- Số lượng và cơ cấu giáo viên khá đảm bảo để dạy các môn học bắt buộc
4. Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hộ
Việc giáo dục đạo đức nhân cách cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau. Vì thế, việc giáo dục nói chung và giáo dục trẻ em nói riêng luôn luôn đòi hỏi có sự phối hợp, kết hợp của nhiều lực lượng đoàn thể xã hội và nhất là đòi hỏi sự quan tâm thực sự của nhà trường, gia đình và xã hội.
Sự phối hợp chặt chẽ của ba môi trường giáo dục, trước là để đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp. Sự phối hợp gia đình, nhà trường, xã hội có thể diễn ra dưới nhiều hình thức. Vấn đề cơ bản hàng đầu là tất cả các lực lượng giáo dục phải phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động tạo ra những mối quan hệ phối hợp vì mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ thành những người công dân hữu ích cho đất nước.
Từ những cơ sở lí luận đó, trường Tiểu học Hòa Bình C đã xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội như sau:
Tiêu chí 1. Tổ chức và hiệu quả hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo quy định.
a) Tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
b) Nhà trường tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động; c) Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý
của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh, góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh
1. Mô tả hiện trạng :
a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh;
Hằng năm giáo viên chủ nhiệm tổ chức họp phụ huynh học sinh lớp đầu năm cử ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có số lượng theo quy định
[H4.4.01.01].
Sau khi họp PHHS lớp nhà trường tổ chức Đại hội ( Hội nghị) CMHS, trong phiên họp bầu Ban đại diện CMHS [H4-4-01-02]. Trong Đại hội (Hội nghị) Ban đại diện CMHS báo cáo kết quả hoạt động năm trước, đưa ra kế hoạch năm sau [H4-4- 01-03]. Hằng năm Ban đại diện CMHS cùng với nhà trường tổ chức phát thưởng cho học sinh, hỗ trợ cho học sinh nghèo [H4-4-01-04].
b) Hằng năm nhà trường giúp hội CMHS theo dõi các khoản thu, chi các trong nhà trường từ nguồn thu tự nguyện của phụ huynh. Trong các cuộc họp, hội nghị quan trọng nhà trường đều mời Ban đại diện CMHS tham dự để phụ huynh cùng đóng góp ý kiến xây dựng trường ngày càng phát triển [H4-4-01- 05].
c) Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh; giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh; góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh. [H4-4-01-05].
2. Điểm mạnh:
Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động tốt. Hằng năm nhà trường đều có tổ chức đại hội cha mẹ học sinh, phần lớn Ban đại diện cha mẹ học sinh đều nhiệt tình quan tâm đến chất lượng giáo dục. Luôn có sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh nên các hoạt động đều mang lại hiệu quả cao.
Ban đại diện cha mẹ học sinh của một số lớp chưa thực sự phát huy hết chức năng của mình. Phần lớn cha mẹ học sinh đều làm nghề nông nên việc tham gia các cuộc họp đột xuất có phần hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh. Vận động cha mẹ học sinh các lớp tham gia đầy đủ các cuộc họp và có tinh thần ủng hộ nhà trường xây dựng những công trình cần thiết phục vụ cho hoạt động dạy và học.
5. Tự đánh giá:
5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a: Đạt; Chỉ số b: Đạt ; Chỉ số c: Đạt
5.2. Tự đánh giá tiêu chí 1 : Đạt
Tiêu chí 2. Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để huy động nguồn lực xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục.
a) Chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường;
b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh;
c) Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật.
1. Mô tả hiện trạng
a) Nhà trường tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường [H4-4-02-01].
b) Phối hợp với các tổ chức đoàn thể địa phương để tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường. Nhà trường chủ động mời các đoàn thể, cá nhân có liên quan dự các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp,
tổ chức một số hoạt động như trò chơi dân gian, giao lưu văn nghệ phá cỗ đêm hội trăng rằm để tạo ra một môi trường vui chơi an toàn, lành mạnh cho các em học sinh [H4-4-02-02].
c) Với tinh thần “Tất cả vì sự nghiệp giáo dục”, trong thời gian qua, Trường Tiểu học Hòa Bình C đã huy động mọi nguồn lực, khơi dậy mọi tiềm năng để phát triển giáo dục trên địa bàn xã Hòa Bình. Nhiều tổ chức, cá nhân ủng hộ kinh phí để khen thưởng học sinh học giỏi, hỗ trợ học sinh nghèo [H4-4- 02-03].
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện để khen thưởng học sinh giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc. Hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn [H4-4-02-04].
2. Điểm mạnh:
Luôn được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức các đoàn thể ở địa phương. Nhà trường luôn chủ động tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường. Luôn có sự phối hợp tốt với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
3. Điểm yếu:
Các đoàn thể có quan tâm nhưng chưa kịp thời. Sự hỗ trợ chỉ dừng lại ở một số cá nhân, chưa phát triển rộng rãi trong toàn xã hội.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Phát huy tốt công tác phối hợp, khơi dậy các nguồn lực cùng tham gia giáo dục. Cần có kế hoạch cụ thể, có sơ kết và đánh giá từng hoạt động. Cần nhân rộng các cá nhân và tập thể điển hình trong công tác xã hội hóa. Huy động nhiều cá nhân, tập thể và các nguồn lực tự nguyện xây dựng nhà trường và môi trường giáo dục ngày càng phát triển đi lên.
5. Tự đánh giá:
5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a: Đạt; Chỉ số b: Đạt ; Chỉ số c: Đạt
5.2. Tự đánh giá tiêu chí 2 : Đạt
Tiêu chí 3. Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc cho học sinh và thực hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục.
a) Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc;
b) Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;
c) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.
1. Mô tả hiện trạng
a) Nhà trường chủ động tổ chức cho các em học sinh đi tham quan các di tích lịch sử như Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, khu tưởng niệm cố Thủ tưỡng Võ Văn Kiệt,…, các khu dic tích lịch sử ở địa phương như Bia chiến thắng Mương Khai – Hiệp Hòa, khu căn cứ Bưng Sẫm để các em hiểu hơn về lịch sử, văn hóa của địa phương [H4-4-03-01].
b) Nhà trường thường xuyên có kế hoạch tổ chức cho học sinh thực hiện chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với nước, mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương. Quét dọn vệ sinh, chăm sóc các khu dic tích lịch sử ở địa phương nhân các ngày lễ trong năm [H4-4-03-02].
c) Thông qua các cuộc họp CMHS, giáo viên chủ nhiệm phổ biến những đổi mới về nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh tiểu học, tạo điều kiện cho phụ huynh tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục của nhà trường.[H4-4-01-01]
Ban giám hiệu nhà trường luôn có kế hoạch quan tâm chỉ đạo các tổ chức Đoàn thanh niên, Đội TNTP về việc chăm sóc các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với nước, mẹ Việt Nam anh hùng.
Nhà trường luôn có sự phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc gắn với các ngày lễ lớn trong năm. Luôn có kế hoạch cụ thể hằng tuần, hằng tháng chăm sóc dâng hương đài tưởng niệm xã.
3. Điểm yếu:
Việc tổ chức để cho học sinh tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử cách mạng, công trình văn hóa còn hạn chế.
Các đoàn thể có quan tâm nhưng chưa kịp thời. 4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn với các tổ chức đoàn thể của địa phương. Làm tốt công tác dân vận để thu hút các đoàn thể cùng nhau tham gia giáo dục. Đoàn, Đội cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về các danh nhân, các anh hùng thương binh liệt sĩ, truyền thống văn hóa dân tộc, công trình văn hóa ở địa phương, tạo điều kiện cho cộng đồng cùng tham gia và thực hiện tốt mục tiêu và kế hoạch giáo dục.
5. Tự đánh giá:
5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a: Đạt; Chỉ số b: Đạt ; Chỉ số c: Đạt 5.2. Tự đánh giá tiêu chí 3 : Đạt
Kết luận TIÊU CHUẨN 4
Hằng năm, nhà trường đều tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh để bầu ra Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp và trường nhằm phối hợp giáo dục, quản lý nề nếp học tập và rèn luyện của học sinh.
Về cơ bản nhà trường thực hiện tốt công tác phối hợp giữa nhà trường – gia đình và xã hội. Đặc biệt được sự hưởng ứng và tham gia tích cực, nhiệt tình của chính quyền địa phương trong việc giáo dục học sinh. Nhà trường đã tạo
được mối quan hệ tốt với phụ huynh học sinh và xã hội; thường xuyên phối hợp với các tổ chức, đoàn thể ngoài nhà trường, tạo được sự đồng bộ, thống nhất trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh.
Nhà trường đã huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất, tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học, khen thưởng học sinh giỏi.
Thường xuyên tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.
Tuy nhiên việc tổ chức phối hợp và hình thức tổ chức chưa thật sự thu hút mọi nguồn lực cùng nhau tham gia giáo dục
Số lượng tiêu chí đạt : 03 ( Tiêu chí : 1, 2, 3 ) Số lượng tiêu chí không đạt : 0 tiêu chí