1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận về công tác xã hội đối với người cao tuổi

88 796 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 514,98 KB

Nội dung

Năm 2012, tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa với giáo trình “Công tác xã hội trợ giúp người cao tuổi”, nội dung của giáo trình tập trung nghiên cứu các vấn đề như: kiến thức chung về người cao

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ HẢI LÝ

LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI

NGƯỜI CAO TUỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THI HẢI LÝ

LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI

NGƯỜI CAO TUỔI

Chuyên ngành :Công tác xã hội

Mã số :60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS HÀ THỊ THƯ

HÀ NỘI, 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn: “Lý luận về công tác xã hội đối với

người cao tuổi” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn

khoa học của TS Hà Thị Thư và những kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là hoàn toàn trung thực

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1Chương 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG VỀ

LÝ LUẬN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN THẾ GIỚI……… 91.1 Quá trình hình thành và phát triển của lý luận công tác xã hội đối với người cao tuổi trên thế giới 91.2 Các lý thuyết tiếp cận Công tác xã hội đối với người cao tuổi trên thế giới 241.3 Thực trạng lý luận về công tác xã hội đối với người cao tuổi trên thế giới 31Chương 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG VỀ

LÝ LUẬN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM 412.1 Quá trình hình thành và phát triển của lý luận công tác xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam 412.2 Các lý thuyết tiếp cận trong công tác xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam 482.3 Thực trạng về lý luận công tác xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam 54Chương 3.ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIỆT NAM 723.1 Định hướng 723.2 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc nghiên cứu lý luận công tác xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiệu quả 72KẾT LUẬN 79DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trọng lão là một truyền thống ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia châu Á khác Người già là lớp người có quá trình cống hiến lâu dài cho gia đình, xã hội và đất nước và được coi là thế hệ duy trì tính liên tục phát triển của nhân loại Ngày nay, sự già hoá dân số đang tăng nhanh ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam Già hóa dân số cũng đồng nghĩa với tỷ lệ phụ thuộc người già cũng sẽ tăng lên Trong các chính sách xã hội, người già thường được coi là nhóm dân số đặc biệt, nhóm yếu thế cần được ưu tiên về an ninh lương thực và sự chăm sóc về mọi mặt từ phía gia đình, và cộng đồng xã hội

Theo thống kê của Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi quốc tế (2015): trên thế giới có gần 100 triệu người cao tuổi (60 tuổi trở lên) chiếm hơn 12% dân số; vào năm 2030 sẽ là hơn 16% Dự báo đến năm 2050, toàn thế giới sẽ có trên 2 tỉ người cao tuổi, 65% người cao tuổi hiện đang sống ở các nước nghèo, đang phát triển; tới năm 2050 sẽ có 80% NCT sống tại các quốc gia này Cùng với sự gia tăng tỷ lệ già hóa, số người cao tuổi sống trong hoàn cảnh khó khăn cũng ngày càng tăng, đặc biệt

là tại các nước nghèo và có chiến tranh Nghèo đói, bệnh tật, chiến tranh, ô nhiễm môi trường, lối sống lạc hậu v.v chính là những nguyên nhân khiến nhiều người cao tuổi trên thế giới còn sống nghèo khổ, không được chăm sóc, bị ngược đãi, bị

mất quyền quyết định

Ở Việt Nam, tỷ lệ người cao tuổi đang ngày một tăng cao: năm 2010, số NCT Việt Nam là 8,15 triệu trong tổng số 86,75 triệu người, chiếm 9,4% dân số cả nước Người cao tuổi ở Việt Nam còn có những khó khăn như: 79% không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo trợ xã hội; có rất ít chương trình vì lợi ích người cao tuổi; người cao tuổi khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng; rất ít bệnh viện hoặc cơ sở y

tế, khoa lão khoa, giường bệnh dành cho người cao tuổi; thiếu các trung tâm và cơ

sở chăm sóc người cao tuổi; 90% người cao tuổi chưa được kiểm tra sức khỏe định kì; 50% người cao tuổi không có thẻ Bảo hiểm y tế…[http://www.baomoi.com/]

Có thể thấy người cao tuổi còn sống trong tình trạng khó khăn và cần được quan tâm, chăm sóc của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội

Trang 7

Về mặt lý luận, trong những năm vừa qua ở Việt Nam đã có nhiều chuyên gia và các học giả nghiên cứu về cơ sở lý luận của công tác xã hội đối với người cao tuổi Đa phần những công trình đó được tiếp cận dựa trên nhiều phương diện khác nhau dưới góc độ chuyên môn và nghề nghiệp họ đang đảm nhận, qua đó góp phần xây dựng và thử nghiệm các phương pháp, mô hình thực hành đối với người cao tuổi ở Việt Nam và cho những kết quả nhất định Nhưng nhìn chung về quy mô và

số lượng các nghiên cứu vẫn còn ở mức độ hạn chế Một mặt, vì công tác xã hội là một ngành-nghề mới được xác lập ở Việt Nam trong mấy năm trở lại đây, nên các giáo trình giảng dạy và tài liệu chuyên khảo còn khan hiếm Mặt khác, đội ngũ giáo viên và các nhà nghiên cứu có chuyên ngành công tác xã hội chưa nhiều, nên các nghiên cứu chủ yếu vận dụng dựa vào những công trình của một số nước trên thế giới, do đó khi áp dụng vào Việt Nam cũng gặp phải những hạn chế nhất định Vì vậy, tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực công tác xã hội đối với người cao tuổi là rất ít

Xuất phát từ các lí do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Lý luận về công tác

xã hội đối với người cao tuổi”để làm Luận văn thạc sỹ, đóng góp cho các nghiên

cứu lý luận ở Việt Nam hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu về người cao tuổi và công tác xã hội đối với người cao tuổi đã có khá nhiều ở Việt Nam và được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau:

Thứ nhất, nghiên cứu về lý luận người cao tuổi và công tác xã hội đối với người cao tuổi

Trong cuốn Bách khoa quốc tế về xã hội học (International encyclopedia of sociology) phần Người cao tuổi và sự quan tâm của các tổ chức xã hội khi đưa ra

khái niệm về người cao tuổi các tác giả phân chia theo độ tuổi như sau [42]: + 65 – 74: người cao tuổi trẻ; 75 – 84: trung cao tuổi; > 84: nhóm già Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lại phân chia các lứa tuổi của người già [93]: + 60 - 74: người cao tuổi;

75 - 90: người già; > 90: người già sống lâu [15, tr 23] Như vậy, theo nghiên cứu này thì người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên

Trang 8

Nghiên cứu của tác giả Lê Văn Khảm “Khía cạnh văn hóa trong cách thức chăm lo sức khỏe của người cao tuổi (Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội)” cho

rằng: tùy theo các giai đoạn lịch sử gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội, thành tựu y tế và sự gia tăng tuổi thọ, việc xác định lứa tuổi nào được xem là tuổi già có

sự khác nhau Hiện nay, theo quy định của pháp luật Việt Nam, NCT là những công dân Việt Nam có đủ từ 60 tuổi trở lên [17] Nghiên cứu đưa ra khái niệm về người cao tuổi và các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người Việt Nam

Năm 1999, tác giả Nguyễn Hữu Dương với đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn việc xây dựng chính sách xã hội với người già”, nghiên cứu chỉ ra một số vấn đề lý

luận liên quan đến người gia/người cao tuổi; các mốc xác định và các chỉ số đánh giá người già Trên cơ sở đó, đề xuất các chính sách nhằm trợ giúp cho người già tại cộng đồng [16, tr 6] Nghiên cứu này đã đưa ra khái niệm người cao tuổi, tác giả cho rằng người cao tuổi hay còn gọi là người già là những người từ 60 tuổi trở lên

Năm 2009, tác giả Đặng Vũ Cảnh Linh với giáo trình “Người cao tuổi và các

mô hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam”, tác giả trình bày khá chi tiết những

vấn đề về lý luận liên quan đến người cao tuổi, chăm sóc người cao tuổi và cách thức tiếp cận dựa trên nhiều phương diện khác nhau Trên cơ sở đó, nghiên cứu còn chỉ ra các mô hình trợ giúp người cao tuổi và các dịch vụ xã hội trợ giúp các đối tượng [18, tr 15] Trong tác phẩm này, tác giả xác định người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên và đồng thời chỉ ra một số mô hình rất hiệu quả để chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay

Năm 2012, tác giả Nguyễn Thị Kim Hoa với giáo trình “Công tác xã hội

trợ giúp người cao tuổi”, nội dung của giáo trình tập trung nghiên cứu các vấn

đề như: kiến thức chung về người cao tuổi; những mô hình trong nước và kinh nghiệm quốc tế trong chăm sóc, trợ giúp người cao tuổi; hệ thống các lý thuyết

và kỹ năng, phương pháp ứng dụng trong công tác xã hội với người cao tuổi…Thông qua đó, cung cấp những kiến thức, kỹ năng từ khái quát đến cụ thể, từ học thuật hàn lâm đến thực hành trong công tác xã hội với người cao tuổi [12] Đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện, bởi bên cạnh chỉ ra

Trang 9

những khái niệm về người cao tuổi thì nó còn đưa ra những cách tiếp cận khá mới mẽ về công tác xã hội đối với người cao tuổi

Năm 2013, tác giả Phạm Vũ Hoàng với đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam” đã cho rằng người cao tuổi là

người già/ người cao niên là người sống qua một độ tuổi nhất định, độ tuổi này được pháp luật của mỗi nước quy định và tác giả xác định, người cao tuổi ở Việt Nam là những người có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên [13] Đề tài cũng đồng nhất với đa

số các nghiên cứu khác về mốc xác định người cao tuổi là từ 60 tuổi trở lên

Năm 2015, tác giả Nguyễn Đắc Tuấn với đề tài “Nghiên cứu giá trị sống của người già Việt Nam”, Nghiên cứu cho rằng: Người già là lớp người trong độ tuổi

từ 60 † 74 đã tích luỹ được nhiều những kinh nghiệm sống, có những cống hiến cho công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, nay tuy đã đến tuổi nghỉ ngơi, song họ vẫn tiếp tục đóng góp một phần công sức cho gia đình và xã hội [28, tr 35]

Thứ hai, nghiên cứu hoạt động công tác xã hội đối với người cao tuổi

Năm 2015, tác giả Lê Thị Mai Hương với đề tài “Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” đã chỉ ra được

thực trạng đời sống NCT tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình; song đề tài mới chỉ dừng lại ở góc độ lý thuyết của công tác xã hội đối với NCT mà chưa làm rõ được hoạt động công tác xã hội đối với NCT trong thực tiễn [15, tr 67] Công trình chỉ ra những hướng tiếp cận mới về công tác xã hội, đặc biệt là mô hình hỗ trợ người cao tuổi hiện nay

Thứ ba, nghiên cứu dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi

Năm 2006, nhóm tác giả Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy

Lương, Khương Anh Tuấn, Nguyễn thị Thắng và cộng sự với đề tài: “Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Việt Nam” đã đi sâu phân tích thực

trạng bệnh tật, cách tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế của người cao tuổi; việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi từ phía gia đình họ; việc triển khai thực hiện các chính sách chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi để cung cấp bằng chứng khoa học cho việc xây dựng chính sách và chiến lược nhằm nâng cao chất lượng và cuộc

Trang 10

sống người cao tuổi Nhưng đề tài chưa đưa ra những giải pháp để nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cũng như những giải pháp cho việc xây dựng chính sách và chiến lược nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người cao tuổi như mục tiêu mà đề tài đã đưa ra [26, tr 40]

Năm 2014, tác giả Phùng Văn Nam với luận văn thạc sĩ “Phát triển dịch vụ y

tế cho người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An”, nghiên cứu

cũng cho thấy, có nhiều nguồn lực ở địa phương có thể vận dụng để phát triển DVYT phù hợp với người cao tuổi như: các chính sách chăm sóc y tế của Nhà nước; nhân lực y tế; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế; kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi… Trên cơ sở những nguồn lực của địa phương, tác giả đã đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị để phát triển DVYT phù hợp với người cao tuổi, góp phần nâng cao sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi

Thứ tư, nghiên cứu pháp luật và chính sách đối với người cao tuổi

Trong nghiên cứu “Người già cô đơn và những vấn đề đặt ra trong chính sách xã hội” của Mạc Tuấn Linh [10]: trong hệ thống an sinh xã hội của bất kỳ

quốc gia nào, an sinh người cao tuổi giữ vị trí đặc biệt quan trọng Để xây dựng chính sách xã hội cho người cao tuổi cần hiểu biết về đặc tính về nhân khẩu, cơ cấu

xã hội và vai trò của lớp người này trong cộng đồng xã hội, đồng thời phải tìm hiểu tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của họ trong cuộc sống Trong bài nghiên cứu này

đề cập đến một bộ phận trong lớp người cao tuổi, đó là người già cô đơn [21, tr 57]

Trong nghiên cứu “Hệ thống an sinh xã hội đối với người có tuổi” của Bùi

Thế Cường đã nêu vai trò quan trọng của hệ thống an sinh xã hội trong quá trình

Trang 11

chăm sóc người cao tuổi ở nước ta: hệ thống an sinh xã hội mở rộng và phát triển theo tiến trình lịch sử, nó phụ thuộc vào tiến trình động thái các nhu cầu thiết yếu của con người và vào biến đổi của cơ cấu xã hội Ngày nay người ta thường kể ra một số lĩnh vực chủ chốt của hệ thống an sinh xã hội như: dân số và gia đình, đào tạo nghề nghiệp và công ăn việc làm, trẻ em, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm, trợ giúp xã hội…Nhìn từ góc độ cơ cấu xã hội, an sinh xã hội của các nhóm

xã hội theo hướng đảm bảo công bằng xã hội, đặc biệt chú trọng đến các nhóm yếu thế Trong đó, an sinh xã hội cho nhóm người cao tuổi là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng [3, tr.5-17]

Ngoài ra còn rất nhiều các nghiên cứu, các bài báo viết về vấn đề người cao tuổi Việt Nam hiện nay Những nghiên cứu trên đã đưa ra những quan điểm lý luận, cách đánh giá khác nhau về hoạt động trợ giúp người cao tuổi Tuy nhiên, những nghiên cứu về lý luận công tác xã hội đối với người cao tuổi thì chưa có nghiên cứu nào đề cập và phân tích sâu vào vấn đề này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác xã hội đối với người cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện lý luận về công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ hệ thống cơ sở lý thuyết tiếp cận và thao tác hóa các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của lý luận công tác xã hội đối với người cao tuổi trên thế giới và Việt Nam

- Tìm hiểu thực trạng lý luận công tác xã hội đối với người cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển lý luận về công tác xã hội đối với người cao tuổi tại Việt Nam

Trang 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Lý luận về công tác xã hội đối với người cao tuổi

cho đề tài, đó là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử tất cả các hiện tượng nảy sinh trong xã hội đều có quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển Trong các thời kì khác nhau, các hình thái kinh tế xã hội khác nhau sẽ có sự biến đổi khác nhau Việc sử dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử là đặt các hiện tượng xã hội, các quá trình xã hội trong hoàn cảnh lịch sử của đời sống xã hội Dựa trên quan điểm đó có thể thấy việc nghiên cứu về NCT và lý luận công tác xã hội đối với NCT cần phải đặt nó trong điều kiện

cụ thể về tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá của địa phương cũng như trong điều kiện chung của cả nước Mặt khác, tùy vào từng giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước

mà vấn đề của NCT có thể khác nhau, do đó, cần có những cách tiếp cận phù hợp

Phương pháp duy vật biện chứng coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác.Người cao tuổi là một tầng lớp trong xã hội, có quan hệ chặt chẽ với nhiều cá nhân con người trong xã hội và chịu sự tác động qua lại lẫn nhau với nhiều yếu tố khác Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài, tác giả luôn đặt chủ thể trong mối quan

hệ tác động qua lại với các yếu tố khác nhau để có cái nhìn toàn diện và mang tính khoa học nhằm đưa ra những giải pháp cụ thể, phù hợp với đặc trưng của đối tượng nghiên cứu

Trang 13

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Ngoài việc sử dụng các phương pháp luận, luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, … nhằm tổng hợp các thông tin liên quan đến cơ sở lý luận về người cao tuổi và công tác xã hội với người cao tuổi ở Việt Nam và trên thế giới

Đồng thời, luận văn sử dụng cơ sở dữ liệu thứ cấp trong quá trình phân tích thực trạng người cao tuổi và thực trạng các chính sách dành cho người cao tuổi; khảo sát việc thực hiện Pháp lệnh NCT và các Chương trình hành động quốc gia về NCT; tổng kết kinh nghiệm một số nước, từ đó rút ra bài học để ứng dụng vào Việt Nam

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Đề tài nghiên cứu góp phần làm phong phú hơn cho lĩnh vực nghiên cứu về công tác xã hội, về người cao tuổi, đặc biệt là nghiên cứu về công tác xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên ngành công tác xã hội tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học Đồng thời, đề tài cung cấp những kiến thức nền tảng cho những người làm việc trong lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận - khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn chia làm 3 chương:

Chương 1: Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng về lý luận công tác

xã hội đối với người cao tuổi trên thế giới

Chương 2: Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng về lý luận công tác

xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam

Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy việc nghiên cứu lý luận công tác xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam

Trang 14

Chương 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG VỀ LÝ LUẬN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN THẾ GIỚI

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của lý luận công tác xã hội đối với người cao tuổi trên thế giới

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển lý luận công tác xã hội đối với người cao tuổi trên thế giới

Khi nói đến lịch sử công tác xã hội, các tác giả và sách báo về chủ đề này đều cho rằng nghề Công tác xã hội và công tác xã hội với với người cao tuổi có nguồn gốc xuất xứ từ các nước phương Tây mà cụ thể là Anh và Mỹ Các khái niệm, thuật ngữ và lý thuyết thực hành do vậy đều chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây

* Lịch sử của công tác xã hội và công tác xã hội đối với người cao tuổi

Phần lớn các sách báo viết về lịch sử của Công tác xã hội đều cho rằng nước

Mỹ là nơi khởi nguồn của các phương pháp thực hành công tác xã hội, kể từ khi Mary Richmond xuất bản những cuốn sách đầu tiên về Công tác xã hội là Friendly Visiting Among the Poor (Những cuộc viếng thăm thân thiện đến người nghèo, 1899), “Social Diagnosis” (Chuẩn đoán xã hội, 1917), The Good Neighbor in the Modem City (Láng giềng tốt trong các thành phố hiện đại, 1907) and What is Social Casework? An Introductory Description (CTXH với trường hợp cá nhân là gì? Những mô tả ban đầu, 1922) Đây là những cuốn sách đầu tiên viết về các phương diện lý thuyết và cũng đã đem lại những lời giải đáp và hướng dẫn thực hành cho hoạt động CTXH nhằm giúp đỡ những người nghèo hoặc các cá nhân gặp khó khăn trong cuộc sống

Nước Mỹ cũng là nơi mà ngôi trường đầu tiên đào tạo chuyên ngành công tác xã hội được ra đời (1898) – The New York School of Philanthropy (tạm dịch là Trường Bác Ái của New York) sau này đổi tên thành Columbia University School

of Social Work (Trường CTXH của Đại học Columbia) Vào thời điểm đó, trường này đã tổ chức nhiều hội thảo và các chương trình đào tạo trong thời gian nghỉ hè cho nhiều tình nguyện viên và những người làm công việc “viếng thăm thân thiện” đến với người nghèo, và cũng tổ chức chương trình đào tạo một năm cho nghề

Trang 15

CTXH Đây cũng chính là thời điểm mà Mary E Richmond cùng các đồng nghiệp của bà chuẩn bị cho xuất bản cuốn sách đầu tiên, “Friendly Visiting Among the Poor” (Những cuộc viếng thăm thân thiện đến người nghèo, 1899)

Tuy nhiên, rõ ràng là phong trào CTXH phải có một quá trình phát triển lâu dài trong lịch sử của nó và người ta cho rằng phong trào CTXH đã bắt nguồn từ trước đó rất lâu với các hoạt động của các nhà cải cách thuộc các Tổ chức Từ thiện của Thiên chúa giáo: một người là được xem là triết gia Tây Ban Nha (Juan Luis de Vivres, 1493–1540) và người kia là một mục sư Đạo Tin lành người Scotland (Thomas Chalmers, 1780-1847) Hai quan điểm về hoạt động giúp đỡ người nghèo của Juan Louis de Vivres và Thomas Chalmers được xem là những quan điểm khởi nguồn cho hoạt động thực hành CTXH với người cao tuổi cũng như là nguồn gốc của nghề công tác xã hội

* Sự ra đời của các tổ chức tiền thân của công tác xã hội và công tác xã hội đối với người cao tuổi

Sự ra đời của các tổ chức tiền thân của Công tác xã hội và phương pháp thực hành CTXH đối với người cao tuổi gắn liền với các mốc lịch sử như sau:

Năm 1843

Hiệp hội Cải thiện các Điều kiện của Người Nghèo được ra đời ở New York (the Association for Improving the Condition of the Poor -AICP) tìm cách giải quyết vấn đề nghèo đói theo cách tiếp cận cá nhân Hiệp hội này đã áp dụng nguyên mẫu các hình thức tiếp cận với cá nhân những người nghèo của các tổ chức từ thiện

ở nước Anh vào việc giúp đỡ người nghèo trong quá trình cải cách đô thị ở New York, và đã đem lại được nhiều thành công đáng kể trong việc nâng cao đời sống tinh thần của người nghèo ở thành phố này

Năm 1869

Hiệp hội Các Tổ chức Từ thiện (Charity Organization Society - COS) đầu tiên được thành lập ở Luân Đôn, Anh Quốc Những ý tưởng của Thomas Chalmers, sau 50 được bắt đầu bằng những hoạt động tiên phong của ông ở Glasgow, đã được những nhà hoạt động từ thiện ở Anh đón nhận Họ kết hợp cả hai ý tưởng, cá nhân hóa sự giúp đỡ và giúp đỡ các nhân trong quan hệ cộng đồng, vào hoạt động tiếp cận mà họ áp dụng trong việc giúp đỡ những người nghèo Hiệp hội các tổ chức từ

Trang 16

thiện London đã vận hành một chương trình cứu trợ dựa trên ý tưởng của Chalmer, đặt nền móng cho sự phát triển của CTXH cá nhân như là một phương pháp cho việc giúp đỡ người nghèo

Năm 1877

Hiệp hội các Tổ chức Từ thiện (Charity Organization Society -COS) đầu tiên của Mỹ được thành lập ở Buffalo, New York và cũng hoạt động theo mô hình của Hiệp Hội Các Tổ chức Từ Thiện ở Anh Tổ chức này hoạt động dưới hình thức một

tổ chức thiện nguyện, và cũng thúc đẩy thêm việc tiếp cận theo cá nhân và CTXH với các trường hợp riêng biệt với các cá nhân Khoảng một thập kỷ tiếp theo sau đó, hàng loạt Các Hiệp hội Tổ chức Từ thiện như vậy cũng được thành lập ở các thành phố lớn của Mỹ, và nhiều tổ chức trong số này thực hiện việc hỗ trợ người nghèo bằng các trợ cấp về tài chính Tuy nhiên, ở New York, Hiệp hội này hoạt động theo cách hơi khác với các thành phố khác là tập trung cung cấp những lời tư vấn cho người nghèo hơn là phân phát quà bố thí hoặc cứu trợ

* Công tác xã hội đối với người cao tuổi và quá trình phát triển

Trong thời gian đầu, nhân viên của các Tổ chức Từ thiện, phần lớn là các tình nguyện viên làm việc từ thiện và thường đóng vai trò là những người “người khách thân thiện” và tìm đến các cộng đồng nghèo để phân phát các món quà cứu trợ hoặc những hỗ trợ về tài chánh, vật chất và tinh thần cho các gia đình nghèo Các tình nguyện viên xã hội trong thời kỳ này thường cho rằng lý do khiến những người này trở nên nghèo đói là do lười biếng, thất học, hoặc đang sống một cách trụy lạc, sa đọa, do gặp thất bại của bản thân và do bản thân họ thiếu niềm tin Vì vậy, mục tiêu của việc viếng thăm thân thiện trước tiên là tập trung vào tư vấn giúp cho một cá nhân có thể thực hiện những nỗ lực tốt nhất, để làm việc thật chăm chỉ nhằm kiếm sống đủ cho chính bản thân của cá nhân và nhu cầu của gia đình cá nhân

họ, cũng như tư vấn để giúp nâng đỡ cuộc sống tinh thần của họ

Tuy nhiên, sau một thời gian dài hoạt động, những nhân viên tình nguyện xã hội này đã phát hiện ra rằng, nguyên nhân nghèo đói không phải là những vấn đề như họ đã từng nghĩ trước đây mà là do nhiều nguyên nhân khác nhau Họ đã tiến hành tìm hiểu và sau đó phát hiện của họ cho thấy những nguyên nhân gây cảnh khốn khó không nằm ở khiếm khuyết về tính cách của cá nhân người ta mà là ở

Trang 17

những điều kiện xã hội trong môi trường sống của những cá nhân đó: như bệnh tật, đông con, nhà ở chật chội, trình độ học vấn thấp, lương thấp, thiếu kỹ năng làm việc, thiếu cơ hội làm việc,… Từ đó, họ rút ra kết luận rằng môi trường có ảnh hưởng lớn đến các vấn đề của các cá nhân và đã đề xuất rằng việc phân tích những nguyên nhân từ phía môi trường xã hội cần phải được chú trọng trong quá trình giúp

đỡ khách hàng (thân chủ)

Những tình nguyện viên xã hội này cũng lo lắng rằng việc chấp nhận các khoản cứu trợ cộng đồng sẽ là suy giảm lòng tự trọng của những người cần sự trợ giúp và làm cho họ trở nên phụ thuộc vào sự trợ giúp Vì vậy, các tình nguyên viên

xã hội cho rằng những người nghèo cần phải nỗ lực để tự giải quyết vấn đề của mình và họ đã có những kế hoạch điều tra hoàn cảnh từng cá nhân riêng lẻ để xác định nhu cầu và có biệp pháp hỗ trợ hợp lý Ngoài ra, các tình nguyện viên đã được yêu cầu là phải tạo được những ảnh hưởng tốt về phương diện đạo đức đối với người nghèo, do vậy người nghèo cũng được tư vấn để thay đổi thái độ và hành vi Các Tổ chức Từ thiện ngày càng trở nên phổ biến ở Anh và đã hoạt động hiệu quả thông qua việc sử dụng những khách thăm viếng thân thiện này và để điều tra hoàn cảnh, xác định nhu cầu Những hoạt động theo phương pháp này đã đặt nền móng cho công tác xã hội với cá nhân (làm việc với trường hợp cá nhân)

Sự ra đời của lý luận về CTXH với người cao tuổi trải qua các mốc thời gian

cụ thể như sau:

Giai đoạn trước năm 1920

Trong giai đoạn này, Mary Richmond, tác giả của tác phẩm Chuẩn đoán Xã Hội (1917) đã cung cấp cho các nhà hoạt động tình nguyện này một mô hình lý thuyết công tác xã hội Lý thuyết này cho rằng việc thu thập thông tin cẩn thận sẽ giúp những người tình nguyện viên xã hội hiểu rõ được các nguyên nhân của vấn đề

và từ đó có thể đưa ra biện pháp khắc phục Vào thời điểm đó, xã hội học đã có những ảnh hưởng lớn đối với các kiến thức công tác xã hội Những giải thích của tâm lý học vào thời điểm này chưa xuất hiện Sự ra đời của của trường đào tạo nhân viên xã hội đầu tiên ở Mỹ vào năm 1898 – Trường New York School of Philanthropy (tạm dịch là Trường Bác Ái của New York) sau này đổi tên thành

Trang 18

Columbia University School of Social Work (Trường CTXH của Đại học Columbia) – đã đánh đấu một sự tiến bộ của CTXH trong việc đào tạo nhân viên xã hội và việc áp dụng một cách chuyên nghiệp những kiến thức và kỹ năng CTXH vào các hoạt động giúp đỡ khách hàng (thân chủ)

Giai đoạn 1921-1930

Giai đoạn này đánh dấu một sự phát triển mới trong hoạt động CTXH với sự

ra đời của lý thuyết phân tâm học do Sigmund Freud phát triển sau những nghiên cứu về phân tích tâm lý của ông Các hoạt động CTXH với các cá nhân đã có sự thay đổi đáng kể và tập trung vào việc phân tích những vấn đề tâm lý của khách hàng (thân chủ) Những khách hàng mà gặp khó khăn trong việc điều chỉnh bản thân họ được nghiên cứu theo những quan điểm phân tâm học của Freud “Những hiểu biết về cảm xúc, thái độ, những sự mâu thuẫn bị dồn nén, và sự đấu tranh trong

vô thức của khách hàng (thân chủ) đã trở thành một phần không thể thiếu được trong yêu cầu về kiến thức và phương pháp làm việc của nhân viên CTXH với các trường hợp cá nhân Hoạt đông CTXH với cá nhân thời kỳ này tập trung vào các vấn đề tâm lý và cảm xúc do những ảnh hưởng bởi các khám phá của S.Freud (phân tâm học và tâm lý học năng động), và các công trình nghiên cứu của Otto Rank, Carl Jung, Alfred Adler, v.v ” Phương pháp xử lý vấn đề tâm lý của khách được thực hiện thông quá các biện pháp tương tự trong y khoa là can thiệp giúp đỡ và xử

lý theo cách điều trị (hay còn được gọi là trị liệu)

Các đặc điểm khác biệt của thực hành CTXH đối với NCT trong giai đoạn này so với giai đoạn trước gồm có: 1) xử lý (trị liệu) nhằm giúp cho thân chủ tự

“điều chỉnh”; 2) các quy trình cơ bản được sử dụng là: sử dụng các nguồn tài nguyên; giúp cho thân chủ tự hiểu biết về bản thân và phát triển khả năng “tự giải quyết các vấn đề xã hội của mình”; 3) tập trung vào các cá nhân và nghiên cứu chi tiết về các hành vi cá nhân, thái độ và các mối quan hệ chủ yếu là tập trung vào những kinh nghiệm thời thơ ấu; 4) chủ yếu là dựa vào các cá nhân để thu thập thông tin trong quá trình tìm hiểu ý nghĩa của những điều đã trải qua đối với họ; và 5) chú trọng đến việc giáo dục và phát triển lý thuyết

Trang 19

Giai đoạn 1930-1945

Do tác động của suy thoái kinh tế, vấn đề nghèo đói và lệch lạc xã hội đã được nhìn nhận theo nhiều cách thức khác nhau Những vấn đề xã hội không còn được xem là sản phẩm của những khiếm khuyết của cá nhân mà còn là do ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội của môi trường mà họ sống

Cách tiếp cận theo chức năng được phát triển trong những năm 1930 bởi các giảng viên của Trường đào tạo Công tác xã hội ở Pennsylvania Khái niệm này đã được giới thiệu bởi Jessie Taft, trong khi đó Virginia Robinson xác định các kỹ năng cần thiết cho các phương pháp tiếp cận Theo cách tiếp cận này, nhân viên xã hội và khách hàng (thân chủ) cùng quyết định nếu xem thử họ có thể phối hợp làm việc với nhau trên cơ sở những vấn đề/nhu cầu/vấn đề của khách hàng (thân chủ) và các chương trình hoặc dịch vụ có sẵn tại cơ sở xã hội hay không Sự sử dụng những chức năng của cơ sở xã hội cũng là một phần không thể tách rời của những kỹ năng công tác xã hội

Năm 1937, Gordon Hamilton đã công bố một báo cáo về cách tiếp cận chuẩn đoán và chủ yếu là dựa vào lý thuyết của Freud trong tìm hiểu các vấn đề trong những mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân Báo cáo chuẩn đoán này thường mang tính diễn giải và dự kiến Nó có thể bao gồm cách thức giải quyết những sự khiếm khuyết/thiếu hụt bằng các nguồn lực xã hội, bằng việc sửa đổi chương trình, điều chỉnh nguồn lực cũng như việc tư vấn hoặc điều trị

Những nhân vật hàng đầu đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển của trường phái tư tưởng tâm lý xã hội bao gồm Richmond, Charlotte Towle, Annette Garrett

và một số người khác Cách tiếp cận tâm lý xã hội là xem xét các cá nhân trong hoàn cảnh của họ, tức là, xem xét các cá nhân trong sự tương tác với những người khác trong các gia đình, cộng đồng, nhà thờ, trường học và các hoàn cảnh xã hội khác Phương pháp này cố gắng huy động nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài của khách hàng (thân chủ) để giúp họ thực hiện những chức năng của cá nhân và tương tác với người khác có hiệu quả hơn Các hoạt động giúp đỡ khách hàng (thân chủ) trong giai đoạn này đã có những thay đổi đáng kể và đã có sự chuyển hướng từ

Trang 20

các hoạt động giải quyết vấn đề bao gồm luôn cả các thành viên trong gia đình, giúp

đỡ các thành viên này thay đổi hoặc điều chỉnh hành vi hoặc lối sống của họ Công tác xã hội với gia đình được phát triển và được công nhận từ giai đoạn này và gia đình đã bắt đầu được các nhân viên xã hội xem xét đến như là một hệ thống khách hàng (thân chủ)

Giai đoạn 1945-1960

Trong thời kỳ này, nhóm khách hàng (thân chủ) của công tác xã hội không còn giới hạn trong những người nghèo nữa mà còn có cả những người thuộc tầng lớp trung lưu đang gặp các vấn đề rắc rối trong gia đình hoặc trong việc tự điều chỉnh bản thân Chính trong giai đoạn này, những vấn đề liên quan đến sự thực hiện chức năng xã hội đã trở thành mối quan tâm chính của công tác xã hội

Năm 1957, Felix Bestek đã viết cuốn sách “Mối quan hệ trong CTXH cá nhân” trong đó ông định nghĩa mối quan hệ CTXH cá nhân là “sự tương tác năng động giữa thái độ và cảm xúc của các nhân viên xã hội (người quản lý ca) và khách hàng (thân chủ) để đạt được sự thích nghi giữa các cá nhân đó với môi trường sống của họ Ông cũng xác định bảy nguyên tắc trong mối quan hệ nói trên

Gần cuối thời kỳ này, Helen Harris Perlman đã phát hành “CTXH với cá nhân: Quy trình giải quyết vấn đề” Cuốn sách này đã đánh dấu sự kết thúc những cuộc tranh luận giữa hai cách tiếp cận chuẩn đoán - chức năng, bởi vì các khái niệm quan trọng của cả hai cách tiếp cận đã hợp nhất vào quá trình giải quyết vấn đề Trong phương pháp tiếp cận này, các yếu tố chính của CTXH với cá nhân là: một cá nhân có vấn đề tìm đến một địa điểm mà ở đó có người đại diện giúp họ thông qua một quá trình trợ giúp Perlman đã sử dụng thuật ngữ chuẩn đoán đồng nghĩa với việc đánh giá Quá trình này được xem như là cách suy nghĩ về việc giải quyết vấn

đề bằng cách xem xét vấn đề một cách xuyên suốt từ những nguồn lực tương tác bên trong những tình huống vấn đề của khách hàng; mối quan hệ chuyên nghiệp được xem là một yếu tố quan trọng trong quá trình này và khái niệm về vấn đề rắc rối, đã chuyển từ khái niệm bệnh lý sang khái niệm là một phần bình thường trong cuộc sống

Trang 21

Giai đoạn 1961-1975

Trong giai đoạn này, lý thuyết CTXH tập trung vào việc tiếp tục phát triển các phương pháp truyền thống, phát triển các cách tiếp cận tổng quát hoặc tích hợp trong thực hành và phát triển các cách tiếp cận mới trong thực hành để sử dụng trong các dịch vụ hỗ trợ cho các nhóm khách hàng (thân chủ) cụ thể như phân tích

sự giải quyết vấn đề, sự điều chỉnh hành vi, sự trị liệu thực tế, sự giải quyết khủng hoảng và cách làm việc với các nhân thông qua cách giao nhiệm vụ Trong những năm 1960, cả hai cách tiếp cận chuẩn đoán (giờ đây được gọi là cách tiếp cận tâm lý

xã hội bởi Florence Hollis) và cách tiếp cận chức năng đã được tiếp tục mở rộng và cập nhật Các hệ thống xã hội và lý thuyết giao tiếp đã được áp dụng trong thực hành công tác xã hội

Trong những năm 1970, các phương pháp tích hợp hoặc thực hành tổng quát được phát triển cho một nghề nghiệp công tác xã hội đồng nhất và để đáp ứng các vấn đề/nhu cầu phức tạp của khách hàng (thân chủ) Các tác giả sau đây đã có những đóng góp vào sự phát triển của thực hành tổng quát: 1) Carol Meyer với cuốn sách “Thực hành Công tác Xã hội, Sự phản ứng trước khủng hoảng đô thị”: Bà đã coi quá trình chuẩn đoán là một công cụ đánh giá và can thiệp, có nhiều khả năng được biết đến như là hành động can thiệp 2) Harriet Bartlett và cuốn sách “Cơ sở chung của thực hành công tác xã hội”, cùng với những nỗ lực của Hamilton bà đã đưa ra một khuôn khổ thống nhất về khái niệm (bao gồm mục đích, các giá trị, sự thừa nhận, kiến thức và các kỹ năng thông thường) để giúp phát triển những quan điểm tổng quát về công tác xã hội 3) Allen Pincus vào Anne Minahan với cuốn

“Thực hành công tác xã hội: Mô hình và phương pháp” coi công tác xã hội như là phương pháp tạo sự thay đổi theo kế hoạch với kế hoạch can thiệp giúp đỡ được xậy dựng trên cơ sở đánh giá vấn đề

Giai đoạn 1976-1990

Trong thời kỳ này, khách hàng (thân chủ) có thể là bất kỳ cá nhân hoặc gia đình nào cần được giúp đỡ trong việc thực hiện chức năng xã hội Khách hàng (thân chủ) tham gia trong các bước giải quyết vấn đề: từ đánh giá, đến xác định và lựa

Trang 22

chọn giải pháp hỗ trợ Việc đào tạo về CTXH trong thời gian này đã quan tâm đến các vai trò khác nhau của những nhân viên CTXH được đào tạo ở cấp cử nhân và cấp Thạc sỹ, các chuyên ngành tại thời điểm tốt nghiệp, và xây dựng các khái niệm cho sự thực hành CTXH tổng quát Đây cũng là thời kỳ mà ngành CTXH đang gặp phải nhiều thách đố với những vấn đề xã hội như tình trạng vô gia cư, AIDS, lạm dụng các chất gây nghiện, hòa bình và công lý cũng như các vấn đề phân biệt đối xử trong xã hội, phụ nữ và các nhóm dân tộc thiểu số

Sau đây là một số các khái niệm chính được sử dụng trong quá trình giúp đỡ công tác xã hội: 1) Đánh giá, được coi như là một quá trình phát triển sự hiểu biết

về cá nhân con người trong hoàn cảnh/ môi trường làm cơ sở cho kế hoạch trợ giúp; 2) Con người-trong hoàn cảnh/ môi trường: sử dụng các mạng lưới hỗ trợ xã hội như là một phần của quá trình giúp đỡ và của cách tiếp cận hệ thống xã hội; 3) Mối quan hệ mà thông qua đó có thể xác định các mối quan hệ với các hệ thống xã hội quan trọng và với những những người có ảnh hưởng trong các hệ thống đó; 4) Quá trình đề cập đến các bước giải quyết vấn đề theo định kỳ để tạo sự thay đổi theo thời gian; 5) Hoạt động giúp đỡ không phải chỉ có một giải pháp can thiệp duy nhất, mà nên sử dụng giải pháp nào có thể phù hợp với mọi tình huống

1.1.2 Lý luận công tác xã hội đối với người cao tuổi ở nước ngoài

Quá trình hình thành lý luận công tác xã hội (CTXH) đối với người cao tuổi (NCT) ở trên thế giới kể từ khi CTXH được xem xét là một khoa học, một nghề chuyên môn Phần lớn các nghiên cứu trên thế giới đều cho rằng nước Mỹ là nơi khởi nguồn của các phương pháp thực hành CTXH, tiếp đến là một số nước ở Châu

Âu và Mỹ latinh, Châu Á và Châu Phi

1.1.2.1 Sự hình thành lý luận công tác xã hội đối với người cao tuổi ở Hoa Kỳ

Tháng ba năm 1865, hai tháng trước khi chấm dứt nội chiến, nước mỹ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề nảy sinh trong xã hội như: hàng triệu quả phụ và trẻ

mồ côi; cựu binh tàn phế; nô lệ vừa được giải phóng, vô học, không nghề nghiệp, lang thang khắp miền Nam tìm kiếm việc làm và sự trợ giúp… Vì vậy nhu cầu cần giúp đỡ làm cho hệ thống từ thiện từ bị choáng ngộp, và nhà nước bắt buộc phải

Trang 23

tham gia công cuộc cứu tế trên quy mô lớn Từ nhu cầu và thực tiễn của xã hội, ở nước Mỹ bắt đầu xuất hiện một đội ngũ những người làm công việc giúp đỡ những người thiệt thòi, khó khăn Đó là những hoạt động có tính chất CTXH nguyên thủy.Trong bối cảnh đó, những người gặp khó khăn đã nhận được sự giúp đỡ của các tình nguyện viên Những tình nguyện viên này hoạt động trong các tổ chức xã hội như: ủy ban từ thiện Quốc gia [3]

Tới những năm 1870, nước Mỹ lại rơi vào khủng hoảng kinh tế đã khiến cho hàng triệu người bị thất nghiệp, phong trào bãi công nổ ra khắp nơi, tình trạng mất

ổn định xảy ra khắp nơi Trước tình hình đó, các tổ chức từ thiện phải nổ lực mở rộng hoạt động cứu trợ nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và tái thiết lập lại trật tự xã hội Những nhà hoạt động từ thiện đã thay đổi cách thức hoạt động mới, họ không cứu trợ trực tiếp như trước mà tích cực áp dụng các phương pháp khoa học vào việc hỗ trợ người khó khăn và tạo ra mạng lưới trao đổi giữa những người này Năm 1877, Hiệp Hội Các Tổ Chức Từ Thiện (HCTCTT)/Charity Organization Society và nguyên lý từ thiện khoa học được ra đời Những khách hàng của COS chủ yếu là những người do thái, thiên chúa giáo và những người Mỹ gốc Phi nghèo khổ

Qua thực tiễn hoạt động, vấn đề nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đối với các nhận viên CTXH là rất cần thiết Trước nhu cầu đó, Mary Richmond đã xuất bản những cuốn sách đầu tiên về Công tác xã hội là Friendly Visiting Among the Poor (Những cuộc viếng thăm thân thiện đến người nghèo, 1899), “Social Diagnosis” (Chẩn đoán xã hội, 1917), The Good Neighbor in the Modem City (Láng giềng tốt trong các thành phố hiện đại, 1907) and What is Social Casework? An Introductory Description (CTXH với trường hợp cá nhân là gì? Những mô tả ban đầu, 1922) Đây là những cuốn sách đầu tiên viết về các phương diện lý thuyết công tác xã hội và cũng đã đem lại những lời giải đáp và hướng dẫn thực hành cho hoạt động CTXH nhằm giúp đỡ những người nghèo hoặc các cá nhân gặp khó khăn trong cuộc sống như: người cao tuổi

Trang 24

Một thời gian ngắn sau khi tác phẩm “Xã Hội Sinh Động”/Dynamic Sociology của Lester Frank Ward ra đời vào năm 1883, các lớp xã hội học đã được

mở ra ở nhiều trường cao đẳng và đại học Mỹ, và CTXH được xem là phần ứng dụng của khoa xã hội học Những nhân viên CTXH nhanh chóng nhận ra công việc của họ đòi hỏi kiến thức không những từ xã hội học mà cả từ một nền tảng rộng lớn hơn bao gồm kinh tế, tâm lý, luật, sinh vật… Vì vậy, CTXH bắt đầu tách ra khỏi xã hội học, và trường CTXH đầu tiên được thiết lập vào năm 1898 khi hội Các Tổ Chức Từ Thiện New York tổ chức Trường Phúc Thiện Mùa Hè với chương trình huấn luyện hàng năm dài sáu tuần lễ dành cho những nhân viên CTXH đang hoạt động Vài năm sau, chương trình huấn luyện này được cải tổ thành một năm, thu nhận sinh viên trong quần chúng, và tên trường được đổi thành Trường Phúc Thiện New York Năm 1910, chương trình huấn luyện được cải tổ thành hai năm Năm

1919, tên trường đổi thành Trường CTXH New York, và sau này trở thành Trường Năm 1917 tác phẩm “Định bệnh Xã Hội”/Social Diagnosis của Mary Richmond ra đời Tác phẩm gồm 500 trang của Mary Richmond cống hiến độc giả một mô tả chi tiết tất cả các hoàn cảnh sống có thể xảy ra cho khách hàng của CTXH, và phương pháp khoa học bà đã sử dụng để thu thập thông tin cá nhân để định bệnh cho mỗi trường hợp “Định Bệnh Xã Hội” thoả mãn tất cả các đòi hỏi về khoa học kể cả những đòi hỏi do chính Abraham Flexner đề ra Tác phẩm vì vậy nhanh chóng chứng minh một cách không thể chối cãi CTXH là một nghề chuyên môn

Năm 1920, để ấn định một tiêu chuẩn chung cho giáo dục CTXH Bắc Mỹ (Mỹ và Canada), Hội Trường Đào Tạo CTXH Chuyên Nghiệp được thành lập Sau một số lần đổi tên, từ 1952 tổ chức này được gọi là Hội Đồng Giáo Dục CTXH/Council on Social Work Education, có nhiệm vụ ấn định và duy trì tiêu chuẩn cho các môn học và chứng nhận cho các trường CTXH hội đủ tiêu chuẩn cấp bằng Cử Nhân và Cao Học.Năm 1955, Hội Những Nhân viên CTXH Quốc Gia (NASW) được thành lập Hội có trụ sở trung ương tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, có hơn 150.000 hội viên, là hội CTXH chuyên nghiệp lớn nhất thế giới Hội Những Nhân viên CTXH Quốc Gia ghi trên địa chỉ mạng: Hội hoạt động “để gia tăng sự

Trang 25

phát triển và trưởng thành về chuyên môn của hội viên, để tạo dựng và duy trì tiêu chuẩn nghề nghiệp và để cổ vũ cho những chính sách xã hội đúng đắn” Nội Quy Đạo Đức của Hội cung cấp tiêu chuẩn cho nghề CTXH và để bảo vệ quần chúng

1.1.2.2 Sự hình thành lý luận công tác xã hội đối với người cao tuổi ở Anh

Tại Anh, do bị ảnh hưởng của các cuộc Cách mạng Công nghiệp nên đã phải đối đầu với những vấn đề xã hội trầm trọng Sự thất nghiệp của hàng vạn công nhân khi các xí nghiệp, công xưởng, hầm mỏ bị phá sản, người lao động tại các đô thị bị thiếu ăn, nghèo đói, bệnh tật, nhà ở tồi tàn, các tệ nạn xã hội, bóc lột lao động ở trẻ

em và phụ nữ dã man, trong khi đó ở các vùng nông thôn, tình trạng này cũng không khấm khá hơn Nhiều gia đình thiếu đất canh tác do chính sách phát triển công nghiệp đã bỏ làng mạc lên những khi đô thị lớn để kiếm sống vớu đó lượng ngày càng tăng dẫn tới tình trạng quá tải ở những nơi này về cơ sở hạ tầng lẫn mức sống Tệ nạn xã hội đã nhiều lại càng gia tăng một cách nhanh chóng, mâu thuẫn giai cấp (tư sản và vô sản) tăng lên, các cuộc xung đột vũ trang xảy ra - một tất yếu của xã hội Tư bản Trước tình trạng như vậy, nhiều chính phủ đã có cách giải quyết khác nhau thông qua các chính sách, luật lệ và đạo luật Elidabét của Anh quốc năm

1601 ra đời (tạo công ăn việc làm cho người nghèo, người còn sức lao động, mở nhà dưỡng lão cho người già, người tàn tật, bảo trợ trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi bằng cách đào tạo nghề, quy định nguôn tài chính, trách nhiệm của người quản lý và đối tượng được cứu giúp…) chính là một dấu hiệu quan trọng trong lịch sử hình thành công tác xã hội như một nghề do lần đầu tiên nó là hành động cứu giúp có tính tổ chức mang tính Nhà nước bên cạnh những cải cách tôn giáo (đạo Tin lành) trong việc thúc đẩy sự quan tâm về tình trạng bần cùng hoá, về việc tiếp tục viện trợ, cứu giúp và ngăn chặn sự phụ thuộc lâu dài của người nghèo Đến năm 1869, “ Hiệp hội các tổ chức cứu tế từ thiện và ngăn chặn ăn xin ở Luân Đôn ( Anh)” được thành lập thường gọi là “Hiệp hội tổ chức từ thiện Luân Đôn” Ở đây, các nhà lãnh đạo đã vận dụng các triết lý khoa học để hình thành một dạng quản lý từ thiện mới: khoa học từ thiện Có thể coi đây là bước chuyển quan trọng về nhận thức và hành động của những người tham gia công tác xã hội Năm 1873, các chương trình đào tạo, bài giảng về công tác xã hội đã ra đời nhằm phục vụ cho lực lượng làm công tác

Trang 26

xã hội Trong năm trước đó, 1903, trường Xã hội London cũng khai giảng lớp học 2 năm về lý thuyếtvà thực tiễn sau những nỗ lực của các Tổ chức Từ thiện (COS) và

“sự chuyên nghiệp hoá”

1.1.2.3 Sự hình thành lý luận công tác xã hội đối với người cao tuổi ở Trung Quốc

CTXH tại Trung Quốc được phát triển bắt đầu từ nhu cầu của bệnh viện, của công đoàn và của các tổ chức hội phụ nữ theo một tài liệu của TQ, ông Zhang Yidi

là một đảng viên của bệnh viện Miền Đông của huyện Pudong, Thượng Hải đã tổ chức một phòng CTXH tại bệnh viện năm 2001 và giúp hàng trăm bệnh nhân bị bệnh tiểu đường và bệnh ung thư vú chống lại sự suy sụp tinh thần để đương đầu với bệnh tật của mình TQ là quốc gia không sử dụng NVXH để giải quyết những vấn đề như nghiện ma túy hay hôn nhân Công việc này thường được các tổ chức chính quyền giải quyết giáo sư Wo Duo dạy tại trường Đại học sư phạm Miền Đông và là chủ tịch hội CTXH Thượng Hải cho rằng sử dụng NVCTXH sẽ làm giảm nhẹ gánh nặng của chính phủ trong việc đáp ứng nhu cầu xã hội và ổn định xã hội Do đó giáo sư kêu gọi sự giúp đỡ của chính phủ cho sự phát triển của CTXH Tháng 2/2001, văn phòng tạiLequn, một tổ chức dịch vụ xã hội phi lợi nhuận được thiết lập tại Thượng Hải Một hợp đồng đã được thực hiện giữa tổ chức này và chính quyền Pudong, qua đó chính quyền trả cho tổ chức này hàng năm 10 ngàn NDT (tương đương với 12 ngàn USD) để tư vấn tâm lý cho 6 trường tiểu học phục

vụ học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh NVCTXH ở đây cũng đã được đưa về các cộng đồng vào tháng 3/2003 để giúp người dân giảm bớt sự căng thẳng tâm lý trong dịch Sars Chính quyền Thượng Hải cũng đã ban bố một số quy định cho việc hành nghề CTXH

Thực chất CTXH chuyên nghiệp được nói đến tại TQ từ 15 năm nay Nó đã phát triển nhanh chóng và gần 140 trường đại học đã dạy CTXH Trước đây ít người tại TQ biết tới CTXH, song từ năm 2005, chính quyền đã quan tâm đến CTXH Tại Bắc Kinh, nhiều ban CTXH đã được thiết lập, nhiều trung tâm đã sử dụng NVXH để giúp đỡ phát triển cộng đồng, nhiều mô hình CTXH có hiệu quả cũng đã được thiết lập tại Thượng Hải và Quảng Châu Nghề CTXH đang dần dần được chấp nhận tại TQ Năm 2009, chính quyền Bắc Kinh đã tuyển dụng 2000

Trang 27

NVXH để làm việc tại các cộng đồng ở đây Hiện nay tại TQ có hai mô hình CTXH

là mô hình Wanzai và mô hình “xây dựng năng lực” xuất phát từ một dự án có tên

là “nhìn nhận điểm mạnh trong CTXH nông thôn: một mô hình xây dựng năng lực

và điều kiện cho phát triển nông thôn” Mô hình Wanzai là một sáng kiến của chính phủ cho thiết lập các trung tâm CTXH tại một số cơ sở phi chính phủ Wanzai dựa trên khái niệm cộng đồng phát triển tại các đình làng

1.1.2.4 Sự hình thành lý luận công tác xã hội đối với người cao tuổi ở Nhật Bản

Tại Nhật Bản, CTXH được phát triển chủ yếu ở khía cạnh phúc lợi và phúc lợi ở NB lại được gắn với y tế Vì vậy tại các cơ sở y tế thường có các nhân viên phúc lợi xã hội Nghề và ngành CTXH thực hành tại các địa phương và đào tạo tại các trường đại học có thể không hoàn toàn thống nhất Tuy nhiên, một số đặc điểm sau đây có thể được đề cập tới, đó là:

Nếu như ở Mỹ, phúc lợi xã hội được định nghĩa là hệ thống luật pháp, CTXH

là một nghề thực hiện luật pháp này thông qua an sinh xã hội là chương trình để thực hiện luật pháp; thì tại NB dường như an sinh xã hội được coi là khung chung trong đó có phúc lợi xã hội và NVCTXH có trách nhiệm thực hiện luật pháp về phúc lợi xã hội

NVCTXH thực thi các luật về: trợ giúp xã hội, phúc lợi cho những người tàn tật về trí tuệ; phúc lợi cho những người tàn tật về thể xác; phúc lợi cho trẻ em; phúc lợi cho người già; phúc lợi cho bà mẹ, trẻ em và góa phụ Như vậy, CTXH gần như

là trách nhiệm của chính phủ

NB có trên 100 trường đại học đào tạo cử nhân CTXH NVCTXH bậc cử nhân được đào tạo trên cơ sở cử nhân phúc lợi xã hội Khoảng những năm 1970, giáo sư Okamura và Shitega đưa một số phương pháp CTXH vào giảng dạy tại NB, chủ yếu là làm việc với cá nhân, làm việc với nhóm và làm việc với cộng đồng

Hội nghề nghiệp liên quan đến CTXH tại NB gồm: Hội NVCTXH có bằng đại học CTXH (có khoảng 10 ngàn thành viên); Hội NVCTXH tâm thần (có khoảng

2 ngàn thành viên); Hội NVCTXH y tế (có khoảng 2,5 ngàn thành viên); hội NVCTXH chung (có khoảng 1,5 ngàn thành viên)

Trang 28

NB có đưa ra khái niệm phát triển CTXH đa văn hóa để giúp đỡ những người ngoại quốc đến nhập cư tại NB NVCTXH đa văn hóa phải được đào tạo đặc biệt để làm việc với từng nhóm thân chủ khác nhau, từ các châu lục khác nhau, từ các quốc gia khác nhau, từ các dân tộc khác nhau

1.1.2.5 Sự hình thành lý luận công tác xã hội đối với người cao tuổi ở Hàn Quốc

Hàn Quốc khác NB ở chỗ các hội nghề nghiệp liên quan đến CTXH tập trung hơn, chủ yếu là Hội NVCTXH Hàn Quốc (KASW) Song HQ giống NB ở chỗ hoạt động gắn nhiều với phúc lợi xã hội KASW là một tổ chức được chính phủ công nhận theo khoản 46 của luật phúc lợi xã hội CTXH tại HQ mang nhiều sắc thái cộng đồng NVCTXH tham gia vào việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp tại các vùng khác nhau CTXH hợp tác với Cục bảo vệ màu xanh cây cỏ của Tổng cục lâm nghiệp để thực hiện các dự án nâng cao các cơ sở phúc lợi liên quan đến rừng:

từ trồng rừng, bao phủ đồi trọc, làm vườn đến bảo vệ thực vật

Việc cấp giấy phép hành nghề CTXH thực hiện theo phần 2 của điều Luật 25 trong Bộ luật phúc lợi xã hội, được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ y tế, Gia đình

và Phúc lợi xã hội từ năm 2003 HQ tổ chức thi lấy chứng nhận hành nghề CTXH hạng nhất Ngoài ra, HQ tổ chức đào tạo liên tục về CTXH gắn với phúc lợi xã hội

và phương tiện liên quan phúc lợi xã hội NVCTXH được đào tạo trong các lĩnh vực hoạt động như phúc lợi trường học, phúc lợi quân đội và phúc lợi chăm sóc

Điểm qua về lịch sử hình thành lý luận CTXH đối với người cao tuổi ở một

số quốc gia trên thế giới, tác giả đưa ra một số nhận định như sau:

- Tùy vào bối cảnh kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia mà sự hình thành lý luận CTXH đối với người cao tuổi có sự khác nhau Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu về lý luận đó đều khẳng định tầm quan trọng của CTXH đối với người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

- Đa phần các nghiên cứu về lý luận CTXH đều tiếp cận dựa trên chuẩn mực văn hóa và pháp luật phù hợp với mỗi quốc gia dân tộc Song xét về nội hàm của lý luận đều có những đặc trưng giống nhau về khái niệm, lý thuyết tiếp cận và phương pháp làm việc đối với người cao tuổi

Trang 29

1.2 Các lý thuyết tiếp cận Công tác xã hội đối với người cao tuổi trên thế giới

Trên thế giới đã có rất nhiều lý thuyết khác nhau vận dụng trong công tác xã hội đối với người cao tuổi Các lý thuyết đó chủ yếu được vận dụng nhiều ở các quốc gia có ngành công tác xã hội ra đời sớm nhất như: Mỹ, Đức, Anh,…Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi trình bày một số lý thuyết tiêu biểu như: lý thuyết

nhu cầu, thuyết hệ thống, thuyết vai trò.v.v

1.2.1 Tiếp cận dựa trên lý thuyết tâm động học

Vào đầu những năm 1920, những ngành khoa học mới như xã hội học và tâm

lý học phát triển mạnh mẽ Các quan điểm về ngành khoa học nổi trội và ảnh hưởng đến phát triển những chuyên ngành này Ở Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu, CTXH trở thành lĩnh vực chuyên môn được chi trả với hình thức đào tạo chính thức Các hoạt động phát triển phương pháp được thực hiện từ công tác xã hội trường hợp/ cá nhân, nhưng chuyên ngành lại hướng đến xây dựng và nâng cao về mặt lý luận Cho đến những năm 1920, CTXH mới rõ ràng tách khỏi lĩnh vực tâm lý học, đặc biệt là

Giai đoạn những năm 1950 – 1960, lý luận CTXH và thực hành CTXH bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các quan điểm tâm động học Các mô hình CTXH nhấn mạnh và tập trung nhấn mạnh nhiều đến các tiến trình tâm lý cá nhân (trẻ em, NCT

…) Ví dụ, ở Na Uy, khóa đào tạo đầu tiên về CTXH nhấn mạnh đến đội ngũ nhân viên trị liệu, ở các lĩnh vực tâm thần (Chritiansen 1990) Ở hầu hết các quốc gia, mô hình CTXH trường hợp như ở Mỹ được nhận diện như là CTXH cá nhân và làm việc với cá nhân và gia đình Lĩnh vực này bị ảnh hưởng nhiều bởi tâm động học Ở

Trang 30

lĩnh vực tâm lý học, thuyết này cũng có vị trí nổi bật trong thời gian này, qua việc

áp dụng lý thuyết này nữa đầu thế kỷ XX trong CTXH, khó nhận diện có những lý thuyết nào khác được áp dụng hiệu quả trong CTXH nói chung và CTXH đối với NCT trong thời gian này

1.2.2 Tiếp cận dựa trên thuyết về nhu cầu con người

Thuyết nhu cầu được khởi xướng bởi nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) Ông được xem như một trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn (humanistic psychology), trường phái này được xem là thế lực thứ 3 (the Third Force) khi thế giới lúc ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm học (Psychoanalysis) và Chủ nghĩa hành vi (Behaviorism)

Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của

nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh CTXH Đó là lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước

Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:

Nhu cầu cơ bản (basic needs): bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn, uống, ngủ, không khí để thở, tình dục…Đây là những nhu cầu cơ bản nhất

và mạnh nhất của con người Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất

Nhu cầu về xã hội (social needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó (belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love) Nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh

Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs): Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng của bản thân

Trang 31

Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs): Khi nghe về nhu cầu này: “thể hiện mình” chúng ta khoan vội gán cho nó ý nghĩa tiêu cực Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình

để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả trong xã hội

1.2.3 Lý thuyết hệ thống

Thuyết hệ thống trong công tác xã hội bắt nguồn từ lý thuyết về những hệ thống tổng quát được triển khai trong những thập kỷ 1940 và 1950 trong các ngành học về khoa học quản trị và tâm lý học, và được von Bertalanffy (1971) tổng hợp lại Lý thuyết hệ thống sinh học này xem mọi sinh vật như là hệ thống, gồm những tiểu hệ thống, và đến tất cả các tiểu hệ thống đều là những bộ phận của siêu hệ thống Như thế, con người là bộ phận của xã hội và được tạo ra bởi sự lưu thông của

hệ thống và tế bào được cấu thành bởi các nguyên tử lập nên bởi những phần tử nhỏ hơn Lý thuyết này được áp dụng cho các hệ thống xã hội như các nhóm, gia đình

và xã hội cũng như cho các hệ thống sinh học khác

Đại diện cho những người đi theo lý thuyết hệ thống: Bertalanffy (1901-1972), Hanson, Mancoske, Siporin, Germain, Giterman và đặc biệt Hearn là người có những đóng góp sớm nhất trong việc áp dụng lí thuyết hệ thống trong công tác xã hội Tuy nhiên, tác động lớn nhất của lí thuyết hệ thống tới công tác xã hội phải kể đến sự xuất hiện của hai tác phẩm được dịch thuật cùng lúc về ứng dụng những quan điểm hệ thống trong thực hành công tác xã hội là Goldstein, Pincus và Minahan

Thuyết hệ thống tác động lớn đến công tác xã hội kể từ thập niên 1970 theo nguyên tắc: con người phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu trực tiếp của mình trong cuộc sống Các tư tưởng lí thuyết về hệ thống trong công tác xã hội có nguồn gốc từ hệ thống khái quát của von Bertalanffy Đây là một thuyết sinh học trong đó đề xuất rằng mọi tổ chức đều là các hệ thống Một người là một phần của xã hội và được làm nên bởi các hệ thống chu kì Các tế bào và hệ thống này đến lượt mình được làm nên bởi các nguyên tử vốn được tạo ra bởi các phần tử nhở hơn Thuyết hệ thống được áp dụng cho các hệ thống xã hội, như các nhóm, các gia đình, các xã hội cũng như các hệ thống sinh học Có ba loại

hệ thống có thể giúp con người:

Trang 32

1) Hệ thống thân tình/ tự nhiên như: gia đình, bạn bè, người đưa thư

2) Hệ thống chính quy như: các nhóm cộng đồng, công đoàn

3) Hệ thống tập trung của tổ chức xã hội như: bệnh viện hay trường học Những người có vấn đề có thể không sử dụng hệ thống trợ giúp vì:

- Những hệ thống đó không tồn tại trong cuộc sống của họ, không có những nguồn hỗ trợ cần thiết hay thích hợp với vấn đề của họ

- Con người không biết, không thích sử dụng những hệ thống như vậy

- Các chính sách của hệ thống tạo ra vấn đề mới cho người sử dụng

- Các hệ thống có những mâu thuẫn lẫn nhau

Công tác xã hội cố gắng tìm ra những chỗ mà thân chủ và môi trưòng của họ đang có những vấn đề khó khăn trong tương tác từ đó giúp họ thực hiện các công việc trong cuộc sống Vì thế nhiệm vụ của công tác xã hội là:

- Giúp con người sử dụng và nâng cao khả năng của bản thân nhằm giải quyết vấn đề

- Xây dựng mối quan hệ mới giữa người và các hệ thống nguồn lực

- Giúp, chỉnh sửa tương tác giữa mọi người với các hệ thống nguồn lực

- Giúp phát triển và thay đổi chính sách xã hội

- Đưa ra sự trợ giúp thực tế

- Hoạt động như một tác nhân kiểm soát xã hội

Pincus và Minahan (1973) đã đưa ra một cách tiếp cận đến công tác xã hội trong đó họ áp dụng các tư tưởng hệ thống Nguyên tắc của những đường hướng của họ là con người phụ thuộc vào những hệ thống trong môi trường xã hội trực tiếp của họ để có cuộc sống thoả mãn, do đó công tác xã hội phải tập trung vào làm việc với những hệ thống như vậy

Các mối quan hệ giữa nhân viên công tác xã hội và người khác có thể là:

- Hợp tác - có chung mục đích

- Thương lượng - cần đạt được một thoả thuận

- Mâu thuẫn - Các mục tiêu của họ đối ngược nhau

Một lần nữa việc phân tách bản chất các mối quan hệ với mỗi hệ thống giúp nhân viên CTXH làm sáng tỏ vấn đề và giúp thân chủ tham gia vào các mối quan

hệ một cách phù hợp và chân thành

Trang 33

Trên thế giới, do tuổi thọ đang tăng tại hầu hết các quốc gia, dẫn đến số NCT có nhu cầu được trợ giúp ngày càng tăng, do đó, việc ứng dụng lý thuyết hệ thống trong CTXH nhằm hỗ trợ cho NCT đã được áp dụng khá lâu đời thông qua các mô hình chăm sóc lâu dài (LTC): một hệ thống các hoạt động được thực hiện bởi những người chăm sóc không chính thức (gia đình, bạn bè hoặc hàng xóm) và những người chăm sóc chính thức/các nhà chuyên môn (nhân viên y tế, nhân viên xã hội) nhằm đảm bảo rằng một người không có khả năng tự chăm sóc có thể duy trì một chất lượng cuộc sống tốt nhất, theo mong muốn của cá nhân mình, với mức độ độc lập, tự chủ, tham gia, sự hoàn thành cá nhân và nhân phẩm cao nhất có thể WHO (Tổ chức Y tế thế giới) Tiêu biểu như: Ba Lan và LB Nga, Đan Mạch và một số nước châu Âu

(Nguồn: Population Reference Brureau, 2014 World Population Datasheet)

1.2.4 Lý thuyết vai trò

Đây là một trong những lý thuyết cơ bản được sử dụng trong nghiên cứu xã hội học và có ứng dụng mạnh mẽ trong thực hành CTXH

Lý thuyết vai trò cho rằng một cá nhân trong xã hội có một vị trí nhất định và

từ đó có một vai trò nhất định gắn với vị trí đó Sự tương tác giữa các nhóm và giữa các cá nhân bao gồm cả sự tương tác giữa các vi trí, giữa các vai trò này Mỗi người

có một khoảng cho cá nhân của mình, khoảng này gắn với vị trí, với vai trò và có những tương tác với nhau để dẫn đến bản sắc xã hội nhất định Trong tương tác này, mỗi người có một kết cấu cá nhân, mỗi người có ý tưởng riêng của mình về một sự vật, sự kiện nhất định và họ trao đổi nhau, tương tác với nhau từ những kết cấu này

Lý thuyết vai trò có ý nghĩa lớn trong thực hành CTXH bởi lẽ đó là lý thuyết

về tương tác của với những người khác; đồng thời sự mong đợi của những người khác về cũng như phản ứng của họ đối với ảnh hưởng đến phương thức đáp ứng của con người Có hai lý thuyết về vai trò: (1) Lý thuyết cấu trúc chức năng, và (2)

Lý thuyết vai tuồng (trò đời)

Lý thuyết cấu trúc chức năng cho rằng mỗi người có một vị trí trong cấu trúc

xã hội Mỗi vị trí trong cấu trúc đều có một vai trò gắn với nó Do đó, vai trò được định nghĩa là một tập hợp các mong đợi hoặc hành vi gắn với một vị trí trong cấu

Trang 34

trúc xã hội Tùy theo cách nhìn nhận về vai trò của như thế nào mà có thể quản lý

sự thay đổi

Lý thuyết về trò đời coi vai trò là hành động đối với sự mong đợi của xã hội

về một trạng thái xã hội nhất định Trong thực hành CTXH dựa trên lý thuyết vai trò, người ta có thể tiến hành 6 bước như sau:

1 Xác định yêu cầu mà những vai trò mới có thể tạo ra

2 Định nghĩa các vai trò (những người khác tham gia vào và vai trò của họ là gì)

3 Nhận biết những rào cản mà các vai trò hiện nay tạo ra và mâu thuẫn với vai trò mới

4 Điều đình chi tiết những vai trò mới (ai làm gì, khi nào và ở đâu)

5 Làm việc với sự lồng ghép vai trò, thí dụ lập thời khóa biểu ai làm gì và khi nào tạo ra bản sao

6 Điều đình lại vai trò và phản hồi để cho thấy khi nào cần thay đổi

Theo thuyết này, trong công tác xã hội, việc tìm hiểu những nhận thức cũng như hành động của cá nhân, nhóm xã hội, cộng đồng phụ thuộc nhiều vào chính vị trí mà họ được thừa nhận trong gia đình và xã hội Nếu như họ được coi trọng, được

có tiếng nói riêng của mình, được bình đẳng như mọi người trong gia đình và ngoài

xã hội thì họ sẽ làm tốt hơn vai trò của mình, đáp ứng được nhiều hơn những mong đợi của mọi người và ngược lại

1.2.5 Lý thuyết can thiệp khủng hoảng

Khủng hoảng được định nghĩa là “sự nhận biết (perception) hay kinh nghiệm (experience) của người ta về một sự cố hay một tình huống được người ta coi như một khó khăn không thể chịu đựng nổi vượt quá nguồn lực và cơ chế xử lý tình huống (coping mechanism) hiện có của người ta”

Lý thuyết của can thiệp khủng hoảng không chỉ đơn thuần dựa trên khái niệm

về cân bằng mà hơn thế còn dựa trên khái niệm về “trạng thái ổn định” (steady state) cho rằng khi có điều gì đó (khủng hoảng) xẩy rá người ta có khả năng xử lý (coping) đáp ứng với sự kiện và thay đổi để phát triển

Trang 35

Lý thuyết này dựa trên mô hình khủng hoảng với khả năng quản lý các sự kiện cho rằng khủng hoảng là một quá trình chứ không phải là một sự kiện nhất thời, song nó có sự kiện gây tác động (precipitating event) Thông thường người ta

có chức năng xã hội bình thường Khi có một sự kiện gây tác động, người ta thấy lo lắng, căng thẳng và lẫn lộn (sự kiện gây tác động làm cho người ta rơi vào trạng thái hoảng sợ “distress”) Trạng thái này làm cho người ta mất khả năng xử lý (coping) tình huống Vì mất khả năng xử lý người ta có nguy cơ cao hơn, mất cân bằng nhiều hơn Tình trạng mất cân bằng nặng nề này làm cho người ta rơi vào trạng thái hoạt hóa khủng hoảng (active crisis) Nếu được giúp đỡ, người ta có thể nâng cao kỹ năng xử lý tình huống (coping skill), tìm được nguyên nhân ẩn dấu trong tiềm thức

và từ đó nâng cao chức năng xử lý khủng hoảng Ngược lại nếu không được giúp đỡ

sẽ có hai khả năng xảy ra; hoặc chức xử lý tình huống khủng hoảng bị giảm khiến người ta lại có thể bị tổn thương khi một sự cố gây khủng hoảng lại xảy ra; hoặc chức năng xử lý tình huống bị tê liệt, người ta không còn khả năng xử lý nữa và dẫn đến tự tử, bạo lực hoặc bệnh tâm thần

Ứng dụng lý thuyết can thiệp khủng hoảng trong công tác xã hội đối với

người cao tuổi

Từ lý thuyết trên, can thiệp khủng hoảng bao gồm những nội dung sau đây (theo Robert):

1 Thiết lập cơ chế xử lý tình huông mới như là một phần các năng lực mà thân chủ có được

2 CTXH được tiến hành thông qua cảm nhận và kinh nghiệm về vấn đề cần giải quyết sao cho một sự thay đổi lâu dài có thể thực hiện được

3 Huy động các nguồn lực hỗ trợ

4 Giảm bớt những tác động không mong muốn hay những xúc động ảnh hưởng liên tục

5 Tư duy thông qua các sự kiện và diễn biến sau đó để lồng ghép chúng vào

mô tả đời sống của cá nhân thân chủ

Khi thực hiện can thiệp, người ta chia ra làm 7 giai đoạn:

1 Lập kế hoạch và thực hiện đánh giá khủng hoảng

Trang 36

2 Thiết lập tiếp cận và nhanh chóng thiết lập quan hệ

3 Xác định các vấn đề chính và yếu tố kích động khủng hoảng

4 Làm việc về tình cảm hay cảm nhận (feelings) và xúc động (emotions)

5 Gợi mở và khai thác những khả năng xử lý

6 Phát triển một kế hoạch hành động

7 Thiết lập cách theo dõi đánh giá và đồng thuận thực hiện

1.3 Thực trạng lý luận về công tác xã hội đối với người cao tuổi trên thế giới

1.3.1 Khái niệm công tác xã hội đối với người cao tuổi

Thuật ngữ công tác xã hội được dùng khá rộng rãi để chỉ các hoạt động (các

tổ chức, đoàn thể) từ những hình thức giúp đỡ, hỗ trợ cá nhân thiếu hụt chức năng

xã hội Nhiều nhà khoa học đã khẳng định rằng, CTXH là một ngành khoa học và là một nghề chuyên môn

Từ khi ra đời đến nay, có rất nhiều các khái niệm khác nhau về CTXH, trong

đó nổi bật lên là các khái niệm sau:

Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5) CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng

và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống (Zastrow, 1999)

Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, việc giải quyết các vấn đề trong các mối quan hệ con người và sự tăng quyền lực và giải phóng người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái,

dễ chịu Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH can thiệp ở các điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ Nhân quyền

và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề.CTXH dưới nhiều hình thức đa dạng của nó, nhằm vào vô số các tương tác phức hợp giữa con người và các môi trường của họ Sứ mạng của nó là tạo năng lực giúp người dân phát triển tối đa tiềm năng, làm phong phú đời sống của họ, và ngăn ngừa các trục trặc CTXH

Trang 37

chuyên nghiệp tập trung vào quá trình giải quyết các vấn đề và sự thay đổi Do đó, nhân viên CTXH (hay được gọi là nhân viên xã hội –NVXH) là những tác nhân đổi mới trong xã hội, trong đời sống của các cá nhân, gia đình, cộng đồng mà họ phục

vụ CTXH là một hệ thống liên kết các giá trị, lý thuyết và thực hành

Theo Foundation of Social Work Practice (Cơ sở thực hành công tác xã hội): công tác xã hội là một khoa học ứng dụng để giúp đỡ mọi người vượt qua khó khăn của họ và đạt được vị trí ở mức độ phù hợp trong xã hội Công tác xã hội được coi như là một môn khoa học vì nó dựa trên những luận chứng khoa học và những cuộc nghiên cứu đã được chứng minh, nó cung cấp một lượng kiến thức có cơ sở thực tiễn cho công tác xã hội và xây dựng những kĩ năng chuyên môn hoá [18, tr.99]

Theo quan niệm của các học giả Trung Quốc: công tác xã hội là 1 sự nghiệp và môn khoa học chuyên ngành của nhà nước và xã hội để giải quyết và dự phòng những vấn đề xã hội nảy sinh do thành viên xã hội thiếu khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội hay mất thăng bằng với các chức năng xã hội Tính năng của nó là điều chỉnh quan

hệ xã hội, cải thiện chế độ xã hội, đẩy mạnh xây dựng xã hội, thúc đẩy sự phát triển ổn định của xã hội thông qua phục vụ xã hội và quản lí xã hội [24, tr.44]

Theo F.LuLu Pablo - Bộ trưởng bộ xã hội Philippin, chuyên gia tư vấn cho

dự án “Tư pháp vị thành niên” của Radda Barnen: công tác xã hội vừa là một nghệ thuật, vừa là một môn khoa học, là một nghề chuyên môn giúp con người giải quyết những vấn đề của cá nhân, của nhóm (đặc biệt gia đình), của cộng đồng và để đạt được những mối quan hệ thoả đáng về cá nhân, nhóm, cộng đồng thông qua các hoạt động xã hội như: công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, tổ chức cộng đồng, quản lý xã hội và nghiên cứu [33, tr 98]

Theo Crouch.R.C: Công tác xã hội là sự cố gắng hỗ trợ những người không làm chủ các phương tiện sinh tồn biết tiếp cận được với chúng và đạt được mức độ độc lập cao nhất có thể được Theo Joanf Robertson – chủ nhiệm khoa công tác xã hội trường Đại học Wisconsin – Hoa Kỳ: công tác xã hội là một quá trình giải quyết vấn đề hợp lý nhằm thay đổi theo kế hoạch, hướng tới mục tiêu đã đề ra ở các cấp

độ cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức, cộng đồng và chính sách xã hội

Trang 38

1.3.2 Phương pháp công tác xã hội đối với người cao tuổi

Có hai phương pháp thực hành thường được sử dụng để hỗ trợ người cao tuổi

đó là phương pháp CTXH đối với cá nhân và phương pháp CTXH nhóm

1.3.2.1 Phương pháp công tác xã hội đối với cá nhân

Công tác xã hội cá nhân là phương pháp tác động đầu tiên được xây dựng một cách khoa học Nó bắt đầu vào cuối thập kỷ 1800 với các tổ chức Bác Ái ở Mỹ (COS) Các tổ chức này sử dụng những người thăm viếng thân hữu (friendly visitors) để giúp đỡ người nghèo Họ đến thăm các đối tượng, tìm hiểu kỹ lưỡng hoàn cảnh của ho, cung cấp những lời khuyên, sự động viên và hỗ trợ tài chính Dịch vụ chủ yếu của họ là tham vấn

Theo Mary RichmondCTXHCN là “những tiến trình phát triển nhân cách

nhờ những điều chỉnh được tác động một cách ý thức, từng cá nhân một, giữa con

người và môi trường xã hội của họ” “Có thể định nghĩa CTXHCN là nghệ thuật thực hiện những việc khác nhau cho và với những người khác nhau bằng việc hợp tác với họ để cùng một lúc vừa đạt được sự tốt hơn của xã hội và của chính họ” [12, tr.34]

Mục đích của công tác xã hội cá nhân là phục hồi, củng cố, cải tiến chức năng hoạt động tâm lý xã hội bình thường của cá nhân và gia đình Nhân viên xã hội thực hiện điều này bằng cách tạo điều kiện tối đa để thân chủ với tới được các tài nguyên cần thiết mang tính nội tâm, trong quan hệ giữa người và người, cũng như về kinh tế và xã hội

Trong quá trình làm việc với cá nhân NCT, nhân viên CTXH thường thực hiện dựa trên tiến trình gồm có 7 bước cơ bản.Đó là: nhận diện vấn đề, thu thập dữ kiện, chẩn đoán, kế hoạch trị liệu, thực thi kế hoạch, lượng giá, và tiếp tục hay chấm dứt Đây là diễn tiến logic nhưng trong quá trình một số các bước như thu thập dữ kiện, đánh giá (chẩn đoán), lượng giá vẫn diễn ra trong suốt quá trình

Bước 1: Nhận diện vấn đề

Quá trình giúp đỡ bắt đầu với việc nhận diện vấn đề như thân chủ trình bày Vấn đề đã tạo ra cho NCT nhiều khó khăn và sự mất cân bằng về chức năng tâm lý

Trang 39

xã hội Vấn đề được trình bày ở giai đoạn tiếp nhận, qua đó thân chủ làm đơn xin được giúp đỡ hay hỗ trợ để yêu cầu một dịch vụ mà anh ta cần

Bước 2: Thu thập dữ kiện

Nhân viên xã hội bắt đầu tìm hiểu hoàn cảnh xung quanh vấn đề đã được thân chủ trình bày Nhân viên xã hội xem vấn đề đặt ra là gì và thu thập thông tin để hiểu tại sao nó xảy ra Nhân viên xã hội có thể tìm đến 4 nguồn thông tin Nguồn thông tin thứ nhất là thân chủ, sau đó là những người liên quan gần gũi với NCT như thành viên trong gia đình, bác sĩ, giáo viên, trưởng cơ quan,… Nguồn thứ ba tìm được ở các văn bản hồ sơ, cuối cùng là các trắc nghiệm, xét nhiệm cũng như đánh gia của các bác sĩ tâm thần, các trắc nghiệm tâm lý xác định mức độ chức năng tâm lý xã hội của thân chủ Mục đích chính của giai đoạn thu thập dữ kiện là giúp nhân viên xã hội đánh giá chẩn đoán bước đầu cá nhân trong tình huống để chuẩn bị kế hoạch trị liệu

Bước 3: Đánh giá chẩn đoán

Có 3 bước trong giai đoạn này: chẩn đoán, phân tích, đánh giá

Chẩn đoán là xác định cái gì trục trặc, là vấn đề, trên cơ sở sử dụng các dữ kiện và thông tin thu thập được Phân tích là chỉ ra các nguyên nhân hay nhân tố dẫn đến vấn đề khó khăn Đánh giá là xét xem khó khăn này có khắc phục được hay không, hay ít nhất là giảm bớt, bằng cách nhìn lại động cơ của cá nhân, khả năng của NCT để xử lý vấn đề, để tạo được mối quan hệ và sử dụng sự giúp đỡ Nội dung của đánh giá mang tính tâm lý xã hội và đây là trọng tâm của công tác xã hội

Ngay khi chẩn đoán đánh giá xong tình huống có vấn đề và cá nhân có liên quan, mặc dù đây có thể là bước đầu, nhân viên xã hội lên kế hoạch trị liệu

Bước 4: Kế hoạch trị liệu

Kế hoạch trị liệu là việc nhân viên xã hội xác lập tính chất của sự giúp đỡ cần cho thân chủ, loại can thiệp mà nhân viên xã hội cho là tốt nhất với NCT Bước này bao gồm xác định mục đích trị liệu, các mục tiêu cụ thể cần thực hiện để đạt mục đích Trong khả năng có thể được, công việc này phải do cả hai nhân viên xã hội và thân chủ cùng làm, bởi vì chính thân chủ là người phải tạo ra một sự thay đổi với sự

Trang 40

trước tiên là ý muốn của thân chủ, sau đó bởi cái gì nhân viên xã hội cho là cần thiết

và có thể được, và cuối cùng là một số yếu tố bên ngoài như sự sẵn có của dịch vụ hay tài nguyên

Từ góc độ của nhân viên xã hội, 3 nhân tố ảnh hưởng việc lựa chọn liệu pháp: Tính chất của vấn đề, những tài nguyên cần thiết và có được, động cơ và khả năng của thân chủ Các nhân tố khác ảnh hưởng mục đích và mục tiêu là các giá trị của thân chủ, cách NCT đánh giá vấn đề và tác động của nó Các mục tiêu đặc biệt nhằm vào các nguyên nhân hay nhân tố đã tạo ra tình huống có vấn đề

Bước 5: Trị liệu

Trị liệu là tổng hợp các hoạt động và dịch vụ nhằm vào việc giúp một cá nhân có vấn đề Trị liệu là giải quyết hay giảm nhẹ vấn đề trước mắt đã được trình bày cho nhân viên xã hội và điều chỉnh các khó khăn phức tạp với sự nhận thức và tham gia của thân chủ Có khi mục tiêu chỉ là giữ cho tình trạng ít xấu hơn, củng cố nguyên trạng, giữ mức độ hoạt động của cá nhân nhờ sự giúp đỡ của nhân viên xã hội về mặc thực tế và tâm lý xã hội

Bước 6: Lượng giá

Lượng giá là xét xem sự can thiệp của nhân viên xã hội hay liệu pháp có đem lại kết quả mong muốn không Thỉnh thoảng có thể lượng giá trong quá trình trị liệu

để giúp thân chủ tự nhìn lại và xem liệu pháp có giúp đỡ gì NCT không Kết quả tìm hiểu có thể đưa tới những điều chỉnh cần thiết Lượng giá giúp nhân viên xã hội xem các mục đích mục tiêu có đạt được không và nếu cần, có thể thay đổi cách trị liệu Chỉ có thể làm một cuộc lượng giá tốt khi mục đích và các mục tiêu cụ thể được xác định một cách rõ ràng, đo lường dc và có đầy đủ dữ kiện cần thiết Ngoài

ra nhân viên xã hội, thân chủ, các nhân viên trợ giúp khác như nhóm vật lý trị liệu phải tham gia khi cần

Bước 7:Tiếp tục hay chấm dứt

Có thể tiếp tục việc trị liệu khi các cuộc lượng giá định kỳ cho thấy một vài tiến bộ và thay đổi Nếu trường hợp tiến chậm chạp hay dẫm chân tại chỗ thì có thể cần thay đổi phương pháp hay khảo hướng hoặc có thêm kiến thức và thông tin mới, hoặc nhân viên xã hội có khám phá mới

Ngày đăng: 13/10/2016, 10:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Các cơ quan Liên Hợp Quốc (2011), Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức, NXB Quỹ Dân số Liên hợp quốc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức
Tác giả: Các cơ quan Liên Hợp Quốc
Nhà XB: NXB Quỹ Dân số Liên hợp quốc
Năm: 2011
2. Chính phủ, Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg, ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 – 2020
3. Bùi Thế Cường (1992), Hệ thống an sinh xã hội đối với người có tuổi, Tạp chí Xã hội học, (số 2), tr.5-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống an sinh xã hội đối với người có tuổi
Tác giả: Bùi Thế Cường
Năm: 1992
4. Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương, Khương Anh Tuấn, Nguyễn thị Thắng và cộng sự (2006),Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Việt Nam, Nghiên cứu khoa học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Việt Nam
Tác giả: Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương, Khương Anh Tuấn, Nguyễn thị Thắng và cộng sự
Năm: 2006
5. Đào Văn Dũng (Chủ biên), Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhâ
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
6. Nguyễn Hữu Dương (1999), Cơ sở lý luận và thực tiễn việc xây dựng chính sách xã hội với người già, Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận và thực tiễn việc xây dựng chính sách xã hội với người già
Tác giả: Nguyễn Hữu Dương
Năm: 1999
7. Đàm Hữu Đắc (2010), Chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ xã hội: Chăm sóc người cao tuổi trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ xã hội: "Chăm sóc người cao tuổi trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập
Tác giả: Đàm Hữu Đắc
Nhà XB: Nxb Lao động - Xã hội
Năm: 2010
8. Mai Tuyết Hạnh (2012), Một vài nét về an sinh xã hội của người cao tuổi Việt Nam, Hội thảo quốc tế chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về công tác xã hội và an sinh xã hội, tr. 258 - 270 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài nét về an sinh xã hội của người cao tuổi Việt Nam, Hội thảo quốc tế chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về công tác xã hội và an sinh xã hội
Tác giả: Mai Tuyết Hạnh
Năm: 2012
12. Nguyễn Thị Kim Hoa (2012), Giáo trình công tác xã hội trợ giúp người cao tuổi, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình công tác xã hội trợ giúp người cao tuổi
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Hoa
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2012
13.Phạm Vũ Hoàng (2013), Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Vũ Hoàng
Năm: 2013
14. Hoàng Thị Thu Hương, Phát triển dịch vụ y tế thành phố Đà Nẵng, Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển dịch vụ y tế thành phố Đà Nẵng
15. Lê Thị Mai Hương (2015), Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Tác giả: Lê Thị Mai Hương
Năm: 2015
16. Hoàng Trung Kiên (2014), Nghiên Cứu Nhu Cầu, Đáp Ứng Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Và Thử Nghiệm Mô Hình Can Thiệp, Luận án tiến sĩ, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên Cứu Nhu Cầu, Đáp Ứng Dịch Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Và Thử Nghiệm Mô Hình Can Thiệp
Tác giả: Hoàng Trung Kiên
Năm: 2014
17. Lê Văn Khảm (2014), Khía cạnh văn hóa trong cách thức chăm lo sức khỏe của người cao tuổi (Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội), Tạp chí Nghiên cứu Con người, (số 6), tr.40-48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khía cạnh văn hóa trong cách thức chăm lo sức khỏe của người cao tuổi (Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội)
Tác giả: Lê Văn Khảm
Năm: 2014
18. Đặng Vũ Cảnh Linh (2009), Giáo trình người cao tuổi và các mô hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam, Nxb Dân trí, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình người cao tuổi và các mô hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam
Tác giả: Đặng Vũ Cảnh Linh
Nhà XB: Nxb Dân trí
Năm: 2009
19. Mạc Tuấn Linh (1993), Người già cô đơn và những vấn đề đặt ra trong chính sách xã hội, Tạp chí Xã hội học, (số 1), tr.10-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người già cô đơn và những vấn đề đặt ra trong chính sách xã hội
Tác giả: Mạc Tuấn Linh
Năm: 1993
20. Nguyễn Hồi Loan (2014), Tiếp cận vốn xã hội với công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi nhằm đảm bảo an sinh xã hội, Tham luận khoa học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận vốn xã hội với công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người cao tuổi nhằm đảm bảo an sinh xã hội, Tham luận khoa học
Tác giả: Nguyễn Hồi Loan
Năm: 2014
21. Bùi Thị Xuân Mai (2010), Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nhập môn Công tác xã hội
Tác giả: Bùi Thị Xuân Mai
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2010
22. Phùng Văn Nam (2014), Phát triển dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An
Tác giả: Phùng Văn Nam
Năm: 2014
23. Quốc hội Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Luật Người cao tuổi, số 39/2009/QH12, ngày 23/11/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Người cao tuổi, số 39/2009/QH12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w