1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bắc Ninh: thực trang và giải pháp

91 701 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên đại học ngoại thương, chuyên ngành kinh tế đối ngoại. Kết cấu khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về FDI và khu công nghiệp Chương 2: Thực trạng thu hút FDI vào các KCN Bắc Ninh Chương 3: Một vài giải pháp nhằm cải thiện thu hút FDI vào các KCN Bắc Ninh Mong tài liệu này sẽ giúp các bạn 1 phần cho quá trình nghiên cứu, học tập của mình.

Trang 1

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Trang 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT (i)

DANH MỤC BẢNG BIỂU (ii)

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ KHU CÔNG NGHIỆP 3

1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 3

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của FDI 3

1.1.2 Các hình thức FDI 7

1.1.3 Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư 10

1.2 Khái quát chung về khu công nghiệp 15

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của khu công nghiệp 15

1.2.2 Phân loại khu công nghiệp 19

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào khu công nghiệp 20

1.3 Kinh nghiệm thu hút FDI vào khu công nghiệp một số nước 24

1.3.1 Trung Quốc 24

1.3.2 Thái Lan 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH 29

2.1 Giới thiệu về khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 29

2.2 Tình hình thu hút FDI vào khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 32

2.2.1 Số lượng dự án 32

2.2.2 Quy mô dự án 36

2.2.3 Cơ cấu dự án đầu tư 37

2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 41

2.3.1 Cơ chế chính sách, thủ tục hành chính 42

2.3.2 Kết cấu hạ tầng, kỹ thuật 46

2.3.3 Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên 48

2.3.4 Công tác xúc tiến đầu tư 49

2.4 Những đóng góp của FDI đối với kinh tế - xã hội của Bắc Ninh 50

Trang 3

2.5.1 Thành công đạt được 54

2.5.2 Hạn chế 55

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN VIỆC THU HÚT FDI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH 63

3.1 Định hướng thu hút FDI vào khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh 63

3.1.1 Định hướng thu hút đầu tư giai đoạn 2013 – 2020, tầm nhìn 2030 64

3.1.2 Định hướng ngành, lĩnh vực ưu tiên 64

3.1.3 Định hướng đối tác 66

3.1.4 Định hướng về thu hút công nghệ 67

3.1.5 Định hướng về hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư 67

3.1.6 Định hướng địa bàn thu hút đầu tư: 69

3.2 Giải pháp nhằm cải thiện tình hình thu hút FDI vào khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 70

3.2.1 Chính sách khuyến khích thu hút các dự án có quy mô lớn và ổn định dự án đầu tư 70

3.2.2 Đơn giản thủ tục hành chính 72

3.2.3 Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, giải quyết nhanh chóng công tác giải phóng mặt bằng 73

3.2.4 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 75

3.2.5 Chuyên nghiệp hóa công tác xúc tiến đầu tư 76

3.2.6 Hoàn thiện chức năng bộ máy quản lý 79

KẾT LUẬN 82

Trang 4

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

CNHT Công nghiệp hỗ trợ ĐKKT Đặc khu kinh tế

GCN Giấy chứng nhận

GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư KCN Khu công nghiệp

IMF International monetary fund Quỹ tiền tệ quốc tế

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước nước

ngoài M&A Mergers and Acquisitions Mua lại và sáp nhập

PCI Provincial Competitiveness

Index

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh

OECD Organization for Economic

Co-operation and Development

Tổ chức hợp tác kinh tế và phát

triển

UNCTAD United Nations Conference on

Trade and Development

Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc TNCs Transnational Corporation Các công ty xuyên quốc gia

VCCI Vietnam Chamber of

Commerce and Industry

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

Trang 5

Hình Nội dung Trang

1.1 Thu hút FDI vào các khu công nghiệp Thái Lan (2008 –

2011) 27 2.1 Sơ đồ quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 30 2.2 Chỉ số PCI của Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2012 42

2.3 Giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp FDI tại các

KCN tỉnh Bắc Ninh 51

2.4 Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp

FDI trong KCN tỉnh Bắc Ninh 53

2.1 Tổng hợp tình hình cấp giấy phép đầu tư giai đoạn 2001 -

2.4 Tổng hợp các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các

KCN Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2013 38

2.5 Tình hình thu hút FDI theo ngành nghề vào các KCN Bắc

Ninh giai đoạn 2001 - 2013 39

2.6 So sánh thủ tục hành chính tổ chức thực hiện thu hút FDI

của Bắc Ninh với Hưng Yên và Vĩnh Phúc 43

2.7 So sánh chính sách ưu đãi thu hút FDI vào Bắc Ninh với

các tỉnh Hưng Yên và Vĩnh Phúc 45

2.8 Thu ngân sách nhà nước của doanh nghiệp FDI trong các

KCN Bắc Ninh (2001–2013) 52

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang được coi là một trong những biện pháp khai thác ngoại lực nhằm thúc đẩy nội lực

để phát triển kinh tế, xã hội Thu hút nguồn vốn FDI có ý nghĩa quan trọng đối với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FDI đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, cùng với đó là những chính sách ưu đãi của từng địa phương

Để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã cho xây dựng các khu công nghiệp (KCN) tập trung nhằm huy động và phát huy thế mạnh của vùng, đồng thời cũng tạo đà thu hút vốn, khoa học kỹ thuật từ bên ngoài

Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc (khu vực đồng bằng Bắc Bộ) của Việt Nam Ngay từ khi tái thành lập tỉnh năm 1997, Đảng

bộ, chính quyền và nhân dân Bắc Ninh đã xây dựng định hướng phát triển kinh tế -

xã hội là “Tập trung đầu tư xây dựng, phát triển các KCN, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp… Phấn đấu đưa tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015” (Nghị quyết số 12 - NQ/TU của Ban thường vụ tỉnh Uỷ về phát triển các KCN, Cụm CN - Tiểu thủ công nghiệp) Bắc Ninh được đánh giá là địa phương có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cao, xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố năm 2012, là tỉnh dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Hồng và khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

về môi trường kinh doanh Trong những năm gần đây, Bắc Ninh là một trong những tỉnh dẫn đầu trong việc thu hút FDI, góp phần vào việc thực hiện những thắng lợi về mục tiêu kinh tế, xã hội của tỉnh Nhận thức được tầm quan trọng của FDI, Bắc Ninh tập trung vào phát triển các khu công nghiệp hiện đại nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư Những thành công về thu hút vốn FDI vào các KCN Bắc Ninh như: Tính đến tháng 11/2013, KCN Tiên Sơn thu hút được 237 dự

án với tổng vốn đầu tư là 1034,26 triệu USD, KCN Yên Phong thu hút 81 dự án, tổng vốn đầu tư là 3129,91 triệu USD,… Tuy nhiên, tình hình chung các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những dự án có quy mô và giá trị lớn chưa có nhiều

Trang 7

Xuất phát từ thực tế trên, người viết chọn đề tài: “Hoạt động thu hút đầu tư

trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của mình nhằm tìm ra giải pháp để Bắc

Ninh thu hút nhiều và đồng đều hơn nguồn vốn FDI

2 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận về FDI và FDI trong các khu công nghiệp, phân tích thực trạng thu hút FDI vào các KCN Bắc Ninh Từ đó đưa ra một vài giải pháp nhằm cải thiện tình hình thu hút FDI vào khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: dòng vốn FDI vào khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Phạm vi nghiên cứu: khóa luận tập trung tìm hiểu, phân tích về tình hình thu hút FDI vào các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học như: thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu

5 Kết cấu khóa luận

Ngoài danh mục bảng biểu, sơ đồ, danh mục từ viết tắt, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận được kết cấu làm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu công nghiệp Chương 2: Thực trạng thu hút FDI vào khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh Chương 3: Định hướng và giải pháp cải thiện việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2014 Nguyễn Thị Hà

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC

NGOÀI VÀ KHU CÔNG NGHIỆP

1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của FDI

Đầu tư nước ngoài nói chung là hoạt động di chuyển vốn từ nước này sang nước khác nhằm thực hiện những mục đích nhất định Vốn đầu tư nước ngoài được thể hiện dưới dạng tiền mặt, vật thể hữu hình, các giá trị vô hình hoặc các phương tiện đầu tư khác như trái phiếu, cổ phiếu, các chứng khoán cổ phần khác Người bỏ vốn đầu tư gọi là nhà đầu tư hay chủ đầu tư Nhà đầu tư có thể là một cá nhân, một doanh nghiệp, hay một tổ chức trong đó kể cả Nhà nước

Có hai hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu là đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp Trong đó, đầu tư trực tiếp của nước ngoài là hình thức phổ biến và quan trọng

Có nhiều định nghĩa khác nhau về đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1997): FDI nhằm đạt được những lợi ích lâu dài

trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh

tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp (PGS.TS Vũ Chí Lộc, 2012)

Theo khái niệm trên, lợi ích lâu dài là những mục tiêu lợi ích dài hạn mà khi

tiến hành đầu tư FDI các nhà đầu tư thường đặt ra Mục tiêu lợi ích dài hạn đòi hỏi phải có một mối quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhận đầu tư nước ngoài, đồng thời có một mức ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp này

Quyền quản lý thực sự doanh nghiệp chính là quyền kiểm soát doanh nghiệp

Quyền kiểm soát doanh nghiệp là quyền tham gia vào các quyết định quan trọng

ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như thông qua chiến lược hoạt động của công ty; thông qua, phê chuẩn kế hoạch hành động do người quản lý của doanh nghiệp lập ra; quyết định việc chia lợi nhuận doanh nghiệp, vốn góp giữa các bên, tức là quyền ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, sống còn của doanh nghiệp

Theo tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD: Đầu tư trực tiếp được thực

hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt

là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh

Trang 9

nghiệp nói trên bằng cách: (i) Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; (ii) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; (iii) Tham gia vào một doanh nghiệp mới; (iv) Cấp tín dụng dài hạn (> 5 năm), (v) Quyền kiểm soát: nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên (PGS.TS Vũ Chí Lộc, 2012)

Khái niệm của OECD về cơ bản cũng giống khái niệm của IMF về đầu tư trực tiếp nước ngoài, đó là cũng thiết lập các mối quan hệ lâu dài (tương tự với việc theo đuổi lợi ích lâu dài trong khái niệm của IMF), và tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp Tuy nhiên, khái niệm của OECD chỉ ra cụ thể hơn các cách thức để đầu tư tạo ảnh hưởng đối với hoạt động quản lý của doanh nghiệp, đó là:

Hoặc thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư

Hoặc mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có (M&A)

Hoặc tham gia vào một doanh nghiệp mới

Cấp tín dụng dài hạn (>5 năm): là hoạt động cấp tín dụng của công ty mẹ dành cho công ty con với thời hạn >5 năm cũng được coi là hoạt động FDI

Về quyền kiểm soát doanh nghiệp FDI, OECD quy định rõ là từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên

Hai định nghĩa trên nhấn mạnh đến mục tiêu thực hiện các lợi ích dài hạn của

chủ đầu tư nước ngoài Mục tiêu dài hạn đòi hỏi nhà đầu tư và doanh nghiệp nhận đầu tư phải có mối quan hệ lâu dài và nhà đầu tư có mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lý doanh nghiệp

Theo tổ chức thương mại thế giới WTO: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy

ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có một tài sản ở nước khác (nước nhận đầu tư) cùng với quyền kiểm soát tài sản đó Quyền kiểm soát là dấu hiệu để phân biệt FDI với các hoạt động đầu tư khác (PGS.TS Vũ Chí Lộc, 2012) Theo khái niệm này thì hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là chủ đầu tư có tài sản tại nước nhận đầu tư và có quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp FDI bằng cách góp một lượng vốn tối thiểu để có thể phân biệt với các hình thức đầu tư khác

Trang 10

Tại Việt Nam, khái niệm về FDI cũng được đề cập tại Luật Đầu tư nước ngoài

năm 1996: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt

Nam vốn bằng tiền hoặc bằng bất kỳ tài sản nào để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của luật này (Luật đầu tư nước ngoài, 1996)

Theo khái niệm này, thì Việt Nam đứng dưới góc độ là nước nhận đầu tư,

được nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào để tiến hành hoạt động đầu tư Khái niệm chưa đề cập đến hoạt động đầu tư nước ngoài của nhà đầu tư nước ta

Luật đầu tư 2005 tại Việt Nam, luật này có đưa ra khái niệm về “đầu tư”, “đầu

tư trực tiếp” và “đầu tư nước ngoài”, tuy nhiên, không đưa ra khái niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài” Từ những khái niệm đưa ra đó ta cũng có thể hiểu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư

và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan (Luật đầu tư, 2005)

Theo khái niệm của luật này, góc nhìn của Việt Nam về FDI đã đầy đủ hơn,

bao gồm cả FDI vào Việt Nam và FDI của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài

Như vậy, có thể hiểu khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: đầu tư

trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát

dự án đó, trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý… để đạt mục đích thu lợi nhuận Với cách hiểu khái niệm FDI như trên ta có thể thấy các hoạt động FDI có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, về vốn góp: Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ

vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tuỳ theo quy định của mỗi nước nhận đầu tư để họ có quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đầu tư Tỷ lệ này không giống nhau ở các nước Luật của Mỹ quy định tỷ lệ này là 10%, Anh và Pháp là 20% Còn theo tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển OECD (1996), thì tỷ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết của doanh nghiệp (PGS.TS Vũ Chí Lộc, 2012) Luật đầu tư Việt Nam 2005 thì chưa quy định rõ về tỷ lệ vốn góp

Trang 11

Dựa vào tỷ lệ vốn góp để các bên phân chia quyền, nghĩa vụ, cũng như lợi nhuận và rủi ro của doanh nghiệp

Thứ hai, về quyền điều hành, quản lý doanh nghiệp: điều này phụ thuộc vào

tỷ lệ góp vốn của chủ đầu tư Nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% thì quyền điều hành toàn bộ thuộc về họ, có thể trực tiếp hoặc thuê người quản lý doanh nghiệp Đồng thời, quyết định sản xuất kinh doanh và chịu các khoản lỗ, lãi (Nguyễn Tiến Quyết, 2010)

Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

mà họ bỏ vốn đầu tư

Thứ ba, phân chia lợi nhuận: FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích

chính là tìm kiếm lợi nhuận Việc phân chia lợi nhuận phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định sau khi đã trừ các khoản đóng góp với nước chủ nhà và các khoản nợ khác (Nguyễn Tiến Quyết, 2010)

Thứ tư, FDI thường kèm chuyển giao công nghệ: các nước nhận đầu tư

thường được đầu tư thông qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kỹ thuật, cán bộ,… vào nước mình để thực hiện dự án đầu tư (PGS.TS

Vũ Chí Lộc, 2012)

Có thể nói, FDI là hoạt động tất yếu, khách quan đối với phía chủ đầu tư cũng như đối với nước tiếp nhận đầu tư Về phía chủ đầu tư, thường là các công ty đa quốc gia thuộc các nền kinh tế phát triển trên thế giới, các nền kinh tế mới nổi, do yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh, tìm kiếm lợi nhuận trong khi chịu tác động bởi tỷ suất lợi nhuận giảm dần, các công ty phải tận dụng nguồn vốn sẵn có của mình để đầu tư ra các nước khác, mở rộng thị trường để tìm kiếm lợi nhuận Họ trở thành nguồn cung cấp vốn cho thị trường thế giới Về phía nước tiếp nhận đầu tư, họ thường là các nước đang phát triển, thu nhập cũng như tích lũy còn thấp Phần lớn thu nhập nhằm để đảm bảo mức tiêu dùng tối thiểu

do đó phần dành cho tiết kiệm rất nhỏ Trong khi các nước này cần một khoản đầu

tư lớn để có thể đầu tư phát triển đất nước Mặt khác, các nước này chủ yếu là những nước chưa phát triển nên chủ yếu xuất khẩu mặt hàng nguyên liệu sơ, trong khi phải nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại có giá trị cao ở nước ngoài dẫn

Trang 12

đến tình trạng nhập siêu lớn Vì thế, việc du nhập tư bản nước ngoài là một yếu tố tất yếu

1.1.2 Các hình thức FDI

Trên thế giới có nhiều cách phân loại khác nhau về FDI, tuy nhiên, phổ biến hiện nay là phân loại theo 2 tiêu chí: theo cách thức xâm nhập và theo hình thức pháp lý

Thứ nhất, theo cách thức thâm nhập:

Theo tiêu chí này FDI được chia thành hai hình thức:

Đầu tư mới (Greenfield investment): Chủ đầu tư nước ngoài góp vốn để xây

dựng một cơ sở sản xuất, kinh doanh mới tại nước nhận đầu tư Hình thức đầu tư này thường được các nước nhận đầu tư đánh giá cao vì nó có khả năng tăng thêm vốn, tạo thêm việc làm và giá trị gia tăng cho nước nhận đầu tư (PGS.TS Vũ Chí Lộc, 2012)

Mua lại và sáp nhập (M&A): Chủ đầu tư nước ngoài mua lại, sáp nhập hoặc

hợp nhất một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có ở nước nhận đầu tư Theo quy định của Luật cạnh tranh được Quốc Hội Việt Nam thông qua tháng 12/2004 và có hiệu lực ngày 1/7/2005 Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất (Luật cạnh tranh, 2005) FDI chủ yếu được diễn ra dưới hình thức M&A bởi vì với hình thức đầu tư này chi phí đầu tư thường thấp và cho phép chủ đầu tư tiếp cận thị trường nhanh hơn

Thứ hai, theo hình thức pháp lý:

Tùy theo quy định của pháp luật từng nước nhận đầu mà FDI có thể được tiến hành dưới các dạng hình thức pháp lý khác nhau Có các hình thức pháp lý chủ yếu là:

Trang 13

Hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là hình thức đầu tư trực tiếp trong đó hợp

đồng hợp tác kinh doanh được ký kết giữa hai hay nhiều bên (gọi là các bên hợp tác kinh doanh) để tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh ở nước nhận đầu tư trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không cần thành lập pháp nhân mới Hình thức FDI này có sự tham gia của

cả chủ đầu tư của nước nhận đầu tư và chủ đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài Đặc điểm của hình thức này không làm hình thành một công ty hay một xí nghiệp mới Mỗi bên vẫn hoạt động với tư cách pháp nhân độc lập của mình và thực hiện các nghĩa vụ của mình trước nhà nước Hình thức này thường được áp dụng đối với một số ngành kinh tế đặc biệt như dầu khí, viễn thông,… hoặc chỉ áp dụng khi chủ đầu tư nước ngoài thâm nhập vào một thị trường mới, chưa hiểu rõ (PGS.TS Vũ Chí Lộc, 2012)

Doanh nghiệp liên doanh: Đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua

đó pháp nhân mới được thành lập gọi là doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp mới này do hai hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại nước chủ nhà trên cơ sở hợp đồng liên doanh Hình thức FDI này có các đặc trưng: pháp nhân mới được thành lập theo hình thức công ty, có tư cách pháp nhân theo pháp luật của nước chủ nhà Mỗi bên tham gia vào doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân riêng.Nhưng doanh nghiệp liên doanh là một pháp nhân độc lập với các bên tham gia.Khi các bên

đó đóng góp đủ số vốn đã quy định vào liên doanh thì dù một bên có phá sản, doanh nghiệp liên doanh vẫn tồn tại Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm với bên kia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn góp của mình vào vốn pháp định (PGS.TS Vũ Chí Lộc, 2012)

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà

đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài bỏ toàn bộ vốn góp để thành lập tại nước nhận đầu tư, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Khác với hai hình thức trên, hình thức FDI này không có sự tham gia của bên nước nhận đầu tư Hình thức này cũng thành lập doanh nghiệp mới và có tư cách pháp nhân cũng giống như hình thức liên doanh.Ở Việt Nam thì hình thức doanh nghiệp này vẫn chịu sự điều chỉnh của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp Việt Nam (PGS.TS Vũ Chí Lộc, 2012)

Trang 14

Ngoài ba hình thức cơ bản trên, theo nhu cầu đầu tư về hạ tầng, các công trình xây dựng, theo Nguyễn Tiến Quyết (2010) còn có hình thức:

Hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (BOT): là một phương thức

đầu tư trực tiếp được thực hiện trên cơ sở văn bản được ký kết giữa nhà đầu tư nước ngoài (có thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài) với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nước chủ nhà Hình thức BOT thường được thực hiện bằng 100% vốn nước ngoài, cũng có thể được thực hiện bằng vốn nước ngoài và phần vốn góp của chính phủ hoặc các tổ chức, cá nhân của nước chủ nhà Nhà đầu tư nước ngoài có toàn quyền

tổ chức xây dựng, kinh doanh công trình trong một thời gian đủ thu hồi vốn đầu tư

và có lợi nhuận hợp lý, sau đó có nghĩa vụ chuyển giao cho nước chủ nhà mà không

được bồi hoàn bất kỳ khoản tiền nào

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao – kinh doanh (BTO): là hình thức đầu tư

dựa trên văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình cho nước chủ nhà Nước chủ nhà có thể sẽ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao: là một phương thức đầu tư nước ngoài trên

cơ sở văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà Chính phủ nước chủ nhà tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý

Ngoài các hình thức kể trên, ở một số nước, nhằm tạo điều kiện cho việc thu hút nguồn vốn FDI từ nước ngoài, đa dạng hóa nguồn vốn FDI, còn có một số hình thức FDI như: thành lập công ty quản lý vốn, thành lập văn phòng đại diện, hoặc chi nhánh công ty tại nước chủ nhà Có thể thấy, mỗi hình thức đầu tư FDI đều có những hấp dẫn riêng đối với chủ đầu tư, vì thế, đa hạng hóa hình thức đầu tư góp phần thu hút cả về số lượng cũng như về chất lượng của các dự án đầu tư

Trang 15

1.1.3 Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư

Đối với nước nhận đầu tư, FDI có những tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, thu hút công nghệ tiên tiến, cũng như góp phần nâng cao mối quan hệ kinh tế quốc tế

vốn tích luỹ trong nước và vốn nước ngoài Theo lý thuyết “cái vòng luẩn quẩn” và

“cú huých” từ bên ngoài của Samuelson, đa số các nước đang phát triển đều thiếu

vốn, thu nhập của họ chỉ đủ để người dân sống ở mức tối thiểu, không có tích lũy vốn (Nguyễn Tiến Quyết, 2010)

Vì vậy, vốn tích lũy trong nước là không có hoặc có rất ít, để phát triển, tăng trưởng kinh tế thì thu hút nguồn vốn từ nước ngoài là tất yếu Trong các nguồn vốn nước ngoài thì nguồn vốn FDI được đánh giá là rất quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư của các nước đang và chậm phát triển Nguồn vốn FDI không chỉ dừng lại là đồng vốn trực tiếp đưa vào mà nó còn khơi dậy, sử dụng các nguồn lực trong nước cùng vận hành như đất đai, tài nguyên, vốn của các doanh nghiệp trong nước trực tiếp tham gia đầu tư FDI kéo theo hoạt động các doanh nghiệp trong nước như xây dựng, vận tải, cung ứng, dịch vụ,…

Cán cân thanh toán có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của nước đang phát triển, là một chỉ tiêu mà các nhà hoạch định chính sách luôn theo dõi chặt chẽ Hoạt động đầu tư nước ngoài với tính chất là nguồn vốn đầu tư ổn định đã góp phần quan trọng duy trì, cải thiện cán cân thanh toán thông qua hoạt động xuất khẩu

và thay thế nhập khẩu Xuất khẩu được đẩy mạnh sẽ mang lại nguồn thu ngoại tệ cho nước tiếp nhận đầu tư, đồng thời các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào sản xuất những mặt hàng mà nước tiếp nhận đầu tư trước đây chưa có khả năng sản xuất

đó giúp cho nước này không phải nhập khẩu những hàng hóa đó, giảm lượng ngoại

tệ phải thanh toán và dẫn đến cải thiện cán cân thanh toán

Trang 16

Thứ hai, FDI góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và đào tạo nguồn nhân lực:

FDI giúp các nước đang và chậm phát triển tận dụng được nguồn lao động dồi dào Khu vực có vốn đầu tư FDI thu hút số lượng lớn lao động của nước chủ nhà, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt trong lĩnh vực chế tạo FDI cũng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực quản lý, trình độ công nghệ Nhờ vào nguồn vốn FDI, các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận, học hỏi, đúc kết được nhiều kinh nghiệm như: xây dựng và đánh giá dự án, tổ chức

và điều hành doanh nghiệp, quản lý tài chính, quản lý công nghệ, nghiên cứu thị trường, tổ chức mạng lưới dịch vụ,… Đồng thời đã tạo cho lao động nước nhận đầu

tư có điều kiện được đào tạo nâng cao tay nghề, tiếp cận với kỹ năng, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến ngay tại doanh nghiệp hoặc gửi đi đào tạo ở nước ngoài Thu hút vốn FDI, đồng nghĩa với nó là giải quyết việc làm cho người lao động Thậm chí, đối với một số nước có dân số lớn, thu hút FDI được coi là giải pháp cơ bản trong chiến lược giải quyết việc làm cho người lao động Thông qua làm việc trong các doanh nghiệp có vốn FDI, nhờ việc tiếp cận với máy móc, thiết

bị mới, công nghệ hiện đại mà người lao động có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, kỷ luật lao động, phương thức sản xuất tiên tiến (Nguyễn Tiến Quyết, 2010)

Thứ ba, FDI góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ:

Các nước đang phát triển không những thiếu về nguồn vốn để phát triển đất nước thì còn có nhu cầu rất lớn về công nghệ hiện đại Công nghệ trong nước của các nước này thường đã lỗi thời, lạc hậu, không còn phù hợp với sự phát triển như

vũ bão của nền công nghệ thế giới Để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao hiệu quả đầu tư, các nhà đầu tư về nguyên tắc đều phải trang bị các loại máy móc thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại Vì thế, không còn cách nào khác là các quốc gia này phải nhập khẩu các trang thiết bị, máy móc, công nghệ hiện đại từ nước ngoài Tuy nhiên, nguồn vốn trong nước rất hạn chế không cho phép các nước này nhập khẩu được nhiều công nghệ Kinh nghiệm của các nước công nghiệp mới (NICs) cho thấy, đầu tư FDI là một trong những giải pháp nhanh nhất để nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ, quản lý, sớm tiếp cận với

Trang 17

những thành tựu khoa học mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh (Nguyễn Tiến Quyết, 2010)

FDI không chỉ cung cấp công nghệ cho các nước qua con đường chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào mà còn tạo lập, xây dựng các cơ sở nghiên cứu và phát triển, đào tạo đội ngũ cán bộ để phục vụ cho các dự án đầu tư

Thứ tư, FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng hợp tác quốc tế:

FDI thể hiện rõ nét trong việc góp phần phát triển kinh tế đối ngoại, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Đối với các nước đang phát triển, việc thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường quốc tế là việc làm vô cùng khó khăn do chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn hàng ít, chất lượng hàng hóa chưa thực sự tốt, chưa đảm bảo yêu cầu của khách hàng Bởi vậy, để mở rộng thị trường, có thể thông qua chủ đầu tư để tiêu thụ sản phẩm Mặt khác, các dự án FDI tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế hơn nên sẽ dễ dàng thâm nhập vào thị trường thế giới Ngoài ra, doanh nghiệp FDI có thể sử dụng kinh nghiệm, uy tín của chủ đầu tư nước ngoài để bán sản phẩm, thâm nhập, mở rộng thị trường thế giới Như vậy, FDI vừa làm tăng năng lực xuất khẩu, vừa mở rộng thị trường xuất khẩu cho nước nhận đầu tư Ở nhiều nước, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngách xuất khẩu của cả nước

FDI đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết giữa nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư, làm cho quá trình phân công lao động quốc tế diễn ra theo chiều sâu Quan hệ đầu tư FDI góp phần thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển Việc đảm bảo hoạt động của các dự án FDI đạt hiệu quả là cơ sở để thu hút các nguồn vốn nước ngoài khác như: ODA, FPI, tín dụng quốc tế, … Ngày nay, cùng với sự hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, các quốc gia đưa ra những chính sách, cam kết nhằm tự do hóa đầu tư gắn với tự do hóa thương mại để tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại nước mình (Nguyễn Tiến Quyết, 2010)

Thứ năm, FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư:

Cơ cấu kinh tế của một quốc gia là cấu trúc của nền kinh tế Đứng trên góc độ

Trang 18

khác nhau, người ta có thể chia cơ cấu kinh tế thành: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế Ta có thể thấy, FDI có ảnh hưởng đến cả

ba góc độ cơ cấu kinh tế trên, đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế FDI chủ yếu được tiến hành bởi các TNCs và thường tập trung vào các ngành công nghiệp và dịch vụ

Vì thế, FDI góp phần thay đổi cơ cấu ngành kinh tế, giảm tỷ trọng trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng trong ngành công nghiệp và dịch vụ Mặt khác, cơ cấu ngành đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định cơ cấu kinh tế của các loại hình cơ cấu khác, vì vậy thay đổi cơ cấu ngành kinh tế sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của một quốc gia (Nguyễn Tiến Quyết, 2010) FDI đóng góp trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế của nước nhận đầu tư, cụ thể như sau:

Chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp hiện đại

và tiếp đến là dịch vụ

Chuyển đổi bên trong ngành sản xuất công nghiệp, từ sử dụng máy móc, thiết

bị lạc hậu, chủ yếu là sử dụng lao động chân tay sang nền công nghiệp hiện đại với công nghệ tiên tiến, tiết kiệm sức lao động hơn

Thay đổi cơ cấu bên trong mỗi lĩnh vực sản xuất, từ sử dụng những công nghệ lâu đời, lạc hậu, giá trị hàng hóa và dịch vụ có hàm lượng công nghệ thấp, sang ngành sản xuất có công nghệ tiên tiến, hàm lượng công nghệ trong sản phẩm cao hơn

Tác động tiêu cực:

Bên cạnh những mặt tích cực mang lại, FDI cũng gây ra một số mặt bất lợi cho nước nhận đầu tư, cụ thể như:

Về nguồn lực: Các doanh nghiệp FDI có thể cung cấp rất ít hoặc cung cấp

những nguồn lực không phù hợp với thị trường nước tiếp nhận đầu tư, tạo ra những khó khăn trong việc tiến hành hoạt động FDI Nếu đưa nguồn lực lao động nước ngoài vào nước chủ nhà cũng có thể gây ra những ảnh hưởng về chính trị - xã hội tại nước chủ nhà

Năng lực kinh doanh: Về phương thức quản lý và thói quen làm việc nước

ngoài có thể không thích nghi với môi trường làm việc tại nước nhận đầu tư, hoặc cũng có thể làm thay đổi văn hóa kinh doanh tại các địa phương Đôi khi, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thực hiện chính sách cạnh tranh bằng con đường bán

Trang 19

phá giá, chịu lỗ trong giai đoạn đầu và các hình thức cạnh tranh không bình đẳng khác để loại trừ đối thủ cạnh tranh, độc chiếm, khống chế thị trường, lấn át các doanh nghiệp trong nước, làm cho một ngành hoặc một số ngành sản xuất trong nước không phát triển được

Chuyển giao công nghệ: Với hoạt động chuyển giao công nghệ, các công ty

nước ngoài có thể trợ giúp cho sự phát triển kinh tế của nước nhận đầu tư, nhưng cũng có thể làm cho nước đó phụ thuộc vào sự vận động của dòng công nghệ nước ngoài Bên cạnh đó, công nghệ được chuyển giao cho các nước đang phát triển có thể là những công nghệ không phù hợp, đã lạc hậu và thuộc các ngành gây ô nhiễm môi trường

Doanh thu thuế: Các nhà đầu tư nước ngoài thường sử dụng lợi thế của mình

đối với doanh nghiệp nước tiếp nhận trong trường hơp liên doanh để thực hiện biện pháp “chuyển giá” thông qua cung ứng nguyên vật liệu, chi tiết, linh kiện, sản phẩm

dở dang với giá cao, thu lợi ngay từ khâu này làm cho giá sản phẩm cao một cách giả tạo, giảm lợi nhuận, thậm chí “lỗ giả, lãi thật” gây thiệt hại cho người tiêu dùng

và giảm thu ngân sách của nước sở tại

Gây mất cân đối trong đầu tư: Việc sử dụng FDI không tính toán trước có thể

dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động và sử dụng tối đa vốn trong nước, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư (giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài); có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn nước ngoài, vào nhà đầu tư nước ngoài (kể cả bí quyết kỹ thuật, công nghệ, đầu mối cung cấp vật tư, nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm) Do đó, nếu tỷ trọng FDI chiếm quá lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển thì tính độc lập tự chủ bị ảnh hưởng, nền kinh tế phát triển có tính lệ thuộc bên ngoài, thiếu vững chắc, nhất là khi dòng vốn FDI có sự biến động, giảm

sút lớn

Chính trị, văn hóa, xã hội: Thông qua sức mạnh hơn hẳn về tiềm lực tài chính,

các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, các công ty xuyên quốc gia có khả năng gây

ra một số ảnh hưởng bất lợi về kinh tế, chính trị, xã hội như làm tăng chênh lệch về thu nhập, làm gia tăng sự phân hóa trong các tầng lớp nhân dân, tăng mức độ chênh lệch phát triển trong một số vùng hoặc giữa cụm vùng Ngoài ra việc đầu tư tràn lan, kém hiệu quả sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên thiên nhiên và sự

Trang 20

gia tăng của ô nhiễm môi trường

Những tác động tích cực và tiêu cực mà đầu tư nước ngoài mang lại cho nước nhận đầu tư cũng là vấn đề nhiều tranh cãi Xét trên góc độ lý thuyết thuần túy khó

có thể khẳng định được loại tác động nào chiếm ưu thế mà tùy thuộc vào sự thay đổi của tình hình kinh tế thế giới, khu vực, cũng như từng nước Nếu như vào những năm của thập niên 70, nhiều nước đang phát triển cho rằng tác động tiêu cực của FDI nhiều hơn tác động tích cực của nó, thì hiện nay, qua lợi ích kinh tế mà FDI mang lại đã cho thấy vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế ở các nước này Kinh nghiệm cho thấy, nếu có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, hoạch định những chính sách phù hợp thì nước tiếp nhận đầu tư hoàn toàn có thể giảm thiểu, hạn chế những mặt bất lợi mà FDI gây ra, xử lý hài hòa giữa lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài và lợi ích quốc gia, tạo ra lợi ích tổng thể, sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI để phát triển kinh tế - xã hội theo những mục tiêu, định hướng phát triển của đất nước

1.2 Khái quát chung về khu công nghiệp

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của khu công nghiệp

Khu công nghiệp đã được hình thành và phát triển từ rất lâu ở các nước tư bản phát triển, nó được hình thành vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Khu công nghiệp đầu tiên được thành lập năm 1896 ở Manchester (Anh) và vùng công nghiệp Clearing Chicago (Mỹ) Năm 1940, Ý thành lập khu công nghiệp ở Napoli Ngày nay, ở nhiều quốc gia, các khu vực trên thế giới, khu công nghiệp, khu chế xuất được phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau

Khu công nghiệp đầu tiên ở nước ta là KCN Tân Thuận được thành lập năm

1991, đã đánh dấu một bước phát triển mới của mô hình phát triển công nghiệp nước ta

Hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều khái niệm về khu công nghiệp Tùy thuộc vào điều kiện của từng nước mà đưa ra khái niệm khác nhau

Theo NIZC (The National Industrial Zoning Committee), định nghĩa khu công

nghiệp như sau: Khu công nghiệp là một vùng đất mà sự kiểm soát và quản lý được giao cho một cơ quan duy nhất, phù hợp cho mục đích công nghiệp, nhờ vị trí địa

lý, quy hoạch thích hợp và sự sẵn có của các tiện ích và khả năng tiếp cận với giao thông vận tải Việc sử dụng được cho phép được quy định bởi giới hạn bảo vệ tối

Trang 21

thiểu, bao gồm kích thước của địa điểm, bãi đậu xe và các quy định tải, và đường xây dựng chướng ngại vật từ phía trước, phía bên và bãi phía sau Bãi sân trước và mặt tiếp giáp với đường phố sẽ được chỉnh sửa cho phù hợp với tiêu chuẩn kế hoạch đặt ra cho khu đất Tất cả các yêu cầu này nhằm tương thích với cộng đồng và việc

sử dụng đất xung quanh theo kế hoạch nhằm cho phép một nhóm công nghiệp hoạt động trong khu vực một cách hiệu quả (James T Walters, 1998)

Ngoài khái niệm trên, tùy theo từng quốc gia mà có khái niệm khác nhau về khu công nghiệp như:

Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ rộng lớn có nền tảng là sản xuất công nghiệp đan xen với nhiều hoạt động dịch vụ, kể cả dịch vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ sinh hoạt, vui chơi, giải trí, khu thương mại, văn phòng, nhà ở,… Về thực chất mô hình này là khu hành chính kinh tế đặc biệt như KCN Batam (Indonexia), các khu công nghiệp ở Đài Loan, Trung Quốc và một số nước Tây Âu (Nguyễn Thị Vân Anh, 2010)

Khu công nghiệp là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống Khái niệm này được sử dụng phổ biến ở một số nước như Malayxia, Indonexia, Thái Lan, Đài Loan với việc hình thành nhiều khu công nghiệp với quy

mô khác nhau (Nguyễn Thị Vân Anh, 2010)

Theo Quy chế KCN, KCX, KCNC ban hành kèm theo Nghị định 36/CP của

Chính phủ ngày 24/4/1997: Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp

chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất

Theo khái niệm trên, khu công nghiệp là khu được quy hoạch tập chung, không có dân cư sinh sống, được thành lập theo quyết định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ Trong khu công nghiệp chủ yếu là thực hiện các loại hình sản xuất, dịch vụ liên quan đến công nghiệp

Khái niệm nêu rõ trong khu công nghiệp có doanh nghiệp chế xuất Mà theo

Khoản 21 điều 3 Luật đầu tư 2005, khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản

Trang 22

xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoặt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ Theo định nghĩa thì khu chế xuất chính là một dạng đặc biệt của khu công nghiệp, nó có thể nằm trong khu công nghiệp

Theo khoản 20 điều 3 Luật đầu tư 2005: Khu công nghiệp là khu chuyên sản

xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ

Nghị định 29/2008/NĐ - CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định: Khu

công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này

Từ các khái niệm trên và thực tế phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam,

có thể hiểu một cách tổng quát về khu công nghiệp như sau: Khu công nghiệp là

khu vực lãnh thổ có ranh giới địa lý xác định, có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật -

xã hội đồng bộ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà ở và các điều kiện sinh hoạt của người lao động và các tiêu chuẩn về môi trường; là nơi tập trung các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất công nghiệp (bao gồm cả sản xuất hàng công nghiệp với công nghệ cao và chuyên sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu), dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp (dịch vụ xuất nhập khẩu, hoạt động thương mại, tín dụng, ngân hàng, bưu chính viễn thụng…); nằm trong danh mục quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt, được cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư quyết định thành lập theo quy định của pháp luật

về đầu tư và quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất của Chính phủ

Qua việc tìm hiểu về khái niệm của khu công nghiệp, theo Bùi Ngọc Cường (Giáo trình luật đầu tư trường đại học luật Hà Nội, 2006) ta có thể rút ra một số đặc điểm của khu công nghiệp như sau:

Thứ nhất, về không gian: là khu vực ranh giới có địa lý xác định, phân biệt

với các vùng lãnh thổ khác và thường không có dân cư sống

Các khu công nghiệp thường được xác định ranh giới cụ thể bằng hệ thống hàng rào khu công nghiệp, phân biệt với vùng còn lại thuộc lãnh thổ quốc gia Mọi hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bên trong hàng rào đó không chỉ được điều

Trang 23

chỉnh bởi hệ thống pháp luật hiện hành mà còn phải tuân thủ theo quy chế pháp lý riêng dành cho khu công nghiệp và được hưởng nhiều ưu đãi Toàn bộ cơ sở hạ tầng được xây dựng để phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp và hoạt động cung ứng dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp trong khu công nghiệp

Thứ hai, về quy mô: Tập trung tương đối nhiều xí nghiệp công nghiệp trên

một khu vực có ranh giới rõ ràng, sử dụng chung kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội Khu công nghiệp là nơi Chính phủ cho phép xây dựng chung một kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất tại đó Trong khu công nghiệp thì tập trung nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp sản xuất hàng hóa công nghiệp

Thứ ba, về sản phẩm: Sản phẩm của các nhà máy, xí nghiệp trong khu công

nghiệp dành chủ yếu cho thị trường thế giới, đối tượng chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu Trong khu công nghiệp cũng nhập khẩu nhiều linh kiện, máy móc nước ngoài nhằm tạo điều kiện cho sản xuất phát triển Tuy nhiên để tăng thu ngoại tệ bằng cách giảm tối đa việc nhập khẩu máy móc, thiết bị hàng hoá tiêu dùng

Thứ tư, về quản lí và tổ chức sản xuất: Các xí nghiệp trong khu công nghiệp

được hưởng quy chế quản lí riêng, có ưu đãi, với ban quản lí thống nhất Về phía các xí nghiệp, khả năng hợp tác sản xuất phụ thuộc vào việc tự liên kết với nhau của từng doanh nghiệp Còn việc quản lí nhà nước được thể hiện ở chỗ nhà nước chỉ quy định những ngành được khuyến khích phát triển, và những ngành không được phép đặt trong khu công nghiệp tập trung vì các lý do nhất định như: môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng Mọi hoạt động kinh tế trong khu công nghiệp trực tiếp chịu sự chi phối của cơ chế thị trường và diễn biến của thị trường quốc tế Bởi vậy cơ chế quản lí trong khu công nghiệp lấy điều tiết của thị trường làm chính

Thứ năm, chính sách ưu đãi: Các xí nghiệp trong khu công nghiệp được

hưởng quy chế ưu đãi riêng như: Về mức thuế ưu đãi, giá cả thuê mướn mặt bằng sản xuất, thuế thu nhập như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính Có chính sách kinh tế đặc thù ưu tiên tạo môi trường đầu tư thụân lợi, hấp dẫn nhằm thu hót đầu tư nước ngoài

Thứ sáu, nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng: Chủ yếu là nguồn vốn thu hút

đầu tư tư nước ngoài hay các tổ chức cá nhân trong nước

Trang 24

Thứ bảy, mô hình phát triển: Khu công nghiệp là mô hình tổng hợp phát triển

kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại song song; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới các hình thức hợp đồng, hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, ngoài ra cũng có cả doanh nghiệp 100% vốn trong nước

1.2.2 Phân loại khu công nghiệp

Thực tiễn phát triển kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu hóa, cùng với điều kiện cụ thể của từng quốc gia, ngày nay có nhiều mô hình khu công nghiệp khác nhau Theo Đinh Hoàng Dũng (2011) có thể phân loại các khu công nghiệp theo các tiêu chí sau:

Theo tính chất ngành nghề:

Theo tiêu chí này thì khu công nghiệp được chia thành 3 loại sau:

Thứ nhất, khu công nghiệp chuyên ngành: Được hình thành từ các xí nghiệp

công nghiệp cùng một ngành hoặc một số ít ngành công nghiệp khác nhau nhưng cùng sản xuất ra một số loại sản phẩm, chủ yếu hình thành từ các ngành chủ đạo như: hoá chất - hoá dầu, điện tử - tin học, vật liệu xây dựng, chế tạo và lắp ráp cơ khí

Thứ hai, khu công nghiệp đa ngành: Gồm nhiều xí nghiệp thuộc nhiều ngành

công nghiệp khác nhau Khu công nghiệp đa ngành cho phép thoả mãn được yêu cầu về lãnh thổ cho sản xuất công nghiệp, song trong quy hoạch xây dựng cần lưu ý vấn đề nhóm môi trường nhằm hạn chế tác động ảnh hưởng xấu giữa các xí nghiệp khác nhau, tiết kiệm đầu tư hạ tầng

Thứ ba, khu công nghiệp sinh thái: Là mô hình mang tính cộng sinh công

nghiệp Các ngành công nghiệp được lựa chọn sao cho các nhà máy có mối liên hệ với nhau, hỗ trợ và tương tác với nhau tạo nên môi trường sạch và bền vững Với

mô hình này thì phế liệu của nhà máy này có thể làm nguyên liệu cho nhà máy kia hoặc sản phẩm của nhà máy này sẽ là nguyên liệu, vật tư của nhà máy kia

Theo quy mô diện tích:

Phân loại theo tiêu chí này, phụ thuộc vào quan điểm của từng nước, chủ yếu

để phục vụ cho việc xếp hạng khu công nghiệp Thông thường có 4 loại là: khu công nghiệp nhỏ, trung bình, lớn và rất lớn

Trang 25

Theo các điều kiện hình thành:

Theo cách phân loại này có: các khu công nghiệp thành lập mới, khu công nghiệp nâng cấp mở rộng và khu công nghiệp di dời tập trung

Theo đặc điểm và cấp quản lý:

Theo tiêu chí này có 3 loại:

Một là khu công nghiệp do Chính phủ quyết định thành lập

Hai là khu công nghiệp do UBND tỉnh, thành phố quyết định thành lập

Ba là khu công nghiệp do UBND huyện, thị quyết định thành lập

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào khu công nghiệp

Thứ nhất, môi trường chính trị xã hội:

Môi trường chính trị xã hội biểu hiện ở các điểm chính là cục diện chính trị ổn định, an ninh xã hội tốt, chính sách cởi mở, quan hệ quốc tế tốt đẹp, đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tư Với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo về vốn, tài sản và tính mạng, các nhà đầu tư không thể an tâm đầu tư ở một khu công nghiệp của quốc gia, địa phương không ổn định chính trị, có chiến tranh, rối loạn trật tự xã hội hoặc có chính sách, luật pháp thay đổi tùy tiện bất lợi, thiếu thiện ý, bình đẳng đối với người nước ngoài

Nhiều quốc gia trên thế giới với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, thị trường rộng lớn, tuy nhiên, chính trị bất ổn đã làm cho quốc gia đó thu hút được rất ít nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào các khu công nghiệp, mặc dù nhà nước luôn tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài với những chính ưu đãi về thuế cũng như thủ tục đầu tư nhanh chóng Điển hình như khi sự kiện Thiên An Môn xảy ra, phải mấy năm sau Trung Quốc mới thu hút được các nhà đầu tư Hoặc ở Nga, mặc

dù là một thị trường rộng lớn, giàu tiềm năng nhưng trong những năm bất ổn chính trị từ 1986 đến 1993 chỉ thu hút được 2,7 tỷ USD đầu tư nước ngoài Trong khi các nước có nền chính trị ổn định như Singapore, Malaysia, Việt Nam… thì dòng vốn FDI chảy vào ngày càng nhiều vào các khu công nghiệp, cùng với đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao Vì vậy, yếu tố về môi trường chính trị xã hội là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất để các nhà đầu tư nước ngoài xem xét có nên đầu tư vào

khu công nghiệp của một quốc gia hay không ( Đặng Thị Lý, 2009)

Trang 26

lý, sự can thiệp của cơ quan Nhà nước ở mức tối thiểu, các thủ tục hành chính đơn giản, nhanh và có hiệu quả Luật pháp và chính sách không chỉ xuất phát từ ý muốn chủ quan và những điều kiện cụ thể về kinh tế xã hội của nước chủ nhà, mà còn phải tính đến thông lệ quốc tế vì môi trường pháp lý chung của các nước trong khu vực Tính hấp dẫn và tích cực của hệ thống pháp luật không đơn thuần là ưu đãi tài chính mà ở cơ chế quản lý, chính sách chung và sự phù hợp với luật chơi chung của thế giới

Chính vì vậy mà Nhà nước cần xây dựng không chỉ là những cơ chế chính sách, pháp luật trong khu công nghiệp một cách ưu đãi mà còn phải phát triển hệ thống thông tin, dịch vụ tư vấn pháp luật chuẩn xác, trung thực, giúp cho nhà đầu tư nước ngoài yên tâm khi đầu tư vào khu công nghiệp Cùng với những chính sách ưu đãi dành cho nhà đầu tư nước ngoài trong khu công nghiệp, thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện là một khâu vô cùng quan trọng Để thực hiện được điều này cần xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc và chế độ khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh ( Đặng Thị

Lý, 2009)

Có thể nói, cơ chế chính sách và thủ tục hành chính là yếu tố cốt lõi quyết định đầu tư vào khu công nghiệp của nhà đầu tư nước ngoài

Thứ ba, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội:

Khi nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một khu công nghiệp thì cơ sở hạ tầng

kỹ thuật là một yếu tố quan trọng để họ quyết định đầu tư Thay vì việc bỏ vốn của mình xây dựng cơ sở hạ tầng bên ngoài khu công nghiệp là công việc phức tạp và tốn kém thời gian, đôi khi làm lỡ cơ hội kinh doanh, thì nhà đầu tư nước ngoài

Trang 27

thường chọn đầu tư tại các khu công nghiệp với những yếu tố về hạ tầng sẵn có Nhà đầu tư chỉ việc phải trả một khoản phí gọi là phí sử dụng hạ tầng nhằm mục đích duy tu, sửa chữa, nâng cấp các công trình hạ tầng này trong suốt quá trình sử dụng Đối với việc đầu tư tại các khu công nghiệp thì nhà đầu tư không cần lo lắng đến việc bảo đảm cơ sở hạ tầng mà chỉ tập trung vào việc sản xuất kinh doanh của chính mình

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật tác động trực tiếp đến hiệu quả đầu tư Kết cấu hạ tầng đồng bộ, tiên tiến giúp giảm các chi phí, mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư từ

đó thu hút được nhiều nhà đầu tư vào khu công nghiệp hơn Kinh nghiệm nhiều quốc gia tiên tiến cho thấy, ngoài việc xây dựng trang thiết bị, công trình, đường xá,… phục vụ cho hoạt động sản xuất tại khu công nghiệp; mà nhiều dự án khu công nghiệp còn xây dựng bệnh viện, trường học ngay cạnh khu công nghiệp để cho gia đình của các nhà đầu tư thuận tiện sinh hoạt, học tập và các nhà đầu tư yên tâm làm việc Vì vậy, việc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại là điều kiện cần

để thu hút FDI vào trong một khu công nghiệp ( Đặng Thị Lý, 2009)

Thứ tư, nguồn nhân lực:

Có thể thấy, nguồn nhân lực cũng là một nhân tố quan trọng để các nhà đầu tư quyết định chọn một khu công nghiệp để đầu tư Một địa phương với nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài tới đầu tư Nguồn nhân lực ở đây không chỉ đơn thuần hiểu về số lượng, mà các nhà đầu

tư quan tâm đặc biệt tới nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, có ý thức kỷ luật lao động tốt, đặc biệt đối với những ngành kinh tế có hàm lượng tri thức cao Không phải ngẫu nhiên dòng vốn FDI dịch chuyển chủ yếu giữa 3 trung tâm kinh tế phát triển nhất là Tây Âu, Nhật Bản, Bắc Mỹ (chiếm 70%) Chỉ một số ngành công nghiệp hoặc chỉ một số công đoạn cần nhiều nhân công lao động phổ thông là đặc biệt quan tâm đến các nước đang phát triển có nguồn lao động phổ thông rẻ và dồi dào ( Đặng Thị Lý, 2009)

Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực là yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài quyết định đầu tư vào một khu công nghiệp

Thứ năm, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên:

Vị trí địa lý là một yếu tố quan trọng để nhà đầu tư quyết định có đầu tư tại

Trang 28

khu công nghiệp hay không Một khu công nghiệp với các lợi thế về giao thông, gần các khu vực kinh tế trọng điểm sẽ hấp dẫn hơn đối với chủ đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư nước ngoài sẽ giảm thiểu được chi phí vận chuyển nguyên vật liệu cũng như chi phí vận chuyển thành phẩm để cung cấp tới các thị trường khác

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cũng góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào một khu công nghiệp Một địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào sẽ giúp cho nhà đầu tư giảm chi phí về nhập khẩu nguyên vật liệu từ bên ngoài, điều kiện tư nhiên thuận lợi cho sản xuất sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài yên tâm, tập trung cho dự án đầu tư ( Đặng Thị Lý, 2009)

Tóm lại, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào là yếu tố tác động đến việc sinh lợi nhuận nên thường được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khảo sát, lựa chọn kỹ trước khi quyết định đầu tư Một

vị trí đầu tư lý tưởng cho các nhà đầu tư là vị trí đạt mọi yêu cầu về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên hoặc ít nhất cũng phải có các yếu tố cơ bản về giao thong, thị trường, mặt bằng sản xuất

Thứ sáu, công tác xúc tiến đầu tư:

Xúc tiến đầu tư là hoạt động quảng bá hình ảnh của một quốc gia, một địa phương hoặc cũng có thể là một khu vực kinh tế, khu công nghiệp đến mọi đối tác trên thế giới để họ có thể biết đến và tìm hiểu kỹ hơn về điều kiện tự nhiên, các chính sách ưu đãi, cơ sở hạ tầng,… để có thể tiến hành đầu tư vào Có thể nói đây là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng nhằm quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư trong khu công nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài Công tác xúc tiến đầu tư có thể được thực hiện qua các buổi hội thảo được tổ chức trong hoặc ngoài nước nước nhằm giới thiệu các chính sách ưu đãi cho đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp; tuyên truyền, phổ biến sức hấp dẫn của môi trường đầu tư, các thành tựu đạt được trong thu hút sử dụng vốn đầu tư vào khu công nghiệp; cùng với các công cụ hỗ trợ như website, báo chí, truyền hình,… giúp đối tác nước ngoài biết đến hình ảnh của khu công nghiệp rộng khắp hơn Do tầm quan trọng của hoạt động xúc tiến đầu tư nên việc tiến hành hoạt động này cần phải có kế hoạch, bước đi cụ thể để đạt hiệu quả thu hút FDI vào khu công nghiệp Để thực được nhiệm vụ này

Trang 29

cần thiết phải có các cơ quan chuyên trách có năng lực để thực hiện các công việc này một cách khoa học, hiệu quả nhất

Xúc tiến đầu tư là một trong những chiến lược quan trọng để một KCN phát triển, để thu hút các đối tác nước ngoài tham gia đầu tư tại khu công nghiệp Vì vậy, cần có những kế hoạch, chiến lược cụ thể để đẩy mạnh quá trình xúc tiến đầu tư ở quốc gia nói chung và tại các khu công nghiệp nói riêng ( Đặng Thị Lý, 2009) Ngoài các nhân tố cơ bản trên ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào khu công nghiệp, các nhân tố về nguồn vốn đầu tư của Chính phủ, về tình hình đầu tư hàng năm của Chính phủ,… ảnh hưởng to lớn đến tình hình thu hút FDI vào khu công nghiệp

1.3 Kinh nghiệm thu hút FDI vào khu công nghiệp một số nước

1.3.1 Trung Quốc

Trung Quốc được biết đến là quốc gia đông dân nhất thế giới, với dung lượng thị trường lớn trên 1,3 tỷ dân, tốc độ tăng trưởng GDP luôn được duy trì ở mức cao, lực lượng lao động của Trung Quốc đông đảo, trình độ lao động luôn được quan tâm đào tạo, nâng cao, giá của thị trường lao động luôn rẻ hơn so với các nước đang phát triển khác đã đáp ứng được yêu cầu tìm kiếm thị trường và tìm kiếm nguồn lao động rẻ của các nhà đầu tư nước ngoài Vì vậy, việc xây dựng các khu công nghiệp, các đặc khu kinh tế (ĐKKT) là điều tất yếu để giải quyết công ăn việc làm cho người dân và thu hút lượng vốn đầu tư dồi dào của nhà đầu tư nước ngoài

Ngoài việc xây dựng các ĐKKT lớn, chủ trương quy hoạch các khu công nghiệp khá toàn diện Ưu đãi tài chính là biện pháp phổ biến được Trung Quốc áp dụng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thuế ra vào các đặc khu kinh tế (thuế giá trị gia tăng) thống nhất ở mức 15% trong khi thuế ra vào các liên doanh ở các vùng nội địa Trung Quốc là 33% (Bạch Huyền Minh, Phạm Mạnh Thường, 2008)

Đối với những nhà đầu tư nước ngoài muốn tái đầu tư lợi nhuận vào Trung Quốc trong thời hạn không dưới 5 năm sẽ được hoàn 40% thuế ra vào khu đặc trị kinh tế

Liên doanh ở các ĐKKT được miễn thuế trong 2 năm đầu trong khi các liên doanh khác là 1 năm Các liên doanh hoạt động ở những lĩnh vực có lợi nhuận thấp

Trang 30

hoặc ở những vùng xa xôi được hưởng ưu đãi từ 15 – 30% thuế ra vào ĐKKT trong vòng 10 năm

Về chính sách thuế nhập khẩu thì các doanh nghiệp FDI không phải nộp thuế xuất khẩu đối với thiết bị sản xuất nguyên liệu, phụ tùng thay thế, linh kiện, phương tiện giao thông, hàng hóa văn phòng phẩm và những vật dụng cho nhu cầu người lao động Hàng hóa nhập khẩu cho nhu cầu tiêu dùng tại các đặc khu kinh tế như máy móc, thiết bị, linh kiện,… dùng để sản xuất được miễn thuế nhập khẩu đối với

số lượng nhất định Nguyên liệu, bán thành phẩm nhập khẩu vào đặc khu kinh tế để gia công cho nước ngoài cũng được miễn thuế nhập khẩu (2008)

Ngoài những ưu đãi thuế chung thì ưu đãi miễn thuế sử dụng đất còn được quy định thích hợp cho từng đặc khu kinh tế riêng Ví dụ, tại Hải Nam, các nhà đầu tư nước ngoài được giảm thuế khi đầu tư đất đồi, đất hoang, khi thực hiện các dự án có hàm lượng khoa học cao, xây dựng cơ sở hạ tầng,… (Nguyễn Thị Thanh Hương, 2009)

Trung Quốc tiến hành thực hiện nghiêm cơ chế quản lý kinh tế và hành chính mới theo quy tắc “một cửa, một đầu mối”, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, bộ máy quản lý gọn nhẹ, đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong đặc khu kinh tế

Chính nhờ những biện pháp này mà những ĐKKT của Trung Quốc đã đạt những kết quả đáng mong đợi điển hình ở 5 ĐKKT lớn như Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn và Hải Nam ĐKKT Thâm Quyến, năm 1979 vốn FDI thực hiện

là 153,7 triệu USD Theo số liệu năm 1992, Thâm Quyến có 10.233 dự án với số vốn là 9,85 tỷ USD Đến cuối năm 1997, có 20.135 dự án FDI với số vốn lên tới trên 24 tỷ USD, trong đó thực hiện 14,7 tỷ USD Năm 2000, thu hút được 2,968 tỷ USD tăng 7,8% so với năm 1999 Riêng năm 2006, Thâm Quyến thu hút được 3,3

tỷ USD vốn FDI Về ĐKKT Chu Hải, năm 1983 Chu Hải đứng thứ hai về số dự án FDI, vốn cam kết đạt 1,31 tỷ USD, trong đó thực hiện là 80 triệu USD Chỉ tính 6 tháng đầu năm 2001, Chu Hải có tới 298 dự án FDI với tổng vốn là 570 triệu USD Năm 2006, vốn FDI tại Chu Hải đạt 786 triệu USD Đối với ĐKKT Sán Đầu, đầu năm 2007 hoạt động FDI bội thu, chỉ riêng 2 tháng đầu năm 2007, đã có 2 doanh nghiệp FDI đầu tư với tổng vốn đầu tư bằng vốn thực hiện năm 2006 với số vốn là

Trang 31

(41,8 + 47,9 NDT) Về ĐKKT Hạ Môn, sau hơn 3 năm thành lập, năm 1984, Hạ Môn thu hút được 37 dự án với tổng vốn đăng ký là 254 triệu USD Đến tháng 7/2000, Hạ Môn thu hút được 4.375 dự án FDI với số vốn là 16,97 tỷ USD Riêng chỉ từ tháng 1 đến tháng 8/2006, tổng vốn FDI đăng ký vào Hạ Môn là 1,5 tỷ USD, gấp đôi so với cùng kỳ 2005 ĐKKT Hải Nam, đầu tư nước ngoài ở Hải Nam chủ yếu là đầu tư vào cơ sở vật chất hạ tầng, trong thập kỷ cuối thế kỷ XX, đầu trực tiếp nước ngoài đạt 9,488 tỷ USD (Lê Thị Hương Giang, 2009)

Mỗi nước có những điều kiện khác nhau nhưng nếu chúng ta biết vận dụng hiệu quả mô hình phát triển ĐKKT của Trung Quốc một cách linh hoạt, sang tạo thì

sẽ mang lại hiệu quả đáng mong đợi cho tình hình thu hút FDI tại Việt Nam nói chung và các địa phương trong nước nói riêng

1.3.2 Thái Lan

Là một nước có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, nhưng Thái Lan đã sớm có những nhận thức đúng đắn về nguồn vốn FDI và đã tận dụng nó để phát triển đất nước Ý tưởng xây dựng các khu công nghiệp để thu hút nguồn vốn FDI của Thái Lan được hình thành từ thập kỷ 60, 15 năm sau luật khu công nghiệp được hình thành Nhà nước quy hoạch các vùng phát triển KCN dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của đất nước Đối với các KCN xây dựng theo quy hoạch được Nhà nước bảo trợ, nhiều trường hợp xây dựng KCN bị thua lỗ nhưng vẫn tiến hành xây dựng vì để đảm bảo cân bằng trong phát triển, như các KCN ở Bắc Thái Lan Bên cạnh đó, tư nhân có thể xin phép xây dựng KCN, miễn là họ có thị trường, có 11 khu công nghiệp đang hoạt động theo hình thức này nhưng không được hưởng ưu đãi như các khu công nghiệp khác, tuy nhiên, vẫn phải tuân thủ các tiêu chuẩn hình thành và chịu sự kiểm soát của cục quản lý các KCN Thái Lan (IEAT) (Nguyễn Sao Mai, 2008)

Kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2008 đến 2011 vào các KCN Thái Lan đạt kết quả như hình sau:

Trang 32

Hình 1.1: Thu hút FDI vào các khu công nghiệp Thái Lan (2008 – 2011)

(Đơn vị: triệu bath)

Nguồn: Tổng cục thống kê Thái Lan (2013)

Thu hút FDI vào các KCN Thái Lan trong những năm gần đây của Thái Lan được thể hiện như hình 1.1 với xu hướng tăng dần từ năm 2009 đến 2011 sau cuộc khủng hoảng; theo thống kê, dòng vốn FDI chảy vào các khu KCN Thái Lan chủ yếu đến từ Nhật Bản (562 dự án với số vốn 282,848 triệu baht), tiếp đến là Trung Quốc với 45 dự án, số vốn 42,530 triệu baht và các nước khác như Malaysia, Singapore, Hồng Kông,…

Để đạt được những kết quả như trên, chính quyền Thái Lan đã tạo nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào các KCN Thái Lan như ưu đãi về thuế, giá thuê đất cụ thể như: Giá thuê đất của các KCN Thái Lan khá rẻ so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực, đặc biệt như KCN Maptaphut không thu tiền thuê đất Đầu tư vào KCN được trừ miễn thuế xuất nhập khẩu hàng hóa Ngoài

ra, một điểm đặc biệt là Thái Lan cho phép nhà đầu tư nước ngoài có quyền sở hữu đất trong KCN (Malayxia chỉ bán có thời hạn tới 99 năm, Indonexia cho thuế tối đa

60 năm, Trung Quốc cho quyền sử dụng đất tối đa là 50 năm nhưng được chuyển nhượng và thế chấp) Ngoài những ưu đãi chung, các khu chế xuất nằm trong các KCN của Thái Lan được hưởng những ưu đãi khác như được miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên liệu sản xuất, miễn hoàn toàn các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ, thuế phụ thu (Nguyễn Sao Mai, 2008)

Về thủ tục hành chính: nhằm đảm bảo nhanh chóng cho nhà đầu tư nước ngoài, tại Thái Lan IEAT thực hiện dịch vụ một cửa, từ thủ tục cấp giấy phép đầu

tư, tư vấn đầu tư, cho vay vốn,… Mọi nhà đầu tư muốn đầu tư vào khu công nghiệp

Trang 33

chỉ cần đến IEAT là có đủ thông tin cần thiết Họ sẽ được giới thiệu chi tiết mạng lưới khu công nghiệp, ngành nghề khuyến khích đầu tư, vị trí các khu công nghiệp, các ưu đãi, các thủ tục giấy tờ cần thiết Sau 1 ngày, họ được hướng dẫn chu đáo và làm các thủ tục, và 1 tuần sau họ có thể sẽ nhận được giấy phép và có thể bắt tay ngay vào dự án đầu tư của mình (Nguyễn Sao Mai, 2008)

Tóm lại, ngày nay các KCN với những ưu đãi riêng của mình đang được coi là công cụ hữu hiệu được các quốc gia xây dựng để thu hút FDI nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội Để thu hút được nhiều nguồn vốn FDI cần phải có những hoạch định chiến lược, chính sách phát triển cụ thể cho từng thời kỳ, từng vùng lãnh thổ Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển KCN, đảm bảo quy hoạch luôn gắn và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và địa phương Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm hấp dẫn nhà đầu tư Đồng thời, xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi, hỗ trợ,… vào khu công nghiệp Xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, cơ chế “một cửa, tại chỗ” giảm thiểu thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư

Trang 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO KHU

CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH

2.1 Giới thiệu về khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh, với diện tích 822,7 (là tỉnh thành nhỏ nhất cả nước), dân số của tỉnh hơn 1 triệu người và là tỉnh thành có mật độ dân số đứng thứ ba cả nước chỉ sau TP Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội Là cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có các đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hoá của miền bắc Quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn, đường cao tốc Quốc lộ 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long, Quốc

lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng lưới đường thuỷ sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình chảy ra biển Đông Bắc Ninh cách Hà Nội, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 30-35 phút đi bằng ô tô Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt cho việc xây dựng các khu công nghiệp

Với vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền các tỉnh, thành trong khu vực kinh tế trọng điểm Đồng bằng Bắc bộ chạy qua, thuận lợi cho lưu thông, vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu xây dựng và sản xuất Để nâng cao khả năng hấp dẫn các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xúc tiến đầu tư và vận chuyển, lưu thông hàng hoá Các KCN Bắc Ninh được quy hoạch xây dựng tại các vị trí hết sức thuận lợi, bám theo các trục đường giao thông (các quốc lộ, tỉnh lộ) trên địa bàn tỉnh tạo thành chuỗi khu công nghiệp có sự gắn kết chặt chẽ với nhau

Tính đến tháng 12/2013, Bắc Ninh có 15 khu công nghiệp tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng diện tích đất quy hoạch 6.847 ha; đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng diện tích 5.961 ha, đạt 87,06% (5.961ha/6.847 ha); cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 14 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Trong đó,

có 8 khu công nghiệp đi vào hoạt động với diện tích quy hoạch 2.654,12 ha, diện tích đất công nghiệp dành để cho thuê 1.810,57ha, vốn đầu tư hạ tầng đăng ký 909,83 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện 314,84 triệu USD; cho thuê 1.278,7ha đất

Trang 35

công nghiệp; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất quy hoạch đạt 70,6% (1.278,7ha/1.810,57ha), tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi đạt 84,5% (1.278,7ha/1.512,97ha) Vị trí các KCN Bắc Ninh được thể hiện rõ qua sơ đồ sau:

Hình 2.1 Sơ đồ quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh (2013)

Căn cứ vào hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh, có thể phân chia thành các cụm khu công nghiệp như sau:

Cụm khu công nghiệp gắn với Quốc lộ 1 (bao gồm cả Quốc lộ 1 cũ và 1 mới), tỉnh lộ 295, gồm các khu công nghiệp: Tiên Sơn, Từ Sơn, Đại Đồng - Hoàn Sơn, HANAKA, VSIP Các khu công nghiệp này đều nằm trên trục đường Quốc lộ 1, có tỉnh lộ 295 nối Tiên Du, Từ Sơn và Yên Phong, giao với Quốc lộ 18B (cao tốc Nội Bài - Quảng Ninh) tại thị trấn Chờ (huyện Yên Phong) chạy qua; cách trung tâm thành phố Hà Nội 15km, trung tâm Thành phố Bắc Ninh 13km, trung tâm thị trấn

Từ Sơn (huyện Từ Sơn) 3km, trung tâm thị trấn Lim (huyện Tiên Du) 5km; cách cảng Đáp Cầu (Bắc Ninh) 17km, sân bay Quốc tế Nội Bài 40km, cảng Hải Phòng 100km, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 110km; có tuyến đường sắt liên vận Hà Nội - Lạng Sơn - Trung Quốc chạy qua, gần các khu công nghiệp có các ga trung chuyển

Từ Sơn và Lim với khoảng cách đến các khu công nghiệp từ 3 đến 5 km

Cụm khu công nghiệp gắn với Quốc lộ 18B, Quốc lộ 3 gồm các khu công nghiệp: Yên Phong I, Yên Phong II Các khu công nghiệp này đều tiếp giáp với

Trang 36

tuyến đường Quốc lộ 18B (cao tốc Nội Bài - Quảng Ninh); cách trung tâm thành phố Hà Nội 25km, trung tâm thành phố Bắc Ninh 13km, trung tâm thị trấn Chờ (huyện Yên Phong) 5km; cách Quốc lộ 3: 10km, sân bay quốc tế Nội Bài: 20km, cảng Hải Phòng 130 km, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 140 km, cảng Đáp Cầu (Bắc Ninh) 15 km

Cụm khu công nghiệp gắn với Quốc lộ 18, Quốc lộ 18B bao gồm các khu công nghiệp: Quế Võ I, Quế Võ II, Quế Võ III, Đại Kim, Nam Sơn - Hạp Lĩnh Các khu công nghiệp này đều tiếp giáp với 2 tuyến đường trên, cách trung tâm thành phố Hà Nội 30km, trung tâm thành phố Bắc Ninh 10 km, trung tâm thị trấn Phố Mới (huyện Quế Võ) 7 km; cách cảng Đáp Cầu (Bắc Ninh) 12 km, cảng Hải Phòng 90km, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 90 km, sân bay Quốc tế Nội Bài 30 km

Cụm khu công nghiệp phía Nam Sông Đuống có KCN Thuận Thành II Khu công nghiệp này tiếp giáp với Quốc lộ 38, gần tuyến đường Quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng); cách trung tâm Thành phố Hà Nội 25 km, trung tâm Thành phố Bắc Ninh

20 km; cách cảng Hải Phòng 80 km, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 80 km, sân bay Quốc tế Nội Bài 40 km; tiếp giáp với hệ thống giao thông đường thuỷ sông Đuống Cụm khu công nghiệp nằm sát đường Quốc lộ 282 gồm có: KCN Thuận Thành III nằm sát tuyến phố Hồ, Phú Thuỵ, nằm phía Nam thị trấn Hồ, cách Hà Nội

25 km và KCN Gia Bình cách Hà Nội 45 km

Các KCN Bắc Ninh được quy hoạch có sự gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và kết cấu hạ tầng cơ sở ngoài hàng rào Các cụm khu công nghiệp nêu trên đều gắn kết với quy hoạch phát triển các vùng kinh tế của tỉnh, quy hoạch phát triển các làng nghề truyền thống tại các địa phương, tạo nên sự gắn kết, hỗ trợ các làng nghề phát triển

Các khu công nghiệp được quy hoạch với tính chất khu công nghiệp đa ngành, các ngành nghề chủ yếu thu hút vào khu công nghiệp là: điện tử, điện lạnh, lắp ráp,

cơ khí, sản xuất, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng và các ngành nghề có tính chất tương đương Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Ninh rất chú ý đến việc tạo điều kiện về

cơ sở hạ tầng ở khu công nghiệp cũng như vùng lân cận như: quy hoạch các khu nhà ở cho công nhân, chuyên gia, xây dựng trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại,… Các khu công nghiệp đã tạo ra lượng lớn công ăn việc làm cho người

Trang 37

dân địa phương, giúp giải quyết về vấn đề việc làm cho nhân dân trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh

Như vậy, công tác quy hoạch KCN Bắc Ninh luôn được đi trước một bước, quy hoạch mang tính tổng thể, khu công nghiệp gắn liền với khu đô thị dân cư và dịch vụ kèm theo để phát triển thành khu đô thị công nghiệp, đảm bảo sự phát triển nhanh bền vững các khu công nghiệp

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đó vẫn còn một số hạn chế đó là: Việc triển khai thực hiện quy hoạch còn chậm chưa theo kịp công tác xúc tiến thu hút đầu tư, nhiều hạng mục còn chưa được quan tâm triển khai đúng mực (trạm xử lý nước thải, nhà ở cho công nhân ), gây ảnh hưởng đến quá trình triển khai dự án, tổ chức sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư, làm giảm hiệu quả đầu tư, lãng phí nguồn lực (vốn, đất đai), ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, môi trường, gây mất trật tự an toàn xã hội tại khu vực dân cư xung quanh khu công nghiệp

Để phát triển KCN Bắc Ninh bền vững trong thời gian tới cần có các giải pháp hữu hiệu khắc phục những hạn chế nêu trên

2.2 Tình hình thu hút FDI vào khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

2.2.1 Số lượng dự án

Thực hiện tốt các chính sách của nhà nước, đồng thời với sự năng động của ban lãnh đạo tỉnh, những năm qua Bắc Ninh đã huy động, thu hút hiệu quả dòng vốn FDI vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vốn FDI liên tục tăng qua các năm, đặc biệt từ khi ra đời luật đầu tư 2005 và đỉnh điểm là năm 2008

Theo Quyết định 1129/QĐ - TTg ngày 18/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ

về việc thành lập khu công nghiệp Tiên Sơn là khu công nghiệp đầu tiên của tỉnh, đến năm 2001 Bắc Ninh thu hút được 1 dự án FDI đầu tiên vào khu công nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 3 triệu USD Theo số liệu thống kê của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, trong năm 2013, đã có thêm 96 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đầu tư đăng ký 1.564,31 triệu USD Lũy kế đến hết 2013, tổng số dự án FDI đang hoạt động trên địa bàn các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh là 386 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 5.708,01 triệu USD Tình hình đầu tư của các chủ đầu tư nước ngoài từ năm 2001 đến 2013 thể hiện chi tiết bảng 2.1:

Trang 38

Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình cấp giấy phép đầu tư giai đoạn 2001 - 2013

STT Năm

Tổng số GCNĐT cấp mới

Tổng số GCN điều chỉnh

Tổng vốn đầu tư đăng

ký Tổng

số

Nước ngoài

Tỷ lệ (%)

Tổng

số

Nước ngoài

Tỷ lệ (%)

Nước ngoài (triệu.USD)

Tỷ lệ (%)

Giai đoạn 2001 – 2004: đây là giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn trong thu hút

FDI do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á năm 1997, dòng vốn đầu tư FDI vào tương đối thấp đến năm 2004 Vì vậy, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện những chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư Theo đó, các quyết định ưu đãi khuyến khích đầu tư vào địa bàn tỉnh ra đời (Quyết định 60, Quyết định 107)

Kết quả trong giai đoạn này các KCN Bắc Ninh thu hút được 10 dự án FDI (chiếm 11,76% tổng số dự án vào KCN), với số vốn 41,69 triệu USD (chiếm 44,65% tổng số vốn đầu tư)

Giai đoạn 2005 – 2008: là giai đoạn tăng nhanh và bùng nổ của vốn FDI vào

các KCN Bắc Ninh Ở giai đoạn này, một số khu công nghiệp mới được đi vào hoạt

Trang 39

động đặc biệt như Yên Phong I, VSIP Bắc Ninh, các nhà kinh doanh hạ tầng đã có tính chuyên nghiệp hơn Giai đoạn này, tỉnh Bắc Ninh đã chủ động hơn trong việc xúc tiến đầu tư, trọng tâm vào các tập đoàn đa quốc gia, đón nhận các dự án lớn, công nghệ cao, công nghệ sạch, ít ảnh hưởng đến môi trường Vì vậy, dòng vốn FDI chảy vào các KCN Bắc Ninh tăng nhanh về cả số lượng và quy mô dự án qua các năm

Kết quả thu hút được thêm 114 dự án FDI (chiếm 51,58% tổng số dự án) và số vốn đầu tư là 1.865,60 triệu USD (chiếm 85,95% tổng vốn đầu tư) Đặc biệt, năm

2008, công ty TNHH Samsung electronics Việt Nam đầu tư 670 triệu USD vào KCN Yên Phong I làm tổng số vốn đầu tư năm 2008 tăng vọt 211,7% so với năm

2007 lên 1.140,15 triệu USD

Giai đoạn 2009 – 2013: Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt

đầu từ cuối năm 2008, dòng vốn FDI vào các KCN Bắc Ninh cũng suy giảm hơn Tuy nhiên cuối năm 2009, đầu năm 2010, thời kỳ hậu khủng hoảng, kinh tế thế giới được hồi phục Do đó, nguồn vốn FDI được thu hút vào các KCN Bắc Ninh ổn định hơn Năm 2009, cả số lượng dự án và quy mô dự án giảm so với năm 2008 Năm

2010, số dự án bắt đầu tăng lên 51 dự án, nhưng quy mô dự án tăng lên so với năm

2009 không đáng kể với số vốn là 329,86 triệu USD và vẫn thấp hơn so với năm

2008 Năm 2011, 2012 với công tác xúc tiến chọn lọc hơn các dự án đầu tư lớn, công nghệ cao nên số dự án đầu tư giảm xuống lần lượt là 44 và 41 dự án nhưng quy mô vốn đầu tư vào tăng lần lượt là 63,77% và 89,22% lên 540,20 triệu USD và 1.022,16 triệu USD Thành công nhất trong giai đoạn này là năm 2013, thu hút được 96 dự án FDI với tổng số vốn đạt 1.677,24 triệu USD với sự kiện công ty TNHH Samsung electronics Việt Nam tăng vốn 1 tỷ USD vào KCN Yên Phong I Giai đoạn này tuy dòng vốn FDI vào các KCN Bắc Ninh không ổn định, song kết quả đạt được là Bắc Ninh thu hút được 262 dự án FDI (chiếm 70,62% tổng số

dự án) và tổng vốn đầu tư là 3.800,72 triệu USD (chiếm 90,22% tổng vốn đầu tư vào KCN)

Tóm lại, các KCN Bắc Ninh đã khá thành công trong việc thu hút các dự án FDI Những năm đầu mới thành lập, số lượng dự án và số vốn đầu tư chưa nhiều, tuy nhiên với những nỗ lực và sáng tạo của ban lãnh đạo, hiện nay tỉnh Bắc Ninh đã

Trang 40

thu hút được các dự án với quy mô lớn vào khu công nghiệp

Với lịch sử xây dựng và phát triển các khu công nghiệp khác nhau và vị trí địa

lý đặc trưng của từng khu công nghiệp mà có số lượng dự án đầu tư vào từng khu công nghiệp là khác nhau Xem chi tiết bảng 2.2

Bảng 2.2: Lũy kế tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án theo KCN

Nguồn:Ban quản lý các KCN Bắc Ninh (2013)

Tính đến hết năm 2013, Bắc Ninh thu hút được 386 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp, tổng vốn đăng ký là 5.708,01 triệu USD KCN Tiên Sơn là khu công nghiệp đầu tiên được xây dựng tại tỉnh Bắc Ninh Thực

tế cho thấy, tuy rằng KCN Tiên Sơn có lịch sử thành lập và phát triển lâu đời nhất tại Bắc Ninh nhưng các dự án thu hút vào khu công nghiệp chủ yếu là các dự án đầu

tư trong nước, do được xây dựng đầu tiên nên hệ thống cơ sở hạ tầng còn chưa theo kịp với nhu cầu của nhiều nhà đầu tư nước ngoài Vì vậy, tính đến năm 2013, KCN Tiên Sơn thu hút được 108 dự án FDI (chiếm 27,98%) với tổng số vốn đăng ký là 588,47 triệu USD (chiếm 10,31%) Khu công nghiệp thu hút được nhiều dự án FDI nhất là KCN Quế Võ với 138 dự án ( chiếm 35,75%), tổng vốn đầu tư đăng ký là

Ngày đăng: 08/07/2014, 22:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bạch Huyền Minh, Phạm Mạnh Thường. (2008). Mô hình đặc khu kinh tế của Trung Quốc và những bài học cho phát triển đặc khu kinh tế Việt Nam.Viện nghiên cứu tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình đặc khu kinh tế của Trung Quốc và những bài học cho phát triển đặc khu kinh tế Việt Nam
Tác giả: Bạch Huyền Minh, Phạm Mạnh Thường
Năm: 2008
2. Ban quản lý các KCN Hưng Yên. (2013). Thủ tục đầu tư vào các KCN tỉnh Hưng Yên. Hưng Yên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tục đầu tư vào các KCN tỉnh Hưng Yên
Tác giả: Ban quản lý các KCN Hưng Yên
Năm: 2013
4. Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh. (2013). Báo cáo tình hình hoạt động của các KCN đến năm 2013. Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình hoạt động của các KCN đến năm 2013
Tác giả: Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh
Năm: 2013
5. Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh. (2013). Báo cáo tổng hợp phòng doanh nghiệp. Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng hợp phòng doanh nghiệp
Tác giả: Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh
Năm: 2013
6. Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh. (2013). Tình hình thu hút FDI vào các KCN Bắc Ninh theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn 2001 - 2013. Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình thu hút FDI vào các KCN Bắc Ninh theo ngành nghề kinh doanh giai đoạn 2001 - 2013
Tác giả: Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh
Năm: 2013
7. Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh. (2013). Tổng hợp các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN Bắc Ninh 2001 - 2013. Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng hợp các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN Bắc Ninh 2001 - 2013
Tác giả: Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh
Năm: 2013
8. Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh. (2013). Tổng hợp tình hình cấp giấy phép đầu tư giai đoạn 2001 - 2013. Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng hợp tình hình cấp giấy phép đầu tư giai đoạn 2001 - 2013
Tác giả: Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh
Năm: 2013
9. Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc. (2013). Thủ tục hành chính đầu tư vào các KCN tỉnh Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tục hành chính đầu tư vào các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả: Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Năm: 2013
10. Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh. (2013). Thủ tục đầu tư vào các KCN Bắc Ninh. Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tục đầu tư vào các KCN Bắc Ninh
Tác giả: Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh
Năm: 2013
12. Bùi Ngọc Cường. (2006). Giáo trình luật đầu tư trường đại học luật Hà Nội. Hà Nội: NXB Tư Pháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật đầu tư trường đại học luật Hà Nội
Tác giả: Bùi Ngọc Cường
Nhà XB: NXB Tư Pháp
Năm: 2006
14. Chính phủ. (2013). Nghị định 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2013
16. Đinh Hoàng Dũng. (2011). Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Bắc Ninh. Bắc Ninh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Bắc Ninh
Tác giả: Đinh Hoàng Dũng
Năm: 2011
17. Gia Khánh . (10/5/2014). Bắc Ninh ép dân nhận đến bù khi thu hồi đất cho dự án Công viên. 11/5/2014, Báo pháp luật:http://baophapluat.vn/Utilities/PrintView.aspx?distributionid=135207 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bắc Ninh ép dân nhận đến bù khi thu hồi đất cho dự án Công viên
18. James T. Walters. (1998). Detetmining the financial feasibility of a wood products industrial park. Blacksburg, VA Sách, tạp chí
Tiêu đề: Detetmining the financial feasibility of a wood products industrial park
Tác giả: James T. Walters
Năm: 1998
19. Lê Thị Hương Giang. (2009). Thực trạng xây dựng các đặc khu kinh tế của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng xây dựng các đặc khu kinh tế của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Tác giả: Lê Thị Hương Giang
Năm: 2009
21. Nguyễn Sao Mai. (2008). Đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp Việt Nam: thực trạng và giải pháp. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp Việt Nam: thực trạng và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Sao Mai
Năm: 2008
22. Nguyễn Thị Thanh Hương. (2009). Đẩy mạnh thu hút FDI vào các khu công nghiệp tại Việt Nam. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh thu hút FDI vào các khu công nghiệp tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
Năm: 2009
23. Nguyễn Thị Vân Anh. (2010). Thực trạng và định hướng phát triển khu chế xuất, khu công nghiệp Việt Nam. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và định hướng phát triển khu chế xuất, khu công nghiệp Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh
Năm: 2010
3. Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Ninh. (2013). 20/1/2014, http://www.izabacninh.gov.vn/ Link
36. Tổng cục thống kê Thái Lan. (2013). . http://www.nso.go.th/ Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình  Nội dung  Trang - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bắc Ninh: thực trang và giải pháp
nh Nội dung Trang (Trang 5)
Hình 1.1: Thu hút FDI vào các khu công nghiệp Thái Lan (2008 – 2011) - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bắc Ninh: thực trang và giải pháp
Hình 1.1 Thu hút FDI vào các khu công nghiệp Thái Lan (2008 – 2011) (Trang 32)
Hình 2.1 Sơ đồ quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bắc Ninh: thực trang và giải pháp
Hình 2.1 Sơ đồ quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (Trang 35)
Bảng 2.1: Tổng hợp tình hình cấp giấy phép đầu tư giai đoạn 2001 - 2013 - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bắc Ninh: thực trang và giải pháp
Bảng 2.1 Tổng hợp tình hình cấp giấy phép đầu tư giai đoạn 2001 - 2013 (Trang 38)
Bảng 2.2: Lũy kế tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án theo KCN  (2001 – 2013) - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bắc Ninh: thực trang và giải pháp
Bảng 2.2 Lũy kế tình hình cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án theo KCN (2001 – 2013) (Trang 40)
Bảng 2.3: Quy mô dự án FDI vào các KCN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2013 - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bắc Ninh: thực trang và giải pháp
Bảng 2.3 Quy mô dự án FDI vào các KCN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2013 (Trang 41)
Bảng 2.4: Tổng hợp các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào   các KCN Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2013 - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bắc Ninh: thực trang và giải pháp
Bảng 2.4 Tổng hợp các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào các KCN Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2013 (Trang 43)
Bảng 2.5: Tình hình thu hút FDI theo ngành nghề vào các KCN Bắc Ninh giai  đoạn 2001 - 2013 - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bắc Ninh: thực trang và giải pháp
Bảng 2.5 Tình hình thu hút FDI theo ngành nghề vào các KCN Bắc Ninh giai đoạn 2001 - 2013 (Trang 44)
Hình 2.2: Chỉ số PCI của Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2013 - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bắc Ninh: thực trang và giải pháp
Hình 2.2 Chỉ số PCI của Bắc Ninh giai đoạn 2005 – 2013 (Trang 47)
Bảng 2.6 So sánh thủ tục hành chính tổ chức thực hiện thu hút FDI của các  KCN Bắc Ninh với Hưng Yên và Vĩnh Phúc - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bắc Ninh: thực trang và giải pháp
Bảng 2.6 So sánh thủ tục hành chính tổ chức thực hiện thu hút FDI của các KCN Bắc Ninh với Hưng Yên và Vĩnh Phúc (Trang 48)
Bảng 2.7: So sánh chính sách ưu đãi thu hút FDI vào các KCN Bắc Ninh với  các KCN tỉnh Hưng Yên và Vĩnh Phúc - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bắc Ninh: thực trang và giải pháp
Bảng 2.7 So sánh chính sách ưu đãi thu hút FDI vào các KCN Bắc Ninh với các KCN tỉnh Hưng Yên và Vĩnh Phúc (Trang 50)
Hình 2.3: Giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh  Bắc Ninh - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bắc Ninh: thực trang và giải pháp
Hình 2.3 Giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp FDI tại các KCN tỉnh Bắc Ninh (Trang 56)
Bảng 2.8: Thu ngân sách nhà nước của doanh nghiệp FDI trong các KCN Bắc  Ninh (2001–2013) - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bắc Ninh: thực trang và giải pháp
Bảng 2.8 Thu ngân sách nhà nước của doanh nghiệp FDI trong các KCN Bắc Ninh (2001–2013) (Trang 57)
Hình 2.4: Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI trong  KCN tỉnh Bắc Ninh - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bắc Ninh: thực trang và giải pháp
Hình 2.4 Biểu đồ kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI trong KCN tỉnh Bắc Ninh (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w