Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý vật liệu xây

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình tại Công ty Tây Hồ.DOC (Trang 69 - 108)

Nguyên nhiên vật liệu của Công ty Tây Hồ có thể chia làm hai loại: - Nguyên vật liệu thông thường như: cát, sỏi, xi măng….

Nguyên vật liệu thông thường Công ty mua trên thị trường và hạch toán như bình thường. Việc cung cấp nguyên nhiên liệu theo số lượng, chủng loại và tiến độ thi công. Doanh nghiệp không dự trữ nguyên vật liệu mà thường mua trực tiếp trên thị trường rồi cung ứng thẳng tới chân công trình. Vì thế Công ty không tốn chi phí cho dự trữ, nhưng nó có điểm yếu là nguồn cung cấp không ổn định và giá cả lên xuống bất thường theo quan hệ cung cầu trong mùa xây dựng.

- Nguyên vật liệu đặc chủng :

Chúng gồm các loại như: Thuốc nổ ADI, Kíp thường, Kíp vi sai, Kíp điện, Dây cháy chậm….Đối với những nguyên vật liệu này căn cứ vào bản thiết kế và tiến độ thi công Công ty tiến hành lập kế hoạch xin cấp phát trình lên Tổng cục, cơ quan cấp trên. Những loại này công ty phải kiểm tra về chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu cũng như độ chính xác an toàn của nguyên vật liệu. Nguồn cung cấp này nhìn chung là ổn định ít biến động vì thế đảm

SV: Nguyễn Bích Ngọc Lớp: QLKT 46B

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

bảo cho máy móc, thiết bị hoạt động liên tục. Nhưng chúng có độ nguy hiểm cao, vì thế đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ nhất định.

Kho bãi dùng để để bảo quản nguyên vật liệu đề đảm bảo theo đúng quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật: để nơi khô thoáng, thường xuyên kiểm tra kho bãi theo định kỳ.

Thủ kho của Công ty đều là những người tốt nghiệp cao đẳng, đại học cho nên họ rất tinh thông nghiệp vụ và có phẩm chất tốt, không có trường hợp mất cắp nào có dính líu tới cán bộ thủ kho.

Hệ thống sổ sách, chứng từ đều hết sức minh bạch, thực hiện theo đúng quy định, Việc xuất nhập nguyên vật liệu tuân theo nguyên tắc FIFO.

Để đảm bảo chất lượng công trình, Công ty cũng tiến hành kiểm tra, lưu mẫu có kèm theo biên bản nghiệm thi vật tư trước khi đưa vào thi công. Công ty sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên.

2.2.2.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý vật liệu xây dựng.

Hiện nay, các xí nghiệp trực thuộc Công ty được chủ động trong việc tìm nguồn cung ứng vật tư. Tuy nhiên, việc lựa chọn nhà cung ứng của các xí nghiệp lại chủ yếu dựa trên các mối quan hệ sẵn có giữa nhà cung ứng với các xí nghiệp chứ không phải dựa trên tính kinh tế - kỹ thuật như: nhà cung cấp cát Taicera, đá các loại của Bimico, …đơn giá đắt hơn giá trên thị trường mà chất lượng lại không đạt yêu cầu lắm: giá cát trung bình của Phức Hậu là 115.000 đồng/m3 trong khi giá thị trường có 80.000 đồng/m3; đá các loại của Bimico là 150.000 đồng/m3 trong khi giá thị trường có 125.000 đồng/m3.

Ngoài ra, hiện tại Công ty chưa có phòng thí nghiệm riêng nên căn cứ chủ yếu để mua nguyên vật liệu là dựa vào giấy chứng xuất xứ, chất lượng của các nhà cung cấp vật liệu.

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

Những điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho việc quản lý nguồn cung ứng, tác động không nhỏ tới việc đảm bảo chất lượng vật tư cho quá trình thi công. Điều này được thể hiện rất rõ trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.7: Kết quả kiểm tra chất lượng vật tư.

Các chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1. Tổng số công trình Công ty thi công 78 142 165

2. Số lượng công trình có vi phạm về chất lượng vật tư 10 12 13

Trong đó:

- Vật tư không có chứng nhận nguồn gốc 2 3 3

- Sử dụng vật tư không đảm bảo chất lượng 5 5 6

- Sử dụng vật tư sai lệch về kỹ thuật so với bản vẽ thiết kế 3 4 2

- Các vi phạm khác 0 0 2

3. Tỷ lệ vi phạm chất lượng vật tư: Kvpcl (%) 12.82 8.45 7.87

(Nguồn: Phòng kế hoạch - Kỹ thuật)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ vi phạm chất lượng nhìn chung có giảm, nhưng tỷ lệ này vẫn còn ở mức cao: 7.87%. Kết quả kiểm tra cho thấy cần phải thực hiện những biện pháp mạnh hơn nhằm từng bước giảm thiểu vi phạm. Hình thức vi phạm chủ yếu vẫn là không chứng minh được nguồn gốc vật tư, sử dụng vật tư không đúng, không đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng vật tư không đảm bảo.

Quy trình kiểm tra chất lượng của Công ty còn quá đơn giản (xem sơ đồ 3). Hoạt động kiểm tra chủ yếu tập trung trong giai đoạn thi công, xây lắp. Trong khi đó hoạt động kiểm tra, đánh giá khả năng của các nhà cung ứng, phương thức vận chuyển vật tư cũng như chất lượng vật tư lưu kho chưa được chú trọng ngay từ đầu.

Sơ đồ 2.3: Quy trình kiểm tra chất lượng vật tư hiện tại trong Công ty

SV: Nguyễn Bích Ngọc Lớp: QLKT 46B

71

Nhu cầu vật tư

Xí nghiệp xây lắp Nhà cung ứng

Hợp đồng mua sắm vật tư

Giai đoạn

thi công Lưu kho

Kiểm tra vật tư Chứng chỉ chất lượng

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

2.2.2.3. Nguyên nhân của của những mặt hạn chế đó.

Công ty có thói quen lấy nguyên vật liệu từ các nhà cung cấp thân quen mà không tính đến tính kinh tế - kỹ thuật là do thói quen làm việc quan liêu của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường ngày nay và nhất là Công ty vừa mới Cổ phần hóa xong thì cần phải thay đổi ngay lề lối làm việc quan liêu này mà thay vào đó là tác phong làm việc công nghiệp hiện đại, đặt tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật lên hàng đầu.

Công ty chưa có đủ nguồn vốn để xây dựng phòng thí nghiệm riêng cho Công ty vì nó đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khá lớn.

Quy trình kiểm tra chất lượng của Công ty còn đơn giản, một phần là do trình độ của cán bộ quản lý chất lượng còn kém, phần khác là do nhận thức của ban lãnh đạo công ty không mấy quan tâm tới việc áp dụng quy trình kiểm tra vật liệu theo tiêu chuẩn quốc tế.

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

2.2.3. Công tác quản lý chất lượng máy thi công.

2.2.3.1. Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý chất lượng máy thi công.

Công ty tiến hành xây dựng và quản lý hồ sơ của từng máy móc thiết bị, phương tiện theo từng năm. Tiến hành ghi sổ nhật ký tình hình sử dụng các thiết bị, phương tiện và đánh giá định kỳ hàng năm. Điều này sẽ giúp Công ty kiểm soát được tình trạng từng máy móc thiết bị, kịp thời phát hiện những hỏng hóc và có kế hoạch bảo dưỡng thích hợp.

Định kỳ Công ty tiến hành các hoạt động bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị phương tiện theo đúng quy định của ngành. Công ty luôn thực hiện đúng kế hoạch sửa chữa lớn hàng năm đặt ra vì sửa chữa lớn bao gồm các công việc rất quan trọng đối với máy móc, thiết bị như: Hệ phát động lực, hệ truyền động hoặc hệ công tác, thay khung máy… Công việc sửa chữa này do bộ phận chuyên trách đảm nhiệm do tính năng của máy móc, thiết bị rất phức tạp.

Bảng 2.8: Kế hoạch sửa chữa và bảo dưỡng từng năm.

Định mức KHNăm 2005TH % KHNăm 2006TH % KHNăm 2007TH %

Sửa chữa lớn 8 8 100 7 7 100 8 8 100

Bảo dưỡng 630 635 100.

8

525 525 100 680 689 101.3

Sửa chữa vừa 43 44 102.

3 46 78 104. 3 47 47 100 Sửa chữa nhỏ 127 131 103. 1 136 138 101. 5 147 151 102.7

(Nguồn: Phòng kế hoạch - Kỹ thuật)

SV: Nguyễn Bích Ngọc Lớp: QLKT 46B

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

Còn bảo dưỡng là việc diễn ra thường xuyên nhằm đảm bảo cho máy móc, thiết bị hoạt động được một cách bình thường. Hàng năm số lần bảo dưỡng thường xuyên lớn hơn so với kế hoạch do máy móc, thiết bị của Công ty đã cũ, thêm vào điều kiện làm việc khắc nghiệt do vậy thường xảy ra hỏng hóc. Việc bảo dưỡng thường do chính công nhân vận hành máy tiến hành đều đặn theo kế hoạch.

Sửa chữa vừa và nhỏ được tiến hành định kỳ nhằm thay thế một số bộ phận hao mòn qua sử dụng như: Hàn vá bên ngoài, bổ sung dầu mỡ, các hệ thống đèn an toàn, phát tín hiệu và chiếu sáng. Do máy móc, thiết bị ở Công ty đã cũ và các công trình ở xa điều kiện thời tiết địa hình không thuận lợi nên hàng năm Công ty đều vượt kế hoạch về sửa chữa vừa và nhỏ. Các sửa chữa này phần lớn do công nhân của Công ty tự sửa chữa hoặc công nhân chuyên trách của đội thi công cơ giới chịu trách nhiệm.

Hàng năm Công ty đều lập kế hoạch trích khấu hao, mức trích phụ thuộc vào số lượng máy móc, thiết bị hiện có trong Công ty ở thời điểm lập kế hoạch. Lượng khấu hao được trích dùng lập quỹ để đầu tư máy móc, thiết bị mới và phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa.

2.2.3.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý chất lượng máy thi công.

Công ty không lập kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, Công ty sẽ mua khi nào cần theo yêu cầu công việc hoặc khi máy móc bị hỏng.

Nói chung, năng lực về máy móc, thiết bị thi công, dây chuyền sản xuất của Công ty còn nhiều hạn chế. Một số máy móc, thiết bị đã hết thời gian sử dụng vẫn tiếp tục được đưa vào quá trình thi công như :

- Máy đào KOMATSU, HITACHI, KOBELCO sản xuất tại Nhật, có 9 chiếc nhưng giá trị còn lại là 40 %.

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

- Máy ép cọc lực nén tới 150 tấn sản xuất tại Việt Nam, có 7 chiếc nhưng giá trị còn lại là 45%.

Trong năm 2007 vừa qua , Công ty có đầu tư mua một số máy móc thiết bị nhưng phần lớn đã qua sử dụng nên chất lượng không cao như:

- Máy trộn bê tông 250L, 350L sản xuất tại Nga, mua 4 chiêc, nhưng giá trị còn lại lúc mua là 80%.

- Máy cắt đá sản xuất tại Nhật, mua 2 chiếc, nhưng giá trị còn lại lúc mua là 90%.

- Xe ủi DZ 171, T130 ( 110 CV ) sản xuất tại Nga, mua 1 chiếc nhưng giá trị còn lại lúc mua là 85%

Sự hạn chế trong năng lực về máy móc thiết bị của Công ty đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả quản lý chất lượng các công trình cũng như khả năng tham gia dự thầu một số công trình có giá trị lớn.

2.2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế đó.

Do khả năng lập kế hoạch của Công ty còn kém, việc lập kế hoạch mới chỉ dựa vào các báo cáo của cấp dưới, và tình hình chủ quan của Công ty còn việc dựa vào dự báo nhu cầu của thị trường sản phẩm, thị trường nguyên nhân vật liệu, và biến động của thị trường nên khi có những thay đổi bất ngờ thì Công ty không kịp trở tay. Điều này làm cho máy móc thiết bị của công ty không được sử dụng theo đúng kế hoạch..

Ngoài ra, hiện nay ở các xí nghệp của Công ty thì việc quản lý sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị chủ yếu do một người kiêm nhiệm, đồng thời kiêm luôn cả việc lập kế hoạch về sử dụng và sửa chữa. Nhưng các nhà quản lý này lại chỉ có chuyên môn về ngành kỹ thuật chứ không đào tạo

SV: Nguyễn Bích Ngọc Lớp: QLKT 46B

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

về lập kế hoạch. Do vậy mà công tác lập kế hoạch sửa chữa, sử dụng máy móc còn chứa sát với thực tế.

Bên cạnh đó Công ty cũng chưa đầu tư đúng mức cho máy móc thiết bị. Máy móc thiết bị đã khá cũ nên công suất hoạt động nhiều khi không như ý muốn. Điều này đã gây ảnh đến việc lập kế hoạch sử dụng máy móc hiệu quả. Ngoài ra việc đầu tư mua máy móc rất tốn kém, nguồn vốn của Công ty cũng có hạn chế, Công ty còn phải đầu tư vào nhiều thứ khác nên một số máy móc Công ty không thể mua mới được, mà thường là đã qua sử dụng ở các nước phát triển.

2.2.4. Công tác quản lý thi công.

2.2.4.1. Những mặt đã đạt được trong công tác quản lý chất lượng công trình.

Công ty đã thường xuyên kiểm tra công trường, chủ động xử lý vướng mắc.

Đảm bảo tuân thủ các trình tự, thủ tục trong quản lý dự án.

Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị xí nghiệp.

Bố trí người đủ năng lực, thường xuyên giám sát công trình, thực hiện ghi chép, lập hồ sơ quản lý đảm bảo theo yêu cầu của tiêu chuẩn quy phạm.

Bố trí người có trình độ chuyên môn về xây dựng từ trung cấp trở lên thường xuyên chỉ huy ở công trường, thực hiện nghiệm thu vật liệu, nghiệm thu công tác tương đối tốt nên góp phần hạn chế những sai sót ở công trường.

Đánh giá về quản lý chất lượng:

- Công tác lập hồ sơ quản lý chất lượng công trình đã thực hiện khá tốt: thực hiện đầy đủ hồ sơ pháp lý; có thể hiện rõ số liệu kỹ thuật và biên bản

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

nghiệm thu vật liệu, nghiệm thu cấu kiện thi công; nhật ký thi công có ghi rõ ràng, có đánh giá chính xác về diễn biến ở công trường.

- Cho đến nay, các công trình luôn đảm bảo tính hợp lý, khả thi các kết cấu chịu lực, đảm bảo theo đúng mức độ an toàn của thiết kế.

- Trong năm 2007, các công trình thi công cơ bản đảm bảo theo tiêu chuẩn nghiệm thu / tổng số công trình thi công trong năm là 25/25, hoàn toàn không có công trình nào không được đưa vào sửa dụng. Điều này cho thấy, các công trình của công ty về cơ bản luôn đat tiêu chuẩn chất lượng, đến nay chưa có công trình nào do công ty xây dựng mà bị sập đổ.

- Trong năm 2005-2007, các công trình đã hoàn thành của Công ty đều đảm bảo yêu cầu sử dụng. Không phát hiện những hư hỏng về kết cấu công trình. Một số công trình được tặng bằng khen về chất lượng như: trung tâm hội nghị tỉnh Lạng Sơn (10/2/ 2005), nhà làm việc Cục điều tra hình sự Bộ Quốc Phòng (4/11/2006), Dự án cải tạo nâng cấp Bệnh viện Việt Đức Hà Nội( 22/10/ 2006)…..

Đồng thời trong năm nay, Công ty đã xây dựng xong dự án quản lý thi công theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000 và sẽ áp dụng vào Công ty vào đầu năm 2009.

2.2.4.2. Những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý chất lượng công trình.

Đánh giá về tiến độ.

- Chậm tiến độ vẫn là xu hướng phổ biến trong các công trình, chỉ có 4/20 công trình trong năm 2006 được kiểm tra hoàn thành đúng tiến độ.

Đánh giá về quản lý chất lượng.

SV: Nguyễn Bích Ngọc Lớp: QLKT 46B

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Bùi Đức Thọ

-Mặc dù công ty đã đáp ứng tốt về điều kiện sử dụng bình thường nhưng một số công trình vẫn còn có những hư hỏng dễ thấy bằng mắt thường cần khắc phục như: dột mái nhà ở công trình, thấm tường đầu hồi, nứt tường ở các góc cửa….(xem phụ lục kiểm tra công trình đợt 3)

- Những hư hỏng này tuy không nghiêm trọng, các công trình vẫn được đưa vào sử dụng bình thường nhưng nó sẽ làm ảnh hưởng tới uy tín công ty sau này. Công ty tìm hiểu để rút kinh nghiệm.

Đánh giá về an toàn lao động và vệ sinh môi trường

- Các công trình được kiểm tra chưa xảy ra mất an toàn lao động trong xây dựng. Tuy nhiên ở công trường rào chắn cách ly còn sơ sài, chưa có đủ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công trình tại Công ty Tây Hồ.DOC (Trang 69 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w