Giới thiệu về khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bắc Ninh: thực trang và giải pháp (Trang 34 - 37)

Bắc Ninh, với diện tích 822,7 (là tỉnh thành nhỏ nhất cả nước), dân số của tỉnh hơn 1 triệu người và là tỉnh thành có mật độ dân số đứng thứ ba cả nước chỉ sau TP. Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội. Là cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có các đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hoá của miền bắc. Quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn, đường cao tốc Quốc lộ 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long, Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng lưới đường thuỷ sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình chảy ra biển Đông. Bắc Ninh cách Hà Nội, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 30-35 phút đi bằng ô tô .Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt cho việc xây dựng các khu công nghiệp.

Với vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền các tỉnh, thành trong khu vực kinh tế trọng điểm Đồng bằng Bắc bộ chạy qua, thuận lợi cho lưu thông, vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu xây dựng và sản xuất. Để nâng cao khả năng hấp dẫn các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xúc tiến đầu tư và vận chuyển, lưu thông hàng hoá. Các KCN Bắc Ninh được quy hoạch xây dựng tại các vị trí hết sức thuận lợi, bám theo các trục đường giao thông (các quốc lộ, tỉnh lộ) trên địa bàn tỉnh tạo thành chuỗi khu công nghiệp có sự gắn kết chặt chẽ với nhau.

Tính đến tháng 12/2013, Bắc Ninh có 15 khu công nghiệp tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tổng diện tích đất quy hoạch 6.847 ha; đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng diện tích 5.961 ha, đạt 87,06% (5.961ha/6.847 ha); cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 14 dự án đầu tư xây dựng hạ tầng. Trong đó, có 8 khu công nghiệp đi vào hoạt động với diện tích quy hoạch 2.654,12 ha, diện tích đất công nghiệp dành để cho thuê 1.810,57ha, vốn đầu tư hạ tầng đăng ký 909,83 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện 314,84 triệu USD; cho thuê 1.278,7ha đất

công nghiệp; tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất quy hoạch đạt 70,6% (1.278,7ha/1.810,57ha), tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi đạt 84,5% (1.278,7ha/1.512,97ha). Vị trí các KCN Bắc Ninh được thể hiện rõ qua sơ đồ sau:

Hình 2.1 Sơ đồ quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh (2013)

Căn cứ vào hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh, có thể phân chia thành các cụm khu công nghiệp như sau:

Cụm khu công nghiệp gắn với Quốc lộ 1 (bao gồm cả Quốc lộ 1 cũ và 1 mới), tỉnh lộ 295, gồm các khu công nghiệp: Tiên Sơn, Từ Sơn, Đại Đồng - Hoàn Sơn, HANAKA, VSIP. Các khu công nghiệp này đều nằm trên trục đường Quốc lộ 1, có tỉnh lộ 295 nối Tiên Du, Từ Sơn và Yên Phong, giao với Quốc lộ 18B (cao tốc Nội Bài - Quảng Ninh) tại thị trấn Chờ (huyện Yên Phong) chạy qua; cách trung tâm thành phố Hà Nội 15km, trung tâm Thành phố Bắc Ninh 13km, trung tâm thị trấn Từ Sơn (huyện Từ Sơn) 3km, trung tâm thị trấn Lim (huyện Tiên Du) 5km; cách cảng Đáp Cầu (Bắc Ninh) 17km, sân bay Quốc tế Nội Bài 40km, cảng Hải Phòng 100km, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 110km; có tuyến đường sắt liên vận Hà Nội - Lạng Sơn - Trung Quốc chạy qua, gần các khu công nghiệp có các ga trung chuyển Từ Sơn và Lim với khoảng cách đến các khu công nghiệp từ 3 đến 5 km.

Cụm khu công nghiệp gắn với Quốc lộ 18B, Quốc lộ 3 gồm các khu công nghiệp: Yên Phong I, Yên Phong II. Các khu công nghiệp này đều tiếp giáp với

tuyến đường Quốc lộ 18B (cao tốc Nội Bài - Quảng Ninh); cách trung tâm thành phố Hà Nội 25km, trung tâm thành phố Bắc Ninh 13km, trung tâm thị trấn Chờ (huyện Yên Phong) 5km; cách Quốc lộ 3: 10km, sân bay quốc tế Nội Bài: 20km, cảng Hải Phòng 130 km, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 140 km, cảng Đáp Cầu (Bắc Ninh) 15 km.

Cụm khu công nghiệp gắn với Quốc lộ 18, Quốc lộ 18B bao gồm các khu công nghiệp: Quế Võ I, Quế Võ II, Quế Võ III, Đại Kim, Nam Sơn - Hạp Lĩnh. Các khu công nghiệp này đều tiếp giáp với 2 tuyến đường trên, cách trung tâm thành phố Hà Nội 30km, trung tâm thành phố Bắc Ninh 10 km, trung tâm thị trấn Phố Mới (huyện Quế Võ) 7 km; cách cảng Đáp Cầu (Bắc Ninh) 12 km, cảng Hải Phòng 90km, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 90 km, sân bay Quốc tế Nội Bài 30 km.

Cụm khu công nghiệp phía Nam Sông Đuống có KCN Thuận Thành II. Khu công nghiệp này tiếp giáp với Quốc lộ 38, gần tuyến đường Quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng); cách trung tâm Thành phố Hà Nội 25 km, trung tâm Thành phố Bắc Ninh 20 km; cách cảng Hải Phòng 80 km, cảng Cái Lân (Quảng Ninh) 80 km, sân bay Quốc tế Nội Bài 40 km; tiếp giáp với hệ thống giao thông đường thuỷ sông Đuống.

Cụm khu công nghiệp nằm sát đường Quốc lộ 282 gồm có: KCN Thuận Thành III nằm sát tuyến phố Hồ, Phú Thuỵ, nằm phía Nam thị trấn Hồ, cách Hà Nội 25 km và KCN Gia Bình cách Hà Nội 45 km.

Các KCN Bắc Ninh được quy hoạch có sự gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và kết cấu hạ tầng cơ sở ngoài hàng rào. Các cụm khu công nghiệp nêu trên đều gắn kết với quy hoạch phát triển các vùng kinh tế của tỉnh, quy hoạch phát triển các làng nghề truyền thống tại các địa phương, tạo nên sự gắn kết, hỗ trợ các làng nghề phát triển.

Các khu công nghiệp được quy hoạch với tính chất khu công nghiệp đa ngành, các ngành nghề chủ yếu thu hút vào khu công nghiệp là: điện tử, điện lạnh, lắp ráp, cơ khí, sản xuất, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng và các ngành nghề có tính chất tương đương. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Ninh rất chú ý đến việc tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng ở khu công nghiệp cũng như vùng lân cận như: quy hoạch các khu nhà ở cho công nhân, chuyên gia, xây dựng trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại,… Các khu công nghiệp đã tạo ra lượng lớn công ăn việc làm cho người

dân địa phương, giúp giải quyết về vấn đề việc làm cho nhân dân trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh.

Như vậy, công tác quy hoạch KCN Bắc Ninh luôn được đi trước một bước, quy hoạch mang tính tổng thể, khu công nghiệp gắn liền với khu đô thị dân cư và dịch vụ kèm theo để phát triển thành khu đô thị công nghiệp, đảm bảo sự phát triển nhanh bền vững các khu công nghiệp.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đó vẫn còn một số hạn chế đó là: Việc triển khai thực hiện quy hoạch còn chậm chưa theo kịp công tác xúc tiến thu hút đầu tư, nhiều hạng mục còn chưa được quan tâm triển khai đúng mực (trạm xử lý nước thải, nhà ở cho công nhân...), gây ảnh hưởng đến quá trình triển khai dự án, tổ chức sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư, làm giảm hiệu quả đầu tư, lãng phí nguồn lực (vốn, đất đai), ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, môi trường, gây mất trật tự an toàn xã hội tại khu vực dân cư xung quanh khu công nghiệp.

Để phát triển KCN Bắc Ninh bền vững trong thời gian tới cần có các giải pháp hữu hiệu khắc phục những hạn chế nêu trên.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bắc Ninh: thực trang và giải pháp (Trang 34 - 37)