1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

van 8 hay

119 338 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 497,5 KB

Nội dung

GV: Đinh Quang Tùng Giáo án Ngữ Văn 8 Ngày soạn:28/12/2009 Tuần 20 Bài 18. tiết 73 - 74 Nhớ rừng Thế Lữ A. Mục tiêu cần đạt - Học sinh cảm nhận đợc niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thờng, giả dối đã thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vờn bách thú. - Thấy đợc bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ. B. chuẩn bị Thày: Đọc tài liệu, soạn giáo án. Trò: Đọc hiểu VB qua việc trả lời câu hỏi SGK. C. Lên lớp: 1. ổn định 2. Kiểm tra: Vở soạn của học sinh 3. Bài mới Giáo viên giới thiệu về phong trào thơ mới Thế Lữ Nhớ rừng : Trong nhng nm 30- 40 ca th k trc, trong vn chng nc nh cú mt giai on, mt s kin t xut m sau ny c ỏnh giỏ: l 10 nm di bng mt th k: ú l s ra i ca phong tro th mi m ngi c mnh danh l nht thi s ca phong tro y l nh th m chỳng ta hc hụm nay: ó l mt con ngi ó tng tuyờn ngụn, ó tng t nhn mỡnh l mt cõy n muụn iu. I/. Giới thiệu tác giả, tác phẩm ? Đọc chú thích nêu những ý chính về nhà thơ Thế Lữ: Giáo viên nhấn mạnh thêm: - Thế Lữ không những là ngời cắm ngọn cờ chiến thắng cho thơ mới mà còn là ngời tiêu biểu nhất cho phong trào thơ mới chặng ban đầu. Chính tên là Nguyễn Thứ Lễ nhà thơ chọn bút danh Thế Lữ, ngoài việc chơi chữ (nói lái) còn có ngụ ý ông tự nhận là ngời lữ khách trên trần thế, chỉ biết đi tìm cái đẹp. Tôi là ngời bộ hành phiêu lãng Đờng trần gian xuôi ngợc để vui chơi (Cây đàn muôn điệu) Tuy tuyên bố nh thế nhng Thế Lữ vẫn mang nặng tâm sự thời thế. Trớc ông có một số bài thơ viết về "khách chinh phụ biết gạt tình riêng để ra đi theo tiếng gọi lên đờng, trong lúc "non sông mờ cát bụi" và bài "Nhớ rừng" diễn tả sự u uất của con hổ bị sa cơ, tức là của ngời chiến bại, tuy chiến bại nhng vẫn đẹp, vẫn anh hùng Có thể coi "Nhớ rừng" và một số bài thơ khác của Thế Lữ là tiếng vọng của các phong trào yêu nớc CM những năm 20 - 30 từng một thời oanh liệt nhng đã thất bại. II/. Đọc, tìm hiểu văn bản: Giáo viên đọc mẫu & hớng dẫn học sinh đọc cho phù hợp. Trờng THCS Mỹ Xá Năm học: 2009 - 2010 1 GV: Đinh Quang Tùng Giáo án Ngữ Văn 8 - Đoạn 1, 4: đọc giọng buồn, ngao ngán, u uất - Đoạn 2, 3, 5: hào hứng vừa tiếc nuối & bay bổng - Chú ý đọc liền mạch những câu thơ bắc cầu. Giáo viên gọi 2 - 3 học sinh đọc - Gọi học sinh đọc chú thích - Thể thơ 8 chữ - đây là sự sáng tạo của thơ mới. ? Hãy quan sát bài thơ chỉ ra những điểm mới về hình thức bài thơ này so với các bài thơ đã học (thơ đờng luật) + Không hạn định lợng câu, chữ, đoạn. + Mỗi dòng thờng có 8 tiếng + Nhịp ngắt tự do theo mạch cảm xúc 5-3, 3-5, 3-3-2, 3-2-3, 4- 2- 2, 4- 4. + Vần không cố định (vần liền: 2 câu liền kế tiếp nhau; vần chân tiếng cuối câu; vần trắc, bằng nối tiếp + Giọng thơ ào ạt phóng khoáng ? Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn ? Diễn tả những ý lớn nào ? - Đoạn 1: Tâm trạng của con hổ trong vờn bách thú - Đoạn 2, 3: Nhớ tiếc quá khứ oai hùng trong rừng thẳm - Đoạn 4: Trở về thực tại càng chán chờng, uất hận - Đoạn 5: Tha thiết, khao khát giấc mộng ngàn. Giáo viên: Tuy bài thơ chia làm 5 đoạn nhng thực chất cảm xúc tâm trạng của nhân vật trữ tình đợc đặt trong thế đối lập, tơng phản giữa hiện tại và quá khứ, thực tại và mộng tởng đặc sắc về NT bố cục. 1. Tâm trạng của Hổ khi bị giam trong cũi sắt ? Sau tên bài thơ tác giả ghi chú "lời con hổ trong vờn bách thú" điều đó có ý nghĩa gì ? - Bài thơ chọn lời con hổ trong vờn bách thú không phải là ngẫu nhiên. + Trong tâm linh của ngời châu á, con hổ tợng trng cho sức mạnh huyền bí, thiêng liêng. + Hổ là con vật thờ. Trong rừng hổ là chúa sơn lâm, là sức mạnh bắt muôn loài phải khut phục. - Nhà thơ không viết cảnh con hổ đang vùng vẫy trong rừng sâu mà trong hoàn cảnh khắc nghiệt: bị nhốt trong cũi sắt của vờn bách thú cảnh ngộ đầy bi kịch. ? Những câu thơ đầu đã miêu tả tâm trạng gì của hổ ? Thể hiện qua từ ngữ? - Tâm trạng căm hờn uất ức khi bị giam cầm Gậm qua + "Gậm" câu thơ bắt đầu bằng một hành động "gậm" giúp ngời đọc hình dung con hổ đang dùng răng - thứ vũ khí khủng khiếp của nó để nghiền nát, cắn xé một vật gì đó. Vật đó chính là "khối căm hờn". + "Khối căm hờn" căm hờn là khái niệm trừu tợng khi đi với từ "khối" Nỗi căm hờn trở thành cụ thể hữu hình (gây ấn tợng về sự ngng kết, có khối lợng, trọng lợng, còn nguyên vẹn không tan đi đợc). Trờng THCS Mỹ Xá Năm học: 2009 - 2010 2 GV: Đinh Quang Tùng Giáo án Ngữ Văn 8 Từ đó ta có thể hình dung sự căm hờn trong lòng con hổ mỗi lúc một lớn dần lên ngày một nhức nhối. Động tác "gậm" mỗi lúc mọt điên cuồng hơn. Nhng dù uất ức đến cao độ con hổ cũng không làm cách nào tiêu tan đợc tâm trạng đó. ? Nhận xét âm điệu câu thơ T1 & T2 - Âm điệu của câu thơ mở đầu gợi nên giọng gầm gừ tức giận của con hổ, sức nặng của âm lợng nh dồn vào từ "căm hờn" đứng giữa câu thơ. Câu thơ nhiều vần trắc diễn tả sự căm hờn của con h. + Câu T2 nhiều vần bằng diễn tả nỗi ngao ngán của hổ khi phải nằm trong cũi sắt để thời gian trôi đi nhạt nhòa vô vị. ? Nhận xét cách xng hô của hổ - Xng "ta" cách tự xng đầy kiêu hãnh của vị chúa tể quyền uy. Bị giam hãm nhng trong con ngời Hổ vẫn còn nguyên vẹn sức mạnh linh thiêng kết tinh sức mạnh huyền bí của rừng thẳm (oai linh rừng thẳm). ? Trong tâm trạng ấy thái độ của con Hổ đối với các đối tợng xung quanh nh thế nào ? - Khinh bỉ con ngời, nhìn với con mắt giễu cợt "khinh lũ ngời - Coi thờng những con vật vốn cũng coi là sức mạnh của rừng già giờ đây đờ đẫn ngờ nghệch hoặc là vô tâm nhởn nhơ, cũng bị cầm tù chung H càng uất ức và bị đặt chung với sự tầm thờng. Dù trong cũi sắt H vẫn coi mình là "oai thẳm" không chịu ngang bầy với những kẻ t.thờng H không chấp nhận hiện thực. * Tóm lại: Đoạn thơ đầu tác giả đã giới thiệu hình tợng chính của bài thơ: tâm trạng căm hờn uất hận và thái độ khinh ghét của con H bị sa cơ giam cầm trong cũi sắt. Con H ở đây đợc nhân hóa nh một con ngời có hành động, nội tâm vô cùng dữ dội - Hình tợng con H ở đây đợc giới thiệu rất sinh động. Đoạn thơ m đầu đã chạm ngay vào nỗi đau mất nớc của ngời dân bị nô lệ lúc bấy giờ. Qua hình tợng con Hổ, tác giả muốn thể hiện lòng căm hờn uất ức trớc cuộc sống nô lệ & niềm khao khát đợc tự do độc lập của con ngời Việt Nam khi đó. * Dặn dò: HS về học bài, soạn phần còn lại. Ngày soạn:28/12/2009 Tiết 2 Kiểm tra: HS đọc thuộc bài thơ Nhớ rừng Bài mới: 2. Nỗi nhớ tiếc quá khứ (đoạn 2, 3) a) Nỗi nhớ nhung đối với cảnh vật ? Trong nỗi nhớ của H. chốn rừng già hiện lên ntn ? + Cảnh sơn lâm bóng cả, cây già gió gào ngàn giọng nguồn hét núi thét bóng âm thầm, lá gai cỏ sắc chốn thảo hoa - Nhớ rừng + H nhớ cảnh vật ở rừng: Trong tâm linh của hổ cảnh núi rừng hiện lên trong vẻ đẹp hùng vĩ, đắm say, thâm nghiêm, dữ dội hoang vu bí mật Dùng hàng loạt từ Hán Việt gọi tên gợi cảm giác huyền bí thiêng liêng. Trờng THCS Mỹ Xá Năm học: 2009 - 2010 3 GV: Đinh Quang Tùng Giáo án Ngữ Văn 8 + Nhớ âm thanh rừng già: âm thanh của tiếng gió ngàn gào hét, âm thanh của tiếng nguồn nớc đổ ầm ầm trên núi hòa cùng với tiếng thét của con hổ tạo thành âm thanh đích thực của núi rừng. ? Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ đầy bí mật đó, con H hiện ra với t thế & vẻ đẹp ntn? * Hình ảnh con H trong cuộc sống xa: "Ta bớc im hơi " Trên cái nền của cảnh núi rừng hùng vĩ đó, giữa lúc "khúc trờng ca dữ dội" của rừng thiêng tấu lên thì con H xuất hiện: Đầu tiên là bớc chân hùng dũng đầy uy quyền của vị chúa tể, rồi cả thân mình mềm mại uyển chuyển (phép tu từ đảo ngữ "lợn nhàng" đã nhấn mạnh vẻ đẹp của H. đến ranh mãnh chứa đầy sức mạnh quyền uy). 2 câu thơ đầu có thể xếp theo kiểu thơ bậc thang tạo hình Thiên N chỉ còn là phông màn để nổi bật hình ảnh vị chúa tể sơn lâm. GV: Để họa H, tác giả đã dùng những nét điểm xuyết và những đặc trng của hội họa phơng Đông Nổi bật sức mạnh vô địch của vị chúa tể. Ta thấy trong bức tranh có cả uy quyền; sức mạnh thần bí vừa mạnh mẽ, đe dọa, vừa khôn khéo nhẹ nhàng, vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại uyển chuyển. Vẻ đẹp ngang tàng lẫm liệt của núi rừng. GV: Chỉ bức tranh trong SGK (có thể phóng to để học sinh ngắm, so sánh với hình ảnh thơ). ? Đọc khổ 3: Những kỉ niệm của H với chốn rừng già đợc tác giả khắc họa bằng những hình ảnh nào ? Cảnh rừng ở đây là cảnh của thời điểm nào ? Cảnh những đêm trăng sáng, những ngày ma, những bình minh, những chiều đỏ. b) Những kỉ niệm về cuộc sống xa của con hổ "Nào đâu trăng tan" ? Cảnh sắc trong những thời điểm đó có gì nổi bật. - Từ trong nỗi nhớ, con H hình dung trong những đêm trăng sáng, ánh trăng làm cho dòng suối ánh lên rực rỡ nh một dòng trăng lóng lánh ánh vàng và trong lành. H say mê rình mồi, cúi xuống uống nớc mà ngỡ tởng nh uống ánh trăng chan hòa, vàng tan trong dòng suối. Cảnh lung linh huyền ảo đẹp một vẻ đẹp thơ mộng và con H cũng đắm say, rung động trớc cảnh vật. ? Nhận xét cảnh rừng trong những ngày ma và những bình minh. Trong nền cảnh đó H hiện ra với t thế và vẻ đẹp ntn ? "Đâu những ngày ma đổi mới". Con H càng nhớ hơn trong những ngày ma ngàn thật dữ dội. Khắp nơi ma trắng xóa xối xả, cả rừng già rung chuyển trong ma trong gió. Nhng vị chúa tể sơn lâm vẫn không mảy may sợ hãi trớc uy lực và thách thức của đất trời vẫn điềm nhiên đứng ở vị trí cao nhất "lặng ngắm mới". Điều đó thể hiện sức mạnh chế ngự, một bản lĩnh vững vàng không gì lay chuyển đợc của con mãnh thú. Âm điệu của câu thơ gợi lên một chút thích thú về sự sở hữu giang sơn đổi mới của con H (nh một đế vơng oai vĩ đang yên lặng ngắm giang sơn thay áo mới ) "Đâu những bình minh bừng". Trờng THCS Mỹ Xá Năm học: 2009 - 2010 4 GV: Đinh Quang Tùng Giáo án Ngữ Văn 8 Và trong kí ức của con H nh đang hiển hiện một buổi sớm ban mai, vạn vật thức dậy cùng mặt trời, cây xanh nắng gội, chim chóc reo ca đón chào một ngày mới nh tiếp tục ru giấc ngu của chúa sơn lâm. ? Cảnh rừng trong những buổi chiều đỏ & vẻ đẹp của H có nét gì đặc sắc độc đáo và táo bạo trong hình ảnh thơ. "Đâu những chiều gay gắt". Con H nhớ lại thời điểm cảnh rừng đẹp một cách dữ dội, bi thơng nhất. Đó là lúc bóng chiều đỏ rực nh màu máu ghi nhận phút hấp hối của con mồi và giây phút cuối của mặt trời mà H gọi là "chết". H còn rất tàn bạo khi gọi mặt trời là "mảnh". Trong mắt H mặt trời chỉ nh một con mồi. Trong lúc này, trong cánh rừng này H không có đối thủ. Nó chế ngự đợc cuộc sống của mình, cánh rừng của mình và cả vũ trụ nữa (Bàn chân ngạo nghễ của con thú nh đã giẫm đạp lên bầu trời và cái bóng của nó đã trùm kín cả vũ trụ). ? Có ý kiến cho rằng đoạn thơ nh bộ tranh tứ bình độc đáo về chúa Sơn Lâm. ý kiến của em ? * Tóm lại: Có ngời nói đoạn thơ trên là bộ tranh tứ bình tả con H trong các cảnh: đêm trăng, ngày ma, sáng xanh, chiều đỏ. Cảnh nào cũng đẹp. Đây là đoạn thơ hay nhất, giá trị nhất: không chỉ có cái họa trong thơ (những hình ảnh gợi tả màu sắc, đờng nét, âm thanh rất đẹp, cụ thể sống động không chỉ có phép tu từ ẩn dụ táo bạo mà còn là mạch thơ, nhịp thơ cuồn cuộn xô đến những dòng hồi ức dồn dập tràn trề. - Bốn hơng vị - 4 bức tranh trong nỗi nhớ của H đợc vẽ lên đều là bắt đầu = từ "nào đâu" "đâu". Trong bức tranh ấy ngòi bút nét vẽ rất sâu sắc sinh động nh thật. Những từ "đâu" khẳng định tất cả chỉ là quá khứ, là của trong mộng. Bởi vậy những câu thơ ấy vừa là sự thể hiện hồi ức dồn dập vừa là nỗi đau khổ kìm giữ. ? Phân tích cái hay của câu thơ biểu cảm cuối đoạn ? Câu thơ "Than ôi ! đâu " Thứ 5 là một tiếng than đau đớn thống thiết, tràn ngập cảm xúc buồn thơng thất vọng nuối tiếc đa con H về với thực tại đáng thơng với nỗi ngao ngán vô biên tác giả nh đứt ruột. Câu thơ vang lên chậm nhẹ, não nuột nh một tiếng thở dài ai oán. Lời than có sức lay động và ngân vang Đoạn thơ không chỉ là tâm trạng của con H mà còn có một ý nghĩa sâu xa trong một tâm trạng của cả một lớp ngời Việt Nam trong thời nô lệ, mất nớc, nhớ về quá khứ hào hùng của DT, đất nớc mình. Đoạn thơ có sức khái quát và điển hình cho một tâm trạng điển hình. Giọng thơ đầy hào hứng bay bổng vụt chuyển sang buồn thơng nhớ tiếc mà vẫn tự nhiên lôgíc. Đó cũng là lúc H rơi từ giấc mộng huy hoàng thực tại tầm thờng. 3. Niềm uất hận ngàn thâu / thực tại và sự khao khát giấc mộng ngàn a) Tâm trạng của con H tr ớc cuộc sống thực tại (Đ4) ? Đọc doạn 4. Trở về cảnh thực tại, cảnh vờn bách thú có gì khác với của trong mộng (đ3). Cảnh tợng ấy đã gây nên phản ứng nào trong tình cảm của H. Quay về với thực tại, con H chán ghét tất cả cảnh trớc mắt đối lập một cách khủng khiếp với cảnh trong mộng của núi rừng hùng vĩ xa kia. Trớc mắt H là vờn thú với cảnh tợng tầm thờng giả dối thấp kém, là cảnh tù đày gò bó chật chội đến không thể chịu đợc. Đoạn thơ là linh hồn của con H và cũng là linh hồn của thơ lãng mạn. Đó là cảm hứng vơn tới cái cao cả, cái chân thực, cái đẹp, vợt lên sự tầm thờng giả dối. b) Khao khát giấc mộng ngàn Trờng THCS Mỹ Xá Năm học: 2009 - 2010 5 GV: Đinh Quang Tùng Giáo án Ngữ Văn 8 ? Không thể chấp nhận hiện tại và không biết làm thế nào thay đổi đợc, H đã nhắn gửi điều gì tới nớc non xa ? - Con H cất lời nhắn gửi tới "nớc non" một nớc non "oai linh hùng vĩ" là nơi ngày xa con H có chủ quyền "là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị" nơi ngày xa con H có tự do "nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xa". - Nó nhắn gửi với nỗi lòng quặn đau, ngao ngán, u uất vì đang bị cầm tù, mất tự do, mất chủ quyền. Nội dung lời nhắn gửi còn là tấc lòng mãi mãi gắn bó thủy chung son sắt với nớc non (phải chăng cũng là ngời Việt Nam chán ghét ) ? Các câu thơ cảm thán ở đầu và cuối đoạn có ý nghĩa gì? (đầu bằng từ hỡi). góp phần đa tâm trạng bức xúc của nhân vật trữ tình con H lên đỉnh cao của sự chán ngán, u uất, thất vọng, bất lực. Nó không muốn đầu hàng không muốn bị khuất phục chỉ còn cách chìm sâu vào giấc mộng ngàn để nhớ về quá khứ vàng son của mình trong mộng ảo. Lời thề thống thiết, cảm xúc dâng trào đọng lại ở câu thơ kết: "Hỡi ơi!" Đó là một tiếng ngân, một lời kêu gọi, một niềm hoài vọng của một tấm lòng yêu nớc thơng dân đến bao tâm hồn. III/. Tổng kết - ghi nhớ: ? Bài thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn. Vậy điều đó đợc thể hiện ở những điểm chủ yếu nào ? - Đây là một bài thơ lãng mạn điển hình, cảm hứng lãng mạn phong phú làm nên chất men say và sức lôi cuốn không cỡng nổi đối với ngời đọc. Cảm hứng lãng mạn sôi nổi tuôn trào suốt cả bài thơ. Biểu hiện cụ thể: + Mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn cứ dâng trào trong mỗi từ ngữ dòng thơ, đoạn thơ sức lôi cuốn mạnh mẽ. + Biểu tợng con H bị nhốt trong vờn bách thú rất phù hợp với chủ đề đó là tâm sự u uất (cảnh rừng đại ngàn biểu tợng cho thế giới rộng lớn khoáng đạt thế giới tự do - vờn bách thú, cũi sắt biểu tợng cho thực tại tù túng, giả dối, tầm thờng thuận lợi trong việc nói lên tâm sự cảm hứng LM của mình). + Hệ thống hình ảnh thơ rất giàu chất tạo hình với đờng nét hình khối, màu sắc rực rỡ, tác giả đã tạo nên những bức tranh đẹp một cách tráng lệ gây ấn tợng mạnh đối với ngời đọc. + Ngôn ngữ, nhạc điệu tiết tấu cực kì phong phú linh hoạt gợi cảm thể hiện thành công ý tởng cảm xúc của nhà thơ. ? Nội dung chính của bài thơ ? - "Nhớ rừng" thể hiện một tấm lòng yêu nớc thầm kín và da diết mãnh liệt. Bài thơ còn thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn lãng mạn. Bi kịch của nhân vật lãng mạn đợc thể hiện ở sự đối lập giữa thân tù với tâm hồn sục sôi khao khát tự do, không vợt lên đợc hoàn cảnh và không có cách gì thoát ra đợc. Nó đã tìm cách giải tỏa bi kịch bằng mộng tởng, bay đến chốn ngàn năm cao cả, vơn tới cái đẹp hùng vĩ, cái thực của tự nhiên, vợt lên trên cái thấp hèn, tầm thờng, giả dối. - Tâm trạng của con H ở vờn bách thú chính là tâm trạng của một Thế Lữ - thi sĩ LM, gắn liền với sự thức tỉnh về ý thức cá nhân. Tâm trạng ấy đã bắt gặp và Trờng THCS Mỹ Xá Năm học: 2009 - 2010 6 GV: Đinh Quang Tùng Giáo án Ngữ Văn 8 hòa tấu với tâm sự của ngời Việt Nam yêu nớc đang khao khát độc lập tự do, đang âm thầm đau khổ với thân phận nô lệ trong trật tự thực dân đơng thời. Tích hợp môi trờng: Viết đoạn văn thuyết minh về hiện tợng tàn phá rừng ảnh hởng đến môi trờng tự nhiên và ĐK sống của một số loài động vật. 4. Dặn dò: HS về học bài, chuẩn bị bài: Câu nghi vấn Ngày soạn:28/12/2009 Tiết 75. Tiếng Việt Câu nghi vấn A. Mục tiêu cần đạt - Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác. - Nắm đợc chức năng chính của câu nghi vấn: dùng để hỏi. B. chuẩn bị Thày: Đọc tài liệu Trò: Trả lời câu hỏi. C. Lên lớp: 1. ổn định 2. Kiểm tra: Có mấy kiểu câu chia theo mục đích nói ? Lấy ví dụ. 3. Bài mới: I/. Đặc điểm hình thức và chức năng chính 1. Ví dụ: (Bng ph) ? Đọc đoạn trích (SGK) "Vẻ nghi ngại ." ? Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn ? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn? Gồm các câu: Sáng nay không ? Thế làm sao ? Hay là quá ? - Đặc điểm hình thức: + Thể hiện ở dấu chấm hỏi + Có những từ nghi vấn: không (làm sao, hay là) ? Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì ? - Chức năng: để hỏi (giáo viên mở rộng: bao gồm cả tự hỏi nh câu trong Truyện Kiều "Ngời đâu không ?" Giáo viên cho học sinh tự đặt câu: chữa câu học sinh đặt không đúng. ? Hãy chỉ rõ đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn 2. Ghi nhớ : SGK / 11 II/. Luyện tập 1. Bài tập 1 ? Đọc yêu cầu BT1 a. Chị Khất phải không ? Trờng THCS Mỹ Xá Năm học: 2009 - 2010 7 GV: Đinh Quang Tùng Giáo án Ngữ Văn 8 b. Tại sao . nh thế ? c. Văn là gì ? Chơng là gì ? d. Chú mình không ? "Đùa gì cái gì thế ?. "Chị Cốc hả". 2. Bài tập 2 ? Chỉ rõ yêu cầu BT 2 - Căn cứ để xác định câu nghi vấn: Có từ "hay" Từ "hay" cũng có thể xuất hiện trong các kiểu câu khác nhng riêng câu nghi vấn từ "hay" không thể thay thế bằng từ "hoặc" đợc. Nếu thay từ "hay" trong câu nghi vấn = từ "hoặc" thì câu trở nên sai ngữ pháp hoặc biến thành một câu khác thuộc kiểu câu trần thuật và có ý nghĩa khác hẳn. 3. Bài tập 3: ? Đọc yêu cầu bài tập - Không vì đó không phải là những câu nghi vấn Câu (a) và (b) có các từ nghi vấn nh có không, tại sao những kết cấu chứa những từ này chỉ làm chức năng bổ ngữ trong một câu. Trong câu c, đ, thì "nào" (cũng); ai (cũng) là những từ phiếm định (Trong Tiếng Việt, tổ hợp từ X cũng nh: ai cũng, gì cùng, nào cũng, sao cũng, đâu cũng, bao giờ cũng, bao nhiêu cũng bao giờ cũng có ý nghĩa khẳng định tuyệt đối (Ai cũng thấy thế) X là một từ phiếm định, chứ không phải là nghi vấn. Giáo viên qua bài tập này + Phân biệt cho học sinh từ nghi vấn và từ phiếm định (phân biệt "ai" trong "Ai biết?" & "Ai cũng biết". Tơng tự "gì", "nào đâu". Nó tìm gì ? Nó không tìm gì cả ? - Anh thích cuốn sách nào ? - Cuốn nào tôi cũng thích. - Cá bán ở đâu ? - ở đâu cũng bán cá. + Học sinh biết đợc có những câu có từ nghi vấn nhng không phải là câu nghi vấn. Giáo viên cho học sinh đa thêm VD Tôi không biết nó ở đâu (So sánh "Nó ở đâu") Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp ntn ? (So sánh: Tiếng ta đẹp ntn ? 4. Bài tập 4: ? Chỉ rõ yêu cầu bài tập 4 - Khác nhau: về hình thức: có không, đã cha - Khác nhau: về ý nghĩa: + Câu T2 có giả định là ngời đợc hỏi trớc đó có vấn đề về sức khỏe. Nếu điều giả định này không đúng thì câu hỏi trở nên vô lí, còn câu hỏi thứ nhất không hề có giả định đó. Giáo viên có thể cho học sinh phân tích Đ. S ở các câu để thấy sự khác nhau giữa 2 kết cấu. - Cái áo này có cũ (lắm) không ? Đ - Cái áo này đã cũ (lắm) cha ? Đ - Cái áo này có mới lắm không ? Đ Trờng THCS Mỹ Xá Năm học: 2009 - 2010 8 GV: Đinh Quang Tùng Giáo án Ngữ Văn 8 - Cái áo này đã mới lắm cha ? S 5. Bài tập 5 ? Đọc yêu cầu BT 5 - Khác biệt về hình thức giữa 2 câu thể hiện ở trình tự từ + Trong câu a "Bao giờ" đứng đầu câu + Trong câu a "Bao giờ" đứng cuối câu - Khác biệt về ý nghĩa (BT6) + Câu a đúng vì không biết bao nhiêu kg (đang phải hỏi) ta vẫn có thể cảm nhận đợc một vật nào đó nặng hay nhẹ (nhờ bng, vác) + Câu b thì không ổn (sai) vì cha biết giá bao nhiêu (đg phải hỏi) thì không thể nói món hàng đắt hay rẻ. Giáo viên có thể cho thêm BT bổ trợ. 4. Dặn dò: HS về học bài, làm bài tập Chuẩn bị bài tiếp theo Trờng THCS Mỹ Xá Năm học: 2009 - 2010 9 GV: Đinh Quang Tùng Giáo án Ngữ Văn 8 Ngày soạn:4/1/2010 Tuần 21 Tiết 76 viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh A. Mục tiêu cần đạt - Giúp học sinh cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lý. - Rèn kĩ năng xác định chủ đề, phát triển ý khi viết đoạn văn. B. chuẩn bị Thày: Đọc tài liệu, soạn giáo án, bảng phụ Trò: Trả lời câu hỏi. C. Lên lớp: 1. ổn định 2. Kiểm tra - Thế nào là đoạn văn. Vai trò của đoạn văn trong bài văn ? Cu tạo thờng gặp của đoạn văn. - Em hiểu thế nào là chủ đề ? Câu chủ đề trong đoạn văn. 3. Bài mới: I/. Đoạn văn trong VB thuyết minh 1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn văn (a) ? Đoạn văn trên gồm mấy câu ? Từ nào đợc nhắc lại trong các câu đó ? Dụng ý ? Từ đó có thể khái quát chủ đề của đoạn văn là gì ? Vai trò của từng câu ntn trong việc thể hiện & phát triển chủ đề. - Đoạn văn gồm 5 câu. Câu nào cũng có từ "nớc" đợc sử dụng lặp đi, lặp lại một cách đầy dụng ý. Đó chính là từ quan trọng nhất thể hiện chủ đề đoạn văn (S). ? Chủ đề của đoạn văn đợc thể hiện ở câu 1 tập 4 vào cụm từ (ngữ): "Thiếu nớc sạch nghiêm trọng". + Câu 1: giới thiệu khái quát vấn đề thiếu nớc ngọt trên thế giới. + Câu 2: Cho biết tỉ lệ nớc ngọt ít ỏi so với tổng lợng nớc trên Trái đất. + Câu 3: Cho biết lợng nớc ấy đã bị ô nhiễm. + Câu 4: Nêu sự thiếu nớc ngọt ở các nớc thứ 3. + Câu 5: Dự báo tình hình thiếu nớc. Mối quan hệ giữa các câu với nhau rất chặt chẽ. C1 nêu chủ đề của đoạn văn. Giáo viên gọi học sinh đọc đoạn văn (b). ? Giáo viên nêu câu hỏi tơng tự nh đoạn (a) - Đoạn văn gồm 3 câu, câu nào cũng nói tới một ngời đó là đ/c PVĐ - Chủ đề của đoạn văn là giới thiệu về đồng chí PVĐ - Từ ngữ chủ đề: PVĐ. Trờng THCS Mỹ Xá Năm học: 2009 - 2010 10 [...]... gắn công tắc để bật hay tắt đèn, tùy ý ngời sử dụng Dây dẫn điện từ nguồn điện qua đế đèn, nối với công tắc, luồn hớng lên trong một ống thép không phải thẳng đứng tới đầu Trờng THCS Mỹ Xá 11 Năm học: 2009 - 2010 GV: Đinh Quang Tùng Giáo án Ngữ Văn 8 ống nối với đui đèn Bóng đèn bàn công suất có thể từ 25 75W Để tập trung nguồn sáng, trên bóng đèn là trao đèn làm bằng đồng, sắt hay hợp kim (hoặc vải,... nhanh & mạnh ? Xác định thể thơ: - Thể 8 tiếng/ câu: 2 hoặc 4, 6, 8 câu / khổ thể thơ khá phổ biến trong phong trào Thơ mới Nhịp 3 - 2 - 3; 3 5 Vần chân, liền (sông hồng, cá ) bằng, trắc nối tiếp từng cặp Chỉ có 1 vần lng ? Xác định bố cục * Bố cục: - 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê - 6 câu tiếp: Cảnh thuyền ra khơi đánh cá trong buổi sớm mai hồng - 8 câu thơ tiếp: Thuyền cá trở về bến -... cách ấy càng tỏa sáng trong tập thơ NKTT Tuần 21 học 4 Dặn dò: Nắm kiến thức Chuẩn bị bài: Câu cầu khiến Trờng THCS Mỹ Xá 31 Năm học: 2009 - 2010 GV: Đinh Quang Tùng Giáo án Ngữ Văn 8 Ngày soạn: 18/ 1/2010 Tuần 23 Tiết 82 câu cầu khiến A Mục tiêu cần đạt - Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu cầu khiến, phân biệt câu cầu khiến với các kiểu câu khác - Nắm vững chức năng câu cầu khiến, biết... bớt CN ở câu có CN, thêm CN ở câu thiếu, thay CN ở câu có và nêu nhận xét (chú ý sao cho phù hợp với văn cảnh) * Yêu cầu thêm, bớt, thay CN + Con hãy Tiên Vơng Đối tợng tiếp nhận đợc thể hiện rõ hơn, yêu cầu nhẹ hơn, tình cảm thể hiện rõ hơn so với câuthiếu CN + Hút trớc đi (bỏ CN) Trờng THCS Mỹ Xá 33 Năm học: 2009 - 2010 GV: Đinh Quang Tùng Giáo án Ngữ Văn 8 ý cầu khiến nhất mạnh hơn: ra lệnh, thái... Trờng THCS Mỹ Xá 14 Năm học: 2009 - 2010 GV: Đinh Quang Tùng Giáo án Ngữ Văn 8 * Tóm lại: Bức tranh của TN khi đoàn thuyền ra khơi đợc miêu tả hiện lên tơi đẹp, rực rỡ và hình ảnh con thuyền cùng với con ngời trong cảnh đó đẹp một vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ tràn đầy sức sống đang say sa lao động trên biển trời quê hơng b 8 câu thơ sau vẽ nên bức tranh khác sống động thân quen: Cảnh đoàn thuyền đánh... thiệu cảnh đẹp của quê hơng em ? Su tâm một số câu thơ về tình cảm của quê hơng * Dặn dò: Nắm vững bài giảng Chuẩn bị bài: Khi con tu hú Ngày soạn:4/1/2010 Tiết 78 Trờng THCS Mỹ Xá 16 Năm học: 2009 - 2010 GV: Đinh Quang Tùng Giáo án Ngữ Văn 8 khi con tu hú (Tố Hữu) A Mục tiêu cần đạt - Học sinh cảm nhận đợc tình yêu cuộc sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của ngời chiến sĩ CM trẻ tuổi đang bị giam... thơ là trạng ngữ chỉ thời gian Đó là khi tiếng chim tu hút vang lên báo hiệu mùa hè đến Ngời ta có cảm giác chỉ chờ có tiếng chim thì trời đất sẽ sang hè - Nhà thơ sáng tác bài thơ khi bị giam trong nhà lao Thừa Phủ + Đang bị cầm tù về thể xác, bị cách li với bên ngoài Trờng THCS Mỹ Xá 17 Năm học: 2009 - 2010 GV: Đinh Quang Tùng Giáo án Ngữ Văn 8 + Nhng tù ngục không ngăn nổi tiếng gọi vào hè của chim... sống - Toàn bộ những gì đợc miêu tả trong 6 câu thơ đầu bắt nguồn từ một âm thanh lọt qua song sắt nhà tù song cũng đủ làm trái tim nhà thơ rạo rực và thức Trờng THCS Mỹ Xá 18 Năm học: 2009 - 2010 GV: Đinh Quang Tùng Giáo án Ngữ Văn 8 dậy trong tâm hồn nhà thơ cả một bức tranh mùa hè tràn trề nhựa sống tình yêu TN của tác giả chính là tình yêu cuộc sống thực ngoài kia Sự gắn bó máu thịt với cuộc sống,... của nhà thơ ? Đọc ghi nhớ 4 Dặn dò: Nắm vững bài giảng Làm bài tập Trờng THCS Mỹ Xá 19 Năm học: 2009 - 2010 GV: Đinh Quang Tùng Giáo án Ngữ Văn 8 Chuẩn bị bài: Câu nghi vấn (tiếp theo) Trờng THCS Mỹ Xá 20 Năm học: 2009 - 2010 GV: Đinh Quang Tùng Giáo án Ngữ Văn 8 Ngày soạn:11/1/2010 Tuần 22 Tiết 79 câu nghi vấn A Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để... nghi vấn đó câu nào có thể thay thế = 1 câu không phải là câu nghi vấn mà có ý nghĩa tơng đơng ? Hãy viết những câu có ý nghĩa tơng đơng đó ? Có những câu sau: a, b, c có thể viết những câu có ý nghĩa tơng đơng a) "Cụ không phải lo xa quá thế" "Không nên nhịn đói mà tiền để lại" "Ăn hết thì lúc chết không có liệu" b) "Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt đợc đàn bò hay không" c) Thảo tử Trờng . " ;hay& quot; Từ " ;hay& quot; cũng có thể xuất hiện trong các kiểu câu khác nhng riêng câu nghi vấn từ " ;hay& quot; không thể thay thế bằng từ "hoặc" đợc. Nếu thay từ " ;hay& quot;. GV: Đinh Quang Tùng Giáo án Ngữ Văn 8 Ngày soạn: 28/ 12/2009 Tuần 20 Bài 18. tiết 73 - 74 Nhớ rừng Thế Lữ A. Mục tiêu cần đạt - Học sinh cảm nhận đợc. nỗi ngao ngán vô biên tác giả nh đứt ruột. Câu thơ vang lên chậm nhẹ, não nuột nh một tiếng thở dài ai oán. Lời than có sức lay động và ngân vang Đoạn thơ không chỉ là tâm trạng của con H mà

Ngày đăng: 07/07/2014, 07:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w