1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề kiểm tra học kỳ 1 văn 8 (hay)

2 503 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 46 KB

Nội dung

Phòng giáo dục Hướng Hóa Bài thi học kỳ I - Năm học 2007 - 2008 Trường THCS Lao Bảo Môn:Văn - Lớp 8 Họ và tên……………… Thời gian: 90 phút (không kể giao đề) Lớp… Điểm Lời phê của thầy cô giáo ( Học sinh làm bài trực tiếp trên tờ giấy thi này) Đề bài: I. Trắc nghiệm: (3đ) ( Mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1 Các tác phẩm Tôi đi học, Những ngày thơ ấu, Tắt đèn, Lão Hạc được sáng tác vào thời kì nào? A. 1900- 1930 C. 1945- 1954 B. 1930- 1945. D. 1955- 1975 Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất giá trị các văn bản Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc? A. Giá trị hiện thực. C. Cả A và B đều đúng. B. Giá trị nhân đạo. D. Cả A và B đều sai. Câu 3: Nhận định sau ứng với nội dung nào sau đây? “ Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và những phẩm chất tốt đẹp của họ đã được thể hiện qua cái nhìn thương cảm và sự trân trọng của tác giả” A. Tôi đi học. C. Trong lòng mẹ. B. Tức nước vỡ bờ. D. Lão Hạc. Câu 4: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường tự nhiên?( Thông tin về ngày trái đất năm 2000) A. Tính không phân huỷ của pla-tíc. B. Trong ni lông có màu nhiều chất độc hại. C. Khi đốt bao bì ni lông, trong khói có nhiều khí độc. D. Chưa có phương pháp xử lí rác thải ni lông. Câu 5. Một ngày không sử dụng bao bì ni lông là chủ đề Ngày Trái Đất của quốc gia nào? A. Toàn thế giới C. Các nước đang phất triển. B. Nước Việt Nam. D. Khu vực châu Á. Câu 6: Biện pháp nói giảm nói tránh được in đậm trong khổ thơ sau nói về điều gì? Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Tây Tiến- Quang Dũng). A. Sự vất vả. C. Sự nguy hiểm. B. Cái chết. D. Sự xa xôi. Câu 7: Người kể chuyện trong văn tự sự kể theo ngôi nào? A. Kể theo ngôi thứ nhất. C. Có thể kết hợp ngôi thứ nhất với ngôi thứ ba. B. Kể theo ngôi thứ ba D. Cả A,B, C đều đúng. Câu 8: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép? A. Là câu chỉ có một cụm C-V làm nòng cốt câu. B. Là câu có hai cụm chủ vị trở lên và chúng không bao chứa nhau. C. Là câu có ba cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau. D. Cả ba ý trên. Câu 9: Quan hệ từ được in đậm trong các câu ghép sau chỉ quan hệ nào? Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương. Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm. Là người, tôi sẽ chết cho quê hương. A. Quan hệ nguyên nhân. C.Quan hệ điều kiện. B. Quan hệ nhượng bộ. D.Quan hệ mục đích Câu 10: Văn bản thuyết minh có tính chất gì? A. Chủ quan, giàu tình cảm, cảm xúc. B. Tái hiện một sự vật hiện tượng. C. Uyên bác, chọn lọc. D. Tri thức chuẩn xác, hữu ích, khách quan. Câu 11: Quan hệ về nghĩa giữa hai vế câu trong câu ghép “ Trời trong như ngọc, đất sạch như lau”. A. Tương phản. C.Nối tiếp. B. Lựa chọn. D.Đồng thời. Câu 12: Nhận xét nào sau đây đúng với những sáng tác của thơ Tản Đà: A. Có thể xem thơ Tản Đà như một gạch nối giữa nền thơ cổ điển và nền thơ hiện đại Việt Nam. B. Có thể xem thơ Tản Đà như một gạch nối giữa hai thời kì của nền thơ cổ điển Việt Nam. C. Có thể xem thơ Tản Đà như một gạch nối giữa các thời kì của nền thơ hiện đại Việt Nam. D. Có thể xem thơ Tản Đả như những sáng tác đặc sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. II. Tự luận: (7 điểm) Viết bài văn thuyết minh về lợi ích của việc trồng cây, gây rừng.

Ngày đăng: 16/12/2013, 16:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w