1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kỹ năng cố định gãy xương - Bộ môn Ngoại Trường đại học Y Hà Nội

20 1,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 259 KB

Nội dung

KỸ NĂNG CỐ ĐỊNH GÃY XƯƠNG Bộ môn Ngoại Tr ờng đại học Y Hà Nội... 1.Mục tiêu học tập: -Trình bày được mục đích và nguyên tắc của cố định xương gãy -Thực hành được cố định gãy xương trên

Trang 1

KỸ NĂNG CỐ ĐỊNH GÃY

XƯƠNG

Bộ môn Ngoại Tr ờng đại học Y

Hà Nội

Trang 2

1.Mục tiêu học tập:

-Trình bày được mục đích và nguyên tắc của cố định xương gãy

-Thực hành được cố định gãy xương trên mô hình

ở 3 vị trí: gãy xương cánh tay, gãy xương đùi, chấn thương cột sống cổ.

2 Đối tượng: SV Y2 học tiền lâm sàng

3.Số lượng SV: 40

4.Thời gian :2 tiết

5.Hình thức kiểm tra: Bảng kiểm

Trang 3

Mục đích cố định gãy xương

Làm giảm đau giúp phòng ngừa sốc do

đau gây ra

Giảm nguy cơ gây thêm các tổn thương mạch máu, thần kinh, cơ và da do các đầu xương gãy chọc vào

Giúp phòng ngừa bội nhiễm trong gãy

xương hở

Trang 4

Chuẩn bị dụng cụ, kỹ thuật

1.Chuẩn bị dụng cụ:

1.1.Chuẩn bị Nẹp:

Loại nẹp:

-Nẹp chuẩn bị sẵn: nẹp gỗ, nẹp Crammer, máng Beckel, nẹp plastic

-Nẹp tùy ứng: bất kỳ vật liệu nào sẵn có, không gây nguy hiểm cho bệnh nhân

-Nẹp cơ thể: cố định vào chi lành

Trang 5

Nẹp Crammer Máng Beckel

Trang 6

Chất liệu nẹp:

-Nẹp gỗ: hay sử dụng nhiều nhất

+Chi trên: dài 40-50cm, rộng: 5-6cm, dày 0,3cm

+Chi dưới: dài 80-120 cm, rộng 8-10cm

và dày 0,3 cm

-Nẹp plastic: sẵn có ở các bệnh viện

-Nẹp sắt: ít dùng

Trang 7

1.2.Độn: thường dùng bông không thấm nước 1.3.Băng:

Loại băng

-Băng cuộn: sử dụng nhiều nhất

-Băng tam giác:nâng đỡ chi

Chất liệu băng:

-Băng gạc: hay sử dụng nhiều nhất

-Băng vải: để cố định và nâng đỡ( đai treo)

-Băng thun: Tốt nhất để băng ép

Trang 8

2.Chuẩn bị kỹ thuật:

-Giải thích cho bệnh nhân để yên tâm hợp tác

-Bệnh nhân được đặt trong tư thế thuận

tiện, phần cơ thể cần cố định phải được bộc lộ đủ rộng

-Người cố định chính đứng ở cùng bên chi cần cố định

Trang 9

Quy trình kỹ thuật cố định xương gãy

1.Giải thích cho BN

2.Chuẩn bị dụng cụ

3.Chuẩn bị kỹ thuật

4.Khám tuần hoàn trước khi đặt nẹp

5.Cố định xương gãy theo đúng nguyên tắc

kỹ thuật

6.Kiểm tra và theo dõi tuần hoàn sau khi cố định

Trang 10

Những yêu cầu kỹ thuật cố định

xương gãy

- Cố định chắc chắn nhưng không quá

chặt Các chỗ mấu lồi của đầu xương thì phải lót bông tránh loét

- Cố định phải đủ dài: trên và dưới một khớp

- Cố định ở tư thế cơ năng, là tư thế dễ chịu nhất vì làm trùng cơ Ở chi trên thì

khuỷu vuông góc, ở chi dưới thì gối thẳng

Trang 11

-Thao tác kỹ thuật phải thật nhẹ nhàng, tránh gây đau đớn cho bệnh nhân Nếu đau nhiều phải dùng thuốc giảm đau

( Non-steroid) trước khi đặt nẹp

- Nếu là gãy xương hở, có đầu gãy lộ ra ngoài thì cần băng vô khuẩn vết thương trước khi đặt nẹp và không được kéo tụt đầu xương vào

Trang 12

Cố định gãy thân xương cánh tay

Cách 1: Dùng băng tam giác

-Bước 1:Đỡ nạn nhân ngồi dậy, nhẹ nhàng đặt tay bị thương lên ngang ngực sao cho bệnh nhân thấy dễ chịu Chú ý bảo bệnh nhân thả lỏng người và hít sâu

-Bước 2:Dùng băng tam giác treo tay bệnh nhân và buộc cố định vào trước ngực

Dùng băng cuộn lớn buộc chặt quanh

ngực và vòng qua lớp băng treo

Trang 13

Cách 2: Đặt nẹp crammer

- Giải thích cho BN

-Người phụ đứng ở phía trước: 1 tay đỡ cẳng tay vuông góc, tay kia kéo khuỷu thẳng trục.

- Khám thần kinh quay ( cảm giác và vận động), mạch quay.

-Người chính đặt nẹp:

góc vuông.

đầu dưới ít nhất đến 1/3 dưới cẳng tay Sau đó băng cố định lại( khuỷu, vai, giữa xương cẳng tay) và buộc ép cánh tay vào người và treo tay lên cổ.

Cố định gãy thân xương cánh tay

Trang 14

Bất động xương cánh tay bằng nẹp

plastic ôm vai và đai treo

Trang 15

Cố định gãy xương đùi

-Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa Giải thích cho bệnh nhân và gia đình yên tâm

chày sau

-Chuẩn bị dụng cụ: 3 nẹp gỗ đùi và băng, độn

-Chuẩn bị kỹ thuật: Cần 3 người tham gia

Trang 16

-Người thứ 1: Ngồi ở phía bàn chân nạn nhân Một tay đỡ gót và kéo theo trục chi Tay còn lại nắm bàn chân để bàn chân tư thế 90 độ.

-Người thứ 2: Ngồi bên chi lành, để luồn 2 tay nâng chi hoặc nâng người khi luồn dây cố định.

- Người chính:Đặt 3 nẹp:

+ Nẹp phía trong từ mắt cá trong đến nếp bẹn + Nẹp bên ngoài từ mắt cá ngoài đến hố nách + Nẹp phía sau từ gót đến mông.

Cố định gãy xương đùi

Trang 17

Cố định gãy xương đùi

- Cố định chắc chắn 3 nẹp vào chi bằng 5 nút buộc sau: nút trên cùng ở nách, nút ở ngang mào chậu, nút ở sát đầu nẹp trong, nút ở dưới gối và nút ở cổ chân Nút ở cổ chân cố định kiểu băng số 8

Trang 18

1.Bệnh nhân nằm ngửa trên ván cứng

2.Giải thích cho bệnh nhân

3.Phát hiện các triệu chứng lâm sàng: đau vùng cổ, yếu

hoặc liệt tứ chi

4.Chuẩn bị dụng cụ: collier ( nẹp cổ)

5.Chuẩn bị kỹ thuật: 3 người.

-Người 1: Dùng 2 bàn tay giữ đầu và hàm bệnh nhân, kéo hàm lên trên và ra sau làm cổ ưỡn tối đa.

-Người 2: Luồn 2 tay vào 2 vai, cùng người thứ 1 nâng cổ

và vai lên để tạo không gian cho người thứ 3 đặt nẹp.

-Người 3: đặt collier nửa sau trước, nửa trước sau Sau

đó cố định chắc chắn.

6.Kiểm tra hô hấp sau khi bất động.

Cố định chấn thương cột sống cổ

Trang 19

Bảng kiểm đánh giá kỹ năng cố định

xương gãy

khi nÑp

Trang 20

Cỏch đỏnh giỏ

Các b ớc thực hiện đ ợc đánh giá theo thang điểm từ 0

đến 2 B ớc nào không thực hiện hoặc sai cơ bản thi cho

0 điểm Có làm nh ng thiếu sót - 1 điểm Làm tốt đúng

kỹ thuật - 2 điểm.

* : Cho hệ số điểm nhân 2.

Kết quả đ ợc đánh giá nh sau: Tổng số điểm từ 0 đến 16.

D ới 8 điểm: Kém –kh ụng đạt

8 - 11 điểm: Khá

12 - 16 điểm: Giỏi

Ngày đăng: 08/07/2014, 21:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng kiểm đánh giá kỹ năng cố định - Kỹ năng cố định gãy xương - Bộ môn Ngoại Trường đại học Y Hà Nội
Bảng ki ểm đánh giá kỹ năng cố định (Trang 19)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w