1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KCN

46 647 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 390,5 KB

Nội dung

Việt nam trong quá trình đổi mới chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường theo hướng XHCN, hội nhập với nền kinh tế thế giới cũng không nằm ngoài xu hướng này

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 2

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2

1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài 2

1.1.1 Khái niệm 2

1.1.2 Bản chất và đặc điểm FDI 3

1.1.3 Các hình thức thu hút FDI 4

1.1.3.1 Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh 4

1.1.3.2 Hình thức doanh nghiệp liên doanh 4

1.1.3.3 Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài 5

1.1.3.4 Hình thức hợp đồng – xây dựng- kinh doanh- chuyển giao 5

1.1.4 Tác động của FDI đối với phát triển kinh tế 6

1.1.4.1 Những tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế 6

1.1.4.2 Những thách thức và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài 10

1.2 Khu công nghiệp (KCN) và sự cần thiết phải thu hút FDI vào KCN Việt Nam 12

1.2.1 Khu công nghiệp 12

1.2.1.1 Khái niệm: 12

1.2.1.2 Đặc trưng của KCN 13

1.2.2 Sự cần thiết phải thu hút FDI vào KCN 14

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng thu hút FDI 16

CHƯƠNG II: 20

THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN VIỆT NAM 20

2.1 Giới thiệu chung về KCN ở Việt Nam 20

Trang 2

2.2 Nội dung hoạt động thu hút FDI vào các KCN Việt Nam 21

2.2.1 Xác định mục tiêu thu hút FDI vào các KCN 21

2.2.2 Xây dựng và hoàn thiện môi trường đầu tư trong KCN 22

2.2.3 Xác định đối tác đầu tư chiến lược cho các lĩnh vực, sản phẩm 23

2.2.4 Tiến hành xúc tiến đầu tư vào KCN 24

2.2.5 Ban quản lý các KCN xem xét khẩn trương hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư vào các KCN của các dự án FDI 24

2.3 Thực trạng thu hút FDI vào các khu công nghiệp ở Việt nam 25

2.3.1 Tình hình thu hút FDI vào các KCN Việt nam thời gian qua 25

2.3.2 Đánh giá tình hình thu hút FDI vào các KCN Việt Nam 30

2.3.2.1 Những thành tựu đạt được 30

2.3.2.2 Hạn chế 31

2.3.3 Nguyên nhân 31

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KCN 34

3.1 Quan điểm và định hướng thu hút FDI vào các KCN Việt nam .34

3.1.1 Quan điểm thu hút 34

3.1.2 Định hướng thu hút FDI vào các KCN (2006-2010) 34

3.2 Bài học kinh nghiệm thu hút FDI 35

3.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực 35

3.2.2 Bài học kinh nghiệm 37

3.3 Một số giải pháp thu hút FDI và KCN 38

3.3.1 Giải pháp về phía chính phủ 38

3.3.2 Giải pháp đối với địa phương có KCN 43

KẾT LUẬN 44

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong hơn một thế kỷ qua, xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang

có sự gia tăng manh mẽ gắn liền với sự phát triển của khoa học công nghệ,quan hệ giữa các quốc gia ngày càng sôi động và phát triển hơn ở nhiều lĩnhvực.Hoạt động đầu tư quốc tế đã trở nên phổ biến trên phạm vi toàn thế giớivới mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt

Việt nam trong quá trình đổi mới chuyển sang phát triển nền kinh tế thịtrường theo hướng XHCN, hội nhập với nền kinh tế thế giới cũng không nằmngoài xu hướng này

Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế đã được Đảng và nhà nước ta khởixướng từ Đại hội Đảng VI và tiếp tục khẳng định tại đại hội IX “Đẩy mạnhCNH-HĐH xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành nướcCN…”.Trong những giải pháp lớn, chủ yếu để thực hiện CNH-HĐH, lựachọn giải pháp phát triển các KCN được coi là phương thức hữu hiệu nhấtphù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay

Vì vậy, đối với Việt nam, việc thu hút vốn FDI vào các KCN là yêu cầubức thiết, vì mô hình KCN chính là nơi tập trung những điều kiện thuận lợinhất cho các nhà đầu tư nước ngoài làm tăng tính hấp dẫn và khă năng cạnhtranh cho môi trường đầu tư Việt nam

Sau 20 năm thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, bêncạnh những thành công đã đạt được vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm về mặt

lý luận cũng như thực tiễn Yêu cầu cần thiết là phải đánh giá, nhìn nhận lạivấn đề một cách khách quan về tình hình thu hút FDI vào các KCN trong thời

gian qua Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài: “Tăng cường thu hút FDI vào các khu công nghiệp Việt Nam” làm đề tài cho đề án môn học của mình.

Được sự hướng dẫn của thầy giáo Phạm Ngọc Linh, qua một thời giantìm hiểu và nghiên cứu, em đã hoàn thành đề án của mình Tuy rất cố gắngnhưng do còn nhiều hạn chế về thông tin, thời gian và kiến thức, đề án còn cónhiều thiếu sót và hạn chế Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy côgiáo

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

VÀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

1.1 Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1 Khái niệm

Đầu tư nước ngoài ( Foreign Direct Investment _ FDI ) ngày càng có vaitrò quan trọng đối với nước tiếp nhận đầu tư và nước đi đầu tư Chính vì vaitrò quan trọng của nó mà có rất nhiều tổ chức kinh tế đưa ra khái niệm đầu tưtrực tiếp nước ngoài nhằm mục đích giúp các quốc gia hoạch định chính sáchkinh tế vĩ mô về FDI, tạo điều kiện thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tưquốc tế và phân loại, sử dụng trong công tác thống kê quốc tế Quỹ tiền tệ thếgiới (IMF), trong Báo cáo cán cân thanh toán hàng năm đã đưa ra định nghĩa

về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác ( nước nhận đầu tư ), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoat động ( nước đi đầu tư) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp”.

Uỷ ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc, trong Báo các đầu

tư thế giới năm 1996 đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưsau:

“ Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài và công ty mẹ) đối với doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh ngiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp)”.

Quan điểm về FDI của Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật

đầu tư nước ngoài được sửa đổi, bổ sung năm 2000: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật

Trang 5

này”, trong đó nhà đầu tư nước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân

nước ngoài đầu tư vào Việt Nam

- FDI là một dự án mang tính lâu dài, không dễ rút đi trong một thời gianngắn Bởi vậy, nước sở tại nhận được một nguồn vốn lớn bổ sung cho vốnđầu tư trong nước trong một thời gian tương đối dài mà không phải lo trả nợ.Đây là đặc điểm phân biệt giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư giántiếp Đầu tư gián tiếp thường là các vốn có thời gian hoạt động ngắn và có thunhập thông qua việc mua, bán chứng khoán Đầu tư gián tiếp có tính thanhkhoản cao hơn so với đầu tư trực tiếp, dễ dàng thu lại số vốn đầu tư ban đầu

- FDI là một dự án có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nướcngoài Đây củng là đặc điểm khác với đầu tư gián tiếp Trong khi đầu tư giántiếp không cần sự tham gia quản lý doanh nghiệp, các khoản thu nhập chủyếu là các cổ tức từ việc mua chứng khoán tại các doanh nghiệp ở nước nhậnđầu tư, ngược lại các nhà đầu tư trực tiếp có quyền tham gia hoạt động quản

lý trong các doanh nghiệp FDI

- Đi kèm với dự án FDI là ba yếu tố: hoạt động thương mại (xuất nhậpkhẩu); chuyển giao công nghệ; di cư lao động quốc tế, trong đó di cư lao độngquốc tế góp phần vào việc chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI

- FDI là hình thức kéo dài chu kỳ tuổi thọ sản xuất và chu kỳ tuổi thọ kỹthuật Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp thay đổi đượcdây chuyền công nghệ lạc hậu ở nước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước

có trình độ phát triển thấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ sản xuất.Và vì vậy,FDI là công cụ để các nhà đầu tư

- FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về FDIcủa mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa và quan điểmhội nhập quốc tế về đầu tư

Trang 6

1.1.3 Các hình thức thu hút FDI

Theo quyyết định tại Luật đầu tư nước ngoài 9/6/2000, có các hình thứcchủ yếu sau:

- Doanh nghiệp liên doanh

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Theo khu vực, theo tính chất tập trung của các dự án có các hình thứcnhư khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao, đặc khukinh tế

Ngoài ra gần đây còn có các hình thức đầu tư khác như BOT (xây kinh doanh- chuyển giao); BOT; BT; …

dựng-Các hình thức đầu tư của FDI ngày càng phong phú và đa dạng theo nhucầu và tình hình thực tế Tuỳ theo yêu cầu, mục tiêu của mỗi dự án và kinhnghiệm thực tế, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn các hình thức thích hợp

1.1.3.1 Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên để tiếnhành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, trong đó quy định trách nhiệm và phânchia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới,phương thức hoạt động chủ yếu là các đơn vị kinh tế trong nước (nước sở tại)thực hiện sản xuất gia công lắp ráp sản phẩm cho phía nước ngoài và nhận lạitiền công lao động hoặc bằng sản phẩm

Ưu nhược điểm cúa hình thức này là:

Ưu điểm: Tạo thêm việc làm cho người lao động, nâng cao trình độchuyên môn và trình độ quản lý cho cán bộ, tránh được các thua thiệt rủi ro.Nhược điểm: Trang thiết bị máy móc thường được đầu tư ở mức độ thấp,lạc hậu

1.1.3.2 Hình thức doanh nghiệp liên doanh.

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam,trên cơ sở hoạt động liên doanh ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiếnhành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam (pháp nhân kinh tế của nước sở tại).Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp

Trang 7

vào vốn pháp định của doanh nghiệp, kết quả kinh doanh (lỗ, lãi) được chiatheo tỷ lệ góp vốn.

Ưu điểm: Đây là hình thức khá phổ biến trong các hình thức đầu tư trựctiếp nước ngoài

- Hình thức này nó cho phép tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài, khai thácđược lợi thế của nước sở tại về lao động, tài nguyên Nước tiếp nhận đầu tư

có điều kiện tiếp thu các công nghệ hiện đại tiên tiến, nâng cao được chấtlượng sản phẩm và hạ giá thành, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển pháttriển kinh tế đất nước, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới

- Có điều kiện học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nước ngoài,nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý kinh tế, kỹ thuật cho đội ngũcán bộ của nước sở tại

Nhược điểm: Do hai bên hoặc nhiều bên có sự khác nhau về văn hoá,ngôn ngữ, chế độ chính trị, hệ thống pháp luật và bộ máy quản lý nên dễ xảy

ra các mâu thuẫn trong điều hành sản xuất kinh doanh, tranh chấp quyền lợi,nhiều khi nước sở tại thường bị thua thiệt do trình độ tham gia liên doanh,năng lực quản lý yếu và tỷ lệ góp vốn thấp nên tiếng nói trong liên doanh bịhạn chế

1.1.3.3 Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài do nhà đầu tưnước ngoài lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quảkinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật nước sở tại

Hình thức này có ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm: Do là loại hình mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốnnên nước sở tại không phải bỏ vốn và thực hiện công tác quản lý trực tiếp màvẫn thu được lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp và giải quyết được lao động

Nhược điểm: do trình độ quản lý yếu nên nước sở tại sẽ bị nhiều hạn chếtrong việc kiểm tra, kiểm soát đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh

1.1.3.4 Hình thức hợp đồng – xây dựng- kinh doanh- chuyển giao

Các hình thức đầu tư mới theo Nghị định 62/ NĐ-CP ngày 15/8/1998:

Trang 8

* BOT: Xây dựng- kinh doanh- chuyên giao (Build- Transfer)

Operation-* BTO: xây dựng – chuyển giao- kinh doanh

* BT: xây dựng - chuyển giao

Hợp đồng BOT: Nhà đầu tư nước ngoài xây dựng xong và được phép tổchức kinh doanh, khai thác trong một thời gian để hoàn vốn và thu lợi nhuận.Khi hết thời hạn kinh doanh, nhà đầu tư sẽ chuyển giao công trình đó choChính phủ nước sở tại

Hợp đồng BTO: Nhà đầu tư nước ngoài xây dựng xong chuyển giaochương trình đó cho chính phủ nước sở tại Đổi lại chính phủ nước sở tại sẽgiành quyền kinh doanh công trình đó cho nhà đầu tư trong một thời gian nhấtđịnh để thu hồi vốn và có lợi nhuận

Hợp đồng BT: Nhà đầu tư nước ngoài xây dựng xong và chuyên giaochương trình đó cho nước sở tại Đổi lại nhà nước sẽ tạo điều kiện để nhà đầu

tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý

1.1.4 Tác động của FDI đối với phát triển kinh tế

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh

tế của một quốc gia, tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống, kinh tế- xãhội và chính trị của nước tiếp nhận đầu tư

1.1.4.1 Những tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế

a Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với tăng trưởngkinh tế, giúp cho nước tiếp nhận đầu tư huy động mọi nguồn lực sản xuất(vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ)

- Đầu tư trực tíêp nước ngoài bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế

Thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế cao thường gắn với tỷ lệ đầu tư cao.Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế được huy động từ hai nguồn chủ yếu là vốntrong nước và vốn ngoài nước Vốn trong nước được hình thành thông quatiết kiệm và đầu tư Vốn ngoài nước được hình thành thông qua vay thươngmại, đầu tư gián tiếp và hoạt động của đầu tư trực tiếp Đối với các nướcnghèo và đang phát triển, vốn là một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với pháttriển kinh tế Những quốc gia này thường lâm vào tình trạng thiếu vốn đầu tư

Trang 9

Paul A Samuelson khi nghiên cứu nền kinh tế của các nước đang phát triển

và kém phát triển đã ví hoạt động sản xuất của các nước này như là một vòngđói nghèo luẩn quẩn

Đồ thị biểu thị vòng luẩn quẩn

Đồ thị trên cho thấy thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm và đầu tư thấp, tiếtkiệm và đầu tư thấp sẽ cản trở đến quá trình phát triển của vốn và làm chotích tụ vốn thấp, không có đủ vốn cho đầu tư, sẽ làm cho năng lực sản xuấtcủa quốc gia đó giảm; năng lực sản xuất giảm dẫn đến thu nhập thấp và lạiquay trở lại chu kỳ ban đầu Vòng luẩn quẩn đói nghèo cứ lặp đi lặp lại chu

kỳ như trên Do vậy, để phá vỡ vòng luẩn quẩn, các nước nghèo và đang phát

triển phải tạo ra “một cú huých lớn” để phá vỡ vòng luẩn quẩn này Biện

pháp hữu hiệu nhất có thể coi là bước đột phá để phá vỡ vòng luẩn quẩn đó làtăng vốn cho đầu tư, huy động các nguồn lực để phát triển nền kinh tế để tạo

ra tăng trưởng kinh tế dẫn đến thu nhập tăng Đầu tư trực tiếp nước ngoài cóthể xem như là một nhân tố hay cú huých lớn để phá vỡ vòng đói nghèo trên

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào quá trình phát triển côngnghệ

Công nghệ có một vai trò hết sức quan trọng đối với tốc độ tăng trưởngkinh tế và làm chu kỳ sống của sản phẩm ngắn hơn Sản phẩm mới được ápdụng công nghệ sản xuất tiên tiến, có hàm lượng khoa học cao sẽ kích thích

Năng suất thấp

Thu nhập bình

quân thấp

Tốc độ tích luỹ vốn thấpTiết kiệm và

đầu tư thấp

Trang 10

tiêu dùng (tính mới của sản phẩm và giá thành hạ) dẫn đến kích thích sản xuất

và tăng thu nhập của nền kinh tế quốc dân Đối với các nước đang phát triển

và kém phát triển, công nghệ giúp những nước này theo kịp tốc độ tăngtrưởng của các nước công nghiệp phát triển dựa trên lợi thế của những nước

đi sau (kế thừa những thành tựu khoa học công nghệ của nhân loại) Hoạtđộng đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quátrình phát triển khoa hoc công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và năng lựclao động tại nước tiếp nhận đầu tư FDI có tác động đến phát triển công nghệcủa một quốc gia thông qua: chuyển giao công nghệ; phổ biến công nghệ vàphát minh công nghệ Đối với chuyển giao công nghệ thì thông qua hoạt độngFDI đã làm cho “khoảng cách công nghệ giữa nước đi đầu tư và nước tiếpnhận đầu tư bị thu hẹp Hình thức chuyển giao công nghệ thông qua FDI đượcthực hiện thông qua: chuyển giao bên trong và chuyển giao bên ngoài.Chuyển giao bên trong là hình thức chuyển giao chủ yếu nhất và được thựchiện giữa công ty mẹ vào chi nhánh công ty con Chuyển giao bên ngoài đượcthực hiện giữa các công ty khác nhau như: liên doanh với doanh nghiệp trongnước, hợp đồng li-xăng, hỗ trợ công nghệ…

- Đầu tư nước ngoài góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triểnnguồn nhân lực

Trình độ, năng lực và kỹ năng của người lao động có tác động khôngnhỏ đến tốc độ tăng trưởng của một quốc gia Do vậy, nhu cầu nâng cao chấtlượng lao động trong giai đoạn hiện nay ở mổi quốc gia đã và đang là vấn đềđược nhiều nước quan tâm FDI tác động đến vấn đề lao động của nước tiếpnhận đầu tư liên quan đến cả số lượng và chất lượng lao động Số lượng laođộng ở đây được hiểu là vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động Cònđối với chất lượng lao đông, FDI đã làm thay đổi cơ bản, nâng cao năng lực,

kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp thông qua: trực tiếp đào tạo laođộng và gián tiếp nâng cao trình độ lao động

b Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xãhội

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế củanước tiếp nhận đầu tư Hoạt động FDI đi kèm với các yếu tố vốn, công nghệ,

kỹ năng và trình độ quản lý đã có tác động mạnh đến cơ cấu ngành kinh tếcủa nước tiếp nhận đầu tư Qua nghiên cứu ở các nước tiếp nhận đầu tư, hoạt

Trang 11

động đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ,đối với ngành sản xuất nông nghiệp tỷ lệ đầu tư tương đối thấp hoặc nếu cóđầu tư thì đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến.

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy xuất khẩu

Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy hoạt động xuấtkhẩu của nước tiếp nhận đầu tư thông qua xây dựng năng lực xuất khẩu và

mở rộng thị trường xuất khẩu

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần cải thiện cán cân thanh toán.Hoạt động FDI với tính chất là nguồn vốn đầu tư ổn định so với đầu tư giántiếp đã góp phần quan trọng để duy trì, cải thiện cán cân thanh toán tổng thểtrong nền kinh tế

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thunhập cho người lao động

Về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động tại các nước tiếp nhậnđầu tư, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tạo việc làm chongười lao động, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở những quốc gia này

Thứ nhất, trực tiếp tạo việc làm bằng cách tuyển dụng lao động địaphương trong các doanh nghiệp có vốn FDI

Thư hai, FDI gián tiếp tạo việc làm thông qua việc hình thành các doanhnghiệp vệ tinh cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các doanh nghiệp FDI vàkhi các doanh nghiệp vệ tinh này được hình thành và phát triển sẽ tạo việclàm trong phạm vi toàn xã hội

Về vấn đề nâng cao thu nhập cho người lao động, ở các nước đang pháttriển người lao động làm việc cho các chi nhánh công ty nước ngoài được trảlương cao hơn so với doanh nghiệp trong nước Sở dĩ như vậy là do: sảnlượng sản xuất của doanh nghiệp FDI thường cao hơn so với doanh nghiệptrong nước; lao động được tuyển dụng thường là lao động có trình độ cao và

có tính kỹ luật cao; những công ty FDI thường là những doanh nghiệp có uytín và quy mô lớn Ngoài ra, điều kiện lao động và chăm sóc về mặt sức khoẻ,

y tế đối với người lao động tại nước tiếp nhận đầu tư tốt hơn so với các doanhnghiệp địa phương

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào quá trình mở rộng hợp táckinh tế quốc tế Quan hệ đầu tư quốc tế xuất hiện từ thế kỷ XVIII Thời kỳ

Trang 12

này được coi là quá trình hội nhập nông trong lĩnh vực đầu tư, có nghĩa là cácnước quan hệ đầu tư với nhau trên cơ sở tự nguyện, có lợi ích và chưa đặt racho nhau các nghĩa vụ phải thực hiện Hiện nay, quan điểm về hội nhâp kinh

tế quốc tế trong phạm vi giữa các quốc gia, khu vực và trên toàn thế giới biểuhiện tự do hoá trong bốn lĩnh vực: thương mại hàng hoá, sở hữu trí tuệ, đầu tư

và thương mại dịch vụ

1.1.4.2 Những thách thức và hạn chế của đầu tư trực tiếp nước ngoài

a, Về bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế

Vốn do hoạt động FDI cung cấp có thể đem lại những hạn chế về pháttriển kinh tế tại nước tiếp nhận đầu tư trong các trường hợp:

- Theo đánh giá tại Báo cáo đầu tư thế giới năm 1999, vốn do hoạt độngFDI cung cấp có chi phí vốn cao hơn so với các nguồn vốn khác từ nướcngoài Tỷ lệ lợi tức của doanh nghiệp nước ngoài hay doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài, đặc biệt ở các nước đang phát triển cao hơn lãi suất củacác khoản vay thương mại hoặc vay giữa các Chính phủ

Chi phí vốn của các khoản FDI và vay dài hạn ngân hàng

thương mại quốc tế, từ năm 1991 đến năm 1997

Lãi suất vay ngân hàng quốc tế hoặc vay thương

mại khác Lãi suất vay (năm) Thời gian

Nguồn: UNCTAD, WIR 1999.

- Vốn do hoạt động FDI cung cấp có thể không lớn Bởi vì các doanhnghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể huy động vốn từ các nguồn cho vay

Trang 13

trong nước của nước tiếp nhận đầu tư, sau khi hoạt động có lãi, nhiều doanhnghiệp có vốn đầu tư đã tiến hành chuyển lợi nhuận về nước Ngoài ra, vốnđầu tư của các doanh nghiệp FDI có thể dưới hình thức máy móc thiết bị hoặcđóng góp trong liên doanh dưới hình thức quyền sở hữu trí tuệ.

- Vốn do hoạt động FDI, trong một số trường hợp được cung cấp vớimột lượng lớn sẽ gây ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của một quốc gia Cụthể, nếu vốn FDI được cung cấp hoặc dịch chuyển vào một số quốc gia với sốlượng lớn sẽ làm cho cầu tiền giảm, làm cho lạm phát có thể tăng lên và ảnhhưởng đến kế hoạch điều chỉnh chính sách tiền tệ của một quốc gia

b, Về môi trường, chuyển giao công nghệ và hiệu quả sản xuất

Về vấn đề môi trường, các nhà kinh tế học đều cho rằng tốc độ tăngtrưởng kinh tế tỷ lệ thuận với tốc độ gây ô nhiễm môi trường Tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao sẽ phải sử dụng, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên vànhững chất thải từ hoạt động sản xuất là những nguyên nhân chính gây nêntình trạng ô nhiễm môi trường Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếuđược tiến hành trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và những chất thải nếukhông được xữ lý và kiểm soát chặt chẽ từ những nhà máy do nhà đầu tưnước ngoài thành lập sẽ gây ra ô nhiễm môi trường Một trong những lý dothúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài tại các nước kém phát triển đó là tiêuchuẩn kiểm soát môi trường ở những nước này thấp hơn ở những nước pháttriển

Bên cạnh những tác động gây ô nhiễm môi trường thông qua hoạt độngsản xuất trực tiếp, việc chuyển giao công nghệ lạc hậu từ nước đi đầu tư sangnước tiếp nhận đầu tư củng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến ônhiễm môi trường Mặt khác, nó còn làm giảm hiệu quả sản xuất tại các nướctiếp nhận đầu tư

c, Những mặt hạn chế khác

Về lao động, người lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI thườngđòi hỏi phải có trình độ lao động cao nếu không đáp ứng thường bị sa thải.Một trong những nguyên nhân dẫn đến người lao động bị sa thải là do sự hợpnhất, sáp nhập và giải thể của các doanh nghiệp FDI diễn ra ngày càng tăngtrên thế giới

Trang 14

Về cạnh trạnh, những công ty FDI, nhất là những công ty đa quốc giathường sở hữu những công nghệ hiện đại, trình độ tổ chức sản xuất, vốn lớn

so với các doanh nghiệp trong nước; do vậy, sẽ gây nên những tác động tiêucực đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp này

Về mặt chính trị, do thành công trong hoạt động kinh doanh, những công

ty FDI và công ty đa quốc gia ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạtđộng xã hội, chính trị Các công ty đa quốc gia có thể can thiệp vào chínhsách, quyết định phát triển kinh tế của một quốc gia và hoạt động chính trị ởnước tiếp nhận đầu tư

1.2 Khu công nghiệp (KCN) và sự cần thiết phải thu hút FDI vào KCN Việt Nam

1.2.1 Khu công nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm:

Theo Quy chế KHC, KCX, KCNC – ban hành kèm theo Nghị định số

36/CP ngày 24/4/1997, KCN là “ khu tập trung doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất” Đây là khái niệm về KCN được xây dựng phù hợp với sự phát triển

của nền kinh tế Việt Nam và mới chỉ tập trung điều chỉnh 3 đối tượng là khucông nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao

- Khu chế xuất (KCX): là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệpchế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuấthàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không códân cư sinh sống Hoạt động của KCX thường được tự do và không hạn chế

số lượng nhập khẩu nguyên vật liệu Các doanh nghiệp thuộc KCX khôngphải nộp các loại thuế doanh thu, thuế nhập khẩu, đồng thời được ưu đãi đặcbiệt khi nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường nội địa Sản phẩm của KCN chỉbán thị trường nước ngoài, trừ trường hợp đối tác nước ngoài từ chối mớiđược bán ở thị trường nội địa

- Khu công nghiệp: Là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuấthàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp, có

Trang 15

ranh giới địa lý xác định và không có dân cư sinh sống Trong KCN có thể códoanh nghiệp chế xuất KCN khác với KCX là: KCX được xây dựng để thuhút các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, trong khi KCN được mở racho tất cả các ngành công nghiệp kể cả phục vụ thị trường xuất khẩu lẫn phục

vụ thị trường nội địa

- Khu công nghệ cao (KCNC): Là khu tập trung các doanh nghiệp côngnghiệp kỹ thuật cao và các đơn vi hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệcao bao gồm nghiên cứu - triển khai, khoa học – công nghệ, đào tạo và cácdịch vụ có liên quan, có ranh giới xác định Đặc trưng cơ bản của khu vực này

là nơi sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, là nơi gắn liềngiữa sản xuất, ứng dụng với nghiên cứu khoa học KCNC sản xuất ra các sảnphẩm có công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhằm tạo ra những đột phá trong pháttriển công nghệ và công nghệ quôc gia

KCN là mô hình kinh tế linh hoạt, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đối tượng đầu tư chủ yếu vào KCN, vì họ hy vọng vào thị trường nội địa, mộtthị trường mới, có dung lượng lớn để tiêu thụ hàng hoá của mình

- KCN là nơi tiếp nhận, chuyển giao và áp dụng có hiệu quả nhất nhữngthành tựu của khoa học công nghệ , áp dụng vào quá trình sản xuất kinhdoanh và dịch vụ bởi một địa bàn tương đối rộng, được quy hoạch theo một

kế hoạch và chiến lược phát triển lâu dài của nền kinh tế, với hệ thống cơ sở

hạ tầng kỹ thuật tương đối hiện đại, đồng bộ, cùng với những chính sách ưuđãi mà nhà nước dành cho các KCN (đặc biệt về thuế quan), tạo điều kiệnthuận lợi cho các KCN có thể tiếp nhận các công nghệ tiên tiến, hiện đại trênthế giới, tận dụng được lợi thế của nước đi sau để rút ngắn dần khoảng cách

về khoa học công nghệ với các nước khác

Trang 16

- KCN là một bộ phận không thể tách rời của một quốc gia, thường lànhững khu vực địa lý riêng biệt thích hợp, có hàng rào giới hạn với các vùnglãnh thổ còn lại của nước sở tại và được chính phủ nước đó chính thức chophép thành lập.

1.2.2 Sự cần thiết phải thu hút FDI vào KCN

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước và thực hiện thành công côngcuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng và nhà nước Việt Nam khẳng địnhkhông thể chỉ dựa vào nguồn lực trong nước mà còn phải biết khai thác và sửdụng có hiệu quả có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài vốn, công nghệ hiệnđại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

là một trong những nguồn vốn đóng vai trò trực tiếp và chủ yếu trong việcthực hiện các mục tiêu quan trọng Bằng việc thu hút FDI vào phát triển cácKCN, Việt Nam có thể rút ngắn và đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH Đồngthời, trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, các KCN đã và đang khẳng địnhvai trò không thể thay thế của nó trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, thểhiện ở những khía cạnh sau:

* Thu hút FDI vào các KCN sẽ tạo ra sức hấp dẫn hơn với các công ty

có tiềm lực tài chính lớn, đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia (TNCs) Việt

Nam đang trong giai đoạn CNH, HĐH đất nước, bản thân cụm từ “khu côngnghiệp” đã có nghĩa là vùng đất được hưởng những ưu đãi đặc biệt để thu hútđầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ Một khi chúng ta chưa đủ lực đểnhanh chóng phát triển đồng bộ và hoàn hảo môi trường đầu tư trong cả nướcthì buộc lòng chúng ta phải thực hiện trong một phạm vi hẹp- đó là các KCN

Vì vậy, môi trường đầu tư trong các KCN tương đối hiện đại và thuận lợi hơn

so với khu vực ngoài KCN, sẽ hấp dẫn hơn với các công ty TNCs nổi tiếng ,đầy tiềm lực

* Nhờ các dự án FDI đầu tư vào KCN, các KCN trở thành nơi tiếp nhận

và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học- công nghệ tiên tiến trên thế giới, tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến vào quá trình phát triển kinh tế đất nước Một trong những mục tiêu quan trọng của việc hình thành các KCN là

bên cạnh các nhà đầu tư trong nước, có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham giahoạt động kinh doanh Các nhà đầu tư nước ngoài phần lớn là các công ty đaquốc gia có tiềm lực mạnh không chỉ về vốn mà còn cả những thế mạnh vềcông nghệ và kinh nghiệm quản trị hiện đại, những thứ mà chúng ta còn rất

Trang 17

thiếu thốn, việc ra đời các KCN với cơ sở vật chất hiện đại cùng những ưu đãicao sẽ tạo điều kiện phát huy được tốt nhất những lợi thế về công nghệ, vềkinh nghiệm quản lý do các nhà đầu tư nước ngoài mang lại, đây là những thứ

mà chúng ta còn rất thiếu

* Thu hút FDI vào các khu CN đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước ta, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước Trong một môi trường làm việc hiện đại ở các KCN, cùng với

việc tiếp xúc với công nghệ tiên tiến, phong cách quản lý chuyên nghiệp docác dự án FDI mang lại, quá trình thu hút FDI vào các KCN tạo ra những điềukiện thuận lợi để đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao, có tácphong làm việc công nghiệp hoá Hiện nay lao động ở nước ta chủ yếu là laođộng trong lĩnh vực nông nghiệp, nhu cầu về nhân lực cho các dự án FDItrong các khu công nghiệp sẽ tạo điều kiện cho lao động địa phương có cơ hộiđược tiếp thu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp trong những điều kiện tốt, nângcao trình độ quản lý, được rèn luyện tác phong làm việc công nghiệp, theonhững chuẩn mực của nền công nghiệp hiện đại

* Thu hút FDI vào KCN giúp quốc gia đào tạo được một đội ngũ doanh nghiệp FDI trong KCN có khả năng tạo thêm năng lực sản xuất mới trong nhiều ngành kinh tế then chốt đối với sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Gía trị gia tăng và tổng giá trị sản phẩm công nghiệp của

các doanh nghiệp FDI có tốc độ tăng trưởng cao, đóng vai trò quan trọngtrong việc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế đất nước Các dự án côngnghiệp có tỷ lệ xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu của đất nước

* Bên cạnh vai trò, vị trí không thể phủ nhận được của KCN, thì còn cómột lý do cho thấy rất cần thiết phải tăng cường thu hút đầu tư nước ngoàivào các KCN bởi: Trong điều kiện thực tế của Việt Nam, chúng ta chưa thể

có ngay được một hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại và đồng bộ trên cả nước,việc hình thành và phát triển các KCN như là những khu vực riêng với nhữngđiều kiện ưu việt hơn khu vực ngoài KCN với kết cấu hạ tầng đồng bộ, môitrường pháp lý thuận lợi và thống nhất để thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tưtrực tiếp nước ngoài rất phù hợp với tình hình kinh tế của Việt Nam Trongkhi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, nguốn lực có hạn, Việt nam tập

Trang 18

trung đầu tư vào mô hình KCN là rất cần thiết và lâu dài sẽ xây dựng mộtmôi trường đầu tư bình đẳng giữa các khu vực trong và ngoài KCN Thực tiễn

15 năm hình thành và phát triển các KCN Việt Nam cũng cho thấy rằng sứclan toả của khu vực FDI trong các KCN là rất lớn, thể hiện qua các nội dungsau: Có tác động đổi mới, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực cạnhtranh cho các doanh nghiệp Việt Nam, phát triển các ngành công nghiệp phụtrợ ở Việt Nam… KCN không phải là biểu tượng của sự phân biệt đối xử giữacác doanh nghiệp trong và ngoài KCN, ngược lại KCN là một bước khởi đầu

để tiến tới một mặt bằng kinh doanh bình đẳng trên phạm vi cả nước Nhưvậy, thu hút FDI vào các KCN có vai trò không nhỏ với các doanh nghiệp cònnon trẻ của Việt Nam và trong thời điểm hiện nay, vai trò này càng trở nêncấp thiết vì các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớncủa xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế

Vì những lý do đã phân tích ở trên, có thể thấy rằng nhu cầu tăng cườngthu hút FDI vào các KCN Việt Nam hiện nay rất cấp thiết

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng thu hút FDI

Việc các cá nhân hay các tổ chức nước ngoài tiến hành hoạt động đầu tưvào nước tiếp nhận đầu tư phụ thuộc vào những điều kiện sau: doanh nghiệpnước ngoài sở hữu lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp của nước tiếp nhậnđầu tư; được ưu đãi và có điều kiện thuận lợi tại nước tiếp nhận đầu tư lớnhơn so với doanh nghiệp nước tiếp nhận đầu tư

- Về lợi thế cạnh tranh, đây là lợi thế mà các công ty nước ngoài có (vốn,

công nghệ, trình độ quản lý) nhằm bù đắp những chi phí bổ sung cho việcthành lập doanh nghiệp tại nước tiếp nhận đầu tư và có thể vượt qua nhữngmặt bất lợi so với doanh nghiệp của nước tiếp nhận

- Về những ưu đãi và điều kiện thuận lợi tại nước tiếp nhận đầu tư, bao

gồm: chính sách ưu đãi đối với FDI về thuế, thủ tục thành lập, thị trường lớn,chi phí sản xuất thấp, có tài nguyên thiên nhiên, có cơ sở hạ tầng thuận lợi…

- Về lợi ích đầu tư, khi kết hợp lợi thế của mình cà lợi thế tại nước tiếp

nhận đầu tư, doanh nghiệp FDI sẽ có lợi ích đầu tư lớn hơn so với doanhnghiệp nước tiếp nhận đầu tư

Trang 19

Trong ba nhóm nhân tố nêu trên thì nhóm nhân tố một và ba hoàn toànphụ thuộc vào doanh nghiệp FDI, còn nhóm nhân tố thứ hai thì phụ thuộc vàomôi trường đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư.

Môi trường đầu tư là tổng thể các yếu tố, điều kiện và chính sách của nước tiếp nhận đầu tư chi phối đến hoạt động đầu tư nước ngoài Môi trường

đầu tư có thể thay đổi và chịu sự chi phối của chính phủ nước tiếp nhận đầu

tư Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được xác định theo haicách tiếp cận sau:

* Thứ nhất, dựa vào các nhóm nhân tố chính tác động đối với hoạt động đầu tư, môi trường đầu tư Theo cách tiếp cận này bao gồm các nhóm yếu tố

chính sau: khung chính sách đối với hoạt động FDI; nhóm nhân tố kinh tế;nhóm nhân tố hỗ trợ kinh doanh( Bảng 1)

* Thứ hai, dựa vào giai đoạn hình thành và hoạt động đầu tư, môi

trường đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm các nhân tố của giai đoạn: thànhlập; hoạt động và giải thể hay phá sản doanh nghiệp FDI Theo quan điểmnày, môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là: “Tổng thể các yếu

tố, chính sách của nước tiếp nhận đầu tư có tác động trực tiếp hay gián tiếpđến đến quá trình thành lập, hoạt động và giải thể hay phá sản doanh nghiệpnước đi đầu tư” Các yếu tố này bao gồm chính sách của một quốc gia đối vớiFDI, cơ sở vật chất, trình độ lao động và tình hình an ninh chính trị… ở nướctiếp nhận đầu tư Bao gồm các nhóm nhân tố: nhóm yếu tố tiếp cận thị trườngđầu tư; nhóm yếu tố liên quan đến quá trình hoạt động và nhóm yếu tố liênquan đến quá trình kết thúc hoạt động đầu tư (Bảng 2)

Trang 20

Bảng 1 Môi trường đầu tư theo cách tiếp cận thứ nhất

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ Nhóm nhân tố kinh tế chủ yếu

 Gia nhập các điều ước quốc tế về FDI

 Chính sách tư nhân hoá

 Chính sách thương mại (thuế quan và phi

thuế quan)

 Chính sách thuế

II Nhóm nhân tố kinh tế

III Nhóm nhân tố hỗ trợ kinh doanh

 Xúc tiến đầu tư (bao gồm xây dựng hình

ảnh, các hoạt động quảng bá đầu tư và cung

cấp dịch vụ hỗ trợ đầu tư)

 Biện pháp khuyến khích đầu tư

 Chống tham nhũng và nâng cao hiệu quả

quản lý hành chính

 Có dịch vụ giải trí cho người nước ngoài

 Dịch vụ sau đầu tư

A Thị trường

 Dung lượng thị trường và thu nhập bình quân đầu người

 Tăng trưởng thị trường

 Khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới

 Sở thích của người tiêu dùng Cấu trúc thị trường

B Tài nguyên / tài sản

 Nguyên nhiên vật liệu sản xuất

 Chi phí nhân công thấp

Gia nhập các Hiệp định khu vực và thế giới để thiết lập mạng lưới hợp tác

Trang 21

Bảng 2: Môi trường đầu tư theo cách tiếp cận

Hoạt động kinh doanh

Kết thúc hoạt động kinh doanh

Đất đai Yếu tố chi phí sản xuất của DN

Ngoại hối Khiếu kiện Chuyển tiền Bảo hộ tài sản của nhà đầu tư

Lĩnh vực được phép kinh doanh

Giải quyết tranh chấp Minh bạch, công khai

Cơ sở hạ tầng…

Giải thể Phá sản Khiếu kiện và giải quyết tranh chấp…

Trang 22

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC KCN VIỆT NAM

2.1 Giới thiệu chung về KCN ở Việt Nam

Chủ trương đổi mới và mở cửa của Đảng ta từ Đại hội Đảng lần thứ VInăm 1986 là tiền đề cho các mô hình KCN xuất hiện ở Việt nam Nghị quyếthội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII năm 1994 đã nêu “ Quy hoạch cácvùng, trước hết là các địa bàn trọng điểm, các khu chế xuất, khu kinh tế đặcbiệt, khu công nghiệp tập trung” Tiếp theo, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIIInăm 1996 cũng đã xác định rõ “ hình thành các khu công nghiệp tập trung(bao gồm khu chế xuất, khu công nghệ cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việcxây dựng các cơ sở công nghiệp mới Phát triển mạnh công nghiệp nông thôn

và ven đô thị Ở các thành phố, thị xã, nâng cấp cải tạo các cơ sở công nghiệphiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xữ lý ô nhiễm ra ngoài thành phố,hạn chế việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới xen lẫn với khu dân cư” Đạihội Đảng lần thứ IX của Đảng đã vạch ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội2001-2010 Trong đinh hướng phát triển công nghiệp, Nghị quyết Đại hộinhấn mạnh “phát triển có hiệu quả các KCN, KCX, xây dựng một số KCNC,hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở” Thực hiện chủtrương của Đảng, các KCN nước ta được phát triển từ năm 1991 và đến nay

đã thu nhiều kết quả đáng kể và trở thành lực lượng công nghiệp mạnh củađất nước

Tính đến tháng 12 năm 2005, cả nước có 130 KCN, KCX với tổng diệntích đất tự nhiên 26.517 ha, diện tích đất công nghiệp là 17.727 ha, trong đó

có 75 khu đã đi vào hoạt động có tổng diện tích đất tự nhiên là 16.381 ha và

55 khu có tổng diện tích đất tự nhiên là 10.346 ha đang trong giai đoạn đền bùgiải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng KCN Trong số các KCN đãđược thành lập, có 16 khu do các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài và

2 khu do doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài xây dựng và kinh doanh

hạ tầng Như vậy, đến nay có 45 tỉnh, thành phố trong cả nước đã phát triểnKCN, trong đó địa phương có nhiều KCN nhất là tỉnh Đồng Nai có 17 KCNvới tổng diện tích đất là 4.264 ha (chiếm 16,1 % tổng diện tích đất KCN của

cả nước) Các KCN được thành lập nhiều nhất vào những năm 1996-1998;

Trang 23

riêng năm 2005, Thủ tướng chính phủ đã cho phép thành lập mới và mở rộng

20 KCN tại 16 tỉnh với tổng diện tích tự nhiên là 3.387 ha, tăng 98,6% so vớinăm 2004, trong đó có 16 KCN được thành lập mới với diện tích 3.001 ha, 4KCN được mở rộng với diện tích là 398 ha

Các KCN, KCX được thành lập trong những năm qua tập trung chủ yếuvào các vùng sau:

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (bao gồm các tỉnh, thành phố Hà Nội,

Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và Quảng Ninh) có 16 KCN với diện tích2.190 ha, chiếm 8,2% tổng diện tích các KCN

Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ (bao gồm các tỉnh, thành phố Hồ Chí

Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu) có 54 KCN với tổngdiện tích 14.239 ha, chiếm 53,33% tổng diện tích các KCN

Vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ (bao gồm các tỉnh, thành phố Thừa

Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi) có 8 KCN với tổng diệntích 1.949 ha chiếm 7,3% tổng diện tích các KCN

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm 12 tỉnh: Long An, TiềnGiang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, AnGiang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau) có 17 KCN với tổng diện tích 2.797

ha chiếm 10,48% tổng diện tích các KCN

Nhìn chung phát triển KCN, KCX tuân thủ theo quy hoạch và KCN,KCX đã phát huy những tác dụng tích cực trong việc thu hút đầu tư, tạo nănglực sản xuất, thu hút việc làm… Các KCN, KCX đã được thành lập phân bổkhông đều theo lãnh thổ; tập trung chủ yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc

Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long không chỉ về số lượng

và về cả diện tích (chiếm 95/130 khu) Trong khi đó, vùng Tây Nguyên chỉ có

4 KCN, đồng thời khả năng thu hút FDI vào các khu công nghiệp này cũngrất khó khăn

2.2 Nội dung hoạt động thu hút FDI vào các KCN Việt Nam

2.2.1 Xác định mục tiêu thu hút FDI vào các KCN

Hiện nay, việc xác định mục tiêu thu hút FDI vào các KCN chưa đượcquan tâm đúng mức Mục tiêu thu hút mới chỉ dừng lại ở công tác: Vận độngthu hút đầu tư nhằm để lấp đầy các KCN đã thành lập Chính vì vậy, hoạt

Ngày đăng: 22/04/2013, 21:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồ thị biểu thị vòng luẩn quẩn - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KCN
th ị biểu thị vòng luẩn quẩn (Trang 10)
Bảng 1. Môi trường đầu tư theo cách tiếp cận thứ nhất - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KCN
Bảng 1. Môi trường đầu tư theo cách tiếp cận thứ nhất (Trang 21)
Bảng 1. Môi trường đầu tư theo cách tiếp cận thứ nhất - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KCN
Bảng 1. Môi trường đầu tư theo cách tiếp cận thứ nhất (Trang 21)
Bảng 2: Môi trường đầu tư theo cách tiếp cận - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KCN
Bảng 2 Môi trường đầu tư theo cách tiếp cận (Trang 22)
Bảng 2: Môi trường đầu tư theo cách tiếp cận - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KCN
Bảng 2 Môi trường đầu tư theo cách tiếp cận (Trang 22)
Bảng 1: Các dự án FDI trong các KCN Việt nam được cấp phép (giai đoạn 1998-2005) - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KCN
Bảng 1 Các dự án FDI trong các KCN Việt nam được cấp phép (giai đoạn 1998-2005) (Trang 30)
Bảng 1: Các dự án FDI trong các KCN Việt nam được cấp phép  (giai đoạn 1998-2005) - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KCN
Bảng 1 Các dự án FDI trong các KCN Việt nam được cấp phép (giai đoạn 1998-2005) (Trang 30)
Bảng 2: Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo ngành kinh tế trong các KCN Việt nam giai đoạn 1998-2005 - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KCN
Bảng 2 Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo ngành kinh tế trong các KCN Việt nam giai đoạn 1998-2005 (Trang 31)
Bảng 2: Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo ngành kinh tế trong  các KCN Việt nam giai đoạn 1998-2005 - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KCN
Bảng 2 Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo ngành kinh tế trong các KCN Việt nam giai đoạn 1998-2005 (Trang 31)
Bảng 3: Danh sách 15 địa phương thu hút FDI hàng đầu trong các KCN Việt nam (2005) - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KCN
Bảng 3 Danh sách 15 địa phương thu hút FDI hàng đầu trong các KCN Việt nam (2005) (Trang 32)
Bảng 3: Danh sách 15 địa phương thu hút FDI hàng đầu trong  các KCN Việt nam (2005) - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KCN
Bảng 3 Danh sách 15 địa phương thu hút FDI hàng đầu trong các KCN Việt nam (2005) (Trang 32)
Bảng 3: Danh sách 15 nước đầu tư hàng đầu vào các KCN VN (2005) - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KCN
Bảng 3 Danh sách 15 nước đầu tư hàng đầu vào các KCN VN (2005) (Trang 33)
Bảng 3: Danh sách 15 nước đầu tư hàng đầu vào các KCN VN (2005) - GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KCN
Bảng 3 Danh sách 15 nước đầu tư hàng đầu vào các KCN VN (2005) (Trang 33)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w