Học là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả là dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, thái độ hay hành vi của cá thể đó... Điểm nổi bật của học kết hợp là không
Trang 1LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÂM LÝ
1. Kiều Thị Thúy Ánh 5 Võ Ngọc Kim Sơn
2. Vũ Thị Chinh 6 Trần Lê Tường Vy
3. Hoàng Công Đoàn 7 Nguyễn Thị Vân
4. Nguyễn Đức Nhân
Trang 2CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ DẠY HỌC
Trang 3Học là gì?
1
Trang 5Học là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả
là dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, thái độ hay hành
vi của cá thể đó.
Trang 6Đặc trưng của học
• Thứ nhất: Học là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, tức là có sự tương tác qua lại, tương ứng giữa các kích thích từ bên ngoài với các phản ứng đáp lại của cá thể.
Trang 7• Thứ hai: Hệ quả của tương tác dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức , thái độ hay hành vi của cá thể Cụ thể là, tương tác phải tạo ra ở cá thể một kinh nghiệm mới ( hoặc củng cố nó), mà trước đó không có trong kinh nghiệm của loài.
Trang 8I.2 Các phương thức học của con người
• Học ngẫu nhiên.
Là sự thay đổi nhận thức, hành vi hay
thái độ nhờ lặp lại các hành vi mang tính
ngẫu nhiên, không chủ định
Trang 9 Điểm nổi bật của học kết hợp là không có hoạt động riêng với mục đích, nội
dung và phương pháp đặc thù, các kết quả thu được là các trải nghiệm riêng của
cá nhân nhưng chúng không có tính phổ biến
Trang 10• Học tập
Là việc học có chủ ý, có mục đích định trước, được tiến hành bởi một hoạt động đặc thù – hoạt động học, nhằm thỏa mãn nhu cầu học của cá nhân
Đặc trưng:
Thỏa mãn một nhu cầu nhu cầu nhất định
Được kích thích bởi động cơ học
Được thực hiện bởi một hoạt động chuyên biệt: Hoạt động học với nội dung, phương pháp, phương tiện riêng
Trang 11Học tập không chỉ đem lại cho người học kinh nghiệm cá nhân, mà còn giúp người học lĩnh hội được các tri thức hoa học , đã được loài người thực nghiệm , và khái quát thành những chân lí phổ biến.
Trang 12Nhận thức Thái độ Hành vi
Ngẫu nhiên ; Kết hợp
Chính thức
Không chính thức
Trang 13I.3 Các cơ chế học của con người
Việc học của con người diễn ra theo 3 cơ chế chủ yếu + Tập nhiễm
+ Bắt chước
+ Nhận thức
Trang 14Học theo cơ chế tập nhiễm
• Tập nhiễm là sự ảnh hưởng tự phát trong quá trình tương tác lẫn nhau giữa các cá thể trong nhóm xã hội, dẫn đến hình thành hoặc thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của các cá thể đó
• Có 2 loại tập nhiễm:
+ Tập nhiễm loài, mang tính di truyền, sinh học
+ Tập nhiễm cá thể, được hình thành trong quá trình sống của cá thể đó
Trang 15• Đặc trưng nổi bật của tập nhiễm là sự tác động và tiếp nhận một cách vô thức nhằm hình thành những hành vi.
Thể hiện rõ nhất ở động vật còn non và trẻ em nhỏ.
Mức độ ảnh hưởng của cá thể này đến cá thể khác theo cơ chế tập nhiễm phụ thuộc vào ấn tượng ban đầu, cường độ và độ ổn định của các kích thích.
Trang 16Học theo cơ chế bắt chước
• Bắt chước là cơ chế học, trong đó cá thể lặp lại những ứng xử ( hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ) của cá thể khác, dựa vào những hình ảnh tri giác được
về những ứng xử đó hay biểu tượng đã có về chúng
Trang 18o Thứ ba: Cơ chế bắt chước có nhiều mức độ
+ Bắt chước dựa trên hình ảnh quan sát tức thời của trẻ ấu nhi; + Bắt chước dựa trên hình ảnh tri giác của trẻ em nhỏ;
+ Bắt chước dựa trên hìn ảnh tinh thần;
+ Bắt chước dựa trên biểu tượng đã có;
+ Bắt chước dựa trên các khái niệm
Trang 19o Thứ tư: Bắt chước có thể diễn ra một cách không chủ định hay có chủ định.
Bắt chước có chủ định Bắt chước không chủ định
Là những bắt chước có mục đích, có sự chuẩn bị
trước về nội dung, phương pháp, phương tiện
Dựa trên hình ảnh tinh thần , trên biểu tượng
và trên khái niệm
Là những bắt chước ngẫu nhiên, vô thức, không có mục đích định trước
Dựa trên quan sát tức thời của trẻ ấu nhi hay sự tập nhiễm
Trang 20Học theo cơ chế nhận thức
• Hoạt động nhận thức là quá trính cá nhân thâm nhập, khám phá, tái tạo lại, cấu trúc lại thế giới xung quanh, qua đó hình thành và phát triển chính bản thân mình, mà trước hết là các kiến thức về thế
giới, các kỹ năng và phương pháp hành động cũng như các giá trị sống khác.
Trang 21Nhận thức là hoạt động đặc thù của con người, với những đặc trưng sau:
+ Thứ nhất: Hoạt động nhận thức có mục đích khám phá và tái tạo lại thế giới, qua đó hình thành và phát triển hiểu biết của con người về thế giới và phương pháp vận động của nó nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức của con người
+ Thứ hai: Trong hoạt động nhận thức, con người không trực tiếp tác động vào đối tượng, mà phải gián tiếp thông qua công cụ (phương tiện)
Trang 22+ Thứ ba: Hoạt động nhận thức diễn ra trong mối tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các cá nhân Trong lãnh vực dạy học, đó là mối tương tác giữa người dạy với người học, giữa người học với người học và với các lực lượng khác (sách vở, môi trường xã hội, …) + Thứ tư: Hoạt động nhận thức có nhiều cấp độ, tuỳ thuộc vào sự tham gia của các chức năng nhận thức cảm tính và lý tính.
Trang 23II DẠY VÀ DẠY HỌC
II.1 Khái niệm dạy
Dạy là sự truyền lại của thế hệ trước cho thế hệ sau những kinh nghiệm mà xã hội đã sáng tạo và tích lũy được qua các thế hệ
Trang 24- Dạy và học là hai mặt không thể tách rời của phương thức tồn tại
và phát triển của xã hội và cá nhân Một mặt là sự tiếp nhận và
chuyển hóa những kinh nghiệm đã có của xã hội thành kinh nghiệm của cá nhân, còn mặt kia là sự chuyển giao những kinh nghiệm đó
từ thế hệ trước sang thế hệ sau.
Trang 25II.2 Các phương thức dạy
Trang 26• Đặc trưng của dạy kết hợp là người dạy truyền lại kinh nghiệm cho người học một cách trực tiếp, vừa học lý thuyết và vừa tiến hành thực hành, theo kiểu “cầm tay chỉ việc” thông qua hướng dẫn một hoạt động cụ thể, dạy kết hợp còn được gọi là dạy trao tay.
Trang 27 Dạy theo phương thức nhà trường
Dạy theo phương thức nhà trường là sự truyền thụ những tri thức khoa học, những kỹ năng và phương pháp hành động, thông qua hoạt động chuyên biệt của xã hội : hoạt động dạy ( hay hoạt động dạy học).
Sự khác biệt giữa dạy trao tay và dạy theo phương thức nhà trường ?
Trang 28Dạy trao tay Dạy theo phương thức nhà
Phương thức truyền thụ Kết hợp với hoạt động thực tiễn,
thông qua hoạt động thực tiễn.
Hoạt động dạy
Trang 29II.3 Phân biệt dạy học và giáo dục
Hoạt động giáo dục tổng thể
( nghĩa rộng )
Hoạt động giáo dục ( nghĩa hẹp)
GD đạo đức, GD thẩm mỹ, GD thể chất, GD lao động
Hoạt động dạy học
GD trí tuệ
Trang 30Giáo dục ( theo nghĩa rộng )
Là hoạt động giáo dục tổng thể, hình thành và phát triển nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm phát triển tối đa những tiềm năng ( sức mạnh thể chất và tinh thần) của con người
Trang 31Giáo dục ( nghĩa hẹp )
Là một bộ phận của hoạt động giáo dục tổng thể tổ chức, hướng dẫn, điều khiển người được giáo dục hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, phát triển thể lực, những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội.
Trang 32Dạy học
Là một bộ phận của giáo dục ( nghĩa rông, là hoạt động tương tác, phối hợp thống nhất giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của người học nhằm truyền thụ va lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức và hành động, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức nói riêng và nhân cách nói chung cho người học
Trang 33Company Logo
Cảm ơn Thầy và các bạn đã
quan tâm theo dõi
Click to edit Master title style