MỤC LỤC
Bộ phận phân tích và thiết kế sẽ thực hiện công việc phân tích và thiết kế các dự án của khách hàng, đưa ra giải pháp phù hợp, đồng thời đề xuất các phương án tốt nhất để hỗ trợ khách hàng trong việc xác định yêu cầu và mục tiêu của dự án. Với đội ngũ lập trình viên chuyên nghiệp, có chuyên môn sâu về các công nghệ then chốt đồng thời vững về qui trình nghiệp vụ, công ty đã tạo ra nhiều sản phẩm phần mềm có tính ứng dụng cao và có giá trị sử dụng đích thực cho nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài. Bộ phận triển khai và hỗ trợ khách hàng có chức năng triển khai, bảo trì và hỗ trợ khách hàng, đồng thời đảm bảo đưa sản phẩm phần mềm đến với khách hàng nhanh nhất, đáp ứng các nhu cầu thay đổi của khách hàng một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó do có sự liên kêt giữa các bộ phận nên ban giám đốc có thể nhận được báo cáo chính xác về tình trạng bán hàng và số lượng sách còn tồn trong kho tại bất cứ thời điểm nào, như vậy có thể trợ giúp đắc lực cho việc ra quyết định của ban giám đốc. Đề tài “Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán sách và lưu kho bằng máy đọc tại nhà xuất bản của trường đại học Kinh tế Quốc dân” sẽ được ứng dụng và triển khai ngay tại nhà xuất bản của trường đại học Kinh tế Quốc dân.
Cơ sở lý luận và ngôn ngữ sử dụng để nghiên cứu đề tài
Mục đích của giai đoạn Đánh giá yêu cầu là có được một sự hiểu biết đầy đủ về các vấn đề, các yêu cầu của người dùng để có thể hình dung được đầy đủ về các vấn đề của dự án, ước lượng được giá thành và thời gian thực hiện. Giai đoạn Phân tích có mục đích xác định chính xác Hệ thống thông tin dự định xây dựng sẽ “làm gì?" cho người sử dụng, và nó sẽ hoà nhập vào môi trường của người sử dụng như thế nào. Giai đoạn Thiết kế Logic có mục đích xác định tất cả các thành phần logic của Hệ thống thông tin, cho phép loại bỏ được các vấn đề của hệ thống thực tế và đạt được mục tiêu đã được thiết lập ở giai đoạn trước.
Giai đoạn Triển khai kỹ thuật Hệ thống thông tin có mục đích đưa ra các quyết định có liên quan tới việc lựa chọn công cụ phát triển hệ thống, tổ chức vật lý của CSDL, cách thức truy cập tới các bản ghi của các tệp và những chương trình máy tính khác nhau cấu thành nên Hệ thống thông tin. Mục đích của giai đoạn này là tích hợp hệ thống được phát triển vào các hoạt động của tổ chức một cách ít va vấp nhất và đáp ứng với những thay đổi có thể xảy ra trong suốt quá trình sử dụng. Vấn đề cần thực hiện là phải mã hóa thông tin sao cho có thể nhận diện một cách nhanh chóng, không nhầm lẫn một đối tượng trong một tập hợp các đối tượng cùng loại, tiết kiệm bộ nhớ và thời gian xử lý.
Chính vì vậy, việc sử dụng phương pháp này giúp thu thập được những nội dung cơ bản, khái quát về hệ thống mà nội dung đó khó có thể nắm bắt được khi tài liệu quá nhiều, đặc biệt là mục tiêu của tổ chức. Phương pháp nghiên cứu tài liệu cho phép nghiên cứu kỹ và tỉ mỉ về nhiều khía cạnh của tổ chức như: Lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức, tình hình tài chính, các tiêu chuẩn và định mức, cấu trúc thứ bậc, vai trò nhiệm vụ của các thành viên cũng như hình dạng và nội dung của các thông tin vào, ra. Quan sát là phương pháp thu thập và xử lý thông tin, sự kiện, hiện tượng xã hội thông qua quan sát trực tiếp các biểu hiện của nó trong thực tiễn để kết luận bản chất của sự kiện, hiện tượng.
Mỗi chức năng có tên duy nhất, đơn giản nhưng thể hiện bao quát các chức năng con của nó, phản ánh được thực tế nghiệp vụ và như thế giúp cho việc xây dựng các mô hình dữ liệu được tường minh. Trên thực tế, có rất nhiều cá thông tin không thể thể hiện trên sơ đồ như hình dạng của thông tin vào, ra hay các thủ tục xử lý cũng như các phương tiện để thực hiện xử lý… Tất cả những mô tả này sẽ được ghi lại trên các phích vật lý. Trong quá trình thực hiện, do những yêu cầu khách quan và những ràng buộc phức tạp của tổ chức, ta không thể áp dụng một cách máy móc các bước thực hiện trên, nhưng đó là khung thực hiện chung mà ta có thể dựa vào đó để thực hiện có quy trình.
Thường kỳ, bộ phận bán hàng, kho và kế toán sẽ phải thống kê, phân tích dữ liệu để lên được các báo cáo trình Ban giám đốc đúng thời hạn. Ban giám đốc Nhà xuất bản trường Đại học Kinh tế Quốc dân thực hiện việc quản lý của mình dựa trên các báo cáo thống kê của bộ phận bán hàng, kho và kế toán. Định kỳ, bộ phận bán hàng, kho và kế toán có trách nhiệm nộp các báo cáo lên cho Ban giám đốc như: Báo cáo bán hàng theo tháng, doanh thu bán hàng theo tháng, báo cáo hàng tồn kho …Ngoài ra, khi có những sự kiện đặc biệt, Ban giám đốc cũng đòi hỏi những báo cáo bất thường không nằm trong.
Hàng ngày, trong quá trình bán hàng của mình, các nhân viên bán hàng phải tiến hành ghi sổ nhật ký bán hàng để xác định số lượng sách bán trong ngày. Bên cạnh việc tổng hợp dữ liệu, các bộ phận này còn phải tiến hành phân tích dữ liệu để đưa ra được các dự báo bán hàng cho tương lai, phục vụ cho quá trình ra quyết định của Ban giám đốc. Song song với việc ghi sổ nhật ký bán hàng của các nhân viên bán hàng thì bộ phận quản lý kho cũng phải tiến hành ghi ghép lượng sách nhập kho, cũng như xuất bán để xác định lượng tồn trong kho.
Tuy báo cáo hàng tồn kho chỉ phải nộp vào cuối mỗi quý, nhưng dữ liệu về sách trong kho phải được ghi chép một cách đầy đủ theo từng ngày nhằm nắm rừ tỡnh hỡnh của từng đầu sỏch (hết hay còn nhiều), từ đó quyết định có nên nhập kho hay không. Dựa trên các số liệu đó mà bộ phận kế toán sẽ tiến hành phân tích và tổng hợp dữ liệu để đưa ra được một bản báo cáo tổng hợp nhất trình lên Ban giám đốc. Công việc phân tích tổng hợp dữ liệu phải được tiến hành thường xuyên vì Ban giám đốc không chỉ đòi hỏi cá báo cáo định kỳ mà còn cả những báo cáo bất thường.
Sau khi đã có đầy đủ dữ liệu, các nhân viên sẽ sử dụng các phương pháp thích hợp: Sắp xếp, tổng hợp, phân nhóm dữ liệu … để lên báo cáo. Mặt khác, các nhân viên này không thành thạo vi tính, nên để xây dựng được một báo cáo theo đúng nghĩa của nó thường mất khá nhiều thời gian, có khi mất hàng quý, thậm chí đến nửa năm. Từ thực tế như vậy mà Ban giám đốc Nhà xuất bản đã quyết định phát triển hệ thống thông tin quản lý bán hàng và lưu kho cho hoạt động của mình dựa trên ứng dụng của công nghệ mã vạch.
- Sách tại cửa hàng đươc nhập trực tiếp từ kho NXB, hoặc có thể do các NB hay đối tác khác ký gửi. - Sách tại cửa hàng bán trực tiếp cho các khách lẻ và cả các khách buôn. - Sách bán ra có chiết khấu thanh toán đối với từng đối tượng khách hàng.
Bộ phận kế toán sẽ lấy dữ liệu thống kê từ cửa hàng và kho từ đó lên các báo cáo gửi cho BGĐ; Ví dụ như thẻ kho, báo cáo bán hàng…. Văn bản vể thủ tục liên quan đến tài chính, quy trình làm việc của NXB. Giúp nắm bắt được quy trình làm việc của NXB đặc biệt là bộ 4 bộ phận: BGĐ, Kế Toán, kho và cửa hàng.
Phiếu nhập kho Cho biết các thông tin liên quan đến phiếu nhập kho: thời gian nhập, nhà cung cấp, các loại sách nhập…. Phiếu xuất kho Cho biết các thông tin liên quan đến nghiệp vụ xuất kho: Thời gan xuất kho, các loại sách được xuất. Thẻ kho Cho biết thông tin về trình trạng của sách trong kho và cửa hàng.
Nhân viên kho - Quan sát quá trình nhập xuât kho, quá trình ghi sổ của bộ phận kho. Nhõn viờn bỏn hàng - Theo dừi quỏ trỡnh nhập sỏch từ kho, và nhận sách ký gửi từ các nhà cung cấp khác. Nhõn viờn kế toỏn - Theo dừi cỏch thống kờ dữ liệu và lờn bỏo cỏo định kỳ cho BGĐ.
III Thiết kế Hệ thống thông tin quản lý bán sách và lưu kho bằng máy đọc mã vạch tại Nhà xuất bản trường Đai học