Phê phán hành vi cố tình vi phạm, làm mất tính công bằng của các kì th

Một phần của tài liệu ôn tập văn nghị luận (Trang 52 - 60)

c) Kết bài.

- Kêu gọi học sinh có thái độ đúng đắn trong thi cử. - Phê phán bệnh thành tích trong giáo dục.

Đề 1: Suy nghĩ về hiện tượng nghiện Karaoke và Internet trong một bộ phận giới trẻ hiện nay.

+ Giải thích: - Nghiện - Karaoke - Internet

+ Vai trò, ý nghĩa của Karaoke và Internet đối với đời sống của con người, nhất là của giới trẻ.

- Vai trò của Karaoke: giải toả căng thẳng, liên kết bạn bè.

- Ý nghĩa của Internet: pho tri thức đồ sộ, bách khoa toàn thư về mọi lĩnh vực; công cụ và phương pháp học tập hữu hiệu; cung cấp những tiện ích giảm thiêủ thời gian cho con người (mua sắm, kết nối); giải trí…

+ Thực trạng nghiện Karaoke và Internet ở một bộ phận giới trẻ. + Tác hại của việc nghiện Karaoke và Internet:

- “Đánh cắp” thời gian của chính mình.

- Ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển nhân cách và tâm hồn. + Phương hướng khắc phục.

+ Liên hệ bản thân.

Đề 2: AIDS và thanh niên.

+ AIDS là gì? + Thực trạng căn bệnh: - Thế giới - Việt Nam - Nguyên nhân + Giải pháp.

+ Liên hệ: làm gì để tuyên truyền, góp sức ngăn chặn đại dịch này?

Đề 3 : An toàn giao thông

+ Vai trò của giao thông và an toàn giao thông. + Thực trạng an toàn giao thông nước ta.

+ Hậu quả do mất an toàn giao thông gây ra.

+ Nguyên nhân của tình trang mất an toàn giao thông. - Hiểu biết, ý thức kém

- Cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn.

- Tha hoá của một số cán bộ thực thi quản lí an toàn giao thông. + Giải pháp:

+ Liên hệ với tư cách là một người tham gia giao thông hang ngày.

Đề 4: Ô nhiễm môi trường

+ Khái niệm môi trường.

+ Vai trò của môi trường đối với đời sống con người. + Thực trạng:

- Thế giới - Việt Nam + Hậu quả:

- Cản trở sự phát triển kinh tế

- Gây ra những căn bệnh hiểm nghèo, đe doạ nghiêm trọng đời sống con người.

Đề 5: Bình luận câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”

+ Giải thích: - Từ “nguồn” - Cả câu. + Bình luận:

- Tại sao uống nước phải nhớ nguồn (đưa ra các phản đề để khẳng định tính tất yếu của “nhớ nguồn”)

- Biểu hiện của nhớ nguồn + Liên hệ bản thân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tại sao nói “Rừng là lá phổi của Trái đất”?

Rừng là “vệ sĩ” của giới tự nhiên, là trụ cột đảm bảo cân bằng sinh thái. Nó có thể duy trì sự cân bằng lượng oxy và cacbonnic trong không khí, giảm nhẹ ảnh hưởng của các chất thải, khí độc gây nên ô nhiễm, làm trong sạch môi trường, vì vậy nên nó được xem là “Lá phổi của Trái đất”.

Lượng oxy trong không khí có vai trò rất lớn đối với đời sống của mọi sinh vật trên Trái đất. Chúng ta có thể nhịn ăn, nhịn uống nhưng không thể ngừng hô hấp. Hầu hết lượng oxy trên Trái đất này được sinh ra nhờ vào thực vật xanh trong rừng. Trong quá trình quang hợp, những thực vật này đã hút khí cacbonic và thải ra khí oxy. Tuy

nhiên, những thực vật cũng cần phải hô hấp, nhưng dưới sự chiếu xạ của ánh nắng, tác dụng quang hợp của chúng phải lớn gấp 20 lần so với tác dụng hô hấp. Vì vậy mọi người gọi thực vật xanh là “Nhà máy sản xuất thiên nhiên” của oxy. Cây cối thông qua quá trình quang hợp đã hút lượng khí cacbonic và thải ra môi trường lượng khí oxy. Nhờ đó mà con người và sinh vật mới có thể duy trì được sự sống của mình, khí hậu mới được ổn định. Có người làm một phép tính, cây dẻ cao 33 mét có khoảng 110 nghìn lá. Diện tích là 340m2. Một khu rừng có khoảng hơn 10 triệu cây thì diện tích lá cây che phủ là rất lớn, khả năng quang hợp cao. Mỗi một năm, hệ thực vật trên Trái đất nhận 400 tỷ tấn cacbonic và thải ra 200 tỷ tấn oxy. Như vậy cho thấy nếu không có rừng, con người cũng như hệ sinh vật sẽ chẳng thể tồn tại được.

Rừng giữ vai trò lớn trong việc làm sạch hoá bầu không khí. Những thực vật rừng có khả năng loại trừ toàn bộ những khí thải độc hại như: SO2, HF, Cl… SO2 là loại khí rất độc, có mặt ở nhiều nơi. Khi nồng độ SO2 trong không khí lên tới 10 ppm sẽ dẫn đến một số chứng bệnh như tim đập mạnh, loạn nhịp khó thở… Rừng có thể hấp thụ khí SO2 đó và chuyển chúng thành những thành phần cấu tạo nên các axit gốc amin trong các thân cây v.v… F cũng là một loại khí có hại với cơ thể con người. Nếu chúng ta ăn phải hoa quả, thực phẩm, rau có hàm lượng F cao sẽ bị nhiễm độc, sinh bệnh. Trong rừng có rất nhiều loại cây có thể hấp thụ thể khí này. Trung bình cứ một 1 ha cây ngân hoa có thể hấp thụ 11,8 kg F, 1 ha cây dâu tây là 4,3 kg F và 1 ha cây liễu thì hấp thụ 3,9 kg F.

Rừng cũng là máy hút bụi khổng lồ của con người. Do trên mỗi phiến lá có một lớp lông dày nên nó có thể chặn lại những chất gây ô nhiễm, lọc và hấp thụ lại chúng làm trong sạch môi trường. Các nhà khoa học đưa ra số liệu: trung bình 1 năm, cứ 15 mẫu đất trồng cây tùng có thể loại trừ được 36 tấn khói bụi trong không khí, 1 m2 cây phù du có thể ngăn được 3,39 tấn bụi thải. Trong rừng cành và lá cây tương đối rậm rạp um tùm nên làm giảm sức gió. Do vậy nên số bụi thải công nghiệp trong không khí đã bị giữ lại gần hết, sau một trận mưa lớn, số bụi còn lại được trở về với đất, nhờ vậy mà không khí được trong lành và mát mẻ hơn. Lá cây sau khi được sạch bụi lại tiếp tục quá trình giữ bụi và chu trình làm sạch không khí mới được bắt đầu.

Rừng quả thật là “Lá phổi của Trái đất”, không có rừng, tất cả mọi sinh vật trên Trái đất này kể cả con người sẽ không thể hô hấp, khó có thể sinh tồn và phát triển.

Tuổi trẻ và tương lai của đất nước

Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”. Lời dạy của bác giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước. Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, nâng cao không ngừng của văn hóa, kinh tế, đất nước. Để có thế bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì cần sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người, mà lực lượng chủ yếu chính là tuổi trẻ. Bởi tuổi trẻ là lực lượng nòng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ Quốc Việt Nam. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc, mỗi người luôn tìm cho mình một lẽ sống hay nói đúng hơn là một lý tưởng sống. Và nhất là tuổi trẻ hiện nay, những người nắm trong tay vận mệnh của đất nước phải xác định được cho mình một lý tưởng sống đúng đắn. Trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tuổi trẻ chúng ta được đặt ra câu hỏi: sống như thế nào để có ích cho xã hội? Tuổi trẻ là nhân tố quyết định sự tồn vong của đất nước, vì thế lý tưởng sống của chúng ta là xây dựng đất nước, xây dựng Chủ nghĩa Xã Hội, nối tiếp cha ông bảo vệ Tổ Quốc và đi lên vì sự tiến bộ của nhân loại.

Tuổi trẻ là những người chủ tương lại của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Chính vì vậy mà các bạn thanh thiếu niên cần phải sống có lý tưởng cao đẹp. Hãy nhớ rằng: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ vào công học tập của các em” lời nhắn như thiêng liêng ấy phải được thực hiện! Các bạn hãy cố lên!

“Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” (Hồ Chí Minh)

Và thời nào cũng vậy, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không ngại khó. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong thời chiến. Những người con của đất nước đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình - cái tuổi 20 đầy ước mơ ấy - cho Tổ quốc với lý tưởng sống thật cao đẹp và thánh thiện. Đấy là những thanh niên của gần 40 năm trước, còn lớp thanh niên ngày nay thì sao? Vâng! Đấy chính là chúng ta. Các bạn ạ! Chúng ta nên biết một điều: nếu như lớp người đi trước đã quên mình cho thế hệ sau được độc lập, no ấm thì ngày nay, tuổi trẻ chúng ta sẽ tiếp tục duy trì truyền thống đó. Và một điều quan trọng là bạn đừng xem đấy là nghĩa vụ để rồi miễn cưỡng thực hiện. Chúng ta hiểu rằng: được sinh ra là một hạnh phúc và được sống tự do, no đủ đó là món quà quý báu, vô giá mà quê hương và

xã hội đã ban tặng cho chúng ta. Hạnh phúc không tự nhiên mà có. Mà đó là xương máu, tâm huyết của biết bao con người trên đất nước này. Họ là ai? Họ là những con người yêu quý quê hưong đất nước. Họ cho rằng được hiến dâng cho quê hương là hạnh phúc, là niềm tự hào, là vinh dự quý báu.

Thế thì sao chúng ta không học theo họ. Mọi suy nghĩ, hành động đều bắt nguồn từ ý nghĩ. Ý nghĩ, tư tưởng là nền móng cơ bản dẫn việc làm, lối sống của thế hệ trẻ. Mỗi một thời đại, mỗi một hoàn cảnh lịch sử mà thanh niên nuôi dưỡng những ước vọng, những lý tưởng sống và suy ngẫm riêng. Chúng ta không bác bỏ, không phủ nhận quá khứ, lịch sử hào hùng, thế hệ trẻ ngày ấy đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của đất nước. Đó là lý tưởng muốn được chiến đâu, hi sinh cho độc lập, tự do tổ quốc, cho tự hào dân tộc. Nhưng chúng ta không thể lấy thước đo của ngày hôm qua áp dụng vào ngày hôm nay, cũng không thể đem thế hệ trước so sánh, áp dụng cho thế hệ sau. Đơn giản vì mỗi thế hệ có một môi trường riêng, một nhận thức, một hoàn cảnh và một sứ mệnh riêng. Vì vậy “Không có chuyện lớp trẻ ngày nay quay lưng với quá khứ!” (Tổng bí thư Đỗ Mười ). Tuổi trẻ hiện nay đã khẳng định tiếng nói và lý tưởng sống của mình chính là phấn đấu tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Với riêng mỗi cá nhân, đã sinh ra trong đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc. Hơn thế nữa, từ đáy lòng của con người luôn ước ao có được một cuộc sống bình an, vui tươi, không lo âu buồn phiền, không đau khổ oán than, muốn an hưởng sự may lành hơn là bất hạnh, giàu sang hơn là nghèo nàn.

Còn nhớ năm 2005, trên báo chí luôn nhắc đến gương người Việt trẻ Nguyễn Phương Ngọc - người dám ước mơ đứng trên bục cao nhất của “Trí Tuệ Việt Nam”. Phương Ngọc sinh năm 1983 tại Hải Phòng cuối cùng đã đoạt Giải công nghệ cuộc thi “Trí Tuệ Việt Nam 2004”. Đã giành giải nhất phần thi thuật toán tại cuộc thi Imagine Cup 2005 (cuộc thi quy tụ 17 nghìn sinh viên từ 90 quốc gia trên thế giới) do Tập đoàn Microsoft tổ chức tại Yokohama (Nhật Bản).

Phải nói rằng Việt Nam chúng ta có khá nhiều thuận lợi, vừa được thiên nhiên ưu đãi, vừa có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú.

Không những thế, con người Việt Nam bao đời nay với đức tính cần cù, siêng năng, chịu khó vừa lao động sản xuất, vừa anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Lịch sử Việt Nam với 4000 năm dựng nước và giữ nước đã khẳng định rằng: dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng với truyền thống đấu tranh bất khuất. Hơn nữa, tuổi trẻ mọi thời đại chính là niềm tự hào dân tộc vì mỗi khi đất nước lâm nguy thì Việt Nam lại xuất hiện những anh hùng trẻ tuối dũng cảm, tài trí. Điều đó cho thấy rằng tuổi trẻ Việt Nam luôn suy nghĩ, lo lắng và quan tâm đến vận mệnh của dân tộc và luôn phát huy truyền thống anh hùng.

Mỗi người trong chúng ta ai cũng từng đi qua tuổi trẻ - tuổi của sức mạnh phi thường với sự căng tràn bầu nhiệt huyết, tuổi không chịu khuất phục trước khó khăn, và sẵn sàng chấp nhận hi sinh vì đất nước. Tuổi trẻ cả nhân loại đang ra sức tìm kiếm và xây dựng những thứ tưởng chừng như viễn tưởng nhưng nay lại trở thành hiện thực, như những thành tựu trong ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... Họ có đủ điều kiện để phát huy hết khả năng nội lực của chính mình, họ có tự do trong suy nghĩ

và hành động, họ có sự dân chủ trong mọi ý tưởng và lý tưởng, họ có được sự tôn trọng về thực quyền sáng tạo. Vậy thì tiềm năng và tương lai phát triển của mỗi quốc gia đều mong đợi và đều đặt niềm tin vào tuổi trẻ.

Tuổi trẻ Việt Nam những năm gần đây đã khẳng định được sức mạnh của chính mình trong mọi lĩnh vực như : kinh tế, khoa học kĩ thuật, giáo dục,... Ngày càng xuất hiện nhiều nhà kinh doanh trẻ năng động; những nhà khoa học tài năng; đặc biệt là những thành tích của học sinh, sinh viên Việt Nam tham dự các kì thi Olympic khu vực và quốc tế như Nguyễn Phương Ngọc - đã giành giải nhất phần thi thuật toán tại cuộc thi Imagine Cup 2005.

Như đã nói ở trên, chúng ta lại càng thấy rõ tầm quan trọng của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước, các bạn hãy đề ra lý tưởng sống cho mình để có thể đưa nước ta ra tình trạng kém phát triển, tiến nhanh trên con đường xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.

Học đi đôi với hành

- Luận điểm 1:"Giải thích "Học và hành": +Bạn nên giải thích học là gì?Vì sao phải học +Giải thích "Hành" là gì?Vì sao phải thực hành?

-Luận điểm 2:Giải thích vì sao "Học phải đi đôi với hành" +Học đi đôi với hành có tác dụng như thế nào với người học?

+Học xong kiến thức và thực hành thì sẽ như thế nào?Có giúp chúng ta học tốt hơn ko?

+Nếu chỉ học kiến thức thôi mà không có thực hành thì vốn kiến thức mình vừa học được sẽ như thế nào?Có thật sự trở thành của mình không?

-Luận điểm 3:Khẳng định lại tính đúng đắn của phương châm ấy +Nêu lên tầm quan trọng của "Học đi đôi với hành:

+Suy nghĩ của bản thân về phương châm trên +Lời khuyên của bạn với mọi người?

Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục

Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ôn tập văn nghị luận (Trang 52 - 60)