giao an ls8

55 454 0
giao an ls8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuần 13 Ngày soạn: Tiết 25 Chương II: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918 -1939 ) Bài 17: CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918-1939) S: G: I/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Những nét khái quát về tình hình Châu Âu trong những năm 1918- 1939. - Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918- 1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế Cộng sản. - Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 và tác động của nó đối với châu Âu. - Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng thất bại ở Pháp? 2/ Tư tưởng: Giúp học sinh thấy rõ tính chất phản động và nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít, từ đó bồi dưỡng ý thức căm ghét chế độ phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới. 3/ Kỹ năng: - Rèn luyện tư duy lôgic, khả nắng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử để lí giải sự khác biệt trong hệ quả của các sự kiện đó. - Sử dụng bản đồ, biểu đồ để hiểu những biến động lịch sử đã tác động đến lãnh thổ các quốc gia như thế nào? II/ Thiết bị, tài liệu cần thiết cho bài giảng: - Bản đồ châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914- 1918) - Tranh ảnh minh hoạ đã có trong SGK. - Biểu đồ sản lượng thép của Anh và Liên Xô III/ Hoạt động dạy và học: - Ổn định (1’) - Kiểm tra bài cũ (3’) - Giới thiệu bài mới (1’) Mục I: CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1918- 1929 1/ Những nét chung: Hoạt động của GV và học sinh Ghi bảng GV: Treo bản đồ châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Hỏi: Em hãy nhắc lại hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất? Hỏi: Nguyên nhân nào thúc đẩy phong trào cách mạng ở các nước tư bản phát triển vào những năm 1918- 1923? Hỏi: Với hậu quả đó, tình hình các nước tư bản châu Âu sau chiến tranh có những biến đổi gì? Đáp: - Xuất hiện một số quốc gia mới ( Aïo, Ba Lan, 1/ Tình hình chung (15’) a/ Tình hình: - Hậu quả chiến tranh. - Thắng lợi Cách mạng tháng Mười tác động đến phong trào các mạng ở hầu khắp các nước châu Âu châu Âu có nhiều biến đổi. Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan), chỉ trên bản đồ Giáo viên: Gọi một học sinh đọc phần chữ nhỏ trong SGK để thấy sự tổn thất về kinh tế, nhất là Pháp và Đức. Vì sao? Giáo viên: Giai đoạn từ 1918- 1923: Kinh tế các nước tư bản châu Âu suy sụp nghiêm trọng( các nước thắng trận và bại trận).Khủng hoảng thiếu. Hỏi: Sự suy sụp về kinh tế dẫn đến hậu quả gì về chính trị? Giáo viên: Sau thời kì khủng hoảng đó, các nước tư bản châu Âu bước vào thời kỳ phát triển nhanh chóng về kinh tế, ổn định về chính trị, đó là thời kỳ 1924- 1929. Chính trị: Hỏi: Vì sao giai đoạn 1924- 1929, các nước tư bản châu Âu bước vào thời kì ổn định về chính trị? Đáp: - Đàn áp đẩy lui các cuộc đấu tranh của quần chúng. - Củng cố được nền thống trị Có điều kiện để phát triển nhanh về kinh tế. Kinh tế: Giáo viên: Sử dụng bảng thống kê sản lượng than, thép của Anh, Pháp, Đức ( SGK trang 88) Hỏi: Qua bảng thống kê trên, em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp của ba nước: Anh, Pháp, Đức? b/ Các giai đoạn:  Giai đoạn 1918- 1923: - Kinh tế, chính trị khủng hoảng trầm trọng. Giai đoạn 1924-1929: - Ổn định chính trị. - Phát triển kinh tế. Hỏi: Nguyên nhân dẫn đến cao trào cách mạng 1918- 1923? Hỏi: Cao trào cách mạng 1918-1923 đã diễn ra như thế nào? - Khắp cả châu Âu ( Đức) - Các Đảng Cộng sản được thành lập. Học sinh đọc SGK phần chữ nhỏ để thấy được cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở Đức ( 11- 1918) Cho học sinh xem tranh hình 61 trong SGK. Hỏi: Vì sao cách mạng lại bùng nổ mạnh mẽ ở Đức?  Học sinh thảo luận: Phong trào cách mạng 1918- 1923 có gì khác phong trào cách mạng cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? Học sinh rút ra những điểm khác cơ bản là: - Hình thức đấu tranh cao hơn: Bãi công + khởi nghĩa vũ trang. 2/ Cao trào cách mạng 1918-1923. Quốc tế Cộng sản thành lập. a/ Cao trào cách mạng 1918- 1923:  Nguyên nhân: - Hậu quả Chiến tranh thế giới thứ nhất. -Ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga.  Diễn biến: - 1918-1923: Một cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ khắp châu Âu. Tiêu biểu là Đức. - Kết quả cao hơn: Các Đảng Cộng sản ra đời ở nhiều nước( Học sinh kể tên các Đảng Cộng sản) Hỏi: Trước sự phát triển mạnh mẽ của cao trào cách mạng và sự ra đời của Đảng Cộng sản, một yêu cầu mới đặt ra là gì? Đáp: Cần có một tổ chức quốc tế để lạnh đạo cách mạng.  Sự ra đời: Giáo viên: Ngày 2-3-1919 tại Matxcơva. Người sáng lập là Lênin Hỏi: Vì sao người ta gọi Quốc tế thứ ba là Quốc tế Cộng sản? Đáp: Đây là một tổ chức cách mạng của giai câp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.  Hoạt động: Hỏi: Trong quá trình tồn tại của mình( 1919- 1943), Quốc tế Cộng sản đã tiến hành mấy lần đại hội? Học sinh thảo luận: Quốc tế thứ ba có gì khác với Quốc tế thứ nhất và Quốc tế thứ hai? - Tồn tại trong thời gian dài hơn(1919- 1943) - Có sự tham gia của nhiều Đảng Cộng sản. - Vai trò lãnh đạo của Quốc tế thứ III rộng hơn không chỉ bó hẹp trong các nước tư bản mà còn cả các nước thuộc địa và phụ thuộc. Giáo viên liên hệ cách mạng Việt Nam: Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành một Chi bộ của Quốc tế Cộng sản. Quốc tế cộng sản chỉ ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. * Kết quả: Các Đảng Cộng sản được thành lập. b/ Quốc tế Cộng sản thành lập:  Hoàn cảnh ra đời: - Phong trào công nhân và cách mạng thế giới phát triển mạnh, đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế lãnh đạo. - 2-3-1919, tại Matxcơva Quốc tế Cộng sản thành lập. - Người sáng lập: V.I. Lênin.  Hoạt động: - 7 lần Đại hội. - Vạch ra đường lối, sách lược, chiến lược cách mạng phù hợp với từng thời kỳ, đã có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng và giải phóng dân tộc trên thế giới.  1943: Quốc tế Cộng sản giải tán. Kết luận: Trước sự phát triển mạnh mẽ của cao trào cách mạng 1918-1923, nhiều Đảng cộng sản ra đời Quốc tế Cộng sản thành lập. Bài tập củng cố: - Nêu đặc điểm và nội dung từng giai đoạn của các nước tư bản châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1918- 1923 và 1924-1929) - Quốc tế Cộng sản đã có những đóng góp gì cho phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1918- 1923? Dặn dò: Học bài cũ & đọc trước Mục II Tuần 13: Ngày soạn Tiết 26: Mục II: CHÂU ÂU TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939  Mục tiêu: Như ở mục I  Ổn định:(1’)  Kiểm tra bài cũ (3’) Em hãy nêu những nét lớn của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918- 1923.  Giới thiệu bài: (1’) 1/ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 và những hậu quả của nó. Hoạt động của Giáo viên và học sinh Ghi bảng Giáo viên: Giới thiệu sự ổn định và phát triển của các nước tư bản châu Âu trong giai đoạn 1924-1929 chỉ mang tính chất tạm thời, không vững chắc. Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khủng hoảng thừa? Hỏi: Nhìn vào sơ đồ hình 62, em có nhận xét gì? Hỏi: Cuộc khủng hoảng này gây ra hậu quả gì? Hỏi: Đứng trước tình hình đó, các nước tư bản đã có những biện pháp gì để thoát khỏi cuộc khủng hoảng? Học sinh dựa vào SGK trang 90 để trả lời. Giáo viên tập trung tình bày về quá trình phát xít hoá ở Đức, Italia( nhấn mạnh ở Đức) 1/ Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933 (20’)  Nguyên nhân: - Sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận. - Hàng hoá ế thừa, cung vượt cầu. - Người dân không có tiền mua sắm.  Biểu hiện sự khủng hoảng: - Mức sản xuất toàn thế giới giảm 42%. - Công nghiệp sa sút thất nghiệp lên tới 50 triệu người.  Hậu quả: - Sản xuất đình đốn, nạn thất nghiệp, nhân dân lao động đói khổ. - Chủ nghĩa Phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước. : Hỏi: Trước nguy cơ xuất hiện chủ nghĩa phát xít và chiến tranh, cao trào cách mạng mới bùng nổ. Vai trò của Đảng Cộng sản các nước? Học sinh đọc phần chữ nhỏ trong SGK để thấy chủ nghĩa phát xít ở Pháp thất bại. Cho học sinh xem hình 63. Hỏi: Vì sao nhân dân Pháp đánh bại được chủ nghĩa phát xít ở Pháp? Hỏi: Sau khi giành thắng lợi, Mặt trận nhân dân Pháp đã thi hành những chính sách tiến bộ gì? Giáo viên: Liên hệ thời kì Mặt trận Dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam. Ngoài Pháp, ở Tây Ban Nha, Mặt trận nhân dân cũng được thành lập. 2/ Phong trào Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh 1929- 1939. (15’) Mặt trận nhân dân Pháp thi hành nhiều chính sách tiến bộ, nới rộng quyền tự do dân chủ ( ở cả các nước thuộc địa) Học sinh đọc phần chữ nhỏ trong SGK để thấy cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít ở Tây Ban Nha Bài tập: (3’) 1/ Điền các sự kiện về khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. Năm Nguyên nhân Quy mô Đặc điểm Hậu quả 2/ Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp? Dặn dò: Học sinh học bài cũ và đọc trước bài 18 (2’) Tuần Ngày soạn: Tiết 27: Ngày giảng: Bài 18: NƯỚC MỸ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918- 1939) I/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được: - Những nét chính về tình hình kinh tế- xã hội Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và nguyên nhân của sự phát triển đó; phong trào công nhân và sự thành lập Đảng Cộng sản Mỹ. - Tác động của cuộc khủng hoản kinh tế 1929- 1933 đối với nước Mỹ và chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ- ven nhằm đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng. 2/ Tư tưởng: - Học sinh nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản Mỹ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội Mỹ. - Bồi dưỡng ý thức đúgn đắn về cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công trong xã hội tư bản. 3/ Kĩ năng: - Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế- xã hội. - Bước đầu biết tư duy so sánh để rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện lịch sử. II/ Thiết bị, tài liệu: - Một số tranh ảnh mô tả tình hình nước Mỹ trong những thập niên 20 và 30 của thế kỷ XX. - Tư liệu về tình hình kinh tế- xã hội Mỹ năm 1918-1939. - Bản đồ thế giới. III/ Hoạt động dạy và học:  Ổn định:(1’)  Bài cũ: (3’)Hậu quả của khủng hoản Kinh tế thế giới 1929-1933 Giới thiệu bài (1’)  Bài mới: Mục I: NƯỚC MỸ TRONG THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỈ XX. (15’) Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Ghi bảng Giáo viên: Dùng bản đồ thế giới chỉ rõ vị trí của nước Mỹ. Hỏi: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo cho nước Mỹ cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế như thế nào? Giáo viên: Sau chiến tranh, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng cực kì nhanh chóng.( Số liệu) Học sinh: Quan sát hình 65,66- SGK Hỏi: Nhận xét về sự phát triển kinh tế Mỹ qua hình trên? Đáp: Dòng xe ô tô dài vô tận chứng tỏ sự phát triển của ngành chế tạo ôtô, một trong những ngành tạo nên sự phồn vinh của kinh tế Mỹ. Giáo viên: Hình 66 là nhà cao chọc trời 1/ Kinh tế: Là trung tâm công nghiệp, thương mại,tài chính quốc tế. - Nguyên nhân: chứng tỏ sự phồn vinh của kinh tế Mỹ. Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển kinh tế Mỹ trong giai đoạn này? Học sinh: Quan sát hình 67 trong SGK và so sánh với hình 65,66. Giáo viên: Em nhận xét gì về những hình ảnh khác nhau của nước Mỹ? Giáo viên: Như vậy sự giàu có của nước Mỹ chỉ nằm trong tay một số người, xã hội không công bằng. giai cấp tư sản Mỹ đã cải tiến kĩ thuật, thực hiện sản xuất dây chuyền, tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân. 2/ Xã hội: - Công nhân bị bóc lột, thất nghiệp, nạn phân biệt chủng tộc. Phong trào công nhân phát triển mạnh. - Tháng 5-1921, Đảng Cộng sản Mỹ được thành lập. Mục II: NƯỚC MỸ TRONG NHỮNG NĂM 1929-1939. (20’) Giáo viên: Ngay trong thời kì phồn vinh, kinh tế Mỹ đã tiềm ẩn những mâu thuẫn (SGV trang 122). Hậu quả là xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm chấn động nền kinh tế- tài chính Mỹ và từ đó lan ra toàn thế giới. Học sinh: Đọc tư liệu trong SGK trang 94, quan sát hình 68. Giáo viên: Để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Ru-dơ-ven mới đắc cử đã thực hiện Chính sách mới. Học sinh: Đọc phần tư liệu, xem hình 69- sgk. Hỏi: Nội dung chính của Chính sách mới là gì? Hỏi: Nêu nhận xét của em về Chính sách mới qua hình 69? Hỏi: Đánh giá của em về Chính sách mới? Đáp: Đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ, giải quyết phần nào khó khăn của người lao động, góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản Mỹ. 1/ Khủng hoảng kinh tế: - 1929-1933, nước Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện và sâu sắc. - Hậu quả: Kinh tế bì tàn phá, xã hội khủng hoảng. 2/ Chính sách mới của Ru-dơ- ven - Nội dung (sgk) - Tác dụng: Đã cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ, giải quyết phần nào khó khăn của người lao động, góp phần duy trì chế độ dân chủ tư sản Mỹ. 3/ Củng cố: So sánh nền kinh tế Mỹ trong hai giai đoạn: (4’) - 1918-1929 -1929-1939 4/ Bài tập: Nội dung của Chính sách mới và tác dụng của nó đối với cuộc khủng hoản kinh tế Mỹ 1929-1939 5/ Dặn dò: Học thuộc bài cũ & chuẩn bị cho bài mới. (1’) Tuần 14 Ngày soạn: Tiết 28 Ngày giảng: CHƯƠNG III: CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939) BÀI 19: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1919-1939) I/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản sau: - Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Những nguyên nhân chính dẫn đến quá trình phát xít hoá ở Nhật và hậu quả củaquá trình này đối với lịch sử Nhật Bản cũng như lịch sử thế giới. 2/ Tư tưởng: - Giúp học sinh nhận thức rõ bản chất phản động, hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít Nhật. - Giáo dục tư tưởng chống phát xít, căm thù tội ác mà chủ nghĩa phát xít gây ra cho nhân loại. 3/ Kĩ năng: - Bồi dưỡng khả nắng sử dụng, khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề lịch sử. - Biết cách so sánh, liên hệ, kết nối các sự kiện khác nhau để hiểu bản chất của các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong lịch sử. II/ Thiết bị, tài liệu: - Bản đồ thế giới ( hoặc bản đồ châu Á) - Tranh ảnh về Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Ổn định: (1’) 2/ Bài cũ: Nội dung chính sách mới? (3’) 3/ Giới thiệu bài : (1’)Trong những bài trước, chúng ta đã tìm hiểu về các nước tư bản châu Âu và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Hôm nay, chúgn ta sẽ tìm hiểu về một nước tư bản ở châu Á, đó là Nhật Bản trong những năm 1918-1939. 4/ Bài mới Hoạt động của Giáo viên và học sinh Ghi bảng Giáo viên: Dùng bản đồ thế giới để xác định vị trí của Nhật Bản ở châu Á và trên thế giới. Hỏi: Hãy nêu những nét chính của tình hình kinh tế nước Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Học sinh: Đọc tư liệu trong SGK trang 96 xem hình 70. Hỏi: Nhận xét về tình hình kinh tế Nhật? Hỏi: Tình hình xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào? Hỏi: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới I Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. - Kinh tế phát triển trong những năm đầu - Xã hội: + Đời sống khó khăn. + Phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao. ( 1929-1939) đã tác động đến nền kinh tế Nhật như thế nào? Đáp: Khủng hoảng tài chính, kinh tế ( minh hoạ bằng số liệu) làm cho nền kinh tế Nhật giảm sút nghiêm trọng. Học sinh thảo luận nhóm: Trong thập niên 20 của thế kỉ XX, kinh tế Mỹ và Nhật Bản có điểm gì giống nhau và khác nhau? + Giống: Cùng là nước thắng trận, thu nhiều lợi nhuận + Khác: Mỹ phát triển rất nhanh do cải tiến kỹ thuật, sản xuất dây chuyền, tăng cường bóc lột công nhân. Nhật chỉ phát triển trong vài năm đầu rồi lâm vào khủng hoảng, kinh tế phát triển chậm chạp, bấp bênh. 1922 Đảng cộng sản thành lập. - !927, khủng hoảng tài chính Khủng hoảng kinh tế. Giáo viên: Trong thời gian từ 1929-1933 Nhật Bản bị khủng hoảng kinh tế( dẫn số liệu) Hỏi: Vì sao Nhật Bản ở châu Á mà vẫn bị khủng hoảng kinh tế? Hậu quả? Hỏi : Để khắc phục tình trạng đó, giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì? Đáp: Phát xít hoá bộ máy nhà nước, tăng cường chính sách quân sự hoá đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài. Học sinh: Đọc phần tư liệu trong SGK trang 97. Hỏi: Quá trình thiết lập chế độ phát xít ở Nhật đã diễn ra như thế nào? Giáo viên: Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản lan rộng khắp nước. Học sinh: Đọc tư liệu trong SGK, trang 98. Hỏi: Phong trào đấu tranh của nhân dân có tác dụng gì? Đáp: Góp phần làm chậm quá trình phát xít hoá ở Nhật. Hỏi: Hậu quả của việc Nhật phát xít hoá chính quyền? Đáp: Một ngọn lửa chiến tranh đã được nhen nhóm. Nhân loại đứng trước thảm họa chiến tranh thế giới mới. II Nhật Bản trong những năm 1929- 1939 - Khủng hoảng kinh tế xã hội - Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền: + Đối nội: Tăng cường đàn áp, bóc lột nhân dân. + Đối ngoại: Mở rộng chiến tranh xâm lược. - Phong trào đấu tranh của nhân dân lan rộng. 5/ Củng cố: Tình hình chung của Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới? (Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật Bản ổn định kinh tế một thời gian ngắn rồi rơi vào khủng hoảng. Để giải quyết khó khăn, giới cầm quyền đã phát xít hoá chính quyền và tiến hành chiến tranh xâm lược) 6/ Bài tập: Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài? ( Để giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá, thực hiện tham vọng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của đế quốc Nhật) 7/ Dặn dò : Học bài cũ & đọc trước bài mới. Tuần: Soạn: Tiết: Giang BÀI 20: PHONG TRÀO ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CHÂU Á. ( 1918- 1939) I/Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: Giúp cho học sinh: - Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1918-1939. - Cách mạng Trung Quốc ( 1919-1939) diễn ra như thế nào? - Nét chung của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á. 2/ Tư tưởng: - Bồi dưỡng nhận thức về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc nhằm giành lại độc lập dân tộc. - Thấy được những nét tương đồng và sự gắn bó trong sịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của các nước ở khu vực Đông Nam Á. 3/ Kĩ năng: - Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng bản đồ để hiểu lịch sử. - Biết cách khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử để nhận biết bản chất của sự kiện lịch sử. II/ Thiết bị, tài liệu: - Lược đồ châu Á. - Lược đồ các nước Đông Nam Á. - Tranh ảnh và tài liệu liên quan đến tiết dạy. III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Ổn định: (1’) 2/ Bài cũ: (3’) Phần cũng cố bài 19. 3/ Giới thiệu bài: Thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra thời kì phát triển mới của phong trào cách mạng châu Á mà chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. 4/ Bài mới: Hoạt động của Giáo viên và học sinh Ghi bảng Hỏi: Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc Chiến tranh thế giới thứ I đã có tác động như thế nào đến phong trào giải phóng dân tộc châu Á? Đáp: Một phong trào cách mạng mới đã lên cao và lan rộng khắp châu lục. Giáo viên: Dùng lược đồ châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ I xác định những nơi có phong trào cách mạng: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á. Tiêu biểu là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In- đô- nê- xia. Học sinh đọc phần tư liệu trong SGK, trang 99. Hỏi: Kể tên các phong trào đấu tranh tiêu biểu ở châu Á? ( trên lược đồ) Hỏi: Phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh có qui mô như thế nào? Học sinh thảo luận nhóm: Nét mới của phong trào độc I Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Cách mạng trung quốc trong những năm 1919- 1939 1/ Những nét chung - Phong trào cách mạng lên cao và lan rộng khắp châu lục. [...]... Âu trước Giáo viên: 1-9-1939, Đức tấn công Ba Lan Anh, Pháp tuyên chiến Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ Hỏi: Vì sao Đức lại tấn công Ba Lan? Đáp: Ba- lan là đồng minh quan trọng của Anh, Pháp, Đức, Đức tấn công Ba-lan là để dò la thái độ của Anh, Pháp Mục II: NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH Giáo viên dùng lược dồ chiến tranh thế giới 1/ Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế thứ II để tường thuật, làm rõ:... Á, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật 5 Củng cố:(3’) + Nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ I/ + Lập bảng thống kê sự thành lập các Đảng Cộng sản ở châu Á ( 1918-1939): Thời gian Tên các Đảng Cộng sản Bài tập: (2’) Hoàn thành bảng thống kê vào vở Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu có liên quan đến cuộc Chiến tranh thế giới... đầu hàng (15/8/1945) Chiến tranh kết thúc - Vai trò của Liên Xô: Liên Xô là lực lượng đi đầu, lực lượng chủ chốt - Tính chất: + Là cuộc chiến tranh đế quốc, phi nghĩa +Khi Liên Xô tiến hành cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc thì tính chất của chiến tranh thay đổi: Đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ Tổ quốc, giải phóng nhân loại tranh có thay đổi, đó là cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ Tổ quốc,... tỉnh miền Tây GV: Lợi dụng sự bạc nhựơc của triều định Huế, tháng 6/1867, Pháp chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Giáo viên trình bày thêm về việc Phan Thanh Giản đã để mất thành Vĩnh Long và việc giao nộp các tỉnh An Giang, Hà Tiên cho Pháp rất dễ dàng Học sinh đọc SGK trang 118, xem lược đồ hình 86 Hỏi: Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta nổ ra rất mạnh mẽ chống... mâu thuẫn gay gắt với nhau - Chính sách thoả hiệp của Anh, Pháp, Mỹ - Cả hai khối đều coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt - Chính sách nhượng bộ, thoả hiệp của Anh, Pháp, Mỹ Từ những ý trên, giáo viên chốt lại những nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ II Hỏi: Những mâu thuẫn đó được phản ánh như thế nào trong quan hệ quốc tế trước chiến tranh? Đáp: Hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau:... trong những năm 1919-1939 - Phong trào Ngũ tứ (4-5-1919) Phong trào đấu tranh của học sinh, sau lan sang giai cấp công nhân và các tầng lớp khác - Mục đích: Chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc Đòi phong kiến Mãn Thanh thực hiện các cải cách tiến bộ - 7/1921: Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập - 1926-1927 chiến tranh cách mạng -1927-1937: Nội chiến chống tập đoàn Tưởng Giới Thạch - Từ... chiến tranh trong được thành lập giai đoạn này? (9/1939-6/1941) Đáp: Mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, phi nghĩa đối với cả hai bên tham chiến Đó là cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn đế quốc nhằm tranh giành thuộc địa và phạm vi - Nhằm đoàn kết, tập hợp lực lượng thế giới tiêu thống trị trên thế giới diệt chủ nghĩa phát xít Giáo viên: 1/1942, Mặt trận Đồng minh 2/ Quân Đồng minh phản công, chiến tranh... thế giới thứ II Tiết 32: Ngày giảng: BÀI 21: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945) I/ Mục tiêu bài học: 1/ Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được: - Những nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai - Diễn biến chính của chiến tranh: các giai đoạn, các sự kiện chính và tác động của nó đối với tiến trình chiến tranh - Kết cục của chiến tranh và hậu quả của nó đối với sự phát triển của tình... mang lại cuộc sống tốt đẹp về vật chất và tinh thần Tiêu cực: trở thành phương tiện chiến tranh Hỏi: Em biết gì về nhà bác học Nô-ben và suy nghĩ của em về câu nói của ông (SGK trang 110) Đáp: Từ trả lời của học sinh, hướng dẫn cho các em thấy rằng, những thành tựu của khoa học- kĩ thuật cần được sử dụng vì tương lai cuộc sống tốt đẹp của nhân loại Giáo viên: Cung cấp cho học sinh tư liệu về Anh-xtanh... Định, thay đổi kế hoạch chuyển sang đánh lâu dài GV: Tháng 2/1859, Pháp kéo quân vào Gia Định Hỏi: Vì sao thất bại ở Đà Nẵng, Pháp lại chọn Gia Định làm mục tiêu tấn công? Đáp: Chiếm vựa lúa, cắt nguồn lương thực của triều đình Huế Chiếm các cảng biển quan trọng ở miền Nam trước Anh Chuẩn bị chiếm Cao Miên, dò đường sang Trung Quốc GV: Dùng lược đồ xác định vị trí, tầm quan trọng của Gia Định Trình bày . công Ba Lan. Anh, Pháp tuyên chiến. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ. Hỏi: Vì sao Đức lại tấn công Ba Lan? Đáp: Ba- lan là đồng minh quan trọng của Anh, Pháp, Đức, Đức tấn công Ba-lan là để dò. ngoại: Mở rộng chiến tranh xâm lược. - Phong trào đấu tranh của nhân dân lan rộng. 5/ Củng cố: Tình hình chung của Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới? (Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất,. đấu tranh của quần chúng. - Củng cố được nền thống trị Có điều kiện để phát triển nhanh về kinh tế. Kinh tế: Giáo viên: Sử dụng bảng thống kê sản lượng than, thép của Anh, Pháp, Đức ( SGK trang

Ngày đăng: 08/07/2014, 21:00

Mục lục

  • Ghi bảng

    • Tuần 13: Ngày soạn

    • Bài 18: NƯỚC MỸ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

      • BÀI 19: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI

      • Ghi bảng

        • Bảng 1: Về nước Nga, Liên Xô

        • LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1958 ĐẾN NĂM 1918

        • Nội dung sự kiện chính

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan