Đối với Bắc Ninh việc xây dựng cơ chế chính sách và thủ tục hành chính hiệu quả, đúng đắn có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút vốn FDI vào các KCN của tỉnh.
Trước đây, quy trình thủ tục hành chính phức tạp, có rất nhiều cơ quan liên quan tham gia vào giải quyết các thủ tục hành chính. Theo yêu cầu của từng thủ tục hoặc từng nhóm thủ tục, một thủ tục có thể cần sự tham gia (thụ lý, cho ý kiến hoặc phê duyệt) của nhiều cơ quan khác nhau như UBND cấp tỉnh, các sở ban ngành,... Nhiều trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài phải liên hệ trực tiếp với các cơ quan này để xin ý kiến, phê duyệt,... Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài còn phải liên hệ với các phòng ban khác nhau trong một cơ quan để được cung cấp thông tin, hướng dẫn thêm về các thủ tục đầu tư.
58.1 56.47 58.96 59.57 65.7 64.48 67.27 62.26 61.07 50 55 60 65 70 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 điểm
Bây giờ, Bắc Ninh đã cải cách các thủ tục hành chính về đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại các khu công nghiệp. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích về phát triển cụm công nghiệp (phát triển cụm công nghiệp vừa và nhỏ làm mô hình nhân rộng; xây dựng khu công nghiệp tập trung làm động lực trung tâm; quy hoạch phát triển các trung tâm đô thị làm môi trường gắn kết), thực hiện cơ chế khuyến công... Ta có thể so sánh về thủ tục hành hành chính, tổ chức thực hiện FDI của 3 tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và Vĩnh Phúc ở bảng sau:
Bảng 2.6 So sánh thủ tục hành chính tổ chức thực hiện thu hút FDI của các KCN Bắc Ninh với Hưng Yên và Vĩnh Phúc
STT Nội dung Bắc Ninh Hưng Yên Vĩnh Phúc
1 Hồ sơ cấp phép đầu tư 11 loại 9 loại
2 Thời hạn cấp phép đầu tư 15 ngày 7 ngày 10 ngày
3
Triển khai dự án: - Giải phóng mặt bằng - Cấp quyền sử dụng đất
- Cấp mã số thuế, mã số hải quan - Khắc con dấu - Thủ tục xây dựng 67 ngày 10 ngày Không cụ thể 10 ngày 20 ngày 90 ngày 20 ngày 3 – 5 ngày 3 - 7 ngày 7 – 20 ngày 50 ngày 10 ngày 8 ngày 5 ngày 10 ngày
4 Cơ chế Một cửa Một cửa Một cửa
Nguồn: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh (2013), Ban quản lý các KCN Hưng Yên
(2013), Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc (2013) Qua bảng so sánh trên ta thấy, thủ tục hành chính của các tỉnh trên đều sử dụng cơ chế “một cửa, tại chỗ” đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tới thực hiện các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, nhìn chung nhiều thủ tục hành chính của Bắc Ninh có thời chờ cấp giấy phép lâu hơn các tỉnh Hưng Yên và Vĩnh Phúc như: thời hạn cấp giấy phép đầu tư, thời hạn khắc con dấu và thực hiện các thủ tục xây dựng. Về thời hạn giải phóng mặt bằng và cấp quyền sử dụng đất của Bắc Ninh tuy có nhanh hơn tỉnh Hưng Yên nhưng vẫn chậm hơn tỉnh Vĩnh Phúc. Bắc Ninh chưa quy định cụ thể về thời gian cấp mã số thuế và mã số hải quan. Nhìn chung, so với các tỉnh cùng khu vực như Hưng Yên và Vĩnh Phúc thì các thủ tục hành chính của Bắc Ninh thực hiện còn chậm hơn, đây cũng là một bất lợi đối với Bắc Ninh
trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh các chính sách về thủ tục hành chính, các KCN của tỉnh Bắc Ninh đưa ra nhiều chính sách về thuế suất đối với các nhà đầu tư như:
Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Đối với những doanh nghiệp thành lập
mới từ dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: Công nghệ cao theo quy định của pháp luật, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển nhà máy nước, hệ thống cấp thoát nước, sản xuất phần mềm được miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư hoạt động trong lĩnh vực xã hội hoá (do Thủ tướng Chính phủ quyết định) về: giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường được miễn 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo.
Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: Thuế suất là 0%.
Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá: Đối với thiết bị, máy móc (phụ tùng đi
kèm), phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ, vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được, dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư; dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tử được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu 05 năm đầu kể từ khi sản xuất kinh doanh và nguyên liệu, phụ tùng, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Được miễn thuế VAT: đối với trường hợp nhập khẩu thiết bị, máy móc, phương tiện chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ thuộc loại trong nước chưa sản xuất được.
Ưu đãi về miễn giảm tiền thuê đất nguyên thổ: Được miễn tiền thuê đất 07 năm đối với dự án kinh doanh dịch vụ trong khu công nghiệp nếu trực tiếp nộp tiền thuê đất cho nhà nước. Được miễn tiền thuê đất 11 năm đối với dự án kinh doanh phát triển hạ tầng khu công nghiệp nếu chủ đầu tư khu công nghiệp trực tiếp nộp tiền thuê đất cho nhà nước, và dự án sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp (khi trực tiếp nộp tiền thuê đất cho Nhà nước).
Ta có thể so sánh thủ tục hành chính, tổ chức thực hiện thu hút FDI và các chính sách ưu đãi của 3 tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc như sau:
Bảng 2.7: So sánh chính sách ưu đãi thu hút FDI vào các KCN Bắc Ninh với các KCN tỉnh Hưng Yên và Vĩnh Phúc
STT Nội dung Bắc Ninh Hưng Yên Vĩnh Phúc
1 Giá thuê đất Mức thấp nhất theo quy định của Nhà nước Mức thấp nhất theo quy định của Nhà nước Mức thấp nhất theo quy định của Nhà nước 2 Miễn, giảm tiền thuê đất Hỗ trợ 100% tiền thuê đất đối với các dự án đầu tư: chế biến nông sản thực phẩm đến hết dự án, 50% cho các năm tiếp theo nếu dự án tiếp tục đăng ký
7 năm
Ngoài quy định của Nhà nước, được miễn thêm: - Dự án đầu tư vào các địa bàn khó khăn 8 năm, KCN 5 năm.
- Miễn 100% đối với các dự án đầu tư: xây dựng nhà ở cho thuê các KCN, khu văn hóa thong tin, vui chơi giải trí, chế biến nông sản thực phẩm. 3 Hỗ trợ chi phí giải phóng và san lấp mặt bằng 20 – 40% tổng chi phí 50 – 70% tổng chi phí 8 – 100% tổng chi phí
4 Ưu đãi thuế
- Dự án đầu tư vào vùng khó khăn: thuế VAT hỗ trợ 30-40% 3 năm đầu.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp hỗ trợ 100% cho 2 năm đầu và 50% cho 3 năm tiếp theo.
Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thời gian tối đa theo quy định của Nhà nước.
Không
5 Hỗ trợ lãi
vay 6 Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động 1 – 2 triệu/lao động 0,4-1 triệu/lao động 0,2 – 0,5 triệu/ lao động 7 Hỗ trợ xây dựng hạ tầng Tỉnh chỉ hỗ trợ làm
đường gom, cải kênh Không
- Tỉnh đầu tư 100% cho KCN, cụm CN
- Địa bàn khác hỗ trợ 30%
Nguồn: (Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh, 2013) (Ban quản lý các KCN Hưng Yên, 2013) (Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc, 2013)
Từ bảng 2.7 về so sánh một số chính sách ưu đãi nhằm thu hút FDI của các KCN Bắc Ninh với các khu công nghiệp của Hưng Yên và Vĩnh Phúc ta thấy các địa phương đều áp dụng giá thuê đất ở mức thấp nhất theo quy định của Nhà nước, ngoài ra, mỗi địa phương có thêm những biện pháp ưu đãi riêng nhằm hấp dẫn hơn nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng nhìn chung, Bắc Ninh đã có những ưu đãi mạnh dạn, hấp dẫn hơn so với hai tỉnh Hưng Yên và Vĩnh Phúc như hỗ trợ 100% tiền thuê đất đối với ngành nghề về chế biến nông sản, thực phẩm, ưu đãi thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài nếu đầu tư vào các vùng khó khăn, hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho doanh nghiệp,...
Tóm lại, từ bảng so sánh về thủ tục hành chính và chính sách ưu đãi của Bắc Ninh với hai tỉnh Hưng Yên và Vĩnh Phúc ta thấy, trong những năm qua Bắc Ninh đã có những cố gắng trong cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh. Bắc Ninh có những chủ trương, chính sách ưu đãi mạnh dạn hơn Hưng Yên và Vĩnh Phúc trong việc miễn, giảm tiền thuê đất, những ưu đãi về thuế, cũng như hỗ trợ đào tạo lao động có tay nghề,... Tuy nhiên, thủ tục hành chính đầu tư FDI vào các KCN Bắc Ninh còn nhiều trở ngại, vướng mắc. Thời gian chờ cấp giấy phép đầu tư cũng như thời gian để triển khai dự án còn dài, gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài.