III/ Hoạt động dạy và học: 1/ Kiểm tra bài cũ.
1/ Phong trào Đông du ( 1905-1909)
* Thành lập:
- (1904), Phan Bội Châu và một số sĩ phu khác lập Hội Duy tân.
* Mục đích: Giành độc lập dân tộc. * Biện pháp:
- Nhờ Nhật giúp khí giới, tiền bạc. - Bạo động..
nhân tài cho đất nước.
GV: Hoạt động chủ yếu của phong trào Đông du: đưa học sinh du học, viết sách báo, tổ chức giáo dục, tuyên truyền yêu nước trong thanh thiếu niên và trong nhân dân.
Từ tháng 10-1905 đến 09-1908, số học sinh du học lên tới 200 người.
Du học sinh Việt Nam vừa học, vừa làm, học quân sự, văn hoá, thể thao, tham gia sinh hoạt chính trị nhằm nâng cao trình độ hiểu biết chung và củng cố thêm lòng yêu nước.
Nhiều văn thơ yêu nước cách mạng trong phong trào Đông du đã được chuyển về nước ( động viên tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hải ngoại huyết thư, Tân Việt Nam, Việt Nam quốc sử khảo,...)
Hỏi: Kết quả của phong trào Đông du? Đáp: Dựa vào SGK, trang 144.
- Pháp câu kết với Nhật, trục xuất những người yêu nước Việt Nam (9-1908).
- Phan Bội Châu buộc phải rời Nhật (3-1909).
Phong trào Đông du tan rã, Hội Duy tân ngừng hoạt động. Học sinh thảo luận: Trước sự thất bại của phong trào Đông du, em có thể rút ra bài học gì?
+ Chủ trương bạo động là đúng nhưng tư tưởng cầu ngoại viện là sai.
+ Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở thực lục mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính ( dựa vào Nhật để đánh Pháp, trong khi đó Nhật- Pháp đều là đế quốc, điều đó thể hiện sự ấu trĩ, sai lầm.
Sơ kết: Phong trào Đông du là phong trào yêu nước theo chủ
trương bạo động.
GV: Cùng với Đông du, ở Bắc Kì có cuộc vận động cải cách văn hoá- xã hội với việc mở trường Đông Kinh nghĩa thục.
GV cho học sinh đọc SGK trang 145 “ chương trình... nếp sống mới”.
Hỏi: Em có nhận xét gì về địa bàn hoạt động, chủ trương của Đông Kinh nghĩa thục?
Hỏi:Đông Kinh nghĩa thục có gì khác với nhà trường đương thời?
Đáp: Đông Kinh nghĩa thục là một tổ chức cách mạng có phân công, phân nhiệm, mục đích rõ ràng...
Hỏi: Tính tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục biểu hiện ở điểm nào?
Đáp: Nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, truyền bá tư tưởng, học thuật mới, nếp sống tiến bộ...
Hỏi: Đông Kinh nghĩa thục có tác dụng gì đối với phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX?
Đáp: Làm cho Pháp lo sợ, thức tỉnh đồng bào chống Pháp... (SGV trang 216).
Hỏi: Thực dân Pháp đã đối phó như thế nào?
Đáp: Tháng 11/1907, Lương Văn Can, Vũ Hoành ...bị bắt. Hỏi: Ai là người lãnh đạo phong trào Duy tân?
* Hoạt động:
- Đưa học sinh Nhật du học.
- Viết sách báo, tổ chức giáo dục, tuyên truyền yêu nước.