Là một nước có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, nhưng Thái Lan đã sớm có những nhận thức đúng đắn về nguồn vốn FDI và đã tận dụng nó để phát triển đất nước. Ý tưởng xây dựng các khu công nghiệp để thu hút nguồn vốn FDI của Thái Lan được hình thành từ thập kỷ 60, 15 năm sau luật khu công nghiệp được hình thành. Nhà nước quy hoạch các vùng phát triển KCN dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đối với các KCN xây dựng theo quy hoạch được Nhà nước bảo trợ, nhiều trường hợp xây dựng KCN bị thua lỗ nhưng vẫn tiến hành xây dựng vì để đảm bảo cân bằng trong phát triển, như các KCN ở Bắc Thái Lan. Bên cạnh đó, tư nhân có thể xin phép xây dựng KCN, miễn là họ có thị trường, có 11 khu công nghiệp đang hoạt động theo hình thức này nhưng không được hưởng ưu đãi như các khu công nghiệp khác, tuy nhiên, vẫn phải tuân thủ các tiêu chuẩn hình thành và chịu sự kiểm soát của cục quản lý các KCN Thái Lan (IEAT) (Nguyễn Sao Mai, 2008).
Kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2008 đến 2011 vào các KCN Thái Lan đạt kết quả như hình sau:
Hình 1.1: Thu hút FDI vào các khu công nghiệp Thái Lan (2008 – 2011)
(Đơn vị: triệu bath)
Nguồn: Tổng cục thống kê Thái Lan (2013)
Thu hút FDI vào các KCN Thái Lan trong những năm gần đây của Thái Lan được thể hiện như hình 1.1 với xu hướng tăng dần từ năm 2009 đến 2011 sau cuộc khủng hoảng; theo thống kê, dòng vốn FDI chảy vào các khu KCN Thái Lan chủ yếu đến từ Nhật Bản (562 dự án với số vốn 282,848 triệu baht), tiếp đến là Trung Quốc với 45 dự án, số vốn 42,530 triệu baht và các nước khác như Malaysia, Singapore, Hồng Kông,…
Để đạt được những kết quả như trên, chính quyền Thái Lan đã tạo nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào các KCN Thái Lan như ưu đãi về thuế, giá thuê đất cụ thể như: Giá thuê đất của các KCN Thái Lan khá rẻ so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực, đặc biệt như KCN Maptaphut không thu tiền thuê đất. Đầu tư vào KCN được trừ miễn thuế xuất nhập khẩu hàng hóa. Ngoài ra, một điểm đặc biệt là Thái Lan cho phép nhà đầu tư nước ngoài có quyền sở hữu đất trong KCN (Malayxia chỉ bán có thời hạn tới 99 năm, Indonexia cho thuế tối đa 60 năm, Trung Quốc cho quyền sử dụng đất tối đa là 50 năm nhưng được chuyển nhượng và thế chấp). Ngoài những ưu đãi chung, các khu chế xuất nằm trong các KCN của Thái Lan được hưởng những ưu đãi khác như được miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên liệu sản xuất, miễn hoàn toàn các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ, thuế phụ thu (Nguyễn Sao Mai, 2008).
Về thủ tục hành chính: nhằm đảm bảo nhanh chóng cho nhà đầu tư nước ngoài, tại Thái Lan IEAT thực hiện dịch vụ một cửa, từ thủ tục cấp giấy phép đầu tư, tư vấn đầu tư, cho vay vốn,… Mọi nhà đầu tư muốn đầu tư vào khu công nghiệp
0 200 400 600 800 2008 2009 2010 2011 triệu baht
chỉ cần đến IEAT là có đủ thông tin cần thiết. Họ sẽ được giới thiệu chi tiết mạng lưới khu công nghiệp, ngành nghề khuyến khích đầu tư, vị trí các khu công nghiệp, các ưu đãi, các thủ tục giấy tờ cần thiết. Sau 1 ngày, họ được hướng dẫn chu đáo và làm các thủ tục, và 1 tuần sau họ có thể sẽ nhận được giấy phép và có thể bắt tay ngay vào dự án đầu tư của mình (Nguyễn Sao Mai, 2008).
Tóm lại, ngày nay các KCN với những ưu đãi riêng của mình đang được coi là công cụ hữu hiệu được các quốc gia xây dựng để thu hút FDI nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội. Để thu hút được nhiều nguồn vốn FDI cần phải có những hoạch định chiến lược, chính sách phát triển cụ thể cho từng thời kỳ, từng vùng lãnh thổ. Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển KCN, đảm bảo quy hoạch luôn gắn và phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm hấp dẫn nhà đầu tư. Đồng thời, xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi, hỗ trợ,… vào khu công nghiệp. Xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, cơ chế “một cửa, tại chỗ” giảm thiểu thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH