“Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng hướng tới. Với các chính sách được ban hành, các chương trình được đề ra cũng như sự thông qua của các văn bản pháp luật cho thấy việc thực hiện mục tiêu đó đã và đang từng bước được thực hiện. Trong số đó, các chương trình, chính sách về lao động việc làm cho người dân cũng không nằm ngoài mối quan tâm này. Và với những đối tượng đặc biệt trong xã hội như người khuyết tật lại cần phải được chú trọng hơn.Với những bất tiện, những khiếm khuyết về mặt thể chất, người khuyết tật đã và đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Từ những định kiến của cộng đồng đến những khó khăn trong tiếp cận với việc làm khiến người khuyết tật càng cảm thấy mặc cảm, tự ti hơn về bản thân. Riêng với vấn đề việc làm, việc còn một số lượng lớn người khuyết tật không thể tìm được việc làm hoặc khó giữ được việc làm cho thấy những chính sách về lao động, việc làm cho người khuyết tật vẫn còn nhiều hạn chế và chưa được thực hiện một cách đồng bộ và sâu sát.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
-
-TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: NGƯỜI KHUYẾT TẬT – CHÍNH SÁCH VÀ THỰC HÀNH
(Tiến hành quản lý ca trong công tác xã hội đối với một
trường hợp cụ thể).
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Thu Hà Học viên: Nguyễn Thị Thu Nguyệt Lớp: Cao học Công tác xã hội 1 - 2012 Khoa: Xã hội học
Hà Nội - 2014
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I Thân chủ và vấn đề 4
II Tiến trình can thiệp 4
1 Khảo sát và đánh giá tình hình thân chủ trước can thiệp 4
2 Xây dựng kế hoạch trợ giúp 5
2.1 Mục tiêu mong đợi 5
2.2 Các kĩ năng cần thiết sử dụng trong quá trình trợ giúp 6
2.2.1 Kĩ năng giao tiếp 6
2.2.2 Kĩ năng tham vấn cá nhân 6
2.3 Vai trò của nhân viên CTXH 6
2.3.1 Vai trò giáo dục 6
2.3.2 Vai trò xúc tác 7
2.3.3 Vai trò hỗ trợ 8
2.3.4 Vai trò biện hộ 8
3 Chọn lựa giới thiệu dịch vụ (nhiệm vụ thực hiện trong quá trình trợ giúp) 9
4 Triển khai kế hoạch và theo dõi tiến độ 10
5 Lượng giá kết quả đạt được 12
KẾT LUẬN 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
“Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng hướng tới Với các chính sách được ban hành, các chương trình được đề ra cũng như sự thông qua của các văn bản pháp luật cho thấy việc thực hiện mục tiêu đó đã và đang từng bước được thực hiện Trong số đó, các chương trình, chính sách về lao động việc làm cho người dân cũng không nằm ngoài mối quan tâm này Và với những đối tượng đặc biệt trong xã hội như người khuyết tật lại cần phải được chú trọng hơn
Với những bất tiện, những khiếm khuyết về mặt thể chất, người khuyết tật đã
và đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống Từ những định kiến của cộng đồng đến những khó khăn trong tiếp cận với việc làm khiến người khuyết tật càng cảm thấy mặc cảm, tự ti hơn về bản thân Riêng với vấn đề việc làm, việc còn một
số lượng lớn người khuyết tật không thể tìm được việc làm hoặc khó giữ được việc làm cho thấy những chính sách về lao động, việc làm cho người khuyết tật vẫn còn nhiều hạn chế và chưa được thực hiện một cách đồng bộ và sâu sát
Những người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn có khả năng lao động cũng giống như bất kì ai trong xã hội đều mong muốn có được công việc phù hợp
để tự mình kiếm thêm thu nhập giúp đỡ gia đình và không trở thành gánh nặng cho gia đình Hơn ai hết, họ là những người đang phải nỗ lực rất nhiều lần để khẳng định năng lực của mình trong nhiều mặt của đời sống, đặc biệt với công việc Vì vậy, mong muốn có được công việc phù hợp và lâu dài không chỉ là nhu cầu mà còn
là ước mơ cháy bỏng với họ
Hơn thế nữa, mặc dù Đảng và Nhà nước ta có rất nhiều những chương trình, chính sách, dự án dành cho người khuyết tật Đặc biệt về vấn đề lao động việc làm Song, thực tế, người khuyết tật vẫn còn gặp phải rất nhiều khó khăn trong vấn đề việc làm như: khó khăn trong tiếp cận với cơ hội việc làm, thiếu nguồn thông tin về
Trang 4việc làm, không hoặc chưa định hướng được nghề nghiệp phù hợp với bản thân và chưa được hưởng lợi một cách tối đa hiệu quả mà các chương trình, chính sách đó mang lại Và như vậy họ cũng không thể có được công việc phù hợp để kiếm thêm thu nhập.Trong khi có cơ hội được làm việc như những người không có khuyết tật
là mong mỏi không chỉ của riêng người khuyết tật mà của cả gia đình, những người sống bên cạnh người khuyết tật Công tác xã hội có vai trò rất quan trọng trong việc
hỗ trợ cho người khuyết tật tiếp cận được với các nguồn lực để nâng cao chất lượng cuộc sống như những dịch vụ về y tế, việc làm, giúp họ hiểu hơn về quyền con người, những quyền lợi thiết yếu mà họ được hưởng Do vậy, cần thiết phải có sự vào cuộc của những người làm công tác xã hội để trợ giúp cho họ - những người đã
và đang rất nỗ lực để vượt ra khỏi những rào cản, để chứng tỏ năng lực của bản thân, đặc biệt trong công việc Xin được đưa ra tình huống sau để nói lên khó khăn rất phổ biến trong hòa nhập cộng đồng mà hầu hết người khuyết tật gặp phải cũng như sự hỗ trợ mà nhân viên CTXH có thể tiến hành để trợ giúp cho đối tượng này
Trang 5I Thân chủ và vấn đề:
Anh Phạm Quốc S, năm nay 24 tuổi, hai chân bị teo cơ từ nhỏ Hiện đang
sống cùng với gia đình Cách đây hơn một năm, anh S học nghề tin học tại trung tâm dạy nghề Sao Mai, là trung tâm chuyên dạy nghề cho NKT và những người có hoàn cảnh khó khăn Sau ba tháng được đào tạo, do hiểu biết về ngành nghề còn hạn chế, chưa vững tay nghề nên anh S không xin được việc làm ở cơ quan nào Từ
đó, anh không hi vọng và cũng không có định hướng nghề nghiệp trong tương lai Khuyết tật ở chân cũng khiến cho anh không thể di chuyển đi nơi khác làm việc được Chính vì vậy, anh S đã không có được việc làm từ sau khi học nghề xong Mặc dù mong muốn được làm việc để giúp đỡ bố mẹ phần nào nhưng điều kiện về mặt thể chất cũng như tay nghề khiến anh chưa thể có được việc làm từ hơn một năm nay Hiện anh rất mặc cảm tự ti về bản thân, không có niềm tin vào cuộc sống
II Tiến trình can thiệp:
1 Khảo sát và đánh giá tình hình thân chủ trước can thiệp:
Khó khăn gặp phải Mức độ biểu hiện Điểm mạnh,
nhu cầu thân chủ
Thang điểm đánh giá (max=10)
Tình hình sức khỏe Bị teo cơ chân từ
nhỏ
Đã thích ứng được với điều kiện đi lại bằng xe lăn, xe 3 bánh
5/10
Thiếu thông tin về
các chính sách,
chương trình,
VBPL có liên quan
đến quyền lợi,
Chưa từng nghe đến các VBPL như: Pháp lệnh NKT, Luật NKT, Nghị định 81/
CP, không biết ngày
- Tuổi đời còn trẻ:
24 tuổi;
- Sống cùng gia đình;
- Đã được thông qua
4
Trang 6nghĩa vụ của bản
thân
18/4 là ngày gì… đào tạo nghề tại
Trung tâm Sao Mai;
- Ham học hỏi;
- Có nhiều thời gian;
Thiếu thông tin về
tuyển dụng, các kĩ
năng cần thiết để
tìm kiếm việc làm
- Từng nghe đến các trung tâm giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm nhưng chưa bao giờ đến và tìm hiểu
- Muốn được biết về các thông tin tuyển dụng với hi vọng có
cơ hội tìm được việc làm như mong đợi 5
Thụ động trong tìm
kiếm thông tin về
việc làm
- Sau khi không có điều kiện làm việc ở
cơ sở từ thiện vẫn ở nhà
- Mong muốn được làm việc và góp thêm thu nhập cho gia đình
4
Thiếu định hướng
nghề nghiệp cho
tương lai
- Chưa biết sẽ làm gì trong khoảng thời gian tiếp theo
- Nếu có thể vẫn mong muốn có được việc làm nhưng làm tại nhà
4
Đánh giá chung: Tổng điểm = 17/40 => Lượng kiến thức ở dưới mức trung bình Nhận thấy thân chủ cần được bổ trợ thêm về những kiến thức có liên quan trực tiếp đến NKT nói chung và đến quyền lợi của bản thân nói riêng.
Dựa trên những thiếu hụt về thông tin cũng như định hướng nghề nghiệp của thân chủ, NVXH lựa chọn vấn đề trợ giúp NKT tiếp cận và ứng dụng thông tin một cách có hiệu quả dựa trên các kĩ năng, kiến thức hiện có về vấn đề việc làm của NKT Từ đó, giúp NKT tự quyết trong việc tìm kiếm công việc cho tương lai của mình Kết quả của quá trình trợ giúp được đo lường theo kết quả đánh giá trước và sau can thiệp của NVXH
2 Xây dựng kế hoạch trợ giúp:
2.1 Mục tiêu mong đợi:
- Cải thiện được khả năng tiếp cận thông tin về việc làm tuyển dụng cho thân chủ;
Trang 7- Tăng cường sự tự quyết định của thân chủ;
- Nâng cao hiểu biết của thân chủ về các thông tin có liên quan đến NKT với vấn đề việc làm;
- Thân chủ có được định hướng công việc tương lai
2.2 Các kĩ năng cần thiết sử dụng trong quá trình trợ giúp
2.2.1 Kĩ năng giao tiếp
Giúp cho quá trình truyền đạt thông tin đến thân chủ đạt hiệu quả cao nhất, phản hồi một cách chính xác nhất cho thân chủ và lắng nghe thân chủ một cách tích cực, có chọn lọc để xác định đúng vấn đề thân chủ gặp phải Từ đó đề ra mục tiêu và kế hoạch trợ giúp hiệu quả nhất Với việc sử dụng tốt kĩ năng này NVXH sẽ có thể thiết lập được mối quan hệ tin tưởng với thân chủ của mình và tạo được thuận lợi cho những bước trợ giúp tiếp sau đó
2.2.2 Kĩ năng tham vấn cá nhân
Kĩ năng này giúp NVXH hiểu thân chủ và vấn đề của thân chủ hơn Theo
đó, thân chủ cũng dễ dàng hiểu và hợp tác với NVXH trong nỗ lực chung Điều đáng nói là qua đây, NVXH sẽ giúp thân chủ nhận thức được vấn đề và tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề của họ thông qua việc trao quyền Mọi sự thay đổi đều do sự tự quyết định của thân chủ Ở đây sự thay đổi mong đợi chính là việc cả hai thân chủ có định hướng cho công việc trong tương lai
2.3 Vai trò của nhân viên CTXH
Trong tiến trình trợ giúp thân chủ, NVCTXH ngoài việc xác định những nhiệm vụ, mục tiêu cần đạt được cũng cần phải xác định rõ những vai trò chính mà mình áp dụng trong tiến trình đó Việc thực hiện tốt các vai trò đã đề ra là NVCTXH đã có thể tiến gần đến với thành công trong tiến trình trợ giúp cho thân chủ của mình
2.3.1 Vai trò giáo dục
NVCTXH sẽ là người giúp cho thân chủ hiểu và ứng dụng một cách có hiệu quả các thông tin có liên quan đến vấn đề việc làm cho NKT, những quyền lợi và nghĩa vụ của họ thể hiện trong các VBPL cũng như giúp họ giải đáp các thắc mắc liên quan đến các chế độ, chính sách cho NKT với vấn đề việc làm để từ đó họ tự
Trang 8quyết cho vấn đề việc làm của mình Thực tế điều tra cho thấy hầu hết trình độ học vấn của NKT bị hạn chế Chính vì vậy, khả năng tiếp cận và ứng dụng thông tin của NKT cũng theo đó mà không được phát huy như mong đợi Cho nên, vai trò giáo dục của NVCTXH ở đây rất quan trọng Nõ không chỉ là việc giới thiệu cho NKT biết về những thông tin việc làm, tuyển dụng, chính sách có liên quan trực tiếp đến
họ mà còn phải giúp cho họ có những hiểu biết nhất định đủ để họ nhận ra tầm quan trọng của các chính sách, các văn bản mang tính pháp luật quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của họ với các vần đề trong cuộc sống, đạc biệt là trong vấn đề lao động việc làm
Để kiểm tra mức độ hiểu biết và những lỗ hổng kiến thức, NVCTXH xác định định những câu hỏi cần thiết trong làm việc với thân chủ Khi muốn biết thông tin
về việc tiếp cận với các văn bản luật của thân chủ:
NVCTXH: Anh đã bao giờ nghe đến việc có các văn bản luật quy định về
quyền lợi và nghĩa vụ của những NKT như mình chưa? Và nếu có thì anh có biết là mình có những quyền lợi như thế nào không?
Phạm Quốc S: Tôi cũng đã nghe mọi người nói nhiều về những NKT, nhưng
tôi không nghĩ lại có cả luật liên quan đến mình nữa Thì chắc quyền của mình cũng giống như những người khác thôi chứ làm sao mà có gì hơn được (cười)
Với những câu hỏi ban đầu của quá trình làm việc, NVCTXH có thể khẳng định thân chủ hoàn toàn thiếu hụt các thôn tin, kiến thức pháp luật liên quan đến NKT Như vậy, bước đầu NVCTXH trợ giúp thân chủ ở việc cung cấp những thông tin cần thiết nhất như: Văn bản Luật NKT, pháp lệnh người tàn tật Sau đó là việc làm cho thân chủ hiểu tầm quan trọng của việc áp dụng pháp luật vào việc đảm bảo các quyền cho bản thân
2.3.2 Vai trò xúc tác
Bằng việc cung cấp tất cả các thông tin mà thân chủ thiếu hụt có liên quan đến vấn đề việc làm cho NKT hiện nay, NVCTXH giúp thân chủ ứng dụng một cách đúng lúc, hợp lí và có hiệu quả vào quá trình tìm kiếm việc làm của mình Từ
đó, chủ động hơn với những vấn đề gặp phải của bản thân trong việc tiếp cận với
Trang 9thông tin tuyển dụng, tìm kiếm việc làm hay kể cả những vấn đề khác trong cuộc sống của họ
Nếu với vai trò giáo dục NVCTXH nỗ lực làm cho thân chủ hiểu và ứng dụng pháp luật vào việc đảm bảo các quyền lợi của bản thân thì ở vai trò xúc tác này, NVCTXH chỉ thúc đẩy để quá tình tiếp cận với các nguồn thông tin của thân chủ được thuận lợi và dễ dàng hơn
NVCTXH: Thế chị có biết làm thế nào để mình có được các văn bản pháp
luật quy định về các quyền và nghĩa vụ của mình không?
Nguyễn HA: Mấy cái đó chỉ có các bác làm trên xã, trên huyện hay công an
mới có chứ mình làm sao mà có được máy cái đó hả chị.
NVCTXH: Đâu phải chỉ có mấy bác làm trên xã, trên huyện hay công an
mới có đâu chị Mình cũng có thẻ chủ động tìm các thông tin có liên quan đến mình qua các phương tiện thông tin đại chúng chứ Bây giờ mỗi người đều có quyền được biết tất cả những gì có liên quan đến họ mà.
2.3.3 Vai trò hỗ trợ
NVCTXH là tác nhân chính trong tiến trình giúp đỡ thân chủ cải thiện khả năng tiếp cận với các thông tin tuyển dụng, việc làm của NKT Thêm vào đó là hỗ trợ cải thiện các kĩ năng xã hội cơ bản phục vụ cho quá trình tiếp cận với việc làm của họ Ở đây, NVCTXH không trực tiếp dạy kĩ năng giao tiếp hay các kĩ nằng cần thiết cho việc tiếp cận với việc làm mà chỉ định hướng cho họ những hướng tiếp cận đúng, điều chỉnh những nhận thức hoặc hành vi chưa đúng của họ để giúp họ giảm bớt khó khăn trên con đường tìm kiếm việc làm của mình
2.3.4 Vai trò biện hộ
Với vai trò này, NVCTXH là tác nhân giúp các hệ thống xung quanh (gia đình, tổ dân phố, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội ) có cái nhìn rộng
mở hơn với NKT, để từ đó họ có thêm cơ hội để thể hiện khả năng của mình NKT
có thể mất đôi tay, đôi chân hay đôi mắt nhưng khát khao được hòa nhập và làm việc như những người không có khuyết tật của họ thì không bao giờ bị khuyết
Trang 10NVCTXH: Bác có nghĩ là anh S có thể làm việc để kiếm thêm thu nhập cho
gia đình mình không? Nếu anh ấy muốn mở một xưởng sản xuất nhỏ ở nhà hai bác
có sẵn sàng ủng hộ anh ấy chứ ạ?
Mẹ của Phạm Quốc S: Bây giờ chân tay nó như thế không ốm đau nhiều là
tôi đã mừng lắm rôi chứ nói gì đến việc đi làm Vả lại, đến cái ăn còn chật vật cô bảo lấy tiền đâu ra để mà mở xưởng.
NVCTXH: Cháu thấy anh S có nhiều năng khiếu đấy bác ạ Anh ấy cũng nói
là muốn được làm việc chứ không muốn cứ ở nhà bắt bố mẹ phải lo mãi Vì là NKT nên anh S sẽ được ưu tiên nhiều trong việc vay vốn nên nếu hai bác ủng hộ anh ấy
mở xưởng thì cháu sẽ tư vấn cho anh ấy về các thủ tục cần thiết để có thể vay được vốn.
3 Chọn lựa giới thiệu dịch vụ (nhiệm vụ thực hiện trong quá trình trợ giúp)
- Cung cấp, giải thích thông tin về chính sách, chế độ ưu đãi cho NKT với vấn đề việc làm Thông tin chủ yếu gồm có: Dự thảo luật NKT, Nghị định 81/CP của chính phủ, ý nghĩa của ngày kỉ niệm dành cho NKT
- Cung cấp những gợi ý về nguồn lực tiếp cận cần thiết Đó là những phương thức
để tiếp cận dễ dàng với nguồn thông tin tuyển dụng, là những địa điểm NKT có thể thông qua đó tìm kiếm việc làm như: Hội chợ việc làm, các trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho NKT ,
- Giúp thân chủ định hướng nghề nghiệp tương lai Có gợi ý về hướng đi tiếp theo, thảo luận về việc có nên hay không nên mở cơ sở sản xuất tại nhà, Những thủ tục cần thiết để tự mở xưởng
4 Triển khai kế hoạch và theo dõi tiến độ:
STT Mục tiêu Kĩ thuật/ kĩ
năng can thiệp
Hoạt động của NVCTXH
Hoạt động của thân chủ
Thời gian thực hiện
1 Xóa bỏ
những mặc
cảm tự ti về
bản thân, có
niềm tin
Kĩ thuật giao tiếp
Kĩ thuật phản ánh tình huống
NVCTXH dùng một loạt các kĩ thuật trong giao tiếp, tham vấn tư
Tiếp thu ý kiến của NV CTXH
Bày tỏ tâm tư
1 tuần
Trang 11vào cuộc
sống
cá nhân
Kĩ thuật thăm
dò, mô tả và làm thông thoáng
vấn cho thân chủ
suy nghĩ trong lòng một cách cởi mở và chân thành
2 Cải thiện
được khả
năng tiếp
cận các
thông tin về
việc làm
tuyển dụng
cho thân
chủ
Kĩ năng giao tiếp truyền đạt thông tin đến thân chủ một cách chính xác
và kịp thời nhất
Cung cấp giải thích thông tin
về chính sách, chế độ ưu đãi cho NKT với vấn đề việc làm như
Tìm hiểu và nắm bắt được các thông tin
về chính sách này
2 tuần
3 Nâng cao
hiểu biết
của thân
chủ về các
thông tin có
liên quan
đến NKT
với vấn đề
việc làm
Kĩ năng tham vấn, tư vấn, …
Cung cấp những gợi ý về nguồn lực tiếp cận cần thiết Đó là những phương thức về tiếp cận
dễ dàng với nguồn thông tin tuyển dụng, là những địa điểm NKT có thể thông qua đó tìm kiếm việc làm như: Hội chợ việc làm, các
Nắm bắt các thông tin về cơ hội, tuyển dụng…Hiểu và ứng dụng một cách có hiệu quả các thông tin , những quyền lợi và nghĩa vụ của
họ từ đó họ có thể tự quyết cho tương lai
Tuần 3