Những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý cán bộ kỹ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình tại Công ty Tây Hồ.DOC (Trang 66 - 68)

anh em nhân viên trong Công ty, như dịp 30/4.

2.2.1.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý cán bộ kỹ thuật và công nhân. công nhân.

Theo số liệu ở bảng 2.5, ta thấy lao động mùa vụ chiếm một tỷ lệ khá lớn, chiếm tới 42.31% so với tổng số lao động của Công ty. Phần lớn họ là lao động thủ công chưa qua đào tạo. Việc đánh giá tay nghề của họ gặp nhiều khó khăn, thông thường phải căn cứ vào kết quả công việc, và họ vẫn còn thiếu kinh nghiệm, do đó rất dễ gây ra tai nạn lao động.

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo loại hợp đồng.

Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 1834 100 - Biên chế và hợp đồng dài hạn 1058 57.69 - Lao động mùa vụ 776 42.31

(Nguồn Phòng kế hoạch – kỹ thuật)

Ngày nay, các cán bộ kỹ thuật chuyên ngành xây dựng có vai trò ngày càng quan trọng. Mặc dù họ không trực tiếp tham gia vào quá trình thi công nhưng chất lượng công việc mà họ thực hiện có ảnh hưởng lớn tới chất lượng công trình sau này. Hiện nay trong Công ty, số cán bộ kỹ thuật chuyên ngành xây dựng mới chỉ chiếm 10.69% (= 196 người) so với tổng số lao động của toàn Công ty. Trong số 196 cán bộ kỹ thuật chuyên ngành xây dựng thì: trình độ cao học chiếm 1.02 %, trình độ đại học chiếm 17.34%, trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 81.63% (Biểu đồ 2.2: Nguồn Phòng kế hoạch-kỹ thuật). Số lượng cán bộ thực hiện công tác quản lý kỹ thuật, tư vấn giám sát công

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

trình còn khá khiêm tốn do vậy công tác kiểm tra chất lượng công trình của Công ty còn nhiều hạn chế.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành xây dựng

Cao học Đại học

Cao đẳng và trung cấp

Số liệu thống kê thu được trong bảng 2.6 chứng minh rõ điều này. Số lượt kiểm tra công trình qua các năm tuy có tăng nhưng tỷ lệ kiểm tra một công trình/năm lại ở mức thấp khoảng 0.5. Công tác kiểm tra nhìn chung mới chỉ thực hiện ở một số công trình trọng điểm.

Bảng 2.6: Tình hình kiểm tra chất lượng công trình trong giai đoạn 2005-2007 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng số công trình Công ty thi công 78 142 165

Số lượt kiểm tra các công trình thi công trong năm 40 76 91

Tỷ lệ kiểm tra một công trình/Năm 0,51 0,53 0,55

SV: Nguyễn Bích Ngọc Lớp: QLKT 46B

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

(Nguồn phòng kế hoạch - kỹ thuật).

Về công tác đào tạo, Công ty hàng năm vẫn cử một số cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật đi học bồi dưỡng nâng cao chuyên môn. Tuy nhiên, số lượng cán bộ công nhân được cử đi học còn ít. Năm 2007, chỉ có 1 cán bộ quản lý, 2 cán bộ kỹ thuật được cử đi học cao học, và công nhân kỹ thuật cũng chỉ có 4 người được cử đi học tại chức (mới chỉ chiếm 0.66% trong số 1058 tổng số cán bộ, công nhân trong công ty).

Bên cạnh đó, việc cử cán bộ, công nhân trong Công ty đi học nâng cao chuyên môn chưa được đánh giá một cách có khoa học. Việc cử ai đi học là do quyết định của Tổng giám đốc nhưng hoàn toàn mang tính chủ quan.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình tại Công ty Tây Hồ.DOC (Trang 66 - 68)