Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty xăng dầu Quảng Bình

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán tscđ và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty xăng dầu quảng bình (Trang 73 - 80)

- PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH

3.2.3.Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty xăng dầu Quảng Bình

Công ty xăng dầu Quảng Bình

Tổ chức công tác hạch toán kế toán TSCĐ không chỉ dừng lại ở chỗ phản ánh các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ mà phải chú ý đến cả việc quản lý và sử dụng hiệu quả TSCĐ. Để phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình tại công ty, ta xét một số chỉ tiêu sau trong hai năm 2005 và 2006.

Bảng số 5: Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch

Số tuyệt đối %

1. Doanh thu thuần 445.632. 516.365 70.733 15,87

2. Lợi nhuận gộp 32.895 29.828 (3.067) (9,32)

3. Nguyên giá TSCĐ bình quân 38.962 38.484 (478) (1,23) 4. Sức sản xuất của TSCĐ (= (1)/(3)) 11,438 13,418 1,980 17,31 5. Sức sinh lợi của TSCĐ (=(2)/(3)) 0,844 0,775 (0,069) (8,18) 5. Suất hao phí của TSCĐ (=(3)/(1)) 0.087 0,074 (0,013) (14,94)

Qua một số chỉ tiêu trên, ta thấy:

- Sức sản xuất của TSCĐ trong năm 2006 là 13,418, nghĩa là cứ một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại 13,418 đồng doanh thu thuần.. Sức sản xuất của TSCĐ trong năm 2006 tăng lên so vơi năm 2005 là 1,980, tương đương 17,31%.

- Sức sinh lợi của TSCĐ trong năm 2006 là 0,755, nghĩa là cứ một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại 0,755 đồng lợi nhuận gộp. Sức sinh lợi của TSCĐ trong năm 2006 thấp hơn năm 2005 là 0,069, tương đương 8,18%.

- Suất hao phí của TSCĐ trong năm 2006 là 0,074, nghĩa là để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần phải bỏ ra 0,074 đồng nguyên giá TSCĐ. Suất hao phí của TSCĐ trong năm 2006 giảm so vơi năm 2005 là 0,013, tương đương 14,94%.

Tuy nhiên, sự biến động của các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng của TSCĐ chủ yếu là do sự biến động của doanh thu thuần và lợi nhuận gộp của năm 2006 so với năm 2005, nguyên giá TSCĐ bình quân biến động không lớn sau hai năm đó.

Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty, để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ tại công ty nên chú ý các vấn đề sau:

- Đa dạng hóa nguồn đầu tư TSCĐ: Hiện nay TSCĐ của công ty hình thành bằng nguồn ngân sách và nguồn vốn tự bổ sung. Công ty nên quan tâm đến việc tìm kiếm nguồn đầu tư mới để có đẩy mạnh hơn việc đổi mới TSCĐ, thay thế các TSCĐ đã lạc hậu. Công ty có thể huy động từ các nguồn sau:

+ Thuê hoạt động: nội dung hợp đồng thuê không có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản. Hình thức này có ưu điểm là bên thuê không phải chịu trách nhiệm về bảo trì, bảo hiểm TSCĐ

và không chịu các rủi ro liên quan đến tài sản nếu như không phải là do lỗi của mình.

+ Thuê tài chính: là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. Huy động TSCĐ từ nguồn này giúp cho doanh nghiệp không phải huy động tập trung tức thời một lượng vốn lớn để mua TSCĐ khi mà số vốn của doanh nghiệp còn hạn chế mà tiền phải trả cho bên cho thuê được thanh toán cho nhiều kỳ. Đây thực chất là hình thức cho thuê vốn trung và dài hạn. Đặc thù của thuê tài chính là bên cho thuê nắm giữ quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản cho thuê, vì vậy khi thực hiện các hợp đồng thuê tài chính thì không cần phải có tài sản thế chấp như khi đi vay tín dụng.

- Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ trong quá trình kinh doanh:

+ Tăng cường nhượng bán, thanh lý TSCĐ lạc hậu, hiệu quả sử dụng kém, TSCĐ đã hư hỏng hoặc không cần dùng đến.

+ Quản lý TSCĐ chặt chẽ về mặt hiện vật, không để mất mát, hư hỏng một cách không đáng có. Quản lý về hiện trạng kỹ thuật, công suất thiết kế để có biện pháp nâng cấp kịp thời.

- Tổ chức tốt công tác hạch toán TSCĐ, sử dụng việc phân tích tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ phục vụ cho mục đích quản trị nội bộ: Công ty nên tiến hành sử dụng các chỉ tiêu để phân tích tình hình sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ mỗi kỳ để đưa ra ý kiến tư vấn hữu ích cho ban giám đốc. Việc làm này sẽ giúp cho công ty phát hiện ra những mặt tốt, mặt hạn chế để có kế hoạch thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

KẾT LUẬN

Tài sản cố định của công ty đóng một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hoạt động kinh doanh. TSCĐ của công ty hình thành từ nguồn kinh phí cấp trên và từ nguồn vốn tự bổ sung như nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, nguồn vốn kinh doanh…

TSCĐ tại công ty được phân loại theo loại hình biểu hiện và theo nguồn hình thành nhằm thuận lợi cho công tác quản lý sử dụng TSCĐ hiệu quả hơn.

TSCĐ được tính giá theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và theo giá trị còn lại. Nguyên giá được xác định là giá thực tế của TSCĐ khi đưa vào sử dụng tại Công ty. TSCĐ được ghi nhận theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành, không có tài sản có giá trị dưới 10 triệu và thời gian sử dụng dưới 1 năm.

Các nghiệp vụ tăng TSCĐ trong công ty chủ yếu là do mua sắm mới, ngoài ra còn do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành, do Tổng công ty xăng dầu điều động hoặc do đánh giá tăng TSCĐ… Các chứng từ được sử dụng là phiếu yêu cầu mua TSCĐ, Biên bản bàn giao TSCĐ, Hóa đơn mua TSCĐ… Các nghiệp vụ giảm TSCĐ trong công ty chủ yếu là do thanh lý, nhượng bán TSCĐ, do đánh giá giảm TSCĐ, do điều chuyển đi nơi khác… Các chứng từ được sử dụng là Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản bàn giao TSCĐ, Đơn đề nghị thanh lý TSCĐ… Các nghiệp vụ trên được ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ.

Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng cho tất cả các TSCĐ. Việc trích hoặc thôi không trích khấu hao TSCĐ tại công ty được

thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng. Những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì không trích khấu hao.

Nhìn chung, tại Công ty xăng dầu Quảng Bình, TSCĐ được sử dụng đúng mục đích, các đơn vị sử dụng có tinh thần trách nhiệm trong việc bảo quản và sử dụng TSCĐ. Việc kiểm kê TSCĐ được thực hiện hàng kỳ nên có thể bao quát được tình trạng TSCĐ, tình hình thừa thiếu, hư hỏng để có biện pháp giải quyết kịp thời. Các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ tuân thủ theo các quy trình với các thủ tục chặt chẽ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên trong công tác hạch toán kế toán và quản lý TSCĐ còn một số điểm tồn tại, chẳng hạn như: Công ty không tiến hành đánh số hiệu TSCĐ, nhiều TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng; một số sổ sách không sử dụng đúng mẫu của Bộ tài chính… Đó là những điểm cần sửa chữa để hoàn thiện hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty xăng dầu Quảng Bình trong thời gian tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Bộ Tài chính – Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1999 về Chế độ kế toán doanh nghiệp

- Bộ Tài chính – Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999 về Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

- Bộ Tài chính – Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

- Bộ Tài chính – Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 về Chế độ kế toán doanh nghiệp

- Bộ Tài chính – Chuẩn mực kế toán số 03 – Tài sản cố định hữu hình, - Chuẩn mực kế toán kế toán quốc tế số 06 – Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, Chuẩn mực kế toán quốc tế, Nhà xuất bản Tài chính, 2000.

- Giáo trình Kế toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, 2004 - Giáo trình Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Thống kê, 2006

- Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản thống kê, 2005

- PGS.TS. Nguyễn Văn Công, Chuyên khảo về Báo cáo tài chính vf lập, đọc và phân tích Báo cáo tài chính, NXB Tài chính, 2005

- PGS.TS. Nguyễn Văn Công, Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, Nhà xuất bản tài chính, 2005

- Ronald J. Thacker, Nguyên lý kế toán Mỹ (Accounting Principle), Nhà xuất bản thống kê, 12/2004

- Tập san “Tổng công ty xăng dầu Việt Nam – Một chặng đường phát triển”

- Một số trang web: www.mof.gov.vn; www.kiemtoan.com.vn; www.webketoan.com

Chuyên đề thực tập

MỞ ĐẦU...1

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (TSCĐ) LÀ MỘT NGUỒN LỰC QUAN TRỌNG ĐỂ TIẾN HÀNH SẢN XUẤT KINH DOANH. ĐỐI VỚI CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH, VỚI ĐẶC ĐIỂM MẶT HÀNG KINH DOANH LÀ SẢN PHẨM DẦU MỎ DỄ BAY HƠI, DỄ CHÁY, ĐÒI HỎI CÔNG TÁC HỆ THỐNG KHO CHỨA, PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI, THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG PHẢI THẬT ĐẢM BẢO. MẶT KHÁC, CÙNG VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT, NHU CẦU HIỆN ĐẠI HÓA, VI TÍNH HÓA MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ĐANG RẤT ĐƯỢC QUAN TÂM. VÌ THẾ, TSCĐ TẠI CÔNG TY CHIẾM MỘT TỶ TRỌNG ĐÁNG KỂ TRONG TỔNG TÀI SẢN, VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TSCĐ LUÔN LÀ MỘT TRONG NHỮNG MỤC TIÊU KẾ HOẠCH CỦA CÔNG TY. VỀ LĨNH VỰC KẾ TOÁN, KẾ TOÁN TSCĐ LÀ MỘT PHẦN HÀNH QUAN TRỌNG, VIỆC HẠCH TOÁN TRUNG THỰC, HỢP LÝ HAY KHÔNG ẢNH HƯỞNG LỚN ĐẾN THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH...1

VỚI CÁC LÝ DO TRÊN, EM CHỌN ĐỀ TÀI: “HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TSCĐ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH”...1

TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH, BÊN CẠNH TÌM HIỂU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ MẶT HÀNG KINH DOANH, CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN, EM CÒN ĐI SÂU TÌM HIỂU CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ QUẢN LÝ TSCĐ TRÊN CẢ KHÍA CẠNH HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ BIẾN ĐỘNG, TRÍCH KHẤU HAO, SỬA CHỮA TSCĐ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY. TỪ ĐÓ SO SÁNH VỚI CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HIỆN HÀNH ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY...1

NGOÀI LỜI MỞ ĐẦU VÀ KẾT LUẬN, KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỂ GỒM 3 PHẦN:...2

- PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH...2

CHUYÊN ĐỀ CỦA EM CHẮC CHẮN CÒN RẤT NHIỀU THIẾU SÓT, RẤT MONG NHẬN ĐƯỢC SỰ GÓP Ý SỬA CHỮA CỦA CÁC THẦY CÔ GIÁO...2

PHẦN 1: TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH...3

1.1. QUÁTRÌNHHÌNHTHÀNHVÀPHÁTTRIỂNCỦA CÔNGTYXĂNGDẦU QUẢNG BÌNH 3 1.2. ĐẶCĐIỂMTỔCHỨCBỘMÁYQUẢNLÝVÀSẢNXUẤTKINHDOANH 5 1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty...5

1.2.2. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh...9

1.3. ĐẶCĐIỂMTỔCHỨCCÔNGTÁCKẾTOÁNTẠI CÔNGTYXĂNGDẦU QUẢNG BÌNH 11 1.3.1. Chức năng, vai trò của Công tác kế toán...11

1.3.2. Đặc điểm tổ chức sổ kế toán...11

1.3.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán...13

PHẦN 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH...17

2.1. ĐẶCĐIỂM, PHÂNLOẠIVÀCÁCHĐÁNHGIÁ TÀISẢNCỐĐỊNH (TSCĐ) 17 2.1.1.Đặc điểm của TSCĐ...17 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2.Phân loại TSCĐ...17

2.1.3. Tính giá TSCĐ...19

2.1.4. Yêu cầu quản lý TSCĐ:...21

2.2. HẠCHTOÁNCHITIẾTTÀISẢNCỐĐỊNH 23 2.3. HẠCHTOÁNTĂNGGIẢM TSCĐ 29 2.3.1.Trường hợp tăng TSCĐ...29

2.3.2. Trường hợp giảm TSCĐ...37

2.4. HẠCHTOÁNKHẤUHAO TÀISẢNCỐĐỊNH 46 2.4.1. Chế độ khấu hao tài sản cố định tại công ty...46

Chuyên đề thực tập

2.5. HẠCHTOÁNSỬACHỮATÀISẢNCỐĐỊNH 54

Tại Công ty xăng dầu Quảng Bình, các nghiệp vụ sửa chữa và nâng cấp TSCĐ chủ yếu là sửa chữa và nâng cấp nhà cửa, vật kiến trúc như nhà làm việc, trạm bơm, nhà kho, hàng rào… Công ty không

phân biệt hạch toán các nghiệp vụ bảo dưỡng TSCĐ, sửa chữa nhỏ và sửa chữa lớn TSCĐ...54

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU QUẢNG BÌNH...57

3.1. MỘTSỐNHẬNXÉTVỀCÔNGTÁCHẠCHTOÁN TSCĐ TẠI CÔNGTYXĂNGDẦU QUẢNG BÌNH 57 3.1.1. Một số ưu điểm trong công tác hạch toán kế toán TSCĐ...58

3.1.2. Một số tồn tại trong công tác hạch toán TSCĐ tại Công ty xăng dầu Quảng Bình...59

3.2. MỘTSỐKIẾNNGHỊNHẰMHOÀNTHIỆNHẠCHTOÁN TSCĐ TẠI CÔNGTYXĂNGDẦU QUẢNG BÌNH62 3.2.1. Đối với Công ty xăng dầu Quảng Bình...62

3.2.2. Đối với Nhà nước...72

3.2.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty xăng dầu Quảng Bình...73

KẾT LUẬN...76

Một phần của tài liệu hoàn thiện hạch toán tscđ và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty xăng dầu quảng bình (Trang 73 - 80)