ôn tập văn nghị luận

60 657 4
ôn tập văn nghị luận

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công thức làm văn nghị luận Trong thể làm văn nghị luận thì 2 môn Chứng Minh và Giải Thích là nền tảng cho các loại còn lại. Binh luận hay Phân tích thực chất cũng là sự kết hợp pha trộn giữa Chứng Minh và Giải Thích. Khi Phân tích thì phầngiải thích nặng hơn chứng minh, khi Bình luận thì phần chứng minh nặng hơn giải thích. Do đó, nắm rõ phương pháp Chứng Minh và Giải Thích sẽ giúp cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn. Cơ bản của phươngpháp này là các công thức dễ nhớ, dựa vào các công thức này mà ngườiviết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho bài viết. Làm văn ai cũng biết có 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết Luận 1. Mở bài: là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần: Gợi- Đưa - Báo : tức là GỢI ý ra vấn đề cần làm - sau khi gợi thì ĐƯA vấnđề ra - cuối cùng là BÁO - tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì. Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp /6 lối để giải quyết như sau: - Tươngđồng / tương phản : đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liêntưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đềra, cách này thường dùng khi cần CM-GT-BL về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ. - Xuất xứ / đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng - Diễn dịch/ quy nạp: cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi. 2. Thân bài Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sauđâyđể đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó cóthể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bàivăn: Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa 2.1 Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu Gì: Cái gì, là gì Nào: thế nào Sao: tại sao Do: do đâu Nguyên: nguyên nhân Hậu: hậu quả hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên , tìm cách giải đápcâu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì bạn sẽ có một lô một lốc cácý tưởng 2.2 Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa Mặt: các mặt của vấn đề Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài ) Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945 ) Thời: thời gian - nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, ùua mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều ) Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ ) 1 2.3 Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng: Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cáchtriển khai đoạn văn dùng công thức Nào - Sao - Cảm Nào: thế nào Sao: tại sao Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài 3. Kết bài Có công thức Tóm - Rút - Phấn để thực hiện phần này Tóm: tóm tắt vấn đề Rút: rút ra kết luận gì Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG I/ Giới thiệu chung : 1/ Nguyễn Dữ , quê ở Hải Dương , sống vào thế kỉ 16 , thời kì nhà Lê khủng hoảng , các tập đoàn Lê- Trịnh -Nguyễn tranh giành quyền lực . Tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Dữ là " Truyền kì mạn lục ", gồm 20 truyện viết đan xen giữa biền văn và thơ ca . 2/ Chủ đề của truyện " Chuyện người con gái Nam Xương " : thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt , đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ VN dưới chế độ PK. 3/ Tóm tắt truyện : Câu chuyện kể về Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình nết na thuỳ mị. Cô lấy chồng là Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính . Nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ chồng già và nuôi con nhỏ . Để dỗ con, nàng thường chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha nó . Khi Trương Sinh về thì con đã biết nói. Đứa bé ngây thơ nói với Trương sinh rằng cha nó đêm đêm vẫn đến nhà . Trương Sinh sẵn tính ghen, nghi ngờ vợ không chung thuỷ, mắng nhiếc và đuổi đi. Vũ Nương giãi bày không được. Hàng xóm biện bạch cũng không xong. Phẫn uất, Vũ Nương chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn . Nàng được tiên rùa Linh Phi rẽ nước cho xuống sống dưới thuỷ cung . Khi hiểu ra nỗi oan của vợ thì sự đã rồi . Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng . Vũ Nương hiện về nói lời từ biệt rồi biến mất . II/ Đề văn tham khảo : Đề 1 : Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương Dàn bài : 1/ Mở bài : Ca dao có câu " Thân em như hạt mưa sa , hạt vào giếng ngọc hạt ra ruộng lầy " . Câu ca dao trên như tiếng than ai oán cho thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến . Họ là những người có nhiều vẻ đẹp đáng được trân trọng nhưng số phận của họ thì luôn chịu phải những đắng cay oan nghiệt . Với " Chuyện 2 người con gái Nam Xương " , Nguyễn Dữ- một nhà văn nổi tiếng ở thế kỉ 16 đã thể hiện niềm thương cảm sâu sắc cho cuộc đời bất hạnh của những kiếp hồng nhan trong xã hội PK nam quyền . 2/ Thân bài: * Cảm nhận chung : Câu chuyện về số phận bất hạnh của Vũ Thị Thiết vẫn ám ảnh người đọc . Đó là sự xót thương, thông cảm cho cuộc đời người phụ nữ đức hạnh, thuỷ chung mà cuối cùng phải nhận cái chết oan uổng . Truyện được chia làm 3 phần đều tập trung kể về cuộc đời bất hạnh của Vũ Nương + Vẻ đẹp của Vũ Nương + Những nỗi oan của Vũ Nương + Vũ Nương dưới thuỷ cung . a/ Vẻ đẹp của Vũ Nương: Vũ Thị Thiết là người phụ nữ hoàn hảo, nàng có đầy đủ những phẩm chất của người phụ nữ theo tiêu chuẩn của chế độ PK " công , dung, ngôn,hạnh " . Trong từng hoàn cảnh , những phẩm chất ấy được bộ lộ theo từng cấp độ khác nhau: + Mở đầu t/ p : Vũ Nương được giới thiệu là người phụ nữ thuỳ mị nết na , tư dung tốt đẹp + Khi nàng lấy chồng : Biết chồng có tính đa nghi, nàng khéo léo giữ gìn khuôn phép , không để xảy ra thất hoà . Sự khéo léo chuẩn mực của nàng dường như đã hoá giải được Trương Sinh nếu như không có sự xa cách + Khi tiễn chồng đi lính: nàng dặn dò chu đáo, đằm thắm , thiết tha : " thiếp chẳng mong được đeo ấn phong hầu chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình an " thể hiện tình yêu thương, sự lo lắng của nàng đối với chồng, tình yêu ấy vượt lên trên mong ước vinh hoa phú quí, tâm tư quen thuộc của phụ nữ phong kiến . + Khi xa chồng : nàng ở nhà một mình nuôi mẹ già con dại , hết lòng hiếu nghĩa ân tình với mẹ chồng và một mực thuỷ chung son sắt với chồng: " Mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn , mây che kín núi là nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được " thể hiện nỗi nhớ khôn nguôi của người vợ trẻ . Mẹ già vì quá nhớ thương con trai mà sinh ốm . Vũ Nương hết lòng chăm sóc, thuốc thang chu đáo , lựa lời ngon ngọt khuyên lơn . Mẹ chồng hết sức cảm động " xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con chẳng phụ mẹ ". Mẹ chồng qua đời , nàng vô cùng thương xót " việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ ". Thương con, sợ con thiếu thốn tình cảm của cha, nàng đã chỉ cái bóng mình trên tường và bảo đó là cha nó . Vũ Nương là người trọn nghĩa vẹn tình , nhưng bà mẹ chỉ có thể tin vào niềm tin mộc mạc của triết lí" ở hiền gặp lành . Nhưng triết lí ấy đã không thành hiện thực khiến nỗi oan của Vũ Nương lại càng thêm chua xót . * Khái quát lại phần I và chuyển ý : Tác giả tập trung làm nổi bật những phẩm chất quí báu của Vũ Nương . Nàng không chỉ thuỳ mị Nàng xứng đáng được hưởng một hạnh phúc trọn vẹn . Nhưng nàng lại chịu những đắng cay , oan trái , càng cay đắng và chua xót hơn khi những nỗi oan ấy lại do chính những người thân yêu nhất của nàng gây ra . b/ Nỗi oan của Vũ Nương : Trương Sinh trở về bình an như ước nguyện của nàng , nhưng giấc mộng xum họp cùng thú vui nghi gia nghi thất lại từ đây mà tan vỡ . 3 + Trương Sinh nghi ngờ vợ : Đứa con không nhận cha " Ô hay, ông cũng là cha tôi ư , ông lại biết nói , chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít". Trương Sinh gặng hỏi, Đản thông tin thêm " Có một người đàn ông đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả ". Lời nói ngây thơ vô tình của con trẻ đã làm nảy sinh mối nghi ngờ trong lòng con người vốn qua đa nghi, Trương Sinh đinh ninh vợ hư hỏng . + Vũ Nương chết oan khuất : Nàng van xin,giãi bày không được , hàng xóm biện bạch cũng không xong . Nàng bị chồng cho là thất tiết " la um cho hả giận " rồi " mắng nhiếc nàng và đánh đuổi đi ".Vũ Nương mất tất cả " chồng con rẫy bỏ tiếng chịu nhuốc nhơ " . Nàng phải chọn cái chết để giãi tỏ lòng trong sạch + Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương : Trực tiếp : Lời nói ngây thơ vô tình của bé Đản, sự đa nghi thái quá của Trương Sinh Gián tiếp : Chiến tranh phong kiến liên miên dẫn đến sự xa cách Sâu xa : Chế độ PK nam quyền với nhiều hủ tục khắt khe trói buộc người phụ nữ , dung túng cho sự hồ đồ, tàn nhẫn của người đàn ông + Liên hệ mở rộng : Phụ nữ không được tự quyết định số phận của mình , luôn chịu sự lệ thuộc vào đàn ông ( Dẫn chứng bài Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương ), hoặc phải chịu sự oan khuất ( cái chết của Vũ Nương ) . Khi Trương Sinh tỉnh ngộ thì đã muộn màng . c/Vũ Nương dưới thuỷ cung : * Nhận xét chuyển ý: Trong hoàn cảnh xã hội PK đang cơn khủng hoảng, thì cái chết của Vũ Nương là không tránh khỏi. Nhưng Nguyễn Dữ đã không đang tâm với kết thúc đau xót ấy . Chuyện cổ tích Vợ chàng Trương dừng lại ở chỗ bé Đản chỉ cái bóng và Trương Sinh nhận ra sai lầm nhưng việc đã rồi . Còn Nguyễn Dữ thêm phần sau với những chi tiết kì ảo ( tóm tắt ngắn gọn đoạn 3). + Ý nghĩa của những chi tiết kì ảo : Khác với môtíp của truyện cổ tích, yếu tố kì ảo không đan xen vào cốt truyện mà được tách riêng thành một phần nhằm : Giảm đi tính bi kịch của truyện và tạo kết thúc có hậu hơn : Vũ Nương được lập đàn giải oan Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương : ở thuỷ cung Vũ Nương vẫn canh cánh nỗi nhớ nhà, một lòng một dạ hướng về quê hương , khao khát được giải tiếng oan Điểm thành công nhất của t/p là ở chi tiết kì ảo cuối, mang tính tố cáo hiện thực sâu sắc tuy nó không làm thay đổi được hiện thực : Trương Sinh lập đàn giải oan 3 ngày 3 đêm nhưng vẫn không chuộc được lỗi lầm của mình. Vũ Nương không trở về vì cái xã hội đầy dẫy nhưng bất công không dung chứa nổi cái đẹp , cái trong trắng của người phụ nữ d/ Đặc sắc nghệ thuật : Khéo léo trong cách dẫn dắt tình tiết , diễn biến câu chuyện , xây dựng câu chuỵên giàu kịch tính , chân thực, sống động , lời trần thuật khách quan, tự nhiên, hợp lí , sáng tạo đặc sắc. 3/ Kết bài : Qua câu chuyện thương tâm về , Nguyễn Dữ bộc lộ niềm thương cảm và khẳng định niềm tin tưởng vào vẻ đẹp truyền thống quí báu của họ . Câu chuyện sẽ 4 mãi sống với thời gian cùng với những giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả . HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ I/ Tìm hiểu chung : Ngô gia văn phái thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng tả Thanh Oai ( huyện Thanh Oai- Hà Nội ) . hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du . Tác phẩm được viết theo thể chí ( tiểu thuyết lịch sử chương hồi ) ,thời Tây Sơn khởi nghĩa , đánh tan quân Thanh xâm lược . Văn bản thuộc hồi 14 II/ Đề văn tham khảo :Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung 1/ Mở bài : Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả rất trung thành với vua Lê . Nếu xét theo quan điểm PK thì vua Quang Trung là kẻ " nghịch tặc " . Thế nhưng trong " Hoàng Lê nhất thống chí " thì hình ảnh Quang Trung- Nguyễn Huệ lại hiện lên thật oai phong lẫm liệt với tài cầm quân " bách chiến bách thắng " và nhiều phẩm chất tốt đẹp khác. Điều đó một phần bởi triều đình nhà Lê đã quá suy yếu, mục nát , mặt khác có thể chính tài năng và đức độ của vua Quang Trung đã làm thay đổi quan điểm của nhóm tác giả này , và hình ảnh Quang Trung cùng chiến công hiển hách của ông được Ngô gia văn phái thể hiện trong tác phẩm một cách chân thực và rõ nét . 2/ Thân bài : - Đoạn trích thuộc hồi 14 của tác phẩm . Phần đầu đoạn trích cho thấy vua Quang Trung là người mạnh mẽ, quyết đoán nhưng không hề độc đoán, chuyên quyền . ( Lắng nghe ý kiến thuộc hạ, lên ngôi vua để giữ lòng người rồi mới xuất quân ra Bắc , hỏi người Cống sĩ ở Nghệ An về việc đánh quân Thanh ntn , chứng tỏ ông rất quan tâm đến ý dân, lòng dân .) - Cách ăn nói của vua Quang Trung cũng hết sức thuyết phục: vừa khéo léo, mềm mỏng lại vừa kiên quyết, hợp tình, hợp lí ( nói với binh sĩ ông cho họ ngồi, lời nói giản dị, dễ hiểu, lấy lịch sử để nêu gương ,tuyên bố sẽ trừng phạt những kẻ ăn ở hai lòng) - Cách ứng xử với các tướng lĩnh mềm mỏng mà kiên quyết : Khi đến Tam Điệp , Sở và Lân mang gươm tren lưng xin chịu tội , ông thẳng thắn chỉ ra tội của họ nhưng cũng nói rõ họ là người có công lớn trong việc bảo toàn lực lượng , đợi thời cơ . - Lời nói, việc làm của vua Quang Trung hợp tình, hợp lí và hợp lòng người : mềm dẻo, kiên quyết, xét đúng công, đúng tội , đặt lợi ích của quốc gia và của dân chúng lên trên hết , khiến binh sĩ cảm phục, hết lòng chống giặc. - Tài dụng binh như thần : Việc tuyển quân, cuộc hành quân tấn công thần tốc của vua Quang Trung, lời hứa trước lúc xuất quân chứng tỏ tầm nhìn xa trông rộng, tài thao lược, xử trí nhạy bén, mưu trí ( đảm bảo bí mật hành quân, nghi binh tấn cônglàng Hà Hồi , dùng ván phủ rơm ướt để tấn công đồn Ngọc Hồi ) . tài dùng binh khôn khéo đó khiến quân Thanh hoàn toàn bị bất ngờ, dẫn tới sự thất bại thảm hại của chúng " Tôn Sĩ Nghị sợ mất mất, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, chuồn trước qua cầu phao " , đám tàn quân thì " giẫm đạp lên nhau mà chạy trốn " 5 3/ Kết bài : Cuộc đại phá quân Thanh quả là một mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc của dân tộc ta . Người làm nên kì tích ấy chính là người anh hùng áo vải Quang Trung -Nguyễn Huệ . Tác giả thật hả hê sung sướng khi truyền đến cho người đọc những giây phút lịch sử oai hùng đó . Và hình ảnh lẫm liệt của vua Quang Trung mãi mãi là một bậc thầy về nghệ thuật quân sự với tài thao lược cùng tấm lòng hết mình vì dân vì nước TRUYÊN KIỀU I/ Tìm hiểu chung : Nguyễn Du( tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên), quê ở làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) sống trong một thời đại có nhiều biến cố lịch sử : cuối thế kỉ 18, đầu thế kỉ 19 , chế độ PK khủng hoảng trầm trọng với sự tranh giành của các tập đoàn PK Lê- Trịnh- Nguyễn , phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra khắp nơi, đỉnh cao là khởi Tây Sơn .Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đai quí tộc, nhiều đời làm quan , có truyền thống về văn học . Nguyễn Du từng làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung quốc, vốn kiến thức sâu rộng ,am hiểu cuộc sống của nhân dân.Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm . Đoạn trường tân thanh ( Truyện Kiều ) là tác phẩm chữ Nôm xuất sắc nhất của Nguyễn Du , mượn cốt truyện từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Tác phẩm được viết lại bằng chữ Nôm, gồm 3254 câu lục bát truyền thống . II/ Tóm tắt Truyện Kiều: Theo bố cục 3 phần - Gặp gỡ và đính ước : Thuý Kiều là con gái đầu lòng của một gia đình họ Vương trung lưu lương thiện , sống êm đềm hạnh phúc cùng cha mẹ và hai em là Thuý Vân và Vương Quan . Kiều là cô gái tài sắc vẹn toàn . Nhân dịp Tết thanh minh, Kiều và Vân đi tảo mộ ,du xuân . Lúc về gặp Kim Trọng , chàng thư sinh " phong tư tài mạo tót vời". Giữa Kim Trọng và Thuý Kiều nảy nở mối tình đầu trong sáng , đằm thắm . Kim Trọng tìm đến trọ học ở gần nhà Kiều . Hai người gặp nhau và tự nguyện đính ước . - Gia biến và lưu lạc: Kim Trọng về quê chịu tang chú .Gia đình Kiều bị vu oan, cha và em trai nàng bị bắt . Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng rồi quyết định bán mình để cứu cha và em .Không ngờ, Kiều bị bọn Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà lừa gạt , đẩy vào lầu xanh. nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, cứu thoát. Nhưng nàng lại bị Hoạn Thư, vợ cả của Thúc Sinh ghen tuông,đầy đoạ đành phải trốn đến nương nhờ cửa Phật . Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà- một kẻ buôn người như Tú Bà. Kiều rơi vào lầu xanh lần thứ 2. Rồi nàng gặp Từ Hải - một anh hùng đầu đội trời chân đạp đất cứu thoát , lấy nàng làm vợ và giúp nàng báo ân báo oán .Vì mắc lừa tên tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến nên Từ Hải bị giết. thuý Kiều phải hầu đàn, hầu rượu cho Hồ tôn Hiến và bị ép gả cho tên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, nàng trẫm mình xuống sông Tiền Đường nhưng sư Giác Duyên lại cứu lần thứ hai và gửi nàng nơi cửa Phật . - Đoàn tụ: Kim Trọng trở lại tìm Kiều . Nghe tin Kiều bán mình, chàng vô cùng đau xót .Tuy kết duyên với vân nhưng chàng không thể nào quên mối tình đầu say đắm. 6 Chàng lặn lội đi tìm Kiều .Nhờ gặp Giác Duyên , Kim - Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ sau 15 năm Kiều lưu lạc. Chiều ý mọi người, Kim- Kiều nối lại duyên xưa nhưng họ cùng nguyện ước" Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy " . III/ Giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều : 1/ Giá trị nội dung : Hiện thực và nhân đạo - Hiện thực: Là bức tranh hiện thực về xã hội bất công, tàn bạo , đặc biệt là ma lực đồng tiền Phơi bày nỗi thống khổ của người lương thiện đặc biệt là người phụ nữ - Nhân đạo: Là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người nhất là người PN Tiếng nói lên án , tố cáo những thế lực xấu xa Tiếng nói khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người như quyền sống, quyền tự do, công lí và hạnh phúc 2/ Giá trị nghệ thuật : Kiệt tác truyện Kiều là kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại - Ngôn ngữ VHDT và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ - Nghệ thuật tự sự đã có những phát triển vượt bậc : Dẫn chuyện , miêu tả thiên nhiên, khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật Kiều ở lầu Ngưng Bích Kiệt tác truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du không chỉ thành công về nghệ thuật tự sự với cốt truyện đặc sắc, tình tiết hấp dẫn gây xúc động lòng người . Bút pháp tả cảnh của t ác gỉa thể hiện trong truyện cũng khiến người đọc vô cùng nể phục . Một trong những điều đáng kính nể ấy là bút pháp tả cảnh ngụ tình mà đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích được cho là một bức tranh tâm cảnh tuyệt vời nhất . Đọan trích gồm 22 câu tả cảnh nơi lầu Ngưng Bích và tâm trạng cô đơn, buồn khổ, nhớ nhà, nhớ người yêu của Kiều Sau khi nhận Kiều từ tay Mã giám sinh, Tú Bà buộc nàng tiếp khách nhưng Kiều không chịu. Mụ đã đánh đập thúc ép nên nàng đã đ ịnh quyên sinh để mong thóat khỏi cảnh ô nhục nhưng không được. Tú Bà đành giam lỏng nàng trong lầu Ngưng Bích nói là để tìm nơi xứng đáng gả chồng cho nàng nhưng kì thật là đợi để thực hiện mưu ma chước quỷ băt nàng phải làm gái lầu xanh kiếm lợi cho mụ. Sáu câu đầu là bức tranh thiên nhiên tại lầu Ngưng Bích . Gợi tả hòan cảnh cô đơn của Kiều. Trước hết là hình ảnh bị giam lỏng : “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân”. Khóa xuân là khóa kín tuổi xuân, ý nói là bị cấm cung. Hai chữ cấm cung cho thấy Kiều bị giam trong lầu Ngưng Bích như co gái bị cấm cung . Nàng trơ trọi giữa một khung cảnh thiên nhiên vắng lặng, heo hút , không một bóng người : “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung, Bốn bề bát ngát xa trông, cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”.Câu thơ "Bốn bề bát ngát xa trông” như mở ra trước mắt Kiều một không gian rợn ngợp. Từ lầu cao nhìn ra là những dãy núi bát ngát điệp trùng xa mờ và mảnh trăng gần gũi như sắp chạm đầu. Trước mắt nàng là cảnh vật bốn bề xa trông bát ngát, bên thì từng đụn cát vàng nhấp nhô như sóng lượn , bên thì những đám bụi hồng trải khắp dặm xa. Cảnh thiên nhiên mênh mông hoang vắng đó càng làm nổi bật 7 hơn nỗi niềm cô đơn, buồn tủi của Kiều khiến nàng thêm bẽ bàng chua xót : “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya. Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” Cụm từ “mây sớm đèn khuya” là chỉ thời gian khép kín. Khuya và sớm, đêm và ngày, Kiều lẻ loi trơ trọi chỉ biết làm bạn với mây và đèn . Có thể nói đây là lúc nàng cô đơn tuyệt đối.Trong xúc cảm, trước hết, nàng nhớ đến Kim Trọng. Nàng hình dung ra người yêu đang sầu tư ngóng đợi. Có lẽ hơn lúc nào hết, trong lúc này, Kiều thương Kim Trọng vô hạn. Trong tình thương ấy có một chút ân hận , nàng cảm thấy như mình có lỗi với chàng. Để chàng phải ngày đêm trông ngóng, đau khổ, mòn mõi “rày trông mai chờ”, Kiều xót xa, ân hận như một kẻ phụ tình. “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng. Tin sương luống những rày trông mai chờ”.Càng thương nhớ người yêu , càng tiếc nuối mối tình đầu không trọn vẹn, Kiều càng thấm thía tình cảnh bơ vơ nơi đất khách quê người của mình và càng hiểu tấm lòng sắt son của mình đối với chàng Kim sẽ không bao giờ phai nhạt. “Bên trời góc bể bơ vơ. Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”. Với người yêu, nàng nhớ thương nuối tiếc . Còn với cha mẹ, Kiều xót xa thương nhớ khôn cùng “Xót người tựa cửa hôm mai . Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ ? Sân Lai cách mấy nắng mưa. Có khi gốc tử đã vừa người ôm” Nỗi nhớ thương ấy của Kiều mới cảm động làm sao . Kiều quả là một người con hiếu kính cha mẹ . Tuy đã bán mình cứu cha và em khỏi cảnh ngục tù nhưng Kiều vẫn thấy mình chưa trọn đạo làm con . Nàng hình dung ra bóng song thân già yếu đang ngày đêm “tựa cửa” ngóng trông mình và xót xa tự nghĩ ai sẽ là người thay mình chăm sóc cha mẹ. Chỉ với bốn câu thơ độc thọai nội tâm, tác giả đã thể hiện một cách sinh động và đầy xúc cảm tấm lòng hiếu thảo của Kiều.Trong đọan thơ này , tài năng của thi hào Nguyễn du còn thể hiện ở chỗ đã đặt tình trước hiếu khi viết về tâm trạng Kiều. Để nàng nhớ người yêu trước rồi mới nhớ đến cha mẹ. Điều này thật chuẩn xác và khách quan vì đối vơi cha mẹ Kiều đã tự bán mình, như vậy cũng đã đền đáp được một phần chữ hiếu, công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Còn đối với Kim Trọng, Kiều đã thấy mình lỗi hẹn như một người bạc tình: “Kim lang ơi, hỡi Kim lang. Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây” Cái tinh tế trong tâm lý nhân vật mà Nguyễn Du nhận ra đã thể hiện một cách cực kỳ chính xác. Tám câu cuối là tâm trạng buồn lo của Kiều về dự cảm về kiếp người " tài hoa bạc mệnh" sẽ ập đến với cuộc đời nàng . Đến đây, người đọc càng thán phục Nguyễn Du bởi bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo, một trong thành công về nghệ thuật của Truyện Kiều . “Buồn trông cửa bể chiều hôm. Thuyền ai thấp thóang cánh buồm xa xa.Buồn trông ngọn nước mới sa. Hoa trôi man mác biết là về đâu. Buồn trông nội cỏ dàu dàu. Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”. “Buồn” và “trông”. Buồn và cô đơn. Cảnh vật dưới con mắt của Kiều lúc này dường như cũng có hồn, như cũng buồn lây theo tâm trạng của mình Ta chợt nhớ đến một câu thơ khác mà Nguyễn Du đã từng viết trong truyện Kiều : Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Cụm từ “buồn trông” như một điệp khúc vừa tạo ra nhạc điệu du dương vừa thể hiện nỗi buồn lớp lớp trào dâng trong lòng Kiều. Có những nét tả thực với “cửa bể, cánh 8 buồm, chân mây, tiếng sóng…” nhưng đều chứa đựng nhiều nghĩa ẩn dụ , gợi mở những liên tuởng phản ảnh nỗi lòng Kiều . Đặc biệt trong hai câu cuối đoạn, nàng cảm thấy số phận cô đơn mong manh trong hiện tại và hãi hùng trước tương lai như bão táp đang chực chờ, đe dọa tấm thân mình : “Buồn trông gió cuốm mặt duyềnh .Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” . Ngồi trước lầu Ngưng Bích , vậy mà nàng tưởng như mình đang ở giữa biển khơi, bốn bề ầm ầm sóng vỗ , sóng dữ gào thét, cuồng nộ, tiếng dội bên tai dâng tràn dội cả vào tâm hồn , dông tố vây bủa nàng như dự báo những sóng gió cuộc đời sẽ bất ngờ ập đến vùi dập tấm thân nàng . Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đọan tả cảnh ngụ tình hay nhất trong Truyện Kiều. Hay vì đoạn thơ này không những thể hiện tài năng của Nguyễn Du trong cách miêu tả nội tâm nhân vật , mà đọc đoạn thơ , ta còn cảm nhận được những phẩm chất vô cùng quí giá của Kiều : Đó là tấm lòng hiếu thảo, thuỷ chung son sắt . Không những thế , đoạn thơ còn chứng tỏ cảm hứng nhân đạo sâu sắc trong cây bút Nguyễn Du , đó là sự trân trọng và quan tâm đến số phận của con người , đặc biệt là người phụ nữ .Kiều ở lầu Ngưng Bích quả là một bức tranh tâm cảnh đặc sắc làm lay động lòng người . Mã Giám Sinh mua Kiều " Trong tay có sẵn đồng tiền Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì " ( Nguy ễn Du- Truy ện Ki ều ) Quả là trong truyện Kiều , ma lực đồng tiền thật vô cùng ghê gớm . Vì tiền , con người có thể đánh mất lương tri. Cũng vì tiền , con người có thể bất chấp mọi thủ đoạn, sẵn sàng chà đạp lên tâm hồn và thể xác của những người lương thiện . Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều đã vạch trần bộ mặt của những kẻ hám tiền , bất lương , xảo trá đó , đồng thời thể hiện nỗi xót xa thương cảm trước tình cảnh đáng thương tội nghiệp , nỗi ê chề, nhục nhã trong tai họa bất hạnh đầu tiên của cuộc đời Kiều.: Sau khi gặp gỡ, đính ước cùng Kim Trọng thì thình lình gia đình Kiều gặp tai họa. Cha và em bị bắt bớ, hành hạ. Không đành lòng để gia đình tan nát, nàng đã tự nguyện bán mình để lấy tiền lo lót cho bọn tham quan để chuộc cha và em ra khỏi vòng lao lý. Chẳng may, kẻ đến mua nàng lại là Mã giám sinh, một tên buôn người . Xuất hiện trong vai một chàng sinh viên đi lấy vợ lẽ, Mã giám sinh đến nhà Kiều đển dạm hỏi Kiều qua lễ “vấn danh”. Hắn là người phương xa, cả quê quán, lí lịch đều không rõ ràng. Tuy tuổi đã ngoài bốn mươi nhưng hình thức diện mạo vẫn như trai lơ, bảnh chọe (Quá niên tạc ngoại tứ tuần. Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao). Hỗ trợ cho gã "trai lơ" ấy còn có cả một đám tôi tớ lao xao nhâng nháo đi theo. Tất cả đều được mời vào nhà một cách trang trọng . Thế nhưng ngay từ phút đầu tiên, Mã đã không giấu được bộ mặt thật của mình. Đặc biệt với cử chỉ thô lỗ, không văn hoá “Ghế trên ngồi tót sổ sàng”. Chỉ với từ “ngồi tót, tác giả đã vạch mặt gã cho mọi người thấy rõ đó không phải là “giám sinh” gì cả mà chỉ là một tên vô học, thiếu lịch sự, thiếu văn hoá, một tên con buôn đúng nghĩa “buôn thịt bán người” . Tiếp đến là cách Mã nhìn, ngắm Kiều. Không phải là cách thức, tâm trạng của người 9 đi “xem mặt vợ” mà là cách nhìn, xem xét và đánh giá một một mòn hàng “đặc biệt”. Hắn đã “đắn đo cân sắc cân tài. Ép cung đàn nguyệt, thử bài quạt thơ”. Hắn đã nhấc lên, đặt xuống, xoay sở đủ điều với Thuý Kiều, coi nàng như một " món hàng " thật sự. Khi đã tạm hài lòng với “món hàng”, Mã lại che đậy bản chất của mình bằng những lời khách sáo, mỹ miều, giả dối:“Rằng mua ngọc đến Lam Kiều. Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường”Nói là nói vậy chứ không phải như vậy. Bởi ngay sau đó gã lại bộc lộ tính “con buôn” của mình bằng cách thức “mua bán”, thách giá – trả giá như ngoài chợ trước “món hàng”: “Cò kè bớt một thêm hai. Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”. Trong khi người ra giá (mụ mối) “ thách” đến “ Chữ trinh đáng giá ngàn vàng” (!!)Lúc này Mã giám sinh đã hiện nguyên hình là một “con buôn thứ thiệt”, ghê tởm và đê tiện.Trong đoạn này, nếu hình ảnh Mã giám sinh càng xấu xa, đê tiện bao nhiêu thì hình ảnh Kiều càng tội nghiệp bấy nhiêu. Là một tiểu thư đài các “phong lưu rất mực hồng quần”. Kiều đang sống yên vui trong cảnh “Êm đềm trướng rũ màn che” , lại đang say men hạnh phúc với mối tình đầu vừa chớm nở, trong sạch nhưng cũng nồng ấm và mãnh liệt thì tai hoạ bất ngờ đổ xuống biến nàng thành món hàng cho bọn “buôn người” trao tay “cò kè bớt một thêm hai” mua bàn, bán mua. Vốn là một người con gái thông minh và nhạy cảm, kiều cảm nhận rất sâu sắc tình cảnh của mình trong lúc này là đáng hổ thẹn , nhục nhã tột cùng. “Nỗi mình thêm tức nỗi nhà. Thềm hoa một bước lệ sa mấy hàng. Ngại ngùng rợn gió e sương. Nhìn hoa thẹn bóng, soi guơng mặt dầy”. Trong màn kịch “lễ vấn danh” , dưới tay đạo diễn của mụ mối. Kiều đã nhất cử nhất động làm theo : đánh đàn, làm thơ như những việc làm máy móc, vô cảm , trơ lì chịu đựng, đành chấp nhận tất cả, miễn sao đạt được mục đích là “có tiền” để chuộc cha và em ra khỏi vòng lao lý, để gia đình không tan nát. Với dáng vẻ “Nét buồn như cúc, điệu gầy như mai”.Hình ảnh của Kiều thật đáng thương, tội nghiệp. Tuy nín lặng nhưng cô gái này đã không sao giấu được nỗi niềm cay đắng , xót xa và tủi nhục. Đoạn trích này ta càng thấy rõ tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua thái độ đau đớn, xót xa trước thực trạng thân phận và nhân phẩm con người, cụ thể ở đây là Kiều, bị chà đạp, bị hạ thấp. Ngòi bút bất bình của tác giả phẩn nộ trong từng câu, từng chữ khi phải nói đến tên “buôn nguời” Mã giám sinh. Cũng có thể nói đây là một lời tố cáo thực trạng xã hội xấu xa, lời lên án thế lực đồng tiền thật mạnh mẽ Cảnh ngày xuân Thiên nhiên vốn là một đề tài quen thuộc trong thơ cố. Với thiên tài Nguyễn Du, đề tài ấy càng được ông thể hiện một cách đặc sắc . Trong truyện Kiều, thiên nhiên bốn mùa đều được ông miêu tả với những đặc trưng rõ nét . Cảnh mùa xuân cũng là một trong những bức tranh thiên nhiên như thế . Cảnh ngày xuân nằm ở phần đầu của truyện. Đây là đoạn tiếp liền theo đoạn tả vẻ đẹp hai chị em Kiều. Đoạn này tả cảnh chị em Kiều du xuân trong tiết Thanh minh. Đó cũng là một nét đẹp lễ hội ngày xuân Bốn câu thơ đầu gợi lên khung cảnh mùa xuân . Một bức tranh xuân tuyệt tác: “Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh rợn chân trời. Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. ” Ngày xuân qua đi nhanh như chiếc thoi dệt vải trong khung cửi .Câu thơ này vừa diễn tả không khí rộn ràng, tươi sáng của cảnh vật trong mùa xuân đồng thời thể hiện tâm 10 [...]... xe không kính vào thơ Với hai câu mở đầu tác giả đã giải thích nguyên nhân về việc xe không có kính " Không có kính không phải ví xe không có kính/ Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi" Hai câu thơ này có vẻ giống như văn xuôi vì từ cách đặt câu cho đến số lượng từ ngữ đều không vần Hai câu này được viết với một giọng thản nhiên Câu thơ thứ nhất có tới ba từ không:" Không có kính không phải vì xe không... rẻ rúng, hắt hủi” Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân - Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp Ông luôn hoảng hốt giật... giá trị nhân văn sâu sắc Truyện xoay quanh tình huống gặp mặt của bé Thu và ông Sáu.Khi ông Sáu đi kháng chiên chống Pháp,lúc đó bé Thu chưa đầy một tuổi.Khi ông có dịp thăm nhà thì con gái đã lên 8 tuổi.Song bé Thu lại không chịu nhận cha vì vết thẹo trên má làm ông Sáu không giống như bức ảnh chụp chung với má.Trong ba ngày ở nhà, ông Sáu dùng mọi cách để gần gũi nhưng con bé vẫn không chịu gọi một... đã bình luận đây là vết xước đáng yêu chứ không phải là thủng, là không có Có thể nói rằng hình ảnh chiếc xe không kinh, không đèn, không mui không phải là hiếm trong chiến tranh nhưng không phải nhà thơ nào cũng nhận ra được và biến nó thành hình ảnh thơ độc đáo.So với những câu thơ viết về những chiếc xe thì số lượng những câu thơ viết về người lính nhiều hơn nhưng hình ảnh những chiếc xe không kính... tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm” c Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc - Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi - Về... lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện tinh thần kháng chiến của người nông dân - Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở... chiến sĩ lái xe Những chiếc xe không kinh, không đèn, không mui là hình ảnh để người lính bộc lộ những phẩm chất hiên ngang, yêu đời, tinh nghịch, giàu ý chí chiến đấu Trước hết là tinh thần hiên ngang cho thấy thái độ coi thường hiểm nguy của người lính Trên những chiếc xe không kính, không đèn, không mui người lính vẫn vững tay lái:" Ung dung buồng lái ta ngồi" Không chỉ hiên ngang chấp nhận khó... để thông báo một điều là hiện nay xe không có kính Nguyên nhân của việc không có kính này được giải thích ngay ở câu thơ thứ hai Không có kính vì bom giật bom rung Hai câu thơ không chỉ nhằm miêu tả một chiếc xe khác lạ mà còn diễn tả sự dữ dội của chiến tranh Chiến tranh là bom đạn, là mất mát Các động từ mạng giật, rung, vỡ diễn đạt sự khốc liệt của chiến tranh theo cấp số nhân. -Xe không chi không... đêm rầm rập như là đất rung" Chính vì thws mà việc không có đèn khiến cho việc chuyên chở bằng xe càng gian khổ hơn. - Thế rồi bom rơi đạn lạc làm cho xe lại không có mui Như vậy chiếc xe đã trở nên biến dạng Xe không có kính, không có đèn, không có mui thế nhưng thùng xe thì chỉ bị xước bởi đơn giản những chiếc xe vận tải mà không có thùng xe thì không thể chở đựoc đạn dược, lương thực ra chiến trường... vừa có chuyển biến mới 2 Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai ở ông Hai tình cảm chung 16 đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có a Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai - Ông hay khoe làng, đó là niềm tự . Công thức làm văn nghị luận Trong thể làm văn nghị luận thì 2 môn Chứng Minh và Giải Thích là nền tảng cho các loại còn lại. Binh luận hay Phân tích thực chất cũng. má”.Người cha ấy không giống ông Sáu,không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má.Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu.Có lẽ trong. đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện tinh thần kháng chiến của người nông dân -

Ngày đăng: 07/07/2014, 19:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bếp lửa (Bằng Việt)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan