KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NLXH

Một phần của tài liệu ôn tập văn nghị luận (Trang 50 - 51)

1. Cấu trúc:

+ Một bài văn nghị luận xã hội thường bao gồm 3 phần - Giải thích khái niệm xã hội

- Bàn luận về vấn đề đặt ra. - Liên hệ bản thân.

+ Cấu trúc này thay đổi linh hoạt tuỳ theo từng đề bài cụ thể.

+ Bài văn nghị luận xã hội không khó tìm ý nhưng vấn đề của các em là thường thiêú hiểu biết đời sống nên dễ bị động và lúng túng.

+ Sức mạnh của nghị luận xã hội nằm ở dẫn chứng sinh động, cụ thể được đưa ra nhuần nhuyễn, phù hợp với luận cứ => Cần thường xuyên cập nhật thông tin.

+ Vấn đề nghị luận xã hội có tính chất mềm dẻo, cho học sinh nhiều khả năng sáng tạo => không có một dàn bài chi tiết duy nhất đúng cho một đề văn.

* Dàn ý bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

1. Mở bài: - Giới thiệu

- Nêu tư tưởng, đạo lí cần nghị luận 2. Thân bài

-Luận điểm 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lí (Bằng cách giải thích các từ ngữ, các khái niệm..)

- Luận điểm 2: Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (Dùng dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)

- Luận điểm 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí (Dùng dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)

- Luận điểm 4: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí đã nghị luận. 3. Kết bài: - Khái quát lại vẫn đề cần nghị luận.

- Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức từ tư tưởng đạo lí đã nghị luận

Một phần của tài liệu ôn tập văn nghị luận (Trang 50 - 51)