Một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình tại Công ty Tây Hồ
Trang 1MỞ ĐẦU
Vấn đề hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay đang được bàn đến rất nhiều trêncác thông tin đai chúng, đặc biệt sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức thươngmại WTO Đảng và Nhà nước đã khẳng định điều này sẽ mang đến nhiều cơhội những cũng sẽ ẩn chứa nhiều thách thức mà ta sẽ phải đối mặt
Muốn Việt Nam vững bước trên con đường hội nhập thì ta phải giảiquyết triệt để các vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay Hiện nay, một trongnhững vấn đề gây bức xúc nhiều trong giới dư luận chính là việc các côngtrình đầu tư lớn của Nhà nước bị đổ sập Năm vừa qua là năm liên tiếp sập cáccông trình xây dựng như vụ sập cầu Cần thơ, cao ốc Pacific cuối năm
1997 Nó thật sự là thảm họa đã cướp đi sinh mạng của nhiều người và gâythiệt hại hàng tỷ đồng cho ngân sách nhà nước Vấn đề đặt ra ở đây là làm thếnào để giải quyết được tình trạng chất lượng công trình đang ngày càng bị viphạm một cách nghiệm trọng như vậy Phải chăng chúng ta nên quan tâmđúng mức hơn nữa đến vấn đề nâng cao chất lượng công trình? Đúng vậy, vấn
đề này đã trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong toàn xã hội, trong đó doanhnghiệp xây dựng giữa vai trò hết sức quan trọng bởi họ chính là những ngườitrực tiếp thực hiện các công trình Do vậy, các doanh nghiệp cần chủ độnghơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng để tránh xảy ranhững tình trạng đáng tiếc như trong năm vừa qua
Công ty Tây Hồ là đơn vị thuộc tổng cục Công nghiệp quốc phòng, đượcthành lập năm 1996, từ đó đến nay Công ty đã tham gia nhiều công trình xâydựng cơ bản và tất cả các công trình đến nay vẫn trong quá trình sử dụng tốt.Nhưng cũng có một số công trình trong khi đang thi công đã gặp sự cố vềchất lượng Mặc dù Công ty đã kịp thời phát hiện và khắc phục nhưng dù sao
Trang 2thì nó cũng đã gây tổn thất về mặt tài chính cho Công ty và làm giảm sứccạnh tranh của Công ty với các đối thủ trên thị trường xây dựng Thật ra đây
là vấn đề cũng hay mắc phải của các doanh nghiệp Việt Nam, do trình độ máymóc kỹ thuật không cao và quan trọng hơn là trình độ quản lý chất lượngcông trình còn yếu vì khái niệm quản lý chất lượng công trình chỉ mới dunhập vào nước ta trong mấy năm gần đây Chính vì những lý do đó mà em
quyết định chọn đề tài cho chuyên đề của mình là: “Một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình tại Công ty Tây Hồ”.
Chuyên đề gồm các phần chính sau:
Chương 1: Tổng quan về quản lý chất lượng công trình.
Chương 2: Thực trạng của công tác quản lý chất lượng công trình tại Công ty Tây Hồ.
Chương 3: Một số kiến nghị về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình tại Công ty Tây Hồ.
Trong quá trình nghiên cứu em đã sử dụng hai phương pháp chủ yếu làphương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp phân tích, điều tra
Em rất cám ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn và tập thểban lãnh đạo của Công ty Tây Hồ đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoànthành tốt chuyên đề thực tập
Mặc dù đã cố gắng hết sức để viết tốt chuyên đề này nhưng thiếu xót làđiều khó tránh khỏi Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của thầy vàđơn vị thực tập
Em xin chân thành cám ơn!
Sinh viên thực hiện
Trang 3Nguyễn Bích Ngọc.
Trang 4CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH.
1.1 CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM.
1.1.1 Chất lượng sản phẩm
1.1.1.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu và được sửdụng rất phổ biến trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người Tuy nhiên, đểhiểu rõ và đầy dủ về khái niệm chất lượng sản phẩm thì thật không hề đơngiản Bởi đây là một phạm trù phức tạp phản ánh tổng hợp các nội dung kỹthuật, kinh tế và xã hội Đứng ở những góc độ khác nhau và tùy theo mụctiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có thể đưa ra những quan niệm về chấtlượng sản phẩm thành những nhóm chủ yêu sau:
- Quan niệm siêu việt: cho rằng chất lượng là sự tuyệt vời và hoàn hảonhất của sản phẩm
Quan niệm này quá tính trừ tượng bởi chất lượng sản phẩm không thểxác định một cách chính xác
- Quan niệm theo hướng công nghệ: cho rằng chất lượng sản phẩm làtồng hợp những đặc tính bên trong sản phẩm, có thể đo được hoặc so sánhđược, phản giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó đáp ứng yêu cầuđịnh trước cho nó, trong những yêu cầu xác định về kinh tế xã hội
Ưu điểm của quan niệm này là có thể dễ dàng đánh giá được chất lượngđơn thuần về mặt kỹ thuật và ở mặt tương đối tĩnh
Trang 5Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là dễ dẫn đến nguy cơ làm cho chấtlượng không kịp thời cải tiến, không gắn chặt với nhu cầu thị trường và dẫnđến kết quả là tiêu thụ sản phẩm kém.
- Quan niệm theo hướng khách hàng: theo hướng này có rất nhiềuchuyên gia nổi tiếng như:
Theo W.E.Deming: “ Chất lượng là mức độ dự đoán trước về tính đồngđều và có thể tin cậy được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhận”
Theo Philip B.Crosby trong quyển “ Chất lượng là thứ cho không” đãdiễn tả: “ Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”
Theo A Feigenbaum: “ Chất lượng là những đặc điểm tổng hợp của sảnphẩm dịch vụ mà khi sử dụng sẽ làm cho sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đượcmong đợi của khách hàng”
Hầu hết các tác giả đều khẳng định chất lượng sản phẩm chính là mức độthỏa mãn nhu cầu hay sự phù hợp với những đòi hỏi của khách hàng Từ đó
mà mức độ đáp ứng nhu cầu là cơ sở đánh giá trình độ chất lượng sản phẩmđạt được Chất lượng sản phẩm không chỉ là các chỉ tiêu kỹ thuật mà cả vềnhững yêu cầu về mặt kinh tế xã hội
Điểm đặc biệt nổi bật của quan niệm này là ở chỗ chất lượng sản phẩmluôn gắn bó chặt chẽ với nhu cầu và xu hướng vận động của nhu cầu thịtrường nên sản phẩm phải thường xuyên cải tiến, đổi mới phù hợp cho thíchứng với đòi hỏi của khách hàng
- Ngoài ra, xuất phát từ việc nhấn mạnh đến mục tiêu chủ yếu của từngdoanh nghiệp theo đổi nhằm thích ứng với đòi hỏi của thị trường như lợi thếcạnh tranh, tính hoàn thiện không ngừng của sản phẩm, khả năng vượt những
Trang 6đòi hỏi của khách hàng,…ta còn có các quan điểm khác về chất lượng sảnphẩm như:
Quan niệm của tổ chức tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước Liên Xô(IOCT: 15467:70): “Chất lượng sản phẩm là tổng thể những thuộc tính của nóquy định tính thích hợp sử dụng của sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầuphù hợp với công dụng của nó”
Quan niệm của tổ chức tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế ISO: “Chất lượng
là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của nó thể hiện được sự thỏa mãnnhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng củasản phẩm mà người tiêu dung mong muốn.”
Cho tới nay quan niệm chất lượng sản phẩm tiếp tục được mở rộng hơnnữa, “Chất lượng là sự kết hợp giữa các đặc tính của sản phẩm thỏa mãnnhững nhu cẩu của khách hàng trong giới hạn chi phí nhất định Trong thực tế
ta thấy rằng các doanh nghiệp không theo đuổi chất lượng cao với bất cứ giánào mà luôn đặt nó trong một giới hạn về công nghệ, kinh tế, xã hội
1.1.1.2 Phân loại chất lượng sản phẩm.
Qua sự phân tích nghiên cứu, các chuyên gia chất lượng sản phẩm đãđưa ra 6 loại chất lượng sản phẩm như sau:
Chất lượng thiết kế: là chất lượng thể hiện những thuộc tính chỉ tiêu củasản phẩm được phác thảo trên cơ sở nghiên cứu thị trường được định ra đểsản xuất, chất lượng thiết kế được thể hiện trong các bản vẽ, bản thiết kế, cácyêu cầu về vật liệu chế tạo, những yêu cầu về gia công, sản xuất chế tạo, yêucầu về bảo quản, về thử nghiệm và những yêu cầu hướng dẫn sử dụng Chấtlượng thiết kế còn gọi là chất lượng chính sách nhằm đáp ứng đơn thuần về lý
Trang 7thuyết đối với nhu cầu thị trường, còn thực tế có đạt được điều đó hay khôngthì nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
Chất lượng chuẩn: là loại chất lượng mà thuộc tính và chỉ tiêu của nóđược phê duyệt trong quá trình quản lý chất lượng và người quản lý chính làcác cơ quan quản lý và chính chỉ có họ mới có quyền phê chuẩn Sau khi phêchuẩn rồi thì chất lượng này trở thành pháp lệnh, văn bản pháp quy
Chất lượng thực tế: là mức độ thực tế đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của sảnphẩm và nó được thể hiện sau quá trình sản xuất, trong quá trình sử dụng sảnphẩm
Chất lượng cho phép: là mức độ cho phép về độ lệch giữa chất lượngchuẩn và chất lượng thực tế của sản phẩm Chất lượng cho phép do cơ quanquản lý chất lượng sản phẩm, cơ quan quản lý thị trường, hợp đồng quốc tế,hợp đồng giữa đôi bên quy định
Chất lượng tối ưu: biểu thị khả năng toàn diện đáp ứng nhu cầu của thịtrường trong điều kiện xác định với những chi phí xã hội thấp nhất Nó nóilên mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm và chi phí
Chất lượng toàn phần: là mức chất lượng thể hiện mức tương quan giữahiệu quả có ích cho sử dụng sản phẩm có chất lượng cao và tổng chi phí đểsản xuất và sử dụng sản phẩm đó
1.1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nhưng ta có thể chiathành hai nhóm yếu tố chủ yếu Đó là nhóm yếu tố bên ngoài và nhóm yếu tốbên trong
* Nhóm yếu tố bên ngoài:
Trang 8- Nhu cầu của nền kinh tế:
Ở bất cứ trình độ nào, với mục đích sử dụng gì, chất lượng sản phẩm baogiờ cũng bị chi phối, rằng buộc bởi hoàn cảnh, điều kiện nhu cầu nhất địnhcủa nền kinh tế, được thể hiện ở những mặt sau:
+ Nhu cầu của thị trường: là xuất phát điểm của quá trình quản lý chấtlượng Trước khi tiến hành thiết kế, sản xuất sản phẩm, cần phải tiến hànhnghiêm túc, thận trọng công tác điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, phântích môi trường kinh tế - xã hội, nắm bắt chính xác các yêu cầu chất lượng cụthể của khách hàng cũng như những thói quen tiêu dung, phong tục tập quán,văn hóa lối sống, khả năng thanh toán của khách hàng …để có đối sách đúngđắn
+ Trình độ kinh tế, trình độ sản xuất: đảm bảo chất lượng luôn là vấn đềnội tại của bản thân nền sản xuất xã hội nhưng việc nâng cao chất lượngkhông thể vượt ra ngoài khả năng cho phép của nền kinh tế
+ Chính sách kinh tế: hướng đầu tư, hướng phát triển loại sản phẩm nào
đó cũng như mức thỏa mãn các loại nhu cầu được thể hiện trong các chínhsách kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm
- Sự phát triển của khoa học - kỹ thuật:
Trong thời đại ngày nay, trình độ chất lượng của bất cứ sản phẩm nàocũng gắn liền và bị chi phối bởi sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, đặc biệt
là sự ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất Hướng chínhcủa việc áp dụng các kỹ thuật tiến bộ hiện nay là:
+ Sáng tạo ra vật liệu mới hay vật liệu thay thế
+ Cải tiến hay đổi mới công nghệ
Trang 9+ Cải tiến sản cũ và chế thử sản phẩm mới.
- Hiệu lực của cơ chế quản lý:
Có thể nói rằng khả năng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của mỗi
tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế quản lý của mỗi nước
Hiệu lực quản lý nhà nước là đòn bẩy quan trọng trong việc quản lý chấtlượng sản phẩm, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của sản xuất, đảm bảo uytín và quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dung
Mặt khác, nó còn góp phần tạo tính tự chủ, độc lập, sáng tạo trong cảitiến chất lượng sản phẩm của các tổ chức, hình thành môi trường thuận lợicho việc huy động các nguồn lực, các công nghệ mới, tiếp thu ứng dụngnhững phương pháp quản lý chất lượng hiện đại
* Nhóm yếu tố bên trong tổ chức.
Trong phạm vi một tổ chức thì có 4 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chấtlượng sản phẩm ( được biệu thị bằng quy tắc 4 M), đó là:
- Men (con người): lực lượng lao động trong tổ chức (bao gồm tất cả
thành viên trong tổ chức, từ cán bộ lãnh đạo đến nhân viên thừa hành) Nănglực, phẩm chất của mỗi thành viên và mối liên kết giữa các thành viên có ảnhhưởng trực tiếp đến chất lượng
- Methods (phương pháp): phương pháp công nghệ, trình độ tổ chức
quản lý và tổ chức sản xuất của tổ chức Với phương pháp công nghệ thíchhợp, với trình độ quản lý và tổ chức sản xuất tốt sẽ tạo điều kiện cho tổ chức
có thể khai thác tốt nhất các nguồn lực hiện có, góp phần nâng cao chất lượngsản phẩm
Trang 10- Machines (máy móc thiết bị): khả năng về công nghệ, máy móc thiết
bị của tổ chức Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị có tác động rất lớn trongviệc nâng cao những tính năng kỹ thuật của sản phẩm và nâng cao năng suấtlao động
- Materials (nguyên vật liệu): vật tư, nguyên nhiên liệu và hệ thống tổ
chức đảm bảo vật tư, nguyên nhiên liệu của tổ chức Nguồn vật tư, nguyênnhiên liệu được đảm bảo những yêu cầu chất lượng và được cung cấp đúng sốlượng, đúng thời hạn sẽ tạo điều kiện đảm bảo và nâng cao chất lượng sảnphẩm.[1]
1.1.2 Quản lý chất lượng.
1.1.2.1 Khái niệm về quản lý chất lượng.
Quản lý chất lượng là một khái niệm rộng xét từ khái niệm “quản lý” và
“chất lượng” Theo định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO)nêu trong Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000:2000:
- Chất lượng là mức độ đáp ứng yêu cầu của một tập hợp các đặc tínhvốn có
- Quản lý chất lượng được hiểu là các hoạt động nhằm điều chỉnh vàkiểm soát một cơ quan, tổ chức về (vấn đề) chất lượng
Theo các định nghĩa này ta có thể thấy phạm vi quản lý là rất rộng Tuynhiên, đứng ở phạm vi quốc gia quản lý chất lượng được thực hiện chủ yếu ởhai cấp độ chính là Nhà nước và Doanh nghiệp Xét về đối tượng, đối tượngcủa quản lý chất lượng chính là các sản phẩm của tổ chức, trong đó bao gồmhàng hóa, dịch vụ hoặc quá trình.[2]
[ 1] Quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nxb Thống kê( từ trang 35-37)
[ 2] Trang web: Công ty cổ phần cơ giới, lắp máy & xây dựng - VIMECO
Trang 111.1.2.2 Sự ra đời của quản lý chất lượng trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế.
Ta sẽ chỉ xét quản lý chất lượng ở cấp doanh nghiệp Hoạt động quản lýchất lượng trong các doanh nghiệp hay nói rộng hơn là của các tổ chức khôngphải là nhà nước hết sức đa dạng do tính chất hoạt động của các tổ chức này Theo Bộ Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000 được thông qua lần đầu tiên vàonăm 1987 (ISO 9000:1987), đến năm 2000 bộ tiêu chuẩn này đã được sửa đổi
bổ xung lần thứ ba với ký hiệu ISO 9000:2000 Đây là sự thay đổi về chất đốivới bộ tiêu chuẩn này, đó chính là sự thay đổi khái niệm “đảm bảo chấtlượng” bằng “quản lý chất lượng” Khái niệm “quản lý chất lượng” không chỉdành cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, mà còncho tất cả các tổ chức khác như tổ chức sự nghiệp: Nhà trường, bệnh viện,viện nghiên cứu…và cả các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chínhtrị Nghĩa là có thể áp dụng cho tất cả những tổ chức nào muốn nâng cao hiệuquả hoạt động của mình nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng tăng củakhách hàng khi sử dụng sản phẩm của mình Khái niệm sản phẩm ở đây theo
đó cũng hết sức rộng: ‘nó là kết quả của một quá trình hoạt động của conngười’ Đây cũng là hệ quả tất yếu của quá trình quản lý chất lượng của thếgiới trước tác động của quá trình toàn cầu hóa nói chung và tự do hóa thươngmại nói riêng đang ngày càng sâu rộng Các phương pháp quản lý chất lượnggồm:
- Kiểm tra chất lượng (Quality Inspection) với mục tiêu để sàng lọc cácsản phẩm không phù hợp, không đáp ứng yêu cầu, có chất lượng kém ra khỏicác sản phẩm phù hợp, đáp ứng yêu cầu, có chất lượng tốt Mục đích là chỉ cósản phẩm đảm bảo yêu cầu đến tay khách hàng
Trang 12- Kiểm soát chất lượng (Quality Control – QC) với mục tiêu ngăn ngừaviệc tạo ra, sản xuất ra các sản phẩm khuyết tật Để làm được điều này, phảikiểm soát các yếu tố như con người, phương pháp sản xuất, tạo ra sản phẩm(như dây truyền công nghệ), các đầu vào (như nguyên, nhiên vật liệu…),công cụ sản xuất (như trang thiết bị công nghệ) và yếu tố môi trường (như địađiểm sản xuất)
- Kiểm soát chất lượng toàn diện (Total Quality Control – TQC) với mụctiêu kiểm soát tất cả các quá trình tác động đến chất lượng kể cả các quá trìnhxảy ra trước và sau quá trình sản xuất sản phẩm, như khảo sát thị trường,nghiên cứu, lập kế hoạch, phát triển, thiết kế và mua hàng; và lưu kho, vậnchuyển, phân phối, bán hàng và dịch vụ sau khi bán hàng
- Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management – TQM) vớimục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn khách hàng ởmức tốt nhất có thể Phương pháp này cung cấp một hệ thống toàn diện chohoạt động quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng vàhuy động sự tham gia của tất cả các cấp, của mọi người nhằm đạt được mụctiêu chất lượng đã đặt ra
Sự liệt kê các phương pháp quản lý chất lượng nêu trên cũng phản ảnh
sự phát triển của hoạt động quản lý chất lượng trên phạm vi thế giới diễn ratrong hàng thế kỷ qua, thông qua sự thay đổi tư duy của các nhà quản lý chấtlượng trong tiến trình phát triển kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệcủa thế giới
Ngoài các bộ tiêu chuẩn của ISO về hệ thống quản lý chất lượng (ISO9001), nhiều các hệ thống khác cũng đang được các doanh nghiệp Việt Namxem xét áp dụng, như ISO 14001 – hệ thống quản lý môi trường, HACCP –
Hệ thống Phân tích các nguy cơ và Kiểm soát các điểm trọng yếu trong lĩnh
Trang 13vực nông sản thực phẩm, GMP – Quy chế thực hành sản xuất tốt trong lĩnhvực dược và thực phẩm, OHSAS 18001 – Hệ thống quản lý an toàn và sứckhỏe nghề nghiệp, SA 8000 Hệ thống trách nhiệm xã hội và các hệ thốngquản lý chất lượng tích hợp hoặc đặc thù như ISO 22000 Hệ thống quản lý antoàn thực phẩm (food chain), ISO/TS 29001 Công nghiệp dầu khí và hóa dầu– Hệ thống quản lý chất lượng trong các ngành công nghiệp đặc thù- yêu cầuđối với các tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ
Ngoài các doanh nghiệp, việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức sự nghiệp và các cơ quan hànhchính nhà nước cũng được quan tâm Điều này chứng tỏ quản lý chất lượngngày càng trở nên quan trọng và được áp dụng sâu rộng trong mọi lĩnh vựccủa cuộc sống
1.1.2.3 Các nguyên tắc quản lý chất lượng
Nguyên tắc 1: Định hướng bởi khách hàng.
Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểunhững nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng để không chỉ đáp ứng màcòn vượt cao hơn sự mong đợi của họ
Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo.
Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích và đường lối củadoanh nghiệp Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ trong doanhnghiệp để hoàn toàn lôi cuốn mọi người trong việc đạt được các mục tiêu củadoanh nghiệp
Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người.
Trang 14Con người là nguồn lực quan trọng nhất của một doanh nghiệp và sựtham gia đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ rất có ích chodoanh nghiệp.
Nguyên tắc 4: Quan điểm quá trình.
Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và cáchoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình
Nguyên tắc 5: Tính hệ thống.
Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liênquan lẫn nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả của doanh nghiệp
Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục.
Cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọidoanh nghiệp Muốn có khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất,doanh nghiệp phải liên tục cải tiến
Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện.
Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanhmuốn có hiệu quả phải được xây dựng dựa trên việc phân tích dữ liệu vàthông tin
Nguyên tắc 8: Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng.
Doanh ngiệp và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệtương hỗ cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị
Trang 151.2 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH.
1.2.1 Khái niệm quản lý chất lượng công trình.
Thông thường, xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụhưởng sản phẩm xây dựng:
Chất lượng công trình được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: côngnăng, độ tiện dụng; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin cậy;tính thẩm mỹ; an toàn trong khai thác, sử dụng, tính kinh tế; và đảm bảo vềtính thời gian (thời gian phục vụ của công trình)
Rộng hơn, chất lượng công trình xây dựng còn có thể và cần được hiểukhông chỉ từ góc độ của bản thân sản phẩm và người hưởng thụ sản phẩm xâydựng mà còn cả trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó với các vấn
đề liên quan khác Một số vấn đề cơ bản trong đó là:
- Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ trong khihình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đếnkhảo sát, thiết kế, thi công đến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ côngtrình sau khi đã hết thời hạn phục vụ Chất lượng công trình xây dựng thểhiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng , chất lượng dự án đầu tư xây dựngcông trình, chất lượng khảo sát, chất lượng các bản vẽ thiết kế
- Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng củanguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các
bộ phận, hạng mục công trình
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm,kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hìnhthành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của
Trang 16đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt độngxây dựng.
- Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối vớingười thụ hưởng công trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựngđối với đội ngũ công nhân, kỹ sư xây dựng;
- Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình đã xây dựng cóthể phục vụ mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa công trìnhvào khai thác, sử dụng;
- Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu
tư phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầuthực hiện các hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế,thi công xây dựng
- Vấn đề môi trường: cần chú ý không chỉ từ góc độ tác động của dự ántới các yếu tố môi trường mà cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tácđộng của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án.[1]
Chất lượng công trình là tổng hợp của nhiều yếu tố hợp thành, do đó đểquản lý được chất lượng công trình thì phải kiểm soát, quản lý được các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình, bao gồm: con người, vật tư, biệnpháp kỹ thuật và áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến
1.2.2 Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý chất lượng công trình.
1.2.2.1 Về con người.
Để quản lý chất lượng công trình tốt thì nhân tố con người là hết sứcquan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình Cán bộ phải lànhững kỹ sư chuyên ngành có nhiều kinh nghiệm trong công tác, có phẩm
[ 1] TS Bùi Ngọc Toàn - Nguồn tin: T/C Giao thông vận tải, số 12/2006
Trang 17chất, đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm cao Và công nhân phải có tay nghềcao, có chuyên ngành, có sức khỏe tốt và có ý thức trách nhiệm cao và đều làcông nhân được đào tạo cơ bản qua các trường lớp Nếu kiểm soát tốt chấtlượng cán bộ, công nhân thì sẽ kiểm soát được chất lượng công trình gópphần vào việc quản lý tốt chất lượng công trình Nội dung về quản lý nguồnnhân lực gồm có:
- Nguồn nhân lực phải có năng lực dựa trên cơ sở được giáo dục, đàotạo, có kỹ năng và kinh nghiệm thích hợp
- Đảm bảo sắp xếp công việc sao cho phù hợp với chuyên môn của mỗicán bộ, công nhân, để phát huy tối đa năng lực của họ
- Lập báo cáo đánh giá năng lực của các cán bộ kỹ thuật, công nhân hàngnăm thông qua kết quả làm việc để từ đó có kế hoạch cụ thể trong việc xắpxếp công việc phù hợp với năng lực của từng người Đồng thời đó sẽ là cơ sở
để xem xét việc tăng lương, thăng chức cho các cán bộ, công nhân
- Lưu giữ hồ sơ thích hợp về trình độ, kỹ năng, kinh ngiệm chuyên môn,hiệu quả làm việc của mỗi người lao động Sau này sẽ dựa vào đó để xem xétlựa chọn người được cử đi học chuyên tu nâng cao chuyên môn, tay nghề
- Công ty cần có chính sách đãi ngộ hợp lý cho các bộ cán bộ,công nhân
để có thể khuyến khích họ làm việc hăng say và có trách nhiệm trong côngviệc Việc khuyến khích phải tuân theo nguyên tắc:
+ Gắn quyền lợi với chất lượng công việc Lấy chất lượng làm tiêuchuẩn đánh giá trong việc trả lương, thưởng và các quyền lợi khác
+ Kết hợp giữa khuyến khích vật chất và khuyến khích tinh thần Thiênlệch về một phía thì sẽ dễ gây ra tác động ngược lại
Trang 18- Ngoài ra, Công ty cần lập kế hoạch cụ thể cho việc tuyển dụng laođộng để đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng nguồn lao động để tránhtình trạng thừa lao động nhưng lại thiếu lao động có tay nghề cao Kế hoạchtuyển dụng có thể tiến hành hàng năm hoặc 5 năm 1 lần, tùy theo nhu cầu củaCông ty, và tính chất công việc.
Việc tuyển dụng cần được thực hiện như sau:
+ Lập hồ sơ chức năng: nêu rõ những yêu cầu, tính chất công việc cầntuyển dụng
+ Dự kiến trước nội dung thi và cách thức tổ chức, đánh giá và tuyểnchọn
1.2.2.2 Về vật tư
Vật tư bao gồm vật liệu xây dựng, cấu kiện, bán thành phẩm, linh kiện…được đưa vào quá trình xây lắp tạo ra các công trình hoàn thiện Vật tư có vaitrò quan trọng, là điều kiện tiên quyết trong việc đảm bảo chất lượng côngtrình Quản lý và sử dụng đúng các chủng loại vật liệu, đảm bảo chất lượng và
số lượng các loại vật tư sẽ góp phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng
Để là được điều đó thì cần phải thực hiện quản lý toàn bộ quá trình từ khi tìmkiếm, khai thác nguồn cung cấp vật tư cho đến khi đưa vật tư vào sản xuất vàthi công, bao gồm:
- Nhà cung cấp uy tín có địa chỉ rõ ràng, có đăng ký chất lượng hànghoá
- Kho tàng đạt tiêu chuẩn
- Thủ kho tinh thông nghiệp vụ và phẩm chất tốt
Trang 19- Phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn được cấp có thẩm quyền cấp giấyphép.
- Hệ thống sổ sách, chứng từ xuất, nhập đúng quy định, cập nhật thườngxuyên, phản ánh đúng đủ số lượng, chủng loại, phẩm cấp chất lượng và nguồngốc vật liệu
- Hệ thống lưu mẫu các lô vật tư nhập vào kho kèm theo các biên bảnnghiệm thu vật tư
- Ta cũng cần quy định rõ trách nhiệm cụ thể của các phòng chức năng
và các đơn vị thành viên:
+ Phòng kế hoạch - kỹ thuật có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc xétduyệt tiến độ cung ứng vật tư, tổng mặt bằng thi công (trong đó thể hiệnphương án quản lý vật liệu) Kiểm tra quy trình quản lý chất lượng vật liệu tạicông trình như: Kho tàng, hệ thống sổ sách, chứng từ phản ánh nguồn gốcchất lượng, phẩm cấp vật tư, biên bản nghiệm thu
+ Phòng tài chính tham mưu cho Giám đốc Công ty xét duyệt tiến độ cấpvốn đồng thời đảm bảo kinh phí theo tiến độ được duyệt, quản lý các hợpđồng cung cấp vật tư, kiểm tra độ tin cậy của nguồn gốc vật tư, hướng dẫn cácđơn vị lập hệ thống sổ sách mẫu biểu quản lý vật tư, kiểm tra tính pháp lý cácchứng từ thanh toán mua vật tư và các công việc liên quan khác
+ Các “xí nghiệp” là đơn vị trực tiếp thực hiện việc quản lý và sử dụngvật tư, chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng, chủng loại vật tư đưa vàocông trình Có nhiệm vụ, lập tổng mặt bằng thi công, tiến độ thi công, tiến độcung ứng vật tư, tiến độ cấp vốn, tìm nguồn cung ứng vật tư đáp ứng yêu cầu
về chất lượng và số lượng, phù hợp điều kiện thi công tại khu vực, tiến hànhkiểm tra vật tư trước khi đưa vào thi công (chỉ đưa vào sử dụng các vật tư, cấu
Trang 20kiện bán thành phẩm có chứng chỉ xác nhận phẩm cấp chất lượng sản phẩm).
Tổ chức lưu mẫu các lô vật tư nhập về, tổ chức lưu giữ chứng từ xuất nhập,chứng chỉ xuất xưởng, kết quả thí nghiệm vật tư, biên bản nghiệm thu… theođúng các quy định hiện hành
1.2.2.3 Về máy móc thiết bị.
Máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất là yếu tố quan trọng trong quátrình thi công, quyết định đến tiến độ và chất lượng công trình xây dựng Nộidung quản lý chất lượng thiết bị, dây chuyển sản xuất của Công ty gồm:
- Xây dựng kế hoạch đầu tư các máy móc thiết bị, phương tiện và dâychuyền sản xuất tiên tiến, phù hợp với trình độ hiện tại của công nhân
- Xây dựng hệ thống danh mục, trình độ công nghệ của máy móc thiết bịsao cho phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng do Nhà nước quy định
- Định kỳ tiến hành các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị phươngtiện theo đúng quy định của ngành
- Xây dựng và quản lý hồ sơ của từng máy móc thiết bị, phương tiện, dâychuyển sản xuất theo từng năm Tiến hành ghi sổ nhật ký tình hình sử dụng,sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc thiết bị và đánh giá định kỳ hàng năm
- Quản lý định mức, đơn giá máy thi công, ban hành các quy trình, quyphạm sử dụng máy
- Bên cạnh đó cần tiến hành phân cấp quản lý cho từng bộ phận, xínghiệp thành viên:
+ Phòng kế hoạch kỹ thuật có nhiệm vụ tổng hợp xây dựng kế hoạch đầu
tư thiết bị, phương tiện Công ty hàng năm và dự báo nhu cầu đầu tư máy mócthiết bị trung và dài hạn Thực hiện việc quản lý thống kê, đánh giá năng lực
Trang 21máy theo định kỳ, đề xuất việc điều phối phương tiện, thiết bị giữa các xínghiệp thành viên
+ Các phòng chức năng khác tuỳ thực hiện nhiệm vụ tương ứng với chứcnăng của mình
+ Các xí nghiệp là đơn vị chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty vềviệc bảo toàn, khai thác hiệu quả máy móc thiết bị Cụ thể các xí nghiệp phảithực hiện các công việc:
++ Xây dựng kế hoạch đầu tư thiết bị phục vụ sản xuất, thi công của
“xí nghiệp” hàng năm phù hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, lựachọn đầu tư những thiết bị, phương tiện phù hợp công nghệ và tiên tiến nhất
++ Thực hiện quá trình đầu tư đúng trình tự, thủ tục theo quy định hiệnhành của Nhà nước, đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư cao nhất
++ Xây dựng định mức hạch toán chi phí nội bộ cho từng loại thiết bị,phương tiện được giao quản lý đề nghị Công ty phê duyệt
++ Sử dụng các thiết bị, máy móc, phương tiện đúng mục đích, đúngquy trình vận hành, tính năng theo tài liệu hướng dẫn sử dụng Không đượckhai thác quá công suất tối đa cho phép Đối với mỗi loại thiết bị, phương tiệnphải xây dựng bảng chỉ dẫn quy trình vận hành
++ Xây dựng kho, lán đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, an ninh, an toàn, có
hệ thống phòng chống cháy nổ để lưu giữ, bảo quản thiết bị, phương tiện
++ Hàng năm thực hiện công tác kiểm kê, lập báo cáo kiểm kê định kỳ,đánh giá chất lượng và phân cấp thiết bị, phương tiện theo hướng dẫn của cácphòng chức năng
++ Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện theo chế độ quy định đốivới từng loại Đối với những loại thiết bị, phương tiện có giá trị lớn hoặchiếm, Công ty khuyến khích mua bảo hiểm tài sản cho suốt đời máy hoặc
Trang 22trong thời gian cần thiết Thực hiện kiểm định thiết bị, phương tiện định kỳ vàđột xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư.
++ Xây dựng hệ thống quản lý hồ sơ, lý lịch máy, mở sổ nhật ký theodõi lịch trình hoạt động của thiết bị, phương tiện
1.2.2.4 Về phương pháp.
Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng nói riêng làmột trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy mạnh tốc độ cải tiến, hoànthiện chất lượng công trình Trong đó quản lý thi công công trình là một khâuquan trọng trong quản lý chất lượng công trình Phương pháp công nghệ thíchhợp, hiện đại, với trình độ tố chức quản lý tốt thì sẽ tạo điều kiện tốt cho việcnâng cao chất lượng sản phẩm
Quản lý thi công công trình là tổng hợp các hoạt động từ xây dựng hìnhthức tổ chức thi công thể hiện tính khoa học và kinh tế đến quản lý quy phạm,quy trình kỹ thuật, định mức khối lượng, …, quản lý hệ thống hồ sơ côngtrình theo quy định
Quy trình quản lý thi công như sau:
a) Các hình thức tổ chức thi công.
Có 03 hình thức tổ chức thi công chính:
- Quản lý tập trung có giao khoán chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho CNCT.
- Giao khoán gọn việc tổ chức thi công cho Đội (từng giai đoạn hoặc cả
công trình).
- Giao khoán toàn bộ hợp đồng cho Đội.
b) Nội dung, trình tự thực hiện quy trình.
Trang 23* Chuẩn bị tổ chức thi công:
- Ký hợp đồng giao khoán cho tổ đội thi công -> Theo Quy trình hợpđồng
- Ký hợp đồng lao động thời vụ -> Theo quy trình ký kết hợp đồng
- Phòng QLTC, CNCT lập danh sách BCH, công nhân, đăng ký tạm trú,tạm vắng
- Phòng KH-VT thực hiện việc xây dựng lán trại, văn phòng, nhà kho, hệthống cấp điện thi công, cấp nước thi công -> Theo quy trình Quản lý Mua vàThuê và Quy trình ký kết hợp đồng
- BCH công trường và Phòng QLTC thực hiện các nội dung sau (BCHcông trường thực hiện, Phòng QLTC hướng dẫn và nhắc nhở đôn đốc):
+ Nhận bàn giao mặt bằng xây dựng công trình (diện tích, mốc, cao độ),lập biên bản giao nhận
+ Lập danh mục Hệ thống hồ sơ Pháp lý - kỹ thuật trong nhật ký nội bộ
và bảo quản bảo mật tại công trường
+ Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, biểu mẫu… phục vụ thi công theoquy định về các văn bản, biểu mẫu
+ Tổ chức cho công nhân học tập về nội quy, an toàn lao động trên côngtrường Lập danh sách xác nhận đã được học ATLĐ
+ Kiểm tra điều kiện văn phòng, lán trại, kho tàng, đường giao thông, hệthống điện, nước, vệ sinh môi trường, kế hoạch vật tư, tài chính Lập biên bảnxác nhận đủ điều kiện phục vụ thi công
* Triển khai tổ chức thi công:
Lập kế hoạch, tiến độ thi công chi tiết :
Trang 24- Căn cứ biện pháp kỹ thuật thi công được duyệt, BCH công trường vàcác tổ đội thi công bàn bạc, thống nhất phân chia tiến độ cho từng giai đoạnthi công (thể hiện rõ thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc) hoặc phân chiakhối lượng công việc theo từng tháng (xác định rõ khối lượng đầu tháng, khốilượng cuối tháng) tuỳ trường hợp cụ thể Đồng thời tính toán số lượng nhânlực + thiết bị + nguyên vật liệu chính cần thiết cho từng giai đoạn, từng tháng.Nội dung này phải được thực hiện vào thời điểm trước mỗi giai đoạn thi cônghoặc cuối tháng trước, thể hiện theo biểu mẫu bảng tiến độ giai đoạn hoặctháng.
- Căn cứ kế hoạch cung ứng vật liệu (thời điểm) để ký các hợp đồngcung cấp vật tư, dịch vụ
Quản lý kỹ thuật tiến độ :
- Căn cứ tiến độ từng giai đoạn hoặc tiến độ hàng tháng, CNCT giaonhiệm vụ, khối lượng thi công hàng ngày cho các tổ đội thi công và trợ lý kỹthuật trong cuộc họp công trường vào cuối ngày hôm trước Nội dung cuộchọp được ghi lại bằng Nhật ký nội bộ
- Việc thực hiện thi công phải theo đúng trình tự, biện pháp chi tiết củaBiên bản kỹ thuật đã được phê duyệt
- Căn cứ nhiệm vụ được giao, trợ lý kỹ thuật kiểm tra, tính toán khốilượng công việc thực hiện được trong mỗi ngày, ghi chép vào Sổ theo dõicông việc hàng ngày để báo cáo CNCT vào buổi họp cuối mỗi ngày (kể cảcông việc không tính toán cụ thể được thì đánh giá tỉ lệ % hoàn thành) Songsong với việc kiểm soát khối lượng, việc kiểm tra chất lượng phải được thựchiện và báo cáo hàng ngày bằng các cập nhật vào sổ theo dõi công việc hàngngày
Trang 25- Tất cả mọi vấn đề (khối lượng công việc thực hiện được, chất lượng thicông, nhân lực) thực tế khác với kế hoạch hàng ngày đều phải được ghi nhận,cộng dồn và dự đoán để báo cáo CNCT vào buổi họp cuối ngày Nội dungphải được ghi hàng ngày vào nhật ký nội bộ kể cả khi CNTC vắng mặt.
- Căn cứ vào kết quả công việc hàng ngày, CNCT sẽ quyết định duy trìhoặc điều chỉnh mức độ công việc để công trường hoạt động đúng kế hoạch
đề ra Khi có sự sai khác vượt mức độ kiểm soát của CNCT, CNCT phải lậpbáo cáo đột xuất để đề xuất xin ý kiến xử lý về Phòng QLTC hoặc Ban giámđốc để có biện pháp điều chỉnh, kiểm soát lại công tác thi công tại côngtrường
Nghiệm thu công việc nội bộ :
- Quá trình nghiệm thu được thực hiện liên tục song song với công tácthi công của công nhân trên công trình Trợ lý kỹ thuật có trách nhiệm đo đạc,kiểm tra, nhắc nhở sửa chữa (nếu có sai sót) trong suốt quá trình thao tác thicông của công nhân
- Khi tổ đội thi công hoàn thành một bộ phận hay một công việc, Ban chỉhuy công trường sẽ xác nhận và cho phép thi công công việc tiếp theo bằngphiếu nghiệm thu trong phiếu nghiệm thu phải thể hiện khối lượng và chấtlượng kỹ thuật của công việc hoàn thành hoặc số lượng, quy cách mẫu sảnphẩm được lấy để làm kiểm nghiệm
- Mỗi phiếu nghiệm thu được lập thành 02 bản, mỗi bản đính kèm cho hồ
sơ thanh toán nội bộ của tổ đội thi công Một bản lưu ở công trường để phục
vụ công tác theo dõi khối lượng ở công trường và việc kiểm soát nội bộ
- Sau khi thực hiện công tác nghiệm thu nội bộ mới thực hiện việc mời
Tư vấn giám sát, Kỹ thuật A nghiệm thu theo quy định hiện hành
Trang 26- Thanh toán nội bộ: Căn cứ vào Hợp đồng giao khoán (thông thường 02tuần 1 lần vào cuối ngày thứ năm hàng tuần), CNCT nghiệm thu và đề nghịthanh toán cho tổ đội thi công dựa trên khối lượng từ phiếu nghiệm thu côngviệc và đơn giá giao khoán khi cần.
Quản lý vật tư, máy móc, thiết bị :
- Phòng KH-VT căn cứ phiếu yêu cầu của Ban chỉ huy công trình đểđiều động nhân viên cung ứng vật tư hoặc nhà cung cấp cung cấp các loại vật
tư, vật liệu, thiết bị, dịch vụ để công trường theo tiến độ yêu cầu của côngtrường
- Kiểm tra chất lượng vật liệu: Được thực hiện theo quy trình quản lýmua và thuê, ghi chép vào Phiếu kiểm tra hàng hoá
- Nhập - Xuất vật liệu, máy móc, thiết bị: (theo hướng dẫn nhập xuấtdành cho thủ kho):
+ Nhập kho: Hàng hoá vật liệu khi đưa đến công trường, thủ kho phảiyêu cầu trợ lý kỹ thuật kiểm tra về chất lượng, quy cách để cho Lệnh nhậpkho Thủ kho kiểm, đếm số lượng và nhập kho theo quy định, ghi chép vàophiếu nhập kho, Sổ kho theo mẫu in sẵn Các phiếu nhập kho phải được cán
bộ kỹ thuật hoặc CNCT ký ngay sau khi nhập
+ Xuất kho: Hàng hoá, vật liệu xuất kho để sử dụng thi công do Trợ lý
kỹ thuật ghi lệnh vào Phiếu xuất kho (theo mẫu in sẵn) căn cứ trên dự kiếncông việc hàng ngày
+ Báo cáo Nhập - Xuất - Tồn vật liệu: Hàng tháng vào ngày 30, Thủ kholập báo cáo trình CNCT ký xác nhận để gửi về Phòng KH-VT trước ngày 5tháng sau
Quản lý an toàn lao động, vệ sinh môi trường :
Trang 27- CNCT phân chia khu vực vào giao nhiệm vụ quản lý an toàn lao động,
vệ sinh môi trường cho từng cán bộ chuyên trách hoặc trợ lý kỹ thuật
- Mỗi công nhân thi công trên công trường đều phải được hướng dẫn,huấn luyện về an toàn lao động và vệ sinh môi trường Kết quả của việchướng dẫn, huấn luyện phải được cập nhật vào biên bản và danh sách
- Ban chỉ huy công trình lập phiếu đề nghị cấp trang thiết bị an toàn laođộng và tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng trang thiết bị an toàn laođộng, vệ sinh môi trường mỗi tháng 1 lần Kết quả kiểm tra đánh giá được ghivào biên bản kiểm tra có xác nhận của cán bộ an toàn lao động và CNCT
- Công tác kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường của cán bộđược phân công được thực hiện liên tục trong suốt thời gian thi công của côngtrường, kết quả kiểm tra được báo cáo hàng ngày vào nhật ký nội bộ
- Trước khi triển khai một số công tác như: Đổ bê tông, lắp đặt cấu kiệnBTCT, kết cấu sắt thép, lợp mái, lắp đặt hệ thống kỹ thuật và một số công tác
có nguy cơ mất an toàn lao động cao như tháo dỡ coffa, hoàn thiện bên ngoàiphải tiến hành kiểm tra các điều kiện về an toàn là lập biên bản kiểm tra
Quản lý các công việc phát sinh :
- Các công tác phát sinh do yêu cầu của Chủ đầu tư:
Ban chỉ huy công trình phải thực hiện đúng những việc sau:
+ Lập biên bản xử lý hiện trường xác nhận nguyên nhân, nội dung, khốilượng phát sinh có đủ chữ ký A, B, Tư vấn thiết kế, Tư vấn giám sát
+ Theo dõi, thực hiện đôn đốc quy trình trình duyệt hồ sơ phát sinh Từchủ trương, thiết kế, dự toán đến khi ra quyết định chỉ định thầu cho đơn vịthi công
Trang 28+ Báo cáo về Công ty (phòng QLTC) các kết quả của từng bước duyệt
hồ sơ phát sinh
+ Khi cần sự hỗ trợ của Công ty phải báo cáo Tuy nhiên BCH côngtrường vẫn là đầu mối trực tiếp giải quyết các công việc cho đến khi ra vănbản phê duyệt dự toán phát sinh và chỉ định thầu thi công
Việc triển khai các bước thi công tiếp theo cho công tác phát sinh thựchiện theo đúng Quy trình : Biện pháp lỹ thuật, tiến độ, giá cả, giao khoán vàQuy trình: ký phụ lục hợp đồng với Chủ đầu tư, ký hợp đồng giao khoán chođội
- Công tác phát sinh nội bộ
+ Với những phát sinh lớn ảnh hưởng đến kỹ thuật kinh tế, BCH côngtrường xem xét, đề xuất xử lý báo cáo ngay về Công ty khi phát hiện
+ Phòng QLTC, phòng KH-VT xem xét đề xuất phương án trình Giámđốc duyệt
+ Với những phát sinh nhỏ, BCH công trường chủ động giải quyết vàbáo cáo ngay về Công ty trong báo cáo hàng tháng
Thu hồi vốn :
Công tác thu hồi vốn được Ban chỉ huy công trường, phòng Quản lý thicông, phòng Tài chính kế toán phối hợp thực hiện theo các thời điểm đã đượcduyệt theo biện pháp kinh tế kỹ thuật Trường hợp phát sinh phải thực hiện độtxuất theo kế hoạch vốn được phân bổ của Chủ đầu tư thì các phòng ban và Banchỉ huy công trường phải có biện pháp phân công hoặc bố trí thêm thời gianngoài giờ nhằm đảm bảo hoàn thành công tác thu hồi vốn đồng thời vẫn đảmbảo các công tác triển khai thi công ở công trường cũng như công tác quản lýchất lượng
Trang 29- Ban chỉ huy công trường.
+ Tập hợp các công việc được nghiệm thu
+ Lập bảng tổng hợp giá trị công việc hoàn thành căn cứ trên khốilượng công việc được nghiệm thu và giá dự thầu
+ Hệ thống toàn bộ biên bản nghiệm thu (Công việc, giai đoạn) và cácchứng chỉ chất lượng vật liệu, chứng chỉ kiểm nghiệm sản phẩm hoàn thànhđóng thành tập
+ Lập bản vẽ hoàn công các công việc hoàn thành được nghiệm thu.+ Lập phiếu đề nghị kiểm tra hồ sơ Chuyển hồ sơ thanh toán gồm 3nội dung trên về phòng quản lý thi công để kiểm tra, trình ký
+ Sau khi nhận được hồ sơ đã kiểm tra (hoặc Công ty đã ký) thì tiếp tục
đề nghị các bên liên quan (tư vấn giám sát, chủ đầu tư) ký đồng ý cho thanhtoán khối lượng công việc hoàn thành
+ Chuyển hồ sơ thanh toán đã đầy đủ pháp lý, phiếu giá thanh toán đến
bộ phận kế toán của Chủ đầu tư, lập phiếu giao nhận hồ sơ và chuyển một bảncủa phiếu giao nhận hồ sơ cho Phòng tài chính - Kế toán
- Phòng quản lý thi công
+ Kiểm tra hồ sơ thanh toán do Ban chỉ huy công trình chuyển về theođúng các quy định đã thống nhất với Chủ đầu tư và Nghị định về quản lý chấtlượng của Nhà nước
+ Xác nhận vào phiếu đề nghị kiểm tra và trình ký
+ Trường hợp hồ sơ còn thiếu sót thì yêu cầu và phối hợp với Ban chỉhuy công trường để hoàn chỉnh trong thời gian sớm nhất
- Phòng Tài chính kế toán:
+ Khi nhận được phiếu giao nhận hồ sơ giữa Ban chỉ huy công trường
và cơ quan thanh toán vốn, Phòng tài chính kế toán đưa vào danh mục theodõi nguồn vốn chuẩn bị được thu hồi
Trang 30+ Liên hệ cơ quan thanh toán vốn để đôn đốc việc thanh toán vốn.Trường hợp hồ sơ thanh toán còn gặp vướng mắc thì phối hợp với Ban chỉhuy công trường để giải quyết.
+ Khi thu hồi được nguồn vốn, tổng hợp và báo cáo trong các hội nghịgiao ban của Công ty
Kiểm soát nội bộ :
Việc kiểm soát chất lượng nội bộ được thực hiện ở 2 cấp Cấp côngtrường và cấp Công ty
- Đối với cấp công trường:
+ CNCT kiểm tra các trợ lý, nhân viên, công nhân dưới sự quản lý củamình thực hiện đúng quy trình công việc đối với nhiệm vụ được giao
+ Cán bộ kỹ thuật kiểm tra, giám sát đội thi công, công nhân thực hiệnđúng yêu cầu kỹ thuật, định mức sử dụng, quản lý vật tư, công tác an toàn laođộng, vệ sinh môi trường đúng quy trình làm việc, nội quy công trường
+ Yêu cầu cao nhất của cấp kiểm soát này là mọi công việc, thành phầnhoặc phân đoạn công việc đều phải được kiểm tra, chấp nhận trước khichuyển sang công việc, thành phần công việc hoặc phân đoạn công việc tiếptheo
- Đối với Công ty:Do phòng QLTC, KH-VT phân công và kiểm tra thựchiện:
+ Căn cứ để kiểm tra giám sát:
++ Biện pháp KTKT được duyệt
++ Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, HS mời thầu, HS dự thầu
Trang 31++ Các HĐ giao khoán và các phụ kiện (tiến độ, yêu cầu chất lượng,nhãn hiệu, điều kiện nghiệm thu).
+ Phương thức kiểm tra giám sát
++ Định kỳ: Mỗi tháng một lần vào trước thời điểm báo cáo giao bantháng
++ Đột xuất: Vào những thời điểm công trường có những vấn đề phátsinh, chậm tiến độ hoặc thi công các công tác quan trọng như BTCT, hệ thống
kỹ thuật…
+ Nội dung kiểm tra giám sát
++ Kiểm tra công tác kiểm tra giám sát của cấp công trường
++ Đối chiếu biện pháp thi công thực tế trên công trường so với biệnpháp thi công được duyệt
++ Đối chiếu tiến độ thực tế trên công trường với tiến độ được duyệt.++ Đối chiếu chủng loại, chất lượng vật liệu sử dụng trên công trường sovới Hồ sơ được duyệt (Biện pháp KTKT được duyệt)
++ Đối chiếu khối lượng nghiệm thu thanh toán so với khối lượng thực
tế đạt chất lượng ở công trường
++ Ghi nhận các nội dung phát sinh (nếu có)
++ Đối chiếu khối lượng quyết toán với khối lượng giao khoán + Phátsinh (nếu có)
++ Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra
Trang 32++ Trường hợp có sự sai khác về tiến độ, chất lượng công trình, khốilượngnghiệm thu phải tìm kiếm thông tin về nguyên nhân và đề xuất biệnpháp xử lý.
+ Báo cáo và hội nghị giao ban hàng tháng
++ Phòng QLTC căn cứ vào các báo cáo hàng tháng của CNCT và cáccông tác kiểm tra, giám sát để lập báo cáo tổng hợp của phòng và báo cáo sảnlượng, doanh thu phục vụ hội nghị giao ban tháng
++ Phòng KH-VT căn cứ báo cáo của Phòng QLTC, các báo cáo kết quảkiểm tra công trường lập tổng hợp báo cáo và nhận xét, đề xuất ý kiến tại hộinghị giao ban
++ Căn cứ kết luận giao ban, phòng QLTC triển khai công việc cụ thểbằng các phiếu giao việc
++ Hội nghị bàn giao sản xuất được tổ chức mỗi tháng 1 lần vào ngàythứ hai đầu tháng Phòng QLTC chủ trì hội nghị, các thành phần tham dự gồmcó: Ban giám đốc, trưởng phòng các phòng ban, tất cả chủ nhiệm các côngtrình, thư ký cuộc họp
* Quyết toán, hoàn công:
- Ban chỉ huy công trình và Phòng QLTC phối hợp hoàn thành toàn bộ
hồ sơ quyết toán hoàn công (theo trình tự và hướng dẫn công tác thu hồi vốn)trong vòng 30 ngày từ ngày bàn giao công trình đưa vào sử dụng
- Việc bàn giao hồ sơ quyết toán cho Chủ đầu tư được thực hiện theobiên bản bàn giao hồ sơ quyết toán
- Sau khi hồ sơ quyết toán, hoàn công được A, B ký; Phòng kế toán cótrách nhiệm thực hiện các bước tiếp theo với Chủ đầu tư đến khi có kết quả
Trang 33thẩm định quyết toán Trường hợp cần xử lý, giải quyết các số liệu h sơ kỹthuật, phòng QLTC, Ban chỉ huy công trình cùng phối hợp thực hiện.
* Tổng hợp báo cáo, lưu trữ hồ sơ:
- Tổng hợp báo cáo
Khi kết thúc công trình, phòng kế hoạch vật tư căn cứ vào biện phápkinh tế kỹ thuật đã được duyệt, hồ sơ giao khoán, quá trình theo dõi tiến độ,giám sát chất lượng, quá trình cung ứng vật tư, báo cáo của Phòng quản lý thicông về quá trình triển khai thi công, lập hồ sơ kỹ thuật, thu hồi vốn, báo cáocủa Phòng Tài chính kế toán về công tác thu hồi vốn và thanh toán chi phí đểtổng hợp báo cáo về toàn bộ kết quả quá trình thi công của công tình
- Lưu trữ hồ sơ
+ Phòng kế hoạch vật tư và phòng quản lý thi công phối hợp kiểm tra hồ
sơ lưu trữ theo quy trình quản lý hồ sơ
+ Lập danh mục lưu hồ sơ và bàn giao cho phòng Hành chính quản lý ởkho hồ sơ đối với công trình đã được thẩm định quyết toán
1.2.3 Một số chỉ tiêu đánh hiệu quả quản lý theo từng nội dung của các yếu tố tác động đến chất lượng công trình.
1.2.3.1 Chỉ tiêu đánh giá về quản lý con người.
- Tỷ lệ số cán bộ quản lý, kỹ thuật có trình độ chuyên môn so với tổng sốlao động trong Công ty
Nếu tỷ lệ nay nhỏ thì chứng tỏ Công ty đã tuyển dụng không tốt, trình độcủa cán bộ quản lý, kỹ thuật thấp thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu côngviệc Tất nhiên điều này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công trình
Trang 34- Tỷ lệ số cán bộ quản lý, kỹ thuật làm việc không đúng với chuyênngành được học so với tổng số cán bộ trong Công ty.
Nó cho biết hiệu quả công tác quản lý nguồn nhân lực trong công ty.Nếu các cán bộ quản lý, kỹ thuật được phân công làm việc đúng với chuyênngành học của họ thì chắc chắn hiệu quả công việc sẽ cao hơn
- Tỷ lệ cán bộ quản lý kỹ thuật so với số lượng công trình thi công phảihợp lý để đảm bảo chất lượng công trình
Do khả năng quản lý của con người có hạn, vì vậy tỷ lệ cán bộ quản lý
kỹ thuật so với số lượng các công trình cần quản lý ít nhiều sẽ ảnh hưởng tớihiện quản công tác quản lý chất lượng Điều này đặc biệt quan trọng khi màcông tác kiểm tra chất lượng trong xây lắp đòi hỏi cán bộ kiểm tra phải có mặttại công trường Tỷ lệ này cũng phản ánh phần nào năng lực của cán bộ quản
lý kỹ thuật
- Tỷ lệ số cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật được cử
đi học nâng cao trình độ chuyên môn hàng năm so với tổng số cán bộ quản lý
kỹ thuật, công nhân kỹ thuật trong Công ty
Chỉ tiêu này cho thấy công tác đào tạo có được chú trọng hay không Tỷ
lệ càng cao thì chứng tỏ công tác đào tạo được tổ chức thực hiện rất tốt, điềunày cho thấy chất lượng cán bộ, công nhân trong Công ty luôn được đảm bảo,
nó sẽ giúp nâng cao hiệu quả công việc lên rất nhiều
1.2.3.2 Chỉ tiêu đánh giá về quản lý vật tư.
Tỷ lệ vi phạm chất lượng vật tư (Kvpcl)
Kvpcl = (Số lần phát hiện vi phạm / tổng số công trình thi công) x 100%
Trang 35Chỉ tiêu này trực tiếp phản ánh hiệu quả công tác quản lý chất lượngnguyên vật liệu đầu vào không tốt hay không.
Kvpcl càng thấp thì hiệu quả quản lý vật tư càng lớn
Trong điều kiện nước ta hiện nay cần phấn đấu nhằm giảm tỷ lệ nàyxuống dưới 3%
1.2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá về quản lý chất lượng máy móc, thiết bị.
- Tỷ lệ số lần sửa chữa máy móc thiết bị so với kế hoạch đặt ra
- Tỷ lệ số lần bảo dưỡng máy móc thiết bị so với kế hoạch đặt ra
1.2.3.4 Chỉ tiêu đánh giá về quản lý thi công.
+ Kiểm tra công tác định vị công trình: Kiểm tra kết quả thí nghiệm tạihiện trường, khả năng chịu tải của cọc, kết quả quan trắc lún
Trang 36+ Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện và chất lượng thi công kết cấucông trình
+ Kiểm tra phần kết cấu công trình như bộ phận móng (cọc và các loạimóng khác), cột, dầm, sàn, tường chịu lực
+ Chất lượng công tác hoàn thiện bề mặt công trình, nội thất công trình,
sự đảm bảo về khả năng chống thấm, cách nhiệt, cách âm tình trạng vật liệu
gỗ, kính, sơn, khoá cửa sử dụng vào công trình phù hợp với yêu cầu tínhnăng kỹ thuật thiết kế
+ Qua đó sẽ đánh giá được về : Số công trình thi công đảm bảo theođúng tiêu chuẩn nghiệm thu công trình.; Số công trình sau khi đưa vào sửdụng mới phát hiện thấy các vấn đề về nảy sinh về cấu tạo làm ảnh hưởng đến
mỹ quan công trình Các vấn đề đó như là: trần nhà bị thấm nước, tường nhà
bị nứt nhưng không nhiều, cống thoát nước không thông,…
- Về an toàn lao động và vệ sinh môi trường:
+ Đánh giá số công trình xảy ra tai nạn lao động / tổng số công trìnhđang thi công trong năm
+ Đánh giá tình hình điều kiện ăn ở đảm bảo an toàn vệ sinh cho côngnhân
Trang 371.3 SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRONG VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.3.1 Vai trò của ngành xây dựng trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Xây dựng cơ bản có thể coi là một ngành sản xuất vật chất, ngành duynhất tạo ra cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, đời sống y tế, quốcphòng, giáo dục và các công trình dân dụng khác
Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hoạt động xâydựng cơ bản góp phần to lớn vào việc tạo ra cơ sở hạ tầng cho các ngànhkhác Nhìn vào cơ sở hạ tầng của các ngành đó ta có thể thấy được trình độphát triển, hiện đại của ngành đó như thế nào
Nhờ có việc thi công các công trình xây dựng đô thị hóa nông thôn mà
nó đã góp phần vào việc cải thiện khoảng giữa thành thị và nông thôn, nângcao trình độ văn hóa và điều kiên sống cho những người dân vùng nông thôn,
từ đó góp phần đổi mới đất nước
Ngoài ra, ngành xây dựng còn đóng góp rất lớn vào tổng GDP của cảnước Sự phát triển của ngành cho thấy sự lớn mạnh về nền kinh tế đất nước.Các cơ sở hạ tầng, kiến trúc đô thị càng hiện đại càng chứng tỏ đó là một đấtnước có nền kinh tế phát triển, có nền khoa học công nghệ tiên tiến và mứcsống của người dân nơi đây rất cao
Trang 381.3.2 Tình hình chất lượng công trình xây dựng nói chung hiện nay ở nước ta.
1.3.2.1 Những mặt đã đạt được trong công tác nâng cao chất lượng công trình xây dựng ở nước ta.
Từ khi Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới, ngành xây dựng có cơ hộilớn chưa từng có để phát triển Thành công của công cuộc đổi mới đã tạo điềukiện vô cùng thuận lợi cho ngành xây dựng vươn lên, đầu tư nâng cao nănglực, vừa phát triển, vừa tự hoàn thiện mình, và đã đóng góp không nhỏ vàotăng trưởng kinh tế đất nước Các doanh nghiệp của ngành không ngừng lớnmạnh về mọi mặt, làm chủ được công nghệ thiết kế và đã thi công xây dựngđược những công trình quy mô lớn, phức tạp mà trước đây phải thuê nướcngoài
Chúng ta đã tự thiết kế, thi công nhà cao tầng, nhà có khẩu độ lớn, cáccông trình ngầm và nhiều công trình đặc thù khác Bằng công nghệ mới,chúng ta đã xây dựng thành công hầm Hải Vân, hầm qua Đèo Ngang, nhiềuloại cầu vượt sông khẩu độ lớn, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện quy mô lớn
mà chính chúng ta đang chứng kiến Các đô thị mới, khang trang, hiện đại đã
và đang mọc lên bằng chính bàn tay, khối óc con người Việt Nam.Qua thửthách, nhiều doanh nghiệp xây dựng nhanh chóng trưởng thành, khẳng định vịthế
Đồng thời trong thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Ban Thường
vụ Công đoàn Xây dựng Việt Nam phát động ‘Cuộc vận động đảm bảo vànâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng, giai đoạn 2001 – 2005’.Cuộc vận động này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng và có ý nghĩa thiếtthực về kinh tế – xã hội
Trang 39Trong 5 năm qua, cuộc vận động đã thu hút 290 doanh nghiệp (DN)hành nghề xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng thuộc cácthành phần kinh tế, các Bộ, Ngành hưởng ứng tham gia Kết quả 5 năm đã có
548 công trình, sản phẩm vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng được tặngthưởng huy chương vàng và bằng chất lượng cao; 34 lượt DN được tặng cờđơn vị xuất sắc về đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình sản phẩm xâydựng hàng năm; 574 tập thể và cá nhân được tặng bằng khen của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng và của Ban Thường vụ công đoàn Xây dựng Việt Nam Hệthống quản lý chất lượng của các đơn vị tham gia cuộc vận động đã đượccủng cố, hoàn thiện theo các tiêu chí của tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc
Theo báo cáo của UBND thành phố, TPHCM hiện có 1.884 công trìnhxây dựng, trong đó có 258 công trình (CT) mới khởi công (có 148 CT dândụng), 713 CT đang thi công (224 CT dân dụng) và 913 CT đã hoàn thànhđưa vào sử dụng (361 CT dân dụng)
Năm 2007, TPHCM đã xảy ra 24 sự cố công trình, trong đó 9 sự cốthuộc cấp độ nhẹ, 8 sự cố cấp độ vừa và 7 sự cố cấp độ nghiêm trọng
Trang 40Theo Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Hữu Tín, sự cố CT xâydựng có thể xảy ra ở bất kỳ loại CT nào và đều có thể gây ra những hậu quảnghiêm trọng.
Dù cao ốc Pacific , Sài Gòn Recidences là CT cấp đặc biệt nhưng dobiện pháp thi công tầng hầm sai phép và không an toàn nên đã gây lún sụt,nghiêng, hư hỏng các CT lân cận
Bên cạnh đó, tại các tỉnh, thành phố trên cả nước cũng có nhiều côngtrình xây dựng tư nhân đã xảy ra sự cố ngay khi đang thi công, gây ảnh hưởngnghiêm trọng đến tính mạng của người lao động cũng như sự an toàn của cáccông trình lân cận Điển hình có vụ sập nhà số 106/9I Điện Biên Phủ(TPHCM) hồi tháng 1/2007; sập sàn bê tông nhà đang xây tại khu tái định cư
dự án Chợ đầu mối Hóc Môn (TPHCM) ngày 24/4/2007; sập sàn sênô nhà tại
xã Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh (TPHCM) ngày 28/5/2007;
Các CT vốn tư nhân tuy ngày càng có quy mô lớn nhưng cơ quan chứcnăng không thể kiểm tra hết nếu không có chế độ báo cáo nghiêm ngặt vớimẫu biểu chi tiết, khoa học Năm 2007, Sở XD tổ chức 2 đoàn kiểm tra các
CT dân dụng đã có giấy phép xây dựng và đang trong gia đoạn thi công, kếtquả là đã phát hiện, đề xuất các biện pháp chấn chỉnh, ngăn ngừa kịp thời các
vi phạm Tuy nhiên, rất nhiều chủ đầu tư …đã không hợp tác, thậm chí có
trường hợp còn gây khó khăn cho đoàn kiểm tra.[1]
1.3.3 Ý nghĩa của việc nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.
CLCTXD là một vấn đề sống còn được Nhà nước và cộng đồng hết sứcquan tâm Nếu ta quản lý CLCTXD tốt thì sẽ không có chuyện công trìnhchưa xây xong đã đổ do các bên đã tham ô rút ruột nguyên vật liệu hoặc nếu
[ 1] Huy thịnh, Việt Báo,3/3/2008