II/ Thiết bị, tài liệu: (như tiết 1) I Hoạt động dạy và học:
1/ Giới thiệu bài: Cuối thế kỉ XIX, nhằm ổn định tình hình chính trị, chuẩn bị hco một cuộc kha
thác trên quy mô lớn, Pháp đẩy mạnh chính sách bình định quân sự đối với trung du, miền nui. Chúgn đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân các địa phương. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi.
2/ Bài mới:
Mục I: KHỞI NGHĨA YÊN THẾ (1884-1913)
Hoạt động của GV và học sinh Ghi bảng
GV: Dùng lược đồ xác định vị trí Yên Thế, giới thiệu địa hình, phong thổ, vị trí, con người của vùng đất này.
Hỏi: Vì sao nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
Đáp: Nhân dân Yên Thế căm ghét thực dân phong kiến. Họ gan góc, dũng cảm và yêu tự do. Khởi nghĩa bắt đầu khi Pháp bình định Yên Thế.
Học sinh đọc SGK trang 132, nắm diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa qua các giai đoạn: 1884- 1892;1893-1908;1909-1913.
Học sinh thảo luận: Nhận xét về khởi nghĩa Yên Thế ? ( thời gian, tính chất, nguyên nhân thất bại)
+ Tồn tai lâu hơn các cuộc khởi nghĩa Cần vương ( giáo viên giải thích theo SGV trang 191).
+ Khởi nghĩa xuất phát từ lờng yêu nước, yêu quê hương, bảo vệ cuộc sống tự do.
+ Thất bại vì chỉ bó hẹp trong một địa phương, lực lượng chênh lệch, chưa có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến, bế tắc về đường lối.
a/ Nguyên nhân:
Pháp bình định Yên Thế. b/ Diến biến:
+ Giai đoạn 1884-1892: Hoạt động riêng lẻ.
+ Giai đoạn 1893-1908: Chiến đấu, xây dựng cơ sở dưới sự chỉ huy của Đề Thám.
+ Giai đoạn 1909-1913: Pháp tấn công, phong trào suy yếu rồi tan rã
c/ Kết quả: Thất bại.
d/ Tính chất:Thể hiên tinh thần dân tộc, yêu nước.sâu sắc
+ Thể hiện tính chất dân tộc, yêu nước sâu sắc.
Mục II: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI.
GV: Dùng lược đồ chỉ cho học sinh thấy các vùng, miền thực dân Pháp tiến hành bình định từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX, nêu truyền thống đấu tranh bất khuất của đồng bào dân tộc ít người.
Hỏi: Vì sao phong trào ở miền núi nổ ra muộn hơn so với miền xuôi?
Đáp: Pháp tiến hành bình định ở đây muộn hơn. Hỏi: Nêu các phong trào tiêu biểu ở từng địa phương? Đáp: Dựa vào SGK, trang 133.
Học sinh thảo luận: Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thất bại? +Kết quả: thất bại.
+Ý nghĩa: làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp. +Nguyên nhân: Thiếu tổ chức lãnh đạo, bế tắc về đường lối, ngoài ra còn do trình độ thấp, đời sống khó khăn nên dễ bị kẻ thù mua chuộc, lung lạc.
- Nổ ra mạnh mẽ, sôi nổi, ở nhiều nơi, đồng đảo đồng bào tham gia.
- Kết quả: thất bại.
- Ý nghĩa: làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp.
- Nguyên nhân thất bại: thiếu tổ chức, lãnh đạo.