Giới thiệu bài: Thực dânPháp âm mưu đặt ách thống trị lên đất nước ta Nhân dân ta đã phả

Một phần của tài liệu giao an ls8 (Trang 42 - 43)

II/ Thiết bị, tài liệu: (như tiết 1) I Hoạt động dạy và học:

1/Giới thiệu bài: Thực dânPháp âm mưu đặt ách thống trị lên đất nước ta Nhân dân ta đã phả

đứng lên chống ách xâm lược. Bên cạnh các cuộc vũ trang chống Pháp trên chiến trường, lòng yêu nước của nhân dân ta còn được thể hiện bằng nhiều hành động khác nhau, trong đó có việc đề xuất các đề nghị cải cách mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.

2/ Bài mới

Mục I: TÌNH HÌNH VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX.

Hoạt động của GV và học sinh Ghi bảng

Hỏi: Tình hình nước ta vào những năm 60 của thế kỉ XIX như thế nào?

Đáp: Pháp mưu mô thôn tính cả nước ta; triều đình Huế thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu; kinh tế, xã hội khủng hoảng nghiêm trọng Mâu thuẩn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt. GV: Trước tình cảnh đó, một bộ phận nhân dân do không chịu đựng nổi đã đứng lên khởi nghĩa. Học sinh đọc tư liệu SGK, trang 134.

Hỏi: Trước yêu cầu của lịch sử nhân dân Việt Nam lúc bấy giờ phải làm gì?

Đáp: Phải thay đổi chế độ hoặc tiến hành cải cách xã hội cho phù hợp, đưa đất nước thoát khỏi bế tắc. GV: Như vậy, cải cách là một yêu cầu khách quan tất yếu vào nửa cuối thế kỉ XIX ở nước ta.

- Kinh tế, xã hội khủng hoảng nghiêm trọng.

 Mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc gay gắt.

Mục II: NHỮNG ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH Ở VIỆT NAM VÀO NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX.

GV: Nửa cuối thế kỉ XIX, một số quan lại, sĩ phu đưa ra một số đề nghị cải cách.

Hỏi: Vì sao các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị, cải cách?

Đáp: Để giải quyết tình trạng khủng hoảng, suy yếu của nền kinh tế, xã hội nước ta bấy giờ.

Học sinh đọc tư liệu SGK, trang 135.

Hỏi: Kể tên các nhà cải cách cuối thế kỉ XIX? Đáp: Dựa vào SGK.

GV: Các nhà cải cách là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng chứng kiến sự phồn thịnh của tư bản Âu- Mỹ và văn hoá phương Tây.

GV: Giới thiệu chi tiết về nhà cải cách Nguyễn

- Các nhà cải cách tiêu biểu: Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ.

- Nội dung cải cách: Nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá...

Trường Tộ và những đề nghị cải cách của ông ( SGV, trang 197).

Học sinh thảo luận: Xuất phát từ đâu các quan lại, sĩ phu đã đưa ra các đề nghị cải cách? Nhận xét về nội dung các đề nghị cải cách đó?

( Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh. Các đề nghị cải cách trở thành một trào lưu diễn ra trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng, ngoại giao...).

Mục III: KẾT CỤC CỦA CÁC ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH.

Phần này hướng dẫn học sinh thảo luận: Những mặt tích cực, hạn chế, kết quả, ý nghĩa của các đề nghị cải cách.

-Tích cực: Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình Huế.

- Hạn chế: Các đề nghị cải cách mang tính rời rạc, chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó.

- Triều đình Huế đã cự tuyệt, không chấp nhận các thay đổi, cải cách.

- Ý nghĩa: Tấn công vào tư tưởng bảo thủ, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.

Cuối cùng, giáo viên nêu câu hỏi: Nếu các đề nghị cải cách trên được thực hiện thì tình hình đất nước ta sẽ ra sao? ( học sinh tự trả lời). Giáo viên chốt lại và liên hệ với công cuộc đổi mới đất nước trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội hiện nay.

Một phần của tài liệu giao an ls8 (Trang 42 - 43)