Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bắc Ninh: thực trang và giải pháp (Trang 80 - 81)

Nguồn nhân lực là yếu tố dẫn đến thành công và hiệu quả hoạt động của các dự án, cũng như quyết định tới việc đầu tư của nhà đầu tư vào các khu công nghiệp. Nguồn lao động ở Bắc Ninh chủ yếu đến từ các địa phương khác, nhìn chung là chất lượng lao động chưa cao. Trong thời gian tới, nhằm đảm bảo nâng cao trình độ, chất lượng người lao động, cần thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, cơ sở vật chất, thiết bị, cán bộ đào tạo nghề:

Các cơ sở đào tạo nghề phục vụ đào tạo cho các doanh nghiệp FDI tại các KCN Bắc Ninh chủ yếu đào tạo các lĩnh vực cơ khí, chế tạo, điện tử, viễn thông do vậy cần các dụng cụ, thiết bị học tập phải được đầu tư nhiều. Trên thực tế, đào tạo nghề có đặc thù chiếm khoảng 70% là thực hành, không thể bắt người học chỉ học lý thuyết. Song hiện nay, việc đào tạo nghề của nước ta nói chung và Bắc Ninh nói riêng lại nặng về lý thuyết là một bất cập. Vì vậy, tỉnh Bắc Ninh tăng cường vốn đầu tư từ ngân sách địa phương cho việc nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, thực hành, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường công nhân kỹ thuật của tỉnh.

Thứ hai, hỗ trợ học phí cho những ngành học thiếu nhân lực trong khu công nghiệp:

Hỗ trợ học phí cho học sinh học các nghề mà doanh nghiệp đang rất cần nhưng không có người học như ngành cơ khí chế tạo, điện tử, viễn thông tạo điều kiện thu hút học sinh. Theo quyết định số 88/2011/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về chi phí đào tạo nghề thì mức phí mà một học viên phải đóng cho trung tâm đào tạo nghề là 650 nghìn đồng /tháng để đào tạo nhóm nghề I bao gồm: hàn, điện tử, dân dụng, lắp rắp,... So với các nhóm ngành nghề khác thì nhóm ngành nghề này có mức phí đào tạo cao nhất, mà nhóm nghề I là nhóm nghề các khu công nghiệp đang rất cần. Do đó, tỉnh ủy Bắc Ninh phải có chính sách hỗ trợ cho từng học viên học những ngành nghề đang rất cần cho khu công nghiệp như nhóm nghề I mức học phí thấp hơn (500 nghìn đồng mỗi học viên bằng với học phí của nhóm nghề III).

Bên cạnh những giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực trong ngắn hạn trên, tỉnh Bắc Ninh phải xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực trong dài hạn, đa dạng hóa các hình thức dạy nghề, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề để năng cao chất lượng lao động tỉnh, tránh tình trạng ngành thừa lao động, ngành thiếu lao động (đào tạo không phù hợp với mục đích sử dụng).

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN Bắc Ninh: thực trang và giải pháp (Trang 80 - 81)