án đầu tư
Thứ nhất, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các dự án quy mô lớn với công nghệ cao, sản xuất sản phẩm có hàm lượng tri thức cao:
Để thực hiện theo mục tiêu của tỉnh Bắc Ninh, thu hút các dự án đầu tư với công nghệ hiện đại từ các tập đoàn đa quốc gia lớn, tỉnh Bắc Ninh cần đưa ra một số giải pháp về chính sách khuyến khích đầu tư đối với những dự án công nghệ cao cụ thể như:
Chính sách hỗ trợ về mặt bằng: hỗ trợ, giúp đỡ và phối hợp với các nhà đầu tư
về công tác giải phóng mặt bằng một cách nhanh chóng, thuận lợi cho việc triển khai dự án. Hiện tại, thời gian giải phóng mặt bằng và cấp quyền sử dụng đất cho doanh nghiệp mất khoảng gần 3 tháng và kèm thêm các thủ tục đầu tư khác nữa, nhà đầu tư nước ngoài có thể mất tới khoảng gần nửa năm mới tiến hành đầu tư vào khu công nghiệp được. Vì thế, ưu tiên thực hiện đối với những dự án lớn (vốn đầu tư trên 10 triệu đồng) sẽ được ban quản lý thực hiện trước để nhà đầu tư sớm tiến hành dự án đầu tư. Ngoài ra, tỉnh Bắc Ninh đã có hỗ trợ chi phí giải phóng và san lấp mặt bằng từ 20% đến 40% tổng chi phí, tuy nhiên, ban quản lý chưa quy định rõ về mức hỗ trợ của từng dự án. Do đó, để thu hút được nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao cần quy định cụ thể mức hỗ trợ cho từng doanh nghiệp ví dụ như: dự án dưới 1 triệu USD hỗ trợ 20% chi phí giải phóng, san lấp mặt bằng, 30% cho các dự
án từ 1 đến 5 triệu USD, 40% cho các dự án từ 5 đến 10 triệu USD và 50% cho các dự án trên 10 triệu USD. Vì vậy, nhà đầu tư nước ngoài muốn được hưởng nhiều ưu đãi, hỗ trợ hơn về thời gian, chi phí san lấp, giải phóng mặt bằng thì nên tập trung đầu tư các dự án có quy mô lớn.
Ưu đãi về thuế: đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ tỉnh Bắc Ninh
vẫn áp dụng mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là hỗ trợ 100% cho 2 năm đầu và 50% cho 3 năm tiếp theo. Đối với các doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư ban đầu đạt trên 10 triệu USD, thực hiện mức miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với thời gian tối đa theo quy định của nhà nước là miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo (Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, 2014).
Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D): đối với các hoạt động R&D tạo ra công nghệ cao, hỗ trợ tối đa 100% từ nguồn ngân sách nhà nước và ngân sách tỉnh. Đối với hoạt động sản xuất thử nghiệm, hỗ trợ tối đa đến 50% tổng mức kinh phí đầu tư thực hiện hoạt động sản xuất thử nghiệm trong dự án. Hoạt động chuyển giao công nghệ, tỉnh hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí cho các hoạt động chuyển giao công nghệ tùy theo từng dự án.
Đối với các dự án công nghệ cao, tỉnh hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ dự án đề nghị cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư từ ngân sách tỉnh; mức hỗ trợ không quá 200 triệu VNĐ; hỗ trợ kinh phí bố cáo thành lập doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm. Bên cạnh đó, hỗ trợ 100% số tiền doanh nghiệp đã nộp các khoản phí, lệ phí như: phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền thẩm định của UBND cấp tỉnh; phí cấp quyền sử dụng đất; lệ phí cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam; lệ phí đăng ký cấp mẫu dấu.
Thứ hai, chính sách khuyến khích thu hút đồng đều dự án FDI vào từng khu công nghiệp:
Hiện nay, Bắc Ninh có tới 15 khu công nghiệp nhưng chỉ có một vài khu công nghiệp thu hút được nhiều dự án FDI, một số khu công nghiệp mới chỉ thu hút được một, hai dự án FDI. Chính vì vậy, để thu hút đồng đều hơn các dự án FDI vào các khu công nghiệp, ngoài việc xúc tiến đầu tư của ban quản lý các KCN, mỗi khu
công nghiệp phải tự xây dựng ban quản lý riêng để tập trung xúc tiến, đưa ra những chính sách đầu tư phù hợp (hiện nay chỉ có duy nhất KCN VSIP có ban quản lý KCN riêng). Bên cạnh đó, định hướng ngành nghề ưu tiên thu hút FDI của các KCN Bắc Ninh tương đối giống nhau là tập trung thu hút các dự án FDI từ các lĩnh vực điện tử, viễn thông, cơ khí, chế tạo. Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn đầu tư ở các khu công nghiệp có kết cấu hạ tầng phù hợp; dẫn đến các khu công nghiệp còn lại thu hút được rất ít dự án FDI. Vì vậy, các khu công nghiệp thu hút được ít dự án FDI như KCN Gia Bình, KCN Thuận Thành,… cần xây dựng và tập trung xúc tiến lĩnh vực mũi nhọn phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương. Trên thực tế, các KCN Yên Phong, VSIP Bắc Ninh thành công trong thu hút các dự án điện tử, viễn thông, KCN Tiên Sơn, Quế Võ thành công trong các dự án cơ khí, chế tạo, vì vậy, các KCN Gia Bình, Thuận Thành có thể tập trung thu hút vào ngành công nghiệp hỗ trợ - ngành đang được tỉnh Bắc Ninh cũng như cả nước quan tâm thu hút nhưng chưa đạt hiệu quả mong muốn.