MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán tscđ và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty xăng dầu quảng bình (Trang 57 - 59)

- PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH

3.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH

Công ty xăng dầu Quảng Bình

Công ty xăng dầu Quảng Bình trải qua quá trình phát triển lâu dài, đã khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường. Trải qua quá trình phát triển, côn ty đẫ trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt. Điều đó thể hiện ở công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện, thực sự trở thành một công cụ hữu ích trong quản lý kinh tế.

Với sự phát triển của công ty, việc đầu tư vào tài sản cố định càng ngày càng được chú ý, theo đó công tác đầu tư mua sắm,, tính toán và phân bổ khấu hao cũng như việc quản lý, sử dụng TSCĐ đang hết sức được quan tâm.

Qua quá trình thực tập ở Công ty xăng dầu Quảng Bình, em xin nhận xét một số điểm về công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại công ty như sau:

3.1.1. Một số ưu điểm trong công tác hạch toán kế toán TSCĐ

► Trong công tác quản lý TSCĐ:

- Tại Công ty xăng dầu Quảng Bình, TSCĐ được sử dụng đúng mục đích, kế hoạch của công ty và phù hợp với các thông số kỹ thuật của TSCĐ. Các phòng ban, cửa hàng có trách nhiệm quản lý TSCĐ và chịu trách nhiệm bồi thường vật chất khi xảy ra mất mát. Do vậy, các đơn vị sử dụng có tinh thần trách nhiệm trong việc bảo quản và sử dụng TSCĐ.

- Việc kiểm kê TSCĐ được thực hiện hàng kỳ nên có thể bao quát được tình trạng TSCĐ, tình hình thừa thiếu, hư hỏng để có biện pháp giải quyết kịp thời.

- Việc phân loại TSCĐ: Công ty áp dụng 2 hình thức phân loại TSCĐ là theo hình thái biểu hiện và theo nguồn hình thành TSCĐ. Cách phân loại này giúp cho việc quản lý hiệu quả và giúp cho kế hoạch đầu tư cân đối.

►Trong công tác hạch toán TSCĐ

- Tổ chức bộ máy kế toán: Kế toán TSCĐ là một bộ phận trong

phòng kế toán tài chính. Nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ vững vàng và có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao.

- Các thủ tục và chứng từ sử dụng: Các nghiệp vụ liên quan đến

TSCĐ tuân thủ theo các quy trình với các thủ tục chặt chẽ. Các chứng từ được luân chuyển theo quy trình chặt chẽ, theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận có liên quan. Bộ chứng từ cho mỗi nghiệp vụ được lập tương đối đầy đủ, hợp lệ. Công ty đã sử dụng các mẫu chứng từ về TSCĐ như Biên bản giao nhận TSCĐ, Thẻ TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ… và các mẫu này được cập nhật theo quy định mới nhất. Các chứng

từ được sắp xếp theo đúng bộ, do đó tạo điều kiện cho viêc lâp, luân chuyển, lưu trữ, bảo quản và kiểm tra đối chiếu giữa các chứng từ, giữa số liệu kế toán và số liệu thực tế.

- Về tài khoản kế toán được sử dụng

Hệ thống tài khoản được áp dụng theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 3 của Bộ Tài chính. Ngoài ra công ty còn mở thêm một số tiểu khoản để thuận lợi cho hạch toán như TK 11211 – Tiền gửi Kho bạc; TK 11212 – Tiền gửi Ngân hàng đầu tư – VNĐ; TK 11222 – Tiền gửi Ngân hàng đầu tư – USD…

- Hình thức sổ kế toán:

Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ khá phù hợp với trình độ nhân viên của Công ty khá đồng đều, công tác kế toán được thực hiện thủ công. Phương pháp ghi sổ này cho thông tin rõ ràng, phản ánh chi tiết công tác kế toán, tiện lợi cho việc phân công lao động kế toán và cung cấp thông tin cho nhà quản lý.

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán tscđ và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty xăng dầu quảng bình (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w