bảng Sách (Trang 110)
(5) Bảng người sử dụng - Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin quản lý bán sách bằng máy đọc mã vạch
5 Bảng người sử dụng (Trang 111)
(5) Bảng người sử dụng - Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin quản lý bán sách bằng máy đọc mã vạch
5 Bảng người sử dụng (Trang 111)
• Một số hình thức báo cáo phải được sự đồng ý của công ty. - Phân tích, thiết kế Hệ thống thông tin quản lý bán sách bằng máy đọc mã vạch
t số hình thức báo cáo phải được sự đồng ý của công ty (Trang 133)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w