giáo án ngữ văn 11 ban chuẩn trọn bộ

273 1.1K 25
giáo án ngữ văn 11 ban chuẩn trọn bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiết 1,2 Soạn: 19.8.2009 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Lê Hữu Trác) A/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh 1. Kiến thức:: - Hiểu đặc điểm của thể kí sự và phát hiện nét riêng của ngòi bút kí sự Lê Hữu Trác. - Cảm nhận giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cùng với nhân cách thanh cao của HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC 2. Kĩ năng:: Rèn luyện cho hs kĩ năng đọc – hiểu văn bản thể kí 3. Thái độ: Bồi dưỡng hs lòng mến mộ, tự hào về nhân cách danh y LHT B/ PHƯƠNG PHÁP:: Phát vấn – đối thoại, Diễn dịch, Thảo luận – thực hành C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: SGK, SGV, GA., TP “Thương kinh kí sự” 2. Học sinh:: SGK, Vỡ soạn D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định:(1’) II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề : Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác không chỉ là một danh y nổi tiếng của VN mà ông còn được người đời biết đến như là một nhà văn. Chúng ta hãy cùng tiếp cận một tp nổi tiếng của ông, tp “Thượng kinh kí sự” qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” 2. Triển khai bài mới : a. Hoạt động 1:(7’) Tìm hiểu chung Cách thức hoạt động của thầy và trò HS đọc và tóm tắt tiểu dẫn SGK tr 3 (5’) GV: Em biết gì về Lê Hữu Trác? Đặc trưng thể kí? Nội dung tp “Thượng kinh kí sự”? Vị trí đoạn trích? HS: làm việc cá nhân độc lập Nội dung kiến thức I/ Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: LÊ HỮU TRÁC (1724-1791). -Biệt hiệu: HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG -> Tấm lòng đối với quê cha đất tổ (Phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương) → ÔNG gắn phần lớn cuộc đời, hoạt động y học và trước tác với quê ngoại ở Hà Tĩnh. - Danh y, nhà văn, nhà thơ - “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” (66 quyển) 2. Tác phẩm: Thượng Kinh Kí Sự -Là phần cuối của bộ “Hải thượng y tông tâm lĩnh”. 3. Đoạn trích: ”Vào phủ chúa Trịnh”: Nội dung: Nói việc Lê Hữu Trác lên kinh đô, vào phủ Chúa để bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán b. Hoạt động 2:(35’) Đọc và tìm hiểu quang cảnh trong phủ chúa Cách thức hoạt động của thầy và trò Gv : Quang cảnh phủ chúa trong cái nhìn của tác Nội dung kiến thức II/ Đọc hiểu văn bản: 1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong  G. án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn Nhân - Trường THPT Tân Lâm – Quảng Trị  Trang 1 giả có gì đặc biệt? Ấn tượng? Gợi ý: - Lối vào phủ? - Nội cung? Học sinh thảo luận nhóm Gv : Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? Nêu ấn tượng? Hs thảo luận nhóm phủ Chúa. a. Quang cảnh: - Lối vào: cây lạ, đá lạ, chim, hoa, hành lang quanh co… - Nội cung: Nhà Đại Đường, Quyển Bồng, Gác Tía, cột nhà, đồ đạc đều sơn son thếp vàng – gam màu chủ đạo , màu của hành thổ, biểu tượng cho quyền lực của nhà vua=> quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực-> phủ chúa tráng lệ, lộng lẫy, xa hoa, quyền uy tuyệt đối. b. Cung cách sinh hoạt: - Muốn vào phủ phải có thẻ, phải qua nhiều lần cửa có vệ sĩ gác nghiêm ngặt - Nói năng, hành xử: tuân thủ nghiêm nhặt nghi thức, khuôn phép(vào lạy, ra lạy, nói năng cung kính) - Những từ ngữ vốn chỉ dùng cho vua, đều được dùng đối với chúa: thánh chỉ, thánh thượng  quyền uy tuyệt đối cùng với cuộc sống xa hoa và sự lộng quyền của nhà chúa. => bức tranh hiện thực sinh động đời sống nơi phủ chúa Tiết 2 c. Hoạt động 3:(15’) Thế tử Cán Cách thức hoạt động của thầy và trò Gv : Hình ảnh Trịnh Cán được tái hiện như thế nào? Cách miêu tả ấy gợi liên tưởng về điều gì? Hs thảo luận nhóm Nội dung kiến thức 2. Thế tử Cán: - Hình vóc: tinh khí khô hết, da mặt khô, gân thời xanh, rốn lồi to, nguyên khí hao mòn, thương tổn quá mức. Bên ngồi cổ trướng, bên trong thì trống…-> một con bệnh trầm kha đang sống thoi thóp=> biểu trưng cho tập đồn pk Lê – Trịnh: mục ruỗng, đổ nát sắp sửa bị diệt vong d. Hoạt động 4:(15’) Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả Cách thức hoạt động của thầy và trò Gv :Thái độ, tâm trạng, cách lập luận của Lê Hữu Trác khi bắt bệnh? Nhận xét về nhân cách ông. Hs thảo luận nhóm Nội dung kiến thức 3. Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả : - lưỡng lự khi bắt bệnh cho thế tử: nếu mình làm có kết quả…-> không màng danh lợi, thích c/s thanh đạm nơi quê kiễng - suy nghĩ: cha ông ta…-> giàu y đức, chữ TÂM trong sáng vô ngần - cách lập luận của LHT khác với quan chánh đường và lương y của 6 cung 2 viện, ông bảo vệ đến cùng quan điểm của mình-> giàu bản lĩnh, kiến thức: y học uyên thâm => Xứng đáng là danh y HẢI THƯỢNG LÃN  G. án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn Nhân - Trường THPT Tân Lâm – Quảng Trị  Trang 2 ÔNG. e. Hoạt động 5:(5’) Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả Cách thức hoạt động của thầy và trò Gv : chỉ ra những nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả. Học sinh suy nghĩ trả lời Nội dung kiến thức 4. Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả: -Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động , kể diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc, không bỏ xót những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh vật và sự việc → Đoạn trích có giá trị hiện thực hết sức sâu sắc. - Đan xen thơ-> tp kí nhưng đậm đà chất trữ tình. f. Hoạt động 6:(5’) Tổng kết Cách thức hoạt động của thầy và trò Gv : Qua tìm hiểu văn bản, em hãy khái quát những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật văn bản Học sinh suy nghĩ trả lời Nội dung kiến thức III / Tổng kết (Ghi nhớ) IV .Củng cố:: Hãy nói rõ giá trị hiện thực của đoạn trích? V. Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà: - Chuẩn bị bài“Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân” E/ RÚT KINH NGHIỆM  G. án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn Nhân - Trường THPT Tân Lâm – Quảng Trị  Trang 3 Tiết 3, 12 Soạn 21.8.2009 TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN A/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân và mối tương quan giữa chúng. 2. Kĩ năng: - Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, đồng thời rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân, biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung. 3. Thái độ : Có ý thức đúng đắn trong sử dụng ngôn ngữ B/ PHƯƠNG PHÁP:: Hướng dẫn, trao đổi và thảo luận và luyện tập C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:: 1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT, GA 2. Học sinh:: SGK, Vỡ soạn bài D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề : Ngôn ngữ là tài sản chung 2. Triển khai bài mới : a. Hoạt động 1: (10’) Tìm hiểu mục I Cách thức hoạt động của thầy và trò Gv : Phương tiện giao tiếp chung cơ bản nhất của con người là gì? Học sinh suy nghĩ trả lời Gv : Tính chung của ngôn ngữ gồm những yếu tố nào? + Yêu cầu cho học sinh: ví dụ + Tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng còn được biểu hiện qua những quy tắc nào? + Yêu cầu học sinh: đặt câu: Câu đơn; câu ghép, câu phức và chỉ ra quy tắc cấu tạo câu. + Giáo viên đưa ra ví dụ, yêu cầu học sinh: xác định nghĩa của từ: Nội dung kiến thức I. NGÔN NGỮ – TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI - Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội. Đó là phương tiện giao tiếp chung của xã hội. Phương tiện đó vừa giúp cho mỗi cá nhân trình bày những nội dung mà mình muốn biểu hiện vừa giúp họ lĩnh hội được lời nói của người khác. Vì vậy mỗi cá nhân phải biết tích luỹ và sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội. - Tính chung của ngôn ngữ bao gồm: + Các yếu tố chung: Các nguyên âm, phụ âm, thanh điệu; các tiếng; các từ; các ngữ cố định… + Các quy tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ: . Quy tắc cấu tạo kiểu câu . Phương thức chuyển nghĩa của từ. b. Hoạt động 2:(20’): Tìm hiểu mục II Cách thức hoạt động của thầy và trò Gv : Cái riêng của lời nói cá nhân gồm những Nội dung kiến thức II. LỜI NÓI, SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN - Khi giao tiếp, mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ  G. án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn Nhân - Trường THPT Tân Lâm – Quảng Trị  Trang 4 phương diện nào? Học sinh suy nghĩ trả lời Gv : Yêu cầu học sinh: tìm hiểu các ví dụ xét hiệu quả của cách dùng từ: .“Nắng xuống trời lên sâu chót vót” .“Tôi muốn buộc gió lại” chung để tạo ra lời nói, đáp ứng nhu cầu giao tiếp. Lời nói của cá nhân vừa có tính chung vừa có sắc thái riêng. - Cái riêng của cá nhân bao gồm các phương diện: + Giọng nói cá nhân + Vốn từ ngữ cá nhân: phụ thuộc vào: Lứa tuổi, giới tính, cá tính, nghề nghiệp, trình độ hiểu biết, địa phương sinh sống… + Sự chuyển đổi sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung quen thuộc. + Việc tạo ra các từ mới. + Việc vận dụng linh hoạt sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung. - Biểu hiện rõ nhất của nét riêng trong lời nói cá nhân là phong cách ngôn ngữ cá nhân. VD: Ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương sắc cạnh, cá tính, còn ngôn ngữ thơ của Nguyễn Khuyến giản dị, sâu sắc. c. Hoạt động 3: (10’) Luyện tập Cách thức hoạt động của thầy và trò Bài 1: Yêu cầu học sinh: xác định nghĩa gốc của từ “thôi” và nghĩa trong thơ Nguyễn Khuyến. -> Nhận xét? Bài 2: Nhận xét cách sắp xếp từ trong hai câu thơ của Hồ Xuân Hương, nhận xét? Nội dung kiến thức * LUYỆN TẬP: Bài 1: • “Thôi”: Nghĩa gốc: Chấm dứt, kết thúc một hoạt động Nghĩa mới trong thơ: Chấm dứt, kết thúc cuộc đời -> cách nói sáng tạo nhằm tránh né, giảm nhẹ sự đau thương. Bài 2: - Cách sắp xếp sáng tạo: Đảo ngữ (động từ + thành phần phụ + chủ ngữ) ->Tạo nên âm hưởng mạnh mẽ cho câu thơ vàtô đậm các hình tượng thơ. Tiết 2 d. Hoạt động 4:(10’) Tìm hiểu mục III Cách thức hoạt động của thầy và trò Gv Yêu cầu học sinh: đọc SGK và rút ra nhận xét về mối quan hệ này? Học sinh làm việc độc lập Nội dung kiến thức III. QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ CHUNG VÀ LỜI NÓI CÁ NHÂN: Giữa ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội và lời nói của cá nhân có mối quan hệ hai chiều: Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân. Ngược lại trong lời nói cá nhân vừa có phần biểu hiện của ngôn ngữ chung,  G. án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn Nhân - Trường THPT Tân Lâm – Quảng Trị  Trang 5 vừa có nét riêng. Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo góp phần làm biến đổi và phát triển ngôn ngữ chung. e. Hoạt động 5: (30’) Luyện tập Cách thức hoạt động của thầy và trò Câu 1: Xác định nghĩa của từ “nách” trong câu thơ của Nguyễn Du? Nguyễn Du đã có sự sáng tạo như thế nào? Câu 2: Yêu cầu học sinh: trả lời câu hỏi: - Xác định nghĩa gốc của từ “xuân”? - Xác định nghĩa của từ “xuân” trong từng câu thơ. Chỉ ra từ nào được dùng với nghĩa chung, từ nào được tác giả dùng theo sự sáng tạo riêng của tác giả? Câu 3: Yêu cầu học sinh: phân tích sự sáng tạo của tác giả khi dùng từ “mặt trời”. Câu 4: - Yêu cầu học sinh: xác định từ nào mới được sáng tạo? - Phân tích sự sáng tạo đó: Chúng được tạo ra dựa vào tiếng nào có sẵn và theo công thức cấu tạo từ Nội dung kiến thức * PHẦN LUYỆN TẬP: Câu 1: Từ “nách” trong câu thơ của Nguyễn Du chỉ góc tường. Nguyễn Du đã chuyển từ “nách” từ nghĩa chỉ vị trí trên thân thể con người sang nghĩa chỉ vị trí giao nhau giữa hai bức tường tạo nên một góc -> đây là nghĩa chuyển, được tạo ra theo phương thức chuyển nghĩa chung của TV – phương thức ẩn dụ. Câu 2: - “Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại” + “Xuân”: Vừa là nghĩa chỉ mùa xuân vừa là nghĩa chỉ sức sống, tuổi xuân của người phụ nữ. - “Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay” + “Xuân”: Mang nghĩa sáng tạo riêng chỉ vẻ đẹp, sự trẻ trung của người con gái. - “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân” + “Xuân”: Mang nghĩa sáng tạo riêng chỉ chất men say nồng của rượu ngon và chỉ sự thắm thiết đậm đà trong tình cảm bạn bè. - “Mùa xuân……… càng xuân”. + “Xuân” (1): Nghĩa chung: Mùa xuân + “Xuân” (2): Nghĩa sáng tạo riêng: Sức sống mới, tươi đẹp. Câu 3: a) “Mặt trời……….sập cửa”. + “Mặt trời”: Nghĩa gốc – nghệ thuật nhân hố. b) “Từ ấy………mặt trời………qua tim” + “Mặt trời”: Chỉ lý tưởng cách mạng c) Mặt trời (1): Nghĩa gốc. Mặt trời (2): Nghĩa sáng tạo riêng – nghệ thuật ẩn dụ: Chỉ đứa con trên lưng – đó là niềm vui, niềm hạnh phúc mang lại niềm tin ánh sáng cho người mẹ. Câu 4: a) – Từ “mọn mằn”: Dựa vào tiếng “mọn” - Phương thức cấu tạo: + Quy tắc tạo từ láy 2 tiếng, lặp lại phụ âm đầu (m).  G. án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn Nhân - Trường THPT Tân Lâm – Quảng Trị  Trang 6 như thế nào? - Yêu cầu học sinh: tìm thêm ví dụ những từ cùng kiểu cấu tạo trên. + Tiếng gốc đặt trước, tiếng láy đặt sau. + Tiếng láy lặp lại âm đầu (m), nhưng đổi vần thành vần (ăn). b) – Từ “giỏi giắn”: Dựa vào tiếng “giỏi” - Phương thức cấu tạo: (giống từ câu a) c) – Từ “nội soi”: Dựa vào 2 tiếng có sẵn “nội soi”. - Phương thức cấu tạo từ ghép chính phụ: Tiếng chính chỉ hoạt động (đứng sau) tiếng phụ bổ sung ý nghĩa đi trước. IV. Củng cố: (3’) - Tính chung của ngôn ngữ được biểu hiện qua những yếu tố nào? - Nét riêng của lời nói cá nhân được biểu hiện ra sao? V. Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà: - Về nhà học bài, làm bài tập trong sách giáo khoa vào vỡ - Tìm những ví dụ trong thơ văn để cho thấy sự sáng tạo cá nhân trong việc vận dụng ngôn ngữ chung - Chuẩn bị bài tiếp theo E. RÚT KINH NGHIỆM:  G. án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn Nhân - Trường THPT Tân Lâm – Quảng Trị  Trang 7 Tiết 4 Soạn ngày 22.8.2009 BÀI VIẾT SỐ I (Nghị luận xã hội) A/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức:: - Học sinh biết huy động kiến thức: về văn học và những hiểu biết về đời sống xã hội vào bài kiểm tra. - Củng cố: cho học sinh kiến thức: về văn nghị luận đã học ở THCS và học kì II ở lớp 10. 2. Kĩ năng: biết vận dụng những hiểu biết về đề văn, luận điểm và các thao tác lập luận đã học để viết bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống. Biết trình bày và diễn đạt nội dung bài viết một cách rõ ràng, mạch lạc, đúng quy cách. 3. Thái độ: hs có thái độ đúng trong học tập: học đi đôi với hành B/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Sgk, Sgv, G.án 2. Học sinh:: Vỡ làm văn C/ PHƯƠNG PHÁP: : Thực hành D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP I.Ổn định:(1’) II. Viết bài: Hoạt động 1: Gv Chép đề lên bảng Hoạt động 2:Gv theo dõi hs làm bài. Hoạt động 3: Thu bài III. Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà : Chuẩn bị bài Tự tình E/ RÚT KINH NGHIỆM: Đề và đáp án: I.Đề ra: Anh (chị) hãy bàn về “Học sinh: với phép ứng xử nói năng”. II.Đáp án: MB: Học sinh: có thể đặt vấn đề bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau song phải nêu được vấn đề nghị luận: thực trạng ứng xử nói năng của một bộ phận không nhỏ trong học sinh hiện nay rất đáng được quan tâm. TB: - Nhận định ứng xử nói năng là một kĩ năng hết sức quan trọng trong giao tiếp của mọi thời, là một phương diện để đánh giá khía cạnh văn hóa của một cá nhân con người. Rèn luyện để ứng xử nói năng có văn hóa là một yêu cầu tất yếu đối với con người nói chung, đặc biệt càng có ý nghĩa bức thiết đối với học sinh + Lí giải. - Nêu thực trạng ứng xử nói năng kém văn hóa của một bộ phận không nhỏ trong hs hiện nay. Nguyên nhân. - Thái độ của người viết. Phân tích mặt không đẹp. Biểu dương, khuyến khích, đề cao hành vi ứng xử nói năng có tính văn hóa  G. án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn Nhân - Trường THPT Tân Lâm – Quảng Trị  Trang 8 KB: - Khẳng định hành vi ứng xử nói năng có tính văn hóa là hành vi đẹp có giá trị vĩnh cửu, đòi hỏi con người luôn luôn hướng tới. - Xã hội chỉ tôn trọng những ai biết ứng xử nói năng có tính văn hóa. - Liên hệ bản thân. ĐIỂM 9 >10: Bài có kết cấu mạch lạc, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, đáp ứng những yêu cầu trên. ĐIỂM 7>8: Căn bản đáp ứng những yêu cầu trên, kết cấu bài gọn, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn có một vài sai sót nhỏ về lỗi chính tả. ĐIỂM 5>6: Diễn đạt hợp lí, nắm được sơ lược những yêu cầu trên, còn mắc phải từ 5 đến 6 lỗi chính tả. ĐIỂM 3>4 : Hiểu đề một cách sơ lược, diễn đạt lúng túng, sai nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. ĐIỂM 1>2 : Không đạt các yêu cầu trên. ĐIỂM 0 : Để giấy trắng, hoặc viết linh tinh không phù hợp yêu cầu đề  G. án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn Nhân - Trường THPT Tân Lâm – Quảng Trị  Trang 9 BIỂU ĐIỂM Tiết 5 Soạn 25.8.2009 TỰ TÌNH II (Hồ Xuân Hương) A/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức:: Cảm được tâm trạng buồn tủi, phẫn uất và khát vọng sống hạnh phúc ở nữ sĩ Xuân Hương; Thấy được tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương. 2. Kĩ năng:: Rèn luyện kĩ năng: đọc – hiểu văn bản trữ tình – thể thơ Thất ngôn bát cú đường luật 3. Thái độ: Có cái nhìn cảm thông đối với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ B/ PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, chia nhóm thảo luận, bình giảng, tích hợp C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Sgk, Sgv, G.án 2. Học sinh:: Sgk, Vỡ soạn D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định:(1’) II. Kiểm tra bài cũ:: (5’) Em biết gì về LHT? Thượng kinh kí sự là gì? Đặc sắc về nội dung? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề : Thơ là tiếng lòng. Làm thơ trước hết là để bày tỏ nỗi lòng của mình. Tự tình II là bài thơ hay nằm trong chùm thơ Tự tình gồm 3 bài của nữ sĩ. Chúng ta hãy đến với thi phẩm. 2. Triển khai bài mới : a. Hoạt động 1: (8’) Tìm hiểu chung Cách thức hoạt động của thầy và trò HS đọc tiểu dẫn Gv cho học sinh trình bày khái quát về tác giả, tác phẩm: xuất xứ, bố cục, chủ đề Gv chốt lại Nội dung kiến thức I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Hồ Xuân Hương(chưa rõ năm sinh –mất). → Cuộc đời bà tình duyên ngang trái, éo le. -Sáng tác tập thơ “Lưu hương kí" gồm 26 bài chữ Nôm và 24 bài chữ Hán, -Nội dung sáng tác: Khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của người phụ nữ bằng tiếng nói thương cảm, đậm đà chất dân gian. (từng được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm.) 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ:“Tự tình II” nằm trong chùm thơ Tự tình, gồm 3 bài thất ngôn bát cú Đường luật bằng chữ Nôm. b. Bố cục: Đề: Đêm khuya với nỗi buồn tủi. Thực: Tình cảnh thực tại của Xuân Hương. Luận: Nỗi niềm phẩn uất. Kết: Tâm trạng chán chường, buồn tủi. c. Chủ đề: Nói lên bi kịch duyên phận và khát vọng sống, hạnh phúc của người phụ nữ.  G. án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn Nhân - Trường THPT Tân Lâm – Quảng Trị  Trang 10 [...]... Nghệ thuật: Ngôn ngữ trong sáng, hình ảnh hiện thực, đậm đà chất dân tộc IV Củng cố: (3’): Cảm nhận của em về nhân cách Nguyễn Khuyến qua bài thơ V Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà:  G án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn Nhân - Trường THPT Tân Lâm – Quảng Trị  Trang 14 - Yêu cầu HS thuộc bài thơ và ghi nhớ , chuẩn bị bài “Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận” E/... bài thơ; nắm nội dung và nghệ thuật - Chuẩn bị bài: Vịnh khoa thi hương E/ RÚT KINH NGHIỆM:  G án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn Nhân - Trường THPT Tân Lâm – Quảng Trị  Trang 25 Soạn 11. 09.2009 Tiết11 Đọc thêm VỊNH KHOA THI HƯƠNG (Trần Tế Xương) A/ MỤC TIÊU: 1 Kiến thức: Giúp hs hiểu thêm về thơ văn Tú Xương - Cảm nhận được bức tranh... trị NT độc đáo - Thơ giàu hình ảnh biểu tượng 2 ND : Hs làm việc độc lập -Bộc lộ sự chán ghét của CBQ đ/v con đường danh lợi tầm thường  G án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn Nhân - Trường THPT Tân Lâm – Quảng Trị  Trang 33 - Khao khát sự thay đổi về sự học trong h/c nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ - Phản ánh bi kịch của kẻ sĩ chân chính thức thời như CBQ IV Củng cố: (5’) Đọc phần... tìm hiểu ngữ liệu, hãy cho biết - Yêu cầu: Phân tích bao giờ cũng phải gắn liền mục đích của phân tích là gì? y/c của phân tích? với tổng hợp, khái quát Hs làm việc theo nhóm  G án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn Nhân - Trường THPT Tân Lâm – Quảng Trị  Trang 18 b Hoạt động 2:(20’) Cách phân tích Cách thức hoạt động của thầy và trò Gv Yêu cầu hs phân tích một số đoạn văn trong...  G án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn Nhân - Trường THPT Tân Lâm – Quảng Trị  Trang 23 Soạn 02.09.2009 Tiết1 0 Đọc thêm KHÓC DƯƠNG KHUÊ (Nguyễn Khuyến) A/ MỤC TIÊU: 1 Kiến thức : - Hiểu thêm về thơ văn Nguyễn Khuyến - Cảm nhận được tấm lòng của nhà thơ qua cách thể hiện nỗi đau, tình cảm sâu nặng đối với người bạn trong bài thơ 2 Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng đọc - hiểu văn. .. diễn tả các biểu hiện phong phú của tâm trạng IV Củng cố: (3’) Giá trị nhân văn của bài thơ? V Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà: - Yêu cầu học sinh: học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài’ Câu cá mùa thu’ E/ RÚT KINH NGHIỆM:  G án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn Nhân - Trường THPT Tân Lâm – Quảng Trị  Trang 12 Soạn 26.8 2009 Tiết... truyền thống bị mai một, lụi tàn -> tấm lòng yêu nước đáng trân trọng IV Củng cố: (3’) Các trạng thái tình cảm nhà thơ trong thi phẩm? V Dặn dò, hướng dẫn học sinh học tập ở nhà: - Học thuộc lòng bài thơ - Soạn bài: Bài ca ngất ngưỡng E/ RÚT KINH NGHIỆM  G án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn Nhân - Trường THPT Tân Lâm – Quảng Trị  Trang... trò Nội dung kiến thức II ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN : 1 Giải thích từ “ ngất ngưởng”  G án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn Nhân - Trường THPT Tân Lâm – Quảng Trị  Trang 28 Hs: Đọc diễn cảm (Trước khi phân tích, cần cho hs biết về nhà nho cùng với quan niệm đạo đức nhân cách và cách hành xử của họ trong quá khứ, đặc biệt là quan niệm về lễ và danh giáo của nhà nho.) Gv: từ “ ngất ngưởng”... tích bài ca Chuẩn bị bài: Bài ca ngắn đi trên bãi cát E/ RÚT KINH NGHIỆM:  G án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn Nhân - Trường THPT Tân Lâm – Quảng Trị  Trang 30 Ngày soạn : 16.09.2009 Tiết14,1 5 BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT ( Sa hành đoản ca ) – Cao Bá Quát A/ MỤC TIÊU : 1 Kiến thức: : - Nắm được trong h/c nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, CBQ tuy vẫn đi thi nhưng đã tỏ ra chán ghét... năng: Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu văn bản thể hành 3 Thái độ : Giáo dục hs có thái độ học tập đúng đắn B/ PHƯƠNG PHÁP: : Đọc , Giảng bình , Vấn đáp, trao đổi nhóm C/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH : 1 Giáo viên : SGK, SGV, Giáo án Ngữ văn 11 2 Học sinh : Soạn bài theo câu hỏi SGK D/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I Ổn định:(1’) II.Kiểm tra bài cũ: (7’) Đọc thuộc lòng VB Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ , . thơ văn để cho thấy sự sáng tạo cá nhân trong việc vận dụng ngôn ngữ chung - Chuẩn bị bài tiếp theo E. RÚT KINH NGHIỆM:  G. án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn. của ngôn ngữ chung,  G. án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn Nhân - Trường THPT Tân Lâm – Quảng Trị  Trang 5 vừa có nét riêng. Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo. học sinh học tập ở nhà: - Chuẩn bị bài“Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân” E/ RÚT KINH NGHIỆM  G. án môn Ngữ văn - lớp 11 – Ban cơ bản  Người soạn :Võ Văn Nhân - Trường THPT Tân

Ngày đăng: 09/07/2014, 19:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • D/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

  • D/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

  • D/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

  • D/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

  • D/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

  • D/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

  • D/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

  • D/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

  • D/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

  • D/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

  • D/TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan