1. Trang chủ
  2. » Tất cả

DTM Du an dau tu Xay dung Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan

68 1,3K 39
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

Nguồn nước phục vụ cho sản xuất được lấy từ Hồ Bàu Lầy nằm sát khu vực Nhà máy, qua trạm bơm và đưa về bể chứa được xây dựng với độ cao nhất định để đảm bảo tự chảy đến các thiết bị công

Trang 1

MỞ ĐẦU

I XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Đồng là một trong những kim loại màu được sử dụng rộng rãi và là nguồn nguyên liệu quan trọng đối với các nghành công nghiệp, đứng thứ 3 trong tiêu thụ kim loại, chỉ sau thép và nhôm Hiện nay, công nghiệp Luyện Đồng ở Việt Nam chưa có, hầu như phải nhập khẩu Đồng kim loại để phục vụ sản xuất Nhu cầu sử dụng Đồng của Việt Nam rất lớn, công suất của Nhà máy Luyện Đồng của Công ty

Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội là 1.000 tấn/năm mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu cho Nhà máy cán kéo Đồng trong nước và xuất khẩu sang một số nước

Nguồn nguyên liệu quặng Đồng phục vụ cho Nhà máy tại các khu Mỏ như: Khu Cổ Vài, Cầu Sắt, Cai Lé, Tây Cai Lé, Đèo Cạn - Bản Mùi, Khanh Mùng, Khuôn Dẽo - Đèo Bừng, Núi Đẩu thuộc huyện Lục Ngạn và Bãi Lầy thuộc huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang Những khu Mỏ này đã được UBND tỉnh Bắc Giang cấp phép cho Công ty khai thác Ngoài ra, nguồn nguyên liệu còn được mua từ một số

Mỏ của các Công ty khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và trong các khu vực lân cận Nhằm thực hiện Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là không xuất khẩu Quặng thô, gây lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được của nước ta

Xuất phát từ những mục tiêu đó, Công ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội đã quyết định đầu tư xây dựng: “Nhà máy Luyện Đồng công suất 1.000 tấn/năm” tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

II CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU KỸ THUẬT LẬP BÁO CÁO ĐTM 2.1 Căn cứ pháp luật:

1 Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namthông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực ngày 1/7/2006

2 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chínhphủ về việc hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường Nghị định21/2008/NĐ-CP, ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ về việc sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 củaChính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệMôi trường

Trang 2

3 Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực BVMT

4 Thông tư 08/2006TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc hướng dẫn Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môitrường và cam kết bảo vệ môi trường

5 Nghị quyết số 41- NQ/ TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ Môitrường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

6 “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam”(Chương trình nghị sự số 21 của Việt Nam) ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ

7 Quyết định số 13/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc tổ chức và hoạt động của Hội Đồng Thẩm định Báo cáo Đánh giá môitrường chiến lược, Hội Đồng Thẩm định Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

8 Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về việc ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sảnxuất

9 Qui chế quản lý CTR nguy hại được ban hành kèm theo Quyết định số155/1999/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/7/1999

10 Công văn số: …./UBND - TNMT của UBND tỉnh Bắc Giang chấp thuận choCông ty khảo sát địa bàn thực hiện Dự án tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh BắcGiang

2.2 Tiêu chuẩn Việt Nam:

1 Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam ban hành theo Quyết định số22/2006/QĐ - BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ TN & MT và các Tiêu chuẩnViệt Nam khác có liên quan

2 Các Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số3733/2002/QĐ- BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế ( Bao gồm 21 tiêu chuẩn

vệ sinh lao động, 5 nguyên tắc và 7 thông số vệ sinh lao động) và các Tiêu chuẩn môitrường lao động khác có liên quan

Trang 3

2.3 Các tài liệu kỹ thuật:

1 Thuyết minh Dự án Xây dựng Nhà máy Luyện Đồng công suất 1.000tấn/năm tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang của Công ty Cổ phần khaithác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội

2 Bản đồ tổng thể mặt bằng Nhà máy Luyện Đồng công suất 1000 tấn/năm củaCông ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội tại xã Kiên Lao, huyệnLục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

3 Báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm 2008 về tình hình phát triển kinh tế - xã hộitại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

4 Các số liệu điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường trên địabàn dự kiến triển khai Dự án do Trạm Quan trắc môi trường Bắc Giang thực hiệntháng 9 năm 2008

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN Chủ Đầu tư Dự án đã phối hợp với Trạm Quan trắc môi trường - Sở Tàinguyên và Môi trường Bắc Giang tiến hành các bước cần thiết để lập Báo cáo Đánh giátác động môi trường

- Cơ quan tư vấn : Trạm Quan trắc môi trường - Sở Tài nguyên và Môitrường Bắc Giang

- Trạm trưởng : Vũ Đức Phượng

- Địa chỉ liên hệ : Thôn Đông Giang - xã Xương Giang - thành Phố Bắc Giang

- Điện thoại : 0240.3824.760

Trình tự thực hiện gồm các bước sau:

1 Nghiên cứu Dự án:“ Xây dựng Nhà máy Luyện Đồng công suất1.000 tấn/năm” của Công ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nộitại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang”

2 Tổ chức thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Kiên Lao huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang

Trang 4

-3 Tổ chức khảo sát hiện trạng môi trường khu xây dựng Dự án, hiện trạng môitrường các khu vực lân cận, chú ý khả năng gây ô nhiễm đến môi trường

4 Tổ chức điều tra hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học và các tác động của

Dự án ảnh hưởng đến môi trường sinh học

5 Tổ chức khảo sát, lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường trường không khí, môi trường nước trong khu vực dự kiến thực hiện Dự án và các vùng lân cận

6 Trên cơ sở các số liệu điều tra, phân tích hiện trạng môi trường, tổng hợp số liệulập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án

Bảng 1: Danh sách thiết bị lấy mẫu, đo đạc, phân tích

Các thiết bị đo đạc và lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường khôngkhí

1 Thiết bị lấy mẫu khí SKC PA 15330 Mỹ

Các thiết bị đo bụi và tiếng ồn

Trang 5

4 Thiết bị đo tiếng ồn tích phân Mỹ

5 Thiết bị lấy mẫu bụi tổng số SL-15P NhậtCác thiết bị lấy mẫu và phân tích nước

2 KS Ngô Quang Trường

3 KS Nguyễn thị thu Huyền

4 KTV Nguyễn Văn Cường

5 KS Hà Văn Huân

6 KS Tạ Thị Minh Tâm

Chức vị, cơ quan, chuyên môn Trạm trưởng - Trạm Quan trắc môi trường Phụ trách bộ phận

Cán bộ Cán bộ Cán bộPhụ trách Phòng phân tích

CHƯƠNG 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN1.1 TÊN DỰ ÁN

Tên Dự án: “Đầu tư Xây dựng Nhà máy Luyện Đồng công suất1.000 tấn/năm” tại xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

1.2 CHỦ DỰ ÁN

- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội

- Địa chỉ: Số 66 - khu Đông - Xuân Đỉnh - Từ Liêm - Hà Nội

- Điện thoại:

- Người đại diện: Vũ Văn Thảo

Trang 6

- Chức vụ: Tổng Giám đốc

1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Nhà máy Luyện Đồng có tổng diện tích 28,5ha nằm phía Đông Nam xã Kiên Lao,huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Địa điểm xây dựng Nhà máy nằm cạnh Hồ Bàu Lầy,nằm về phía bên trái đường đi vào hồ Khuôn Thần và cách thị trấn Chũ khoảng 7km,với các mặt tiếp giáp như sau:

+ Phía Tây giáp thôn Cống thuộc xã Kiên Lao

+ Phía Đông giáp Hồ Bàu Lầy, bên kia hồ là xã Trù Hựu thuộc xã Kiên Thành + Phía Nam giáp Hồ Bàu Lầy, bên kia hồ là thôn Thành Công thuộc xã Kiên Thành + Phía Bắc giáp Hồ Bàu Lầy (hồ có diện tích khoảng 100ha)

1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 1.4.1 Mục tiêu và hình thức đầu tư

a Mục tiêu đầu tư

Quặng Đồng được khai thác tại các khu Mỏ: Cổ Vài, Cầu Sắt, Cai Lé, Tây Cai

Lé, Đèo Cạn - Bản Mùi, Khanh Mùng, Khuôn Dẽo - Đèo Bừng, Núi Đẩu thuộc huyện Lục Ngạn và Bãi Lầy thuộc huyện Lục Nam đã được UBND Tỉnh Bắc Giang cấp phép cho Công ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội Bên cạnh đó Công ty còn hợp đồng mua Quặng Đồng ở các địa phương khác trong vùng dùng làm nguyên liệu đầu vào để chế biến sản xuất luyện ra Đồng kim loại Nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng Đồng trong nước và một phần xuất khẩu ra thị trường thế giới Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến kim loại trong nước nói chung và Quặng Đồng nói riêng Góp phần làm phong phú cho nền công nghiệp tỉnh Bắc Giang và giải quyết việclàm cho nguồn lao động tại địa phương

Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đóng góp vào các công trình phúc lợicủa địa phương, bên cạnh đó còn mang lại lợi nhuận cho Công ty

b Hình thức đầu tư

Đầu tư xây dựng mới Nhà máy Luyện Đồng công suất 1.000 tấn/năm, Chủ Đầu

tư trực tiếp quản lý Dự án

1.4.2 Chế độ làm việc, công suất thiết kế, các sản phẩm của Dự án

a Chế độ làm việc:

Trang 7

Chế độ làm việc của Nhà máy phù hợp với quy định về thời gian làm việc theo Luậtlao động Cụ thể như sau:

- Số ngày sản xuất trong năm: 300 ngày;

- Số ca làm việc trong ngày: 03 ca/ngày;

- Số giờ làm việc trong 1 ca: 08 giờ;

b Công suất thiết kế:

Căn cứ vào khả năng cung cấp quặng Đồng do Công ty khai thác hàng năm và khả năng thu mua ở một số địa phương khác, dự kiến công suất cuối cùng của Nhà máy Luyện Đồng là 1.000 tấn Đồng/năm, tương ứng với khoảng 81.000 tấn Quặng đồng/năm

c Các sản phẩm của Nhà máy:

Nhà máy sử dụng 2 phương pháp luyện Đồng là hoả luyện và thuỷ luyện Căn cứvào khả năng thực tế của công nghệ luyện Đồng do nhóm Chuyên gia Trung Quốcthiết kế và chuyển giao công nghệ cho Công ty, sản phẩm cuối cùng của Nhà máy gồm

02 sản phẩm với sản lượng như sau:

- Đồng điện phân hàm lượng 99,9% : 1.000 tấn/năm

- Axit Sulfuaric đậm đặc 100%: 1.300 tấn/năm

1.4.3 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, năng lượng vàthiết bị của Nhà máy

a Nhu cầu về điện:

Nguồn cung cấp điện cho Dự án là đường điện 35KV chạy qua thôn Cống cách khu vực xây dựng Nhà máy khoảng 1,5 km Việc cấp điện cho Nhà máy được lấy từ mạng lưới điện này thông qua trạm biến áp và các tủ điện riêng biệt của từng thiết bị và khu vực Mỗi khu vực đều được đặt máy cắt tổng, máy cắt lộ nhánh, máy cắt phân đoạn, tủ cầu giao, tủ hạ thế để đảm bảo cấp điện thuận lợi và an toàn

Lượng điện tiêu thụ hàng năm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của Nhà máykhoảng 1.600.000 - 2.000.000 KWh Để đáp ứng lượng điện tiêu thụ trên cần phải xâydựng trạm biến áp hạ thế riêng có công suất 2.000 KVA

b Nhu cầu về nước:

- Nhu cầu về nước phục vụ sản xuất:

Trang 8

Theo tính toán, nhu cầu về nước phục vụ cho sản xuất hàng ngày của Nhà máy là7.000 m3/ngày đêm Trong đó, lượng nước hồi lưu lại tuần hoàn lại là 70% Như vậy,lượng nước tiêu thụ thực tế hàng ngày là 2.100 m3/ngày đêm

Nguồn nước phục vụ cho sản xuất được lấy từ Hồ Bàu Lầy nằm sát khu vực Nhà máy, qua trạm bơm và đưa về bể chứa được xây dựng với độ cao nhất định để đảm bảo tự chảy đến các thiết bị công tác bằng hệ thống ống dẫn, van bơm tăng cường cục bộ

- Nhu cầu về nước phục vụ sinh hoạt:

Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt được dùng chủ yếu là nước giếng khoan tại khu vực Nhà máy, cung cấp vào nơi sinh hoạt thông qua bể chứa và đường ống dẫn

Theo tính toán, tổng nhu cầu nước phục vụ cho sinh hoạt ăn uống, tắm rửa của cán

bộ công nhân viên của Nhà máy hàng ngày là 8 m3/ngày đêm

c Nhu cầu về vật tư, nguyên liệu chính:

Trong quá trình sản xuất, Công ty sẽ tiến hành nhập nguyên vật liệu theo tiến độsản xuất từng thời kỳ Ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước cũngnhư trên địa bàn

Bảng 1.1: Nguyên liệu chính và lượng dùng mỗi năm của Nhà máy STT Tên nguyên liệu Đơn vị tính Số lượng

Trang 9

Các vật tư, sản phẩm trong quá trình sắp xếp vào kho, đưa vào sản xuất hoặc giao hàng đều được bốc xếp vận chuyển bằng cầu trục, xe nâng hoặc thủ công từ xe tải xuống

d Nhu cầu về trang thiết bị:

Máy móc, trang thiết bị phục vụ xây dựng Nhà máy được mua mới hoàn toàn cóxuất xứ từ Trung Quốc

Bảng 1.2: Danh mục thiết bị của Nhà máy Luyện Đồng STT Danh mục Đơn vị Số lượng Xuất xứ

I Thiết bị Luyện Đồng theo p2 thuỷ luyện:

1 Máy mài bi 1500 x 3000 cái 01 Trung Quốc

-5 Máy BG 400 x 400 cái 01 Trung Quốc

-14 Máy bơm làm lạnh cái 01 Trung Quốc

16 Bộ chuyển giao diện tích bộ 01

17 Tủ điện động lực, biến áp bộ 01 Trung Quốc

18 Bộ bản điện cục bộ bộ 02 Trung Quốc

19 Bể axit 20m3/8mm cái 03

21 Thiết bị hoá nghiệm bộ 01 Trung Quốc

22 Các kim loại màu và ống nén axit

23 Thiết bị chống axit và vật liệu nén axit Trung Quốc

Trang 10

25 Bể chứa 200m3 cái 04

27 Máy điện phân cái 20 Trung Quốc

28 Vật liệu lắp đặt

II Thiết bị tuyển nổi:

29 Máy tập các sấu PE 400 x 600 cái 01 Trung Quốc

30 Máy tập các sấu PE 250 x 1000 cái 01

-31 Sàng chấn động SZZ 1225 x 2500 cái 01

-32 Máy cấp nguyên liệu BG 600 x 600 cái 01

-33 Máy mài bi MG 2100 x 3000 cái 01 Trung Quốc

34 Thùng trộn XBT 2000 cái 01

35 Máy tuyển nổi SP cái 05 Trung Quốc

-37 Máy biến áp, tủ phân phối điện bộ 01

-39 Các loại ống kim loại

III Thiết bị Luyện Đồng theo p2 hoả luyện

Trang 11

56 ống thứ cấp bộ 01

57 ống ngăn khử bọt cái 01

58 Máy khử bọt điện bộ 01 Trung Quốc

-60 ống máy tuần hoàn bộ 01

61 Máy tuần hoàn tháp bọt bộ 01 Trung Quốc

-63 Máy tuần hoàn rửa bộ 01 Trung Quốc

-65 ống bơm tuần hoàn cái 02

66 Bồn tuần hoàn tháp bọt cái 02

67 Bơm tuần hoàn ống cái 02 Trung Quốc

71 Hệ thống làm kín bằng nước

V Thiết bị sản xuất axit (Hệ thống khô)

72 Tháp hút khô nhóm 03 Trung Quốc

73 Máy làm nguội axit khô bộ 01

-74 Máy làm nguội hút axit I bộ 01

-75 Máu làm nguội hút axit II bộ 01

-76 Bơm tuần hoàn hút khô cái 03 Trung Quốc

Trang 12

Bảng1.3: Danh mục thiết bị của xưởng sửa chữa cơ điện STT Danh mục Đơn vị Số lượng Xuất xứ

4 Máy hàn điện cái 02 Trung Quốc

6 Dụng cụ sửa chữa Bộ `01 Đài Loan

+ Phương pháp thuỷ luyện áp dụng chỉ Luyện Đồng từ quặng gốc oxyt Đồng

Cả hai phương pháp đều sản xuất ra Đồng sunfat rồi điện phân thành Đồng đạt hàm lượng 99,9%

Đây là hai phương pháp công nghệ mới cho hiệu quả cao, đã được áp dụng nhiều đốivới các cơ sở sản xuất Đồng ở Trung Quốc mà Công ty đã đi khảo sát Qua quá trìnhnghiên cứu Công ty đã quyết định ký hợp Đồng với đối tác Trung Quốc để mua thiết bị kỹthuật, máy móc và chuyển giao công nghệ cho Công ty

Trang 13

Sơ đồ công nghệ Luyện ĐồngTheo phương pháp hoả luyện

Quặng gốc Sulfua

Nghiền Phân cấp Tuyển tinh

Bã quặng Tinh quặng sulfua

Ngâm axit Sulfuaric

Dung dịch Cặn gom Sunfat Đồng

Trung hoà

Bã quặng Axit Sulfuaric Sunfat Đồng

Điện phân

Dung dịch điện tích Đồng điện phân thu hồi ngược lại

Trang 14

a Luyện quặng theo phương pháp hoả luyện: Quặng gốc sulfua đượcnghiền nhỏ qua giai đoạn tuyển nổi thu được tinh quặng Đồng Tinh quặng Đồng đượcđốt nóng (hoả luyện) giải phóng SO2 được thu hồi để sản xuất axit sulfuaric Bán thànhphẩm thu qua giai đoạn hoả luyện ngâm trong axit sulfuaric tạo thành dung dịch Đồngsulfat Đồng sulfat được qua giai đoạn điện phân cho sản phẩm Đồng điện phân đạthàm lượng 99,9%

b Luyện quặng Đồng theo phương pháp thuỷ luyện: Quặng gốc oxytĐồng

qua giai đoạn mài thành dạng bột, sau đó ngâm vào axit sulfuaric tạo dung dịch Đồng sulfat Qua giai đoạn điện phân cho sản phẩm Đồng điện phân hàm lượng đạt tới 99,9%

Cả hai phương pháp trên đều thải ra bã quặng được xử lý bằng phương pháp trunghoà

c Sản xuất axit sunfuaric: SO2 được thu hồi từ dây chuyền luyện Đồng theophương pháp hoả luyện để sản xuất ra axit sulfuaric theo công nghệ sau:

SO2 thu hồi được qua công đoạn làm sạch nhờ thiết bị thu bụi bằng điện qua tháprỗng tiếp xúc với axit loãng chảy song song từ trên xuống để làm nguội và hút sạch bụi

và tạp chất Axit loãng được thu hồi làm sạch và tuần hoàn nhờ bơm lên đỉnh tháp đểkhử bụi thêm và hạ nhiệt xuống khoảng 350C Khói từ tháp có điện được dẫn vào máykhử mùi bằng điện hai cấp, sau đó dẫn vào tháp làm khô Khói qua giai đoạn hút khô

SO2 được tiếp xúc với axit sulfuaric 98% chảy ngược phun từ trên xuống hấp phụ SO3

tạo thành axit sulfuaric thành phẩm từ bể tuần hoàn của công đoạn hút khô chảy vào bểngầm, sau đó dùng bơm để bơm vào stee chứa axit Sản phẩm axit sản xuất từ phươngpháp này hàm lượng 100%

1.4.5 Tổng mặt bằng của Nhà máy Khu vực dự kiến xây dựng Nhà máy là khu đồi nằm cạnh Hồ Bàu Lầy và nằm vềphái Đông Nam xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang với tổng diện tích mặtbằng Dự án là 28,8ha

Phương án tổng mặt bằng của Nhà máy Luyện Đồng công suất 1.000 tấn/năm được

bố trí thoả mãn các yêu cầu sau:

- Đảm bảo phù hợp với điều kiện địa chất, địa hình xây dựng Nhà máy, phù hợpvới dây chuyền công nghệ và quy mô của Nhà máy

Trang 15

- Đảm bảo an toàn khi vận hành và quản lý Nhà máy, thuận lợi về giao thông vậntải trong và ngoài Nhà máy Thuận lợi cho việc cung cấp điện, cấp thoát nước và thicông xây lắp công trình, thiết bị máy móc

- Khoảng cách giữa các hạng mục công trình được đảm bảo an toàn phòng cháychữa cháy và vệ sinh công nghiệp

- Để giảm chi phí cho việc san gạt mặt bằng, tổng mặt bằng Nhà máy được san gạttheo 3 cấp: +50m, +45m và +40m

Bảng 1.4: Qui hoạch tổng mặt bằng của Nhà máy

1 Khu Luyện Đồng theo p2 thuỷ luyện ở mức +50m m2 6.500

2 Khu Luyện Đồng theo p2 thuỷ luyện ở mức +50m m2 5.500

3 Khu xưởng điện phân ở mức +40m m2 7.200

4 Khu sản xuất axit sunfuaric ở mức +45m m2 7.000

5 Nhà ở, các khu văn phòng ở mức +45m m2 1.500

7 Khu xưởng sửa chữa cơ điện và nhà kho ở mức m2 1.000

+45m

8 Cây xanh trồng trên mặt bằng và bao quanh Nhà máy m2 2.000

9 Khu bãi thải quặng (có dung tích 1 triệu m3 đủ chứa ha 2,5

bã quặng thải của Nhà máy trong thời gian 20 nămhoạt động) ở mức +40m

10 Hệ thống cung cấp điện ở mức + 50m ha 10.000

11 Cổng và hàng rào Nhà máy ở mức +45m m2 800

12 Hệ thống cấp nước sinh hoạt ở mức +50m ha 1

13 Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở mức +40m ha 2

14 Kho phụ tùng, chứa sản phẩm, hoá chất ở mức +50m m2 1.000

1.4.6 Tổ chức quản lý sản xuất và lao động

a Tổ chức bộ máy sản xuất:

Cơ cấu, hình thức tổ chức lao động của Nhà máy được bố trí như sau:

Trang 16

C.ty C.P khai thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội

Nhà máy Luyện Đồng Giám đốc, các Phó Giám đốc

KHKD Kế toán hành chính an toàn

Phân xưởng Phân xưởng Phân Phân Phân sản xuất sản xuất xưởng sản xưởng xưởng Đồng theo Đồng theo xuất axit điện phân phục vụ, p.p thuỷ p.p hoả luyện sunfuaric sửa chữa,

- Phân xưởng Luyện Đồng theo phương pháp thuỷ luyện: 25 người

- Phân xưởng Luyện Đồng theo phương pháp hoả luyện: 30 người

- Phân xưởng điện phân: 20 người

- Phân xưởng sản xuất axit sunfuaric: 10 người

- Phân xưởng phục vụ, sửa chữa, vận chuyển: 10 người

Trang 17

1.4.7 Tổng vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế của Dự án

a tổng vốn đầu tư: Tổng mức đầu tư của Dự án được tóm tắt trong Bảng sau:

Bảng 1.5: Tổng mức đầu tư của Nhà máy Luyện Đồng

TT Tên chỉ tiêu Giá trị (1.000Đồng)

Tổng vốn đầu tư (I+II) 133.479.000

b hiệu quả kinh tế (tính cho 1 năm sản xuất ổn định):

Tổng doanh thu trong 1 năm:

Tổng chi phí trong 1 năm:

Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm (28%):

Như vậy lợi nhuận hàng năm là:

Thời gian hoàn vốn:

1.4.8 Tiến độ thực hiện của Dự án

131.808.000.000 Đồng.84.212.610.000 Đồng

13.326.709.000 Đồng

34.268.610.000 Đồng.2,8 năm

Tiến độ thực hiện xây dựng Nhà máy được lập phù hợp với trình tự thi công Cáckhu vực xây dựng tương đối độc lập nhau nên có thể thi công Đồng thời Tiến độ xâydựng Nhà máy dự kiến trong thời gian khoảng 02 năm

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất:

Khu vực dự kiến Xây dựng Nhà máy Luyện Đồng công suất 1.000 tấn/năm củaCông ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội thuộc xã Kiên Lao,huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Trang 18

Địa hình của xã Kiên Lao có xu hướng thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam, độdốc từ 15 - 200

Đặc điểm địa hình khu vực xây dựng Nhà máy là đồi thấp, có đủ diện tích cần thiết

để xây dựng Nhà máy kể cả xây dựng bãi thải quặng Độ cao địa hành của khu vực triểnkhai xây dựng Nhà máy so với mực nước biển từ 20 - 70m, địa hình cao ở trung tâm đỉnhđồi và thấp dần về phía chân đồi

Khu vực Xây dựng Nhà máy Luyện Đồng nằm trong khối địa chất hồ đập, xungquanh là các đồi thấp và sát Hồ Bàu Lầy tương đối rộng với diện tích khoảng 100 ha, độsâu từ 3 - 7 m, đây là nguồn cung cấp nước phục vụ cho Nhà máy trong giai đoạn sảnxuất

2.1.2 Đặc điểm khí hậu:

Xã Kiên Lao thuộc vùng khí hậu miền núi Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh và khô (từ tháng

11 đến tháng 4 năm sau), mùa hè nóng ẩm (từ tháng 4 đến tháng 10)

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 220C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất(tháng 7) là 28,90C, tháng trung bình thấp nhất (tháng giêng) là 15,70C

- Lượng mưa trung bình trong năm là 180 mm Mưa lớn tập trung vào tháng 7, 8, 9.Trong các tháng mùa khô thì lượng mưa không đáng kể

- Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 78%, độ ẩm cao nhất là 92% và thấpnhất là 60%

- Gió thổi theo hai mùa rõ rệt, gió Đông Bắc thổi về mùa đông lạnh và gió Đông Nam thổi về mùa nóng, các tháng 4, 5, 6 thỉnh thoảng xuất hiện gió Tây khô nóng nhưng ít ảnh hưởng đến sản xuất Bão lụt thường xảy ra vào tháng 8, 9, 10

2.1.3 Điều kiện về thuỷ văn:

Xung quanh khu vực dự kiến xây dựng Nhà máy không có sông suối lớn, chỉ cómột vài suối nhỏ và khe lạch, các suối này khi có nước đổ vào Hồ Bàu Lầy, đó là suối:Cầu Cửu, suối Pàm Vạn và suối Pán Chưu đều thuộc xã Kiên Lao Các suối này cạnkiệt vào mùa khô và thường chỉ có nước vào mùa mưa

Trên địa bàn xã Kiên Lao có đập Khuôn Thần, hiện nay đang được đầu tư là khu

Du lịch Đập có trữ lượng nước và diện tích lớn Đây là nguồn cung cấp nước phục vụcho sản xuất nông nghiệp của nhiều địa phương

2.1.4 Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên:

Để đánh giá cụ thể hiện trạng môi trường trong khu vực cũng như tạo cơ sở cho việc đánh giá những thay đổi đến môi trường khu vực trong tương lai, nhóm công tác

Trang 19

đã thực hiện việc khảo sát, lấy mẫu, phân tích chất lượng môi trường khu vực Dự án Kếtquả phân tích đánh giá các thông số môi trường được trình bày như sau:

1 Hiện trạng môi trường nước:

Nội dung khảo sát môi trường nước bao gồm: Khảo sát tìm hiểu các nguồn nướctrong khu vực dự kiến xây dựng Nhà máy; Chọn vị trí, tiến hành lấy mẫu nước ngầm

và nước mặt, tiến hành phân tích trong phòng thí nghiệm được tiến hành theo TCVNhiện hành

Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước được thể hiện trong các Bảng sau:

a Hiện trạng môi trường nước ngầm:

Bảng 2.1: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực Dự án

Ngày lấy mẫu: 23/9/2008 Ngày phân tích: 24/9/2008 - 30/9/2008

TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị

300 - 500 64.0

200 - 600 14.2

750 - 1500 4800.1- 0.5 0.21

Trang 20

9 Pb mg/l 0.05 0.0007

Ghi chú: (-) không qui định; Kph: không phát hiện

Vị trí lấy mẫu nước ngầm: Tại giếng nhà ông Ninh Văn Chanh thuộc thônCống, xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm cho thấy : Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích đều có giá trị nằm trong giới hạn cho phép theotiêu chuẩn TCVN 5944:1995

b Hiện trạng môi trường nước mặt:

Bảng 2.2: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực Dự án

Ngày lấy mẫu: 23/9/2008 Ngày phân tích: 24/9/2008 - 30/9/2008

TCVN(5942B - 1995)5.5 - 9

≤ 25

≤ 35

≥ 2800.8210.120.05

Kết quả

8.218.032.03.216.90.200.1070.160.00040.120.031

Trang 21

12 Ni trat mg/l 15 2.42

Ghi chú:(-) không qui định;Kph: không phát hiện

Vị trí lấy mẫu nước mặt: Tại Hồ Bàu Lầy (sát khu vực

Dự án Nhận xét : Kết quả phân tích mẫu nước mặtcho thấy:

Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích nằm trong giới hạn cho phép theoTCVN(5942B- 1995)

2 Hiện trạng môi trường không khí:

Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu vực xây dựng Nhà máythuộc thôn Cống, xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang được trình bày trong

TCVN(5937 75(TCVN 5949-1998)

300(TCVN 5937

-2005)35020030000

Kết quả

KKI KKII KKIII KKIV

30.6 31.0 34.5 33.480.7 79.8 76.2 74.90.4 0.5 0.5 0.644-53 45-55 43-52 40-45

10.05 12.24 9.98 9.987.33 8.12 7.33 10.88

1288 1267 1275 1290

Trang 22

9 NH3 µg/m3 200(5938 - 2005) Kph Kph Kph Kph

10 H2S µg/m3 42 2.21 2.27 2.48 2.53Ghi chú: (-) không qui định; Kph: không phát hiện

KKI:Tại phía Đông Dự án,KKII: Tại phía Tây Dự án,KKIII: Tại điểm

vực Dự án chếch về hướng Nam,KKIV :Tại điểm giữa khu vực Dự án

Bắc

Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu không khí cho thấy:

Hàm lượng các chỉ tiêu phân tích không khí tại các vị trí đều nằm trong giới hạncho phép theo TCVN (5937; 5938 - 2005)

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 2.2.1 Điều kiện về kinh tế:

Kiên Lao là một xã miền núi, nằm về phía Tây của huyện Lục Ngạn, với tổng diệntích tự nhiên khoảng 5.620 ha, gồm 3 nhóm đất chính: Đất nông nghiệp, đất phi nôngnghiệp, đất chưa sử dụng Tổng diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 499,4 ha (chiếmgần 10% diện tích đất tự nhiên của toàn xã) Tổng diện tích rừng của xã khoảng 238,7

ha rừng Dự án 327 và Dự án 661 do Công ty Lâm nghiệp Lục Ngạn bàn giao cho địaphương quản lý

- Về cơ cấu kinh tế: Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất Nông - Lâm nghiệp, chiếm >85%; còn lại là Tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ

Bình quân lương thực đầu người khoảng 650 kg/người/năm, thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 2,8 triệu/người/năm

- Về chăn nuôi: Qua số liệu thống kê trong toàn xã tổng đàn trâu bò có 116 con; đàn dê 24 con; đàn lợn có 2443 con; đàn gia cầm có 24.286 con Công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đã được UBND xã triển khai theo đúng kế hoạch

- Công tác thu ngân - chi ngân sách: Nguồn thu nhập trong xã kháhạn hẹp, tổng thu ngân sách trong 6 tháng đầu năm 2008 được 678.784.260 Đồng Tổngchi ngân sách trong 6 tháng đầu năm 2008 là 479.496.300 Đồng

- Về cơ sở hạ tầng giao thông - liên lạc: Về điều kiện giao thông kháthuận lợi, gần đường Quốc lộ 31 (cách thị trấn Chũ khoảng 7km) Đường liên xã từ Chũ -Kiên Lao kéo dài gần 10km, được trải nhựa và tương đối rộng khoảng 3 - 5m Còn tất cảcác tuyến đường liên thôn đều bằng đất và đã xuống cấp

2.2.2 Điều kiện xã hội:

Trang 23

Xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn có 1.300 hộ dân với tổng số dân là 7.000 Năm 2008 xã có 582/1.300 hộ đăng ký gia đình văn hoá Trong toàn xã có 10 thôn: Thôn Cống, thôn Họ, thôn Nóng, thôn Bông, thôn Giữa, thôn Ao Keo, thôn Hà, thôn Cấm Vải, thôn An Toàn và thôn Khuôn Thần Điều kiện xã hội thấp, trong xã chủ yếu là dân tộc Sán Chí (chiếm 70% dân số), Tầy, Nùng, Dao và người kinh chiếm số ít

- Về Giáo dục: Sự nghiệp giáo dục trong xã tiếp tục được duy trì, phát triển

và đạt được nhiều kết quả về chất lượng dạy và học, không có học sinh bỏ học giữa năm ở các bậc học Trong toàn xã có 3 trường học, trong đó có một trường mẫu giáo (với 130 cháu), một trường cấp I (với 687 học sinh) và một trường cấp II (với

472 học sinh)

- Về Y tế: Trong xã có 01 trạm Y tế với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn để đáp ứng việc khám chữa bệnh cho nhân dân và luôn duy trì thường xuyên gồm: 01 Bác sĩ và 03 Y sĩ Từ đầu năm 2008 đã khám và điều trị bệnh cho

1.349/4143 lượt người; phát thẻ Y tế cho 2645 đối tượng khám chữa bệnh Công tácchăm sóc sức khẻo, phòng chống dịch bệnh luôn được quan tâm nên trong thời gian vừaqua không phát sinh các ổ dịch bệnh nguy hiểm

- Văn hoá thông tin: Công tác truyền thông được phủ sóng ở 10/10 thôn,các thôn đều có cụm loa truyền thanh không dây tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyêntruyền các chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vịchính trị của địa phương

- Trong xã có 1 công trình văn hoá đã được xếp hạng đó là Đền Cống

(Tài liệu: Theo nguồn Báo cáo kinh tế- xã hội6 tháng đầu năm của xã Kiên Lao)

Trang 24

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG

3.1 NGUỒN GÂY TÁC ĐỘNG Bảng 3.1: Thống kê các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và nguồn phát sinh

Bùn thải và nước thải

Khí thải

Bụi

Tiếng ồn, độ rungChiếm dụng, thay đổi mục đích sử dụng đất

Chất thải rắn

Nguồn phát sinh

- Quá trình xây dựng Nhà máy;

- Bùn thải và nước thải trong quá trình tuyển quặng;

- Bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải;

- Nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, nước bãi thải

- Trang thiết bị, máy móc xây dựng Nhà máy

- Khí thải phát sinh từ quá trình tuyển quặng

- Khí thải phát sinh từ quá trình Luyện Đồng (chủ yếu làhoả luyện)

- Các hoạt động xây dựng Nhà máy

- Xúc bốc, đổ thải đất đá thải

- Vận chuyển quặng, đất đá thải

- Các công đoạn trong tuyển khoáng như đập, nghiền,sàng quặng

- Hoạt động của các máy móc, thiết bị trong quá trình tuyển như đập, nghiền, sàng và quá trình Luyện Đồng

- Do xây dựng Nhà máy Luyện Đồng

- Xây dựng Nhà máy

- Đất đá thải trong quá trình tuyển rửa

- Rác thải sinh hoạt

- Bã quặng từ quá trình thuỷ luyện, xỉ thải từ quá trình hoảluyện

Trang 25

7 Rủi ro, sự cố - Rủi ro trong quá trình sử dụng hoá chất, nhiên liệu, rò rỉ

đá, các chất ô nhiễm xuống hồ gây ô nhiễm nguồn nước mặt này Khu vực xây dựng Nhàmáy có 3 phía tiếp giáp với hồ nên ảnh hưởng của các hoạt động xây dựng Nhà máy cóthể làm giảm chất lượng nước hồ Các tác động này kéo dài trong thời gian xây dựngNhà máy dự kiến khoảng 2 năm

Dự án xây dựng Nhà máy Luyện Đồng với công suất 1.000 tấn/năm, với tổng diệntích là 28,5ha Do vậy khi tiến hành chuẩn bị mặt bằng Dự án sẽ làm thay đổi mục đích

sử dụng diện tích đất tương ứng, phải tiến hành san ủi, hạ thấp độ cao khu đất đồi này.Khu vực dự kiến triển khai Dự án chủ yếu là đất sản xuất lâm nghiệp, các trang trại củanhân dân với một số cây trồng như: Vải, sắn, bạch đàn, keo, hồng…và một số câybụi nhỏ

Ảnh hưởng đến hệ sinh thái: Quá trình vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu, máymóc thiết bị phục vụ xây dựng Nhà máy làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven trụcđường giao thông, hệ sinh thái gần khu vực Dự án

Xung quanh khu vực Dự án có một số hộ dân sinh sống và làm trang trại sản xuấtNông - Lâm nghiệp Đây là đối tượng chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động xây dựng Nhàmáy, đặc biệt là người dân sống hai bên đường giao thông

Môi trường không khí là đối tượng chịu ảnh hưởng của các hoạt động san ủi mặtbằng, bốc dỡ nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị Các hoạt động này làm phát sinhbụi, khói thải của các phương tiện giao thông, xây lắp

3.2.2 Trong giai đoạn vận hành Nhà máy:

Trong giai đoạn vận hành Nhà máy đối tượng bị tác động đó là những người dân sống xung quanh khu vực Nhà máy trong vòng bán kính từ 3 - 5 km theo hướng gió chủ đạo là 2 hướng Đông - Bắc và hướng Đông - Nam tuỳ theo mùa Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là người dân thôn Cống thuộc xã Kiên Lao, thôn Thành Công thuộc xã Kiên Thành Khí thải phát sinh từ quá trình hoả Luyện Đồng, từ công đoạn sản xuất axit sunfuaric, bụi phát sinh từ quá trình sàng tuyển

Trang 26

Một số khí thải phát sinh trong quá trình Nhà máy đi vào sản xuất như: SO2, khí sinh

ra từ một số thuốc tuyển quặng, hơi axit (H2SO4), bụi…

Khí thải gây tác động đến môi trường không khí, có nguy cơ làm giảm chất lượng môi trường không khí khu vực Dự án Các khí này có tính axit, là nguyên nhân gây ra hiện tượng mưa axit, tác động xấu đến các công trình xây dựng và giảm năng xuất cây trồng Khí thải và bụi còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của các cán bộ công nhân viên làm việc trong Nhà máy Do đặc trưng của quá trình Luyện Đồng, có các yếu tố phóng xạ tồn tại trong nhiên liệu hoá thạch, gây nguy hiểm đến sức khoẻ con người nhưng tác động này không đáng kể và chủ yếu trong giai đoạn khai thác quặng

Nhà máy Luyện Đồng được thiết kế với công suất 1.000 tấn sản phẩm/năm tương đương với khoảng 81.000 tấn quặng/năm Do vậy, hàng ngày số lượng xe vận chuyển quặng từ các khu Mỏ đến Nhà máy là tương đối lớn Điều này gây ảnh hưởng xấu đến các tuyến đường mà các xe vận tải đi qua Xã Kiên Lao với hệ thống giao thông chủ yếu là đường đất và chất lượng đường rất kém, khi Dự án đi vào hoạt động cần phải tiến hành nâng cấp và mở rộng một số tuyến đường này Các hoạt động của các loại xe vận tải còn làm gia tăng số vụ tai nạn giao thông

Hồ Bàu Lầy là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các hoạt động sản xuất củaNhà máy trong suốt thời gian hoạt động Các hoạt động này làm phát sinh đất đá thải từquá trình tuyển quặng; xỉ thải từ quá trình hoả luyện; mục đính sử dụng nước phục vụsản xuất; nước thải sản xuất; nước thải sinh hoạt từ các khu văn phòng, nhà ăn củacán bộ công nhân viên trong Nhà máy…

Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội: Nhà máy tập trung 117 cán bộ công nhân viên

từ nhiều địa phương khác nhau Gây ra các vấn đề về an ninh trật tự, an toàn xã hội Khi Nhà máy đi vào hoạt động sẽ kéo theo một số loại hình dịch vụ khác phát triển Trong xã có công trình Di tích lịch sử được xếp hạng (Đình Cống) cách Dự án khoảng 3 km thuộc thông Cống xã Kiên Lao, đây cũng là đối tượng chịu tác động bởi Nhà máy

3.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.3.1 Trong giai đoạn xây dựng Nhà máy:

Trang 27

1 Tác động đến yếu tố kinh tế - xã hội:

a/ Tác động tiêu cực:

Quá trình thi công xây dựng tập trung nhiều công nhân từ nhiều địa phương khácđến với lối sống, thói quen và phong tục tập quán khác nhau dễ gây mất trật tự an ninh

và an toàn xã hội của khu vực thuộc xã Kiên Lao

Sự gia tăng lưu lượng các phương tiện giao thông chuyên chở vật liệu xâydựng, máy móc thiết bị trên các tuyến đường liên xã từ thị trấn Chũ và một số tuyếnđường khu vực xây dựng Nhà máy sẽ ảnh hưởng đến an toàn của lái xe và nhữngngười tham gia giao thông trên các tuyến đường này

b/ Tác động tích cực:

Quá trình xây dựng Nhà máy Luyện Đồng sẽ gián tiếp hoặc trực tiếp tạo công ănviệc làm cho người lao động địa phương như: Làm công nhân xây dựng trên côngtrường hoặc làm dịch vụ trong xã Liên Lao với mức thu nhập ổn định

2 Tác động đến môi trường tự nhiên:

a/ Tác động đến môi trường không khí

Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình thi công xây dựng Nhàmáy Luyện Đồng là: Bụi đất, đá; các loại hơi khí độc hại như: khí SO2, NOx, CO,

CO2 phát sinh từ các loại máy xây dựng (máy đóng cọc, máy ủi, máy đầm,máy xúc, máy trộn bê tông ), phương tiện giao thông vận tải; Các công đoạnhàn sì, phun sơn, đánh bóng vật liệu Ngoài ra còn có các loại khói, hơi kim loại phátsinh từ các máy cắt, máy hàn kim loại Thời gian thi công xây dựng Dự án dự kiến kéodài trong khoảng 2 năm

* Bụi: Phát sinh từ quá trình nâng cấp, mở rộng tuyến đường vào Nhà máy, tạomặt bằng Nhà máy được xem là nguồn phát sinh bụi đáng kể nhất trong giai đoạn thicông xây dựng Tác động này gây ra chủ yếu từ các phương tiện giao thông vận tảivận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thiết bị Ảnh hưởng chủ yếu trong phạm vi trêncông trường và người dân sống hai bên đường giao thông mà các loại xe vận tải chạyqua

* Khí thải độc hại: Khí thải được thải ra do các máy móc, các thiết bị xây dựng chuyên dùng, các phương tiện giao thông vận chuyển vật liệu xây dựng và phế thải, các động cơ này dùng nhiên liệu (xăng, dầu diesel), khi được đốt cháy trong động cơ, những loại nhiên liệu này sẽ sinh ra các chất khí có khả năng gây ô

Trang 28

nhiễm môi trường như: Hydrôcarbua (HC), CO, NOx, SOx và bụi Hệ số ô nhiễm trongtrường hợp này phụ thuộc vào công suất và chế độ vận hành của các loại phươngtiện (chạy không tải, chạy chậm, chạy nhanh, chạy bình thường)

Khí thải cũng được sinh ra từ các công đoạn hàn: Trong quá trình hàn các kết cấuthép (đặc biệt là quá trình thi công xây dựng nhà khung thép tiền chế), các loại hoá chấtchứa trong que hàn khi cháy phát sinh ra khói có chứa các chất độc hại có thể gây ônhiễm môi trường và sức khoẻ công nhân lao động trực tiếp Các nguyên liệu tạo thuốcbọc gồm nhiều loại như: Bột than, titan ôxit, ilmenit, sắt oxit, đá vôi, ferômangan,mangandioxit, kalisilic, natrisilicat

Tóm lại, các hoạt động giao thông vận tải, các hoạt động xây dựng tạo mặtbằng, xây dựng các hạng mục công trình, khu sản xuất, khu văn phòng, nhà ăn của côngnhân làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm môi trường không khí xung quanh Tác độngchủ yếu đến những người dân thuộc thôn Cống, đặc biệt là những công nhân làm việctrực tiếp trên công trường

* Tiếng ồn:

Trong giai đoạn xây dựng tiếng ồn được phát sinh từ các phương tiện GTVT, từcác máy xây dựng

Do địa điểm dự kiến Xây dựng Nhà máy Luyện Đồng nằm cách xa khu dân

cư tập (khoảng 1,5km), hơn nữa thời gian xây dựng chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn (2 năm) nên mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn là không đáng kể Tuy nhiên, Chủ Dự án cũng cần phải có biện pháp thích hợp để giảm thiểu các tác động này

* Rung động:

Nguyên nhân gây sự rung động trong quá trình xây dựng chủ yếu do các thiết

bị như: Máy đột dập, máy búa đóng cọc, xe lu rung, đầm rung hoặc do các phương tiện giao thông có trọng tải lớn Nhìn chung, rung động chỉ tác động chủ yếu trong phạm vi 20m, ngoài phạm vi 100m sự rung động này hầu như không có tác động ảnh hưởng Do Nhà máy không nằm xen kẽ trong khu dân cư, nên ảnh hưởng của rung động đến khu dân cư là hầu như không có Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng vẫn phải có những biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rung động

b/ Tác động đến môi trường nước

Trang 29

* Nước mưa chảy tràn:

Khu vực dự kiến triển khai xây dựng Nhà máy nằm sát Hồ Bàu Lầy Do vậy, ảnhhưởng của nước mưa chảy tràn và nguy cơ làm giảm chất lượng nước hồ trong khu vực

là rất lớn Nước mưa khi chảy tràn sẽ cuốn theo đất, đá, các chất rắn lơ lửng xuống hồ,tác động chủ yếu là làm tăng độ đục, giảm độ truyền ánh sáng trong nước hồ Hơn nữa,thời gian xây dựng Nhà máy khoảng 2 năm, nên các tác động này là đáng kể, đặc biệt

là vào mùa mưa

* Nước thải sinh hoạt:

Trong quá trình xây dựng Nhà máy thường xuyên có khoảng 50 công nhân làmviệc trên công trường, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt là 3 m3/ngày, thải ra khoảng 2,7

m3 nước thải/ngày Nguồn nước phục vụ sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn xâydựng được lấy từ các giếng khoan trong khu vực Dự án

Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợpchất hữu cơ (BOD5 ), các chất dinh dưỡng (NO3-, PO4-) và các vi sinh vật Nguồnnước thải này phải được xử lý đạt tiêu cho phép theo TCVN: 6772 - 2000 (mức II)trước khi thải ra nguồn tiếp nhận (Hồ Bàu Lầy)

Theo tài liệu thống kê cho thấy, tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinhhoạt của mỗi người thải ra hàng ngày là:

Bảng 3.2: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

(Định mức cho 1 người/ngày) STT Chất ô nhiễm Khối lượng (gam/người/ngày) Vi sinh (NPK/100ml)

Trang 30

Như vậy, khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạnxây dựng Nhà máy ước tính và được trình bày trong Bảng sau:

Bảng 3.3: Khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi xây

dựng Dự án STT Chất ô nhiễm Đơn vị Tải lượng

* Nước thải thi công:

Trong quá trình xây dựng, nguồn nước phục vụ thi công được bơm trực tiếp từ HồBàu Lầy Lượng nước thải tạo ra từ thi công xây dựng nhìn chung không nhiều, có thểkiểm soát được Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải thi công là đất, cát xâydựng thuộc loại ít độc hại, dễ lắng đọng, tích tụ ngay trên các tuyến thoát nước thi côngtạm thời Vì thế, khả năng gây tích tụ, lắng đọng bùn đất, các chất lơ lửng xuống hồ làkhông đáng kể

c/ Tác động của chất thải rắn:

Chất thải rắn xây dựng: Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng như: Đất đá, cát, vỏ bao bì, sắt vụn, gỗ vụn, bìa Mức độ gây ảnh hưởng phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và quản lý thi công Các vỏ bao xi măng, sắt thép thừa, mảnh gỗ vụn, vỏ thùng nếu không được thu gom sẽ tác động tiêu cực đến môi trường và gây lãng phí

Chất thải rắn sinh hoạt: Công trường xây dựng Nhà máy sẽ tập trung khoảng

50 người Lấy tiêu chuẩn xả rác thải là 0,5 kg/người/ngày, như vậy lượng rác thải rahàng ngày là 25 kg/ngày, trong đó thành phần hữu cơ (rau, củ quả, cơm thừa ) chiếm

từ 55 đến 70% Lượng chất thải này phải được thu gom và xử lý phù hợp, nếu không

sẽ gây ô nhiễm môi trường, phát sinh mùi khó chịu, ảnh hưởng sức khoẻ công nhân xâydựng

Trang 31

d/ Tác động đến hệ sinh thái:

Khu đất xây dựng Nhà máy nói chung là đồi thấp (có độ cao trung bình so với mặtnước biển khoảng 50m), chủ yếu trồng một số cây như: Sắn, vải, bạch đàn, keo,hồng do nhân dân trồng, nên khi thực hiện sẽ không thể tránh khỏi những tác động làmthay đổi hệ sinh thái Các tác động đến hệ sinh thái bao gồm:

- Thay đổi diện tích đất canh tác, trồng trọt, ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong khuvực

- Làm tăng hàm lượng các chất lơ lửng và các chất hữu cơ, tăng mật độ sinh khối,gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước mặt

3.3.2 Trong giai đoạn Nhà máy đi vào hoạt động

3.3.2.1 Tác động đến yếu tố KT - XH:

Khi Nhà máy Luyện Đồng đi vào hoạt động, ngoài những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực như: Sự gia tăng mật độ GTVT dẫn tới sự ảnh hưởng đến độ an toàn cho lái xe và người tham gia giao thông trên các tuyến đường trong khu vực, một số bệnh nghề nghiệp nảy sinh Ngoài ra còn có các mặt tích cực như sau:

- Góp phần thực hiện thành công “Chiến lược phát triển KT - XH tỉnhBắc Giang đến năm 2010”

- Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 117 người

- Đóng góp thêm cho ngân sách địa phương qua các khoản thuế, phí

- Xây dựng một số công trình phúc lợi cho địa phương như: Đường xá, bệnh xá,nhà Tình nghĩa…

3.3.2.2 Tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên:

Để đánh giá được tác động đến môi trường khi Dự án đi vào hoạt động, cần xem xét các nguồn phát sinh chất thải từ qui trình Luyện Đồng của Dự án (mục 1.4: Công nghệ sản xuất ) Qua sơ đồ phát sinh các dòng thải gây ô nhiễm môi trường

có thể tóm tắt các vấn đề môi trường của Nhà máy Luyện Đồng công suất 1.000 tấn/năm như sau:

1 Tác động đến môi trường không khí:

a Tác động của khí thải:

Nguồn phát sinh khí thải chính khi Nhà máy đi vào hoạt động là quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các động cơ, các phương tiện giao thông vận tải và khí thải ra từ

Trang 32

quá trình đốt than để cung cấp nhiệt Luyện Đồng (quá trình đốt nóng tinh quặngsunfua)

* Khí thải do đốt dầu:

- Ước tính tải lượng:

Tải lượng ô nhiễm được xác định dựa theo công thức sau:

Q = B K Trong đó: Q: Tải lượng ô nhiễm (kg);

B: Nhu cầu nhiên liệu dầu hàng năm (kg); K:

Hệ số ô nhiễm

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hệ số ô nhiễm (K) khi đốt cháy 1 tấn dầu DOthải ra 0,6 kg bụi, SO2 = S.10 kg (S là % lưu huỳnh trong dầu), NOx = 2,6 kg; CO = 0,7kg; THC = 0,354 kg; anđehyt = 0,24 kg

Để đảm bảo các hoạt động của Nhà máy khối lượng dầu cần sử dụng hàng nămkhoảng: 700 tấn/năm

Áp dụng công thức trên ta tính được tải lượng ô nhiễm sinh ra do đốt nhiên liệudầu như sau:

Bảng 3.4: Ước tính thải lượng ô nhiễm khí thải do đốt nhiên liệu dầu

TT Khí thải Hệ số ô nhiễm (K) khi đốt 1 Thải lượng/năm Đơn vị

Trang 33

Bảng 3.5: Ước tính thải lượng ô nhiễm không do khí đốt thanChất gây ô nhiễm

Bụi CO

SO2

NO2

THC

Định mức khíthải

khi đốt 1 tấnthan

1,16 1,40,01812,1 0,37

Tổng lượng phát

Đơn vịthải/năm

5.911,4 kg7.134,4 kg

61.661,6 kg 1.885,5 kg

* Tác động:

Hàng năm, Nhà máy thải ra môi trường với một lượng khí thải rất lớn do hoạt động đốt nhiên liệu dầu và than phục vụ cho sản xuất, điều này gây ra những tác động nhất định đến môi trường không khí và sức khoẻ của công nhân viên lao động trong khu vực Nhà máy, ngoài ra còn ảnh hưởng đến người dân xung quanh khu vực Dự án Nhưng khu vực xây dựng Nhà máy cách xa khu dân cư, có địa hình tương đối thông thoáng là mặt Hồ Bàu Lầy tương đối rộng nên chủ yếu gây ra những tác động cục bộ tới cán bộ công nhân làm việc trong Nhà máy

b Tác động của bụi:

- Nguồn phát thải: Bụi phát sinh do các hoạt động trong quá trình tuyển quặng như: Đập, sàng, nghiền, quá trình vận chuyển đất đá thải, xỉ thải ra bãi thải

- Ước tính tải lượng:

Để ước tính tải lượng bụi sinh ra trong chế biến khoáng sản, dựa vào hệ số tải lượngbụi sinh ra do các công đoạn theo WHO là:

0,14 kg bụi/ tấn quặng trong công đoạn đập, nghiền, sàng phân cấp.0,134 kg bụi/tấn đất đá thải ra bãi thải

Nhà máy Luyện Đồng công suất 1.000 tấn/năm, nguyên liệu quặng cần khoảng 81.000 tấn quặng/năm, thải ra bãi thải với khối lượng đất đá hàng năm khoảng 80.000 tấn/năm Như vậy, ước tính thải lượng bụi phát sinh trong công đoạn sàng tuyển và vận chuyển đất đá thải ra bãi thải được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.6: Ước tính tải lượng bụi sinh ra do hoạt động tuyển quặng

Trang 34

Nguồn Khối lượng (tấn) Hệ số Tải lượng (kg )Đập, nghiền, sàng phân cấp 81.000 0,14 11.340

Bốc xúc, vận chuyển đất đá thải 80.000 0,134 10.720Tổng lượng bụi sinh ra hàng năm 22.060

c Tác động của tiếng ồn và rung động:

110 -115dBA, đạt mức giới hạn cho phép theo TCVN: 3985-1999

- Tác động: Nhìn chung tác động của tiếng ồn đến khu vực dân cư xung quanh khu vực Nhà máy là không đáng kể vì Nhà máy nằm cách khu dân cư khoảng

Ngày đăng: 23/02/2013, 10:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Danh sách thiết bị lấy mẫu, đo đạc, phân tích - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 1 Danh sách thiết bị lấy mẫu, đo đạc, phân tích (Trang 4)
Bảng 1: Danh sách thiết bị lấy mẫu, đo đạc, phân tích - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 1 Danh sách thiết bị lấy mẫu, đo đạc, phân tích (Trang 4)
1.2. CHỦ DỰ ÁN - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
1.2. CHỦ DỰ ÁN (Trang 5)
Bảng 2: Danh sách cán bộ tham gia lập Báo cáo ĐTM TTHọ và tên - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 2 Danh sách cán bộ tham gia lập Báo cáo ĐTM TTHọ và tên (Trang 5)
Bảng 2: Danh sách cán bộ tham gia lập Báo cáo ĐTM - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 2 Danh sách cán bộ tham gia lập Báo cáo ĐTM (Trang 5)
Bảng 1.1: Nguyên liệu chính và lượng dùng mỗi năm của Nhà máy STTTên nguyên liệuĐơn vị tính Số lượng - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 1.1 Nguyên liệu chính và lượng dùng mỗi năm của Nhà máy STTTên nguyên liệuĐơn vị tính Số lượng (Trang 8)
Bảng 1.1: Nguyên liệu chính và lượng dùng mỗi năm của Nhà máy - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 1.1 Nguyên liệu chính và lượng dùng mỗi năm của Nhà máy (Trang 8)
Bảng 1.2: Danh mục thiết bị của Nhà máy Luyện Đồng - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 1.2 Danh mục thiết bị của Nhà máy Luyện Đồng (Trang 9)
Bảng 1.2: Danh mục thiết bị của Nhà máy Luyện Đồng - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 1.2 Danh mục thiết bị của Nhà máy Luyện Đồng (Trang 9)
Bảng1.3: Danh mục thiết bị của xưởng sửa chữa cơ điện STT Danh mụcĐơn vị Số lượng Xuất xứ - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 1.3 Danh mục thiết bị của xưởng sửa chữa cơ điện STT Danh mụcĐơn vị Số lượng Xuất xứ (Trang 12)
Sơ đồ công nghệ Luyện Đồng - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Sơ đồ c ông nghệ Luyện Đồng (Trang 13)
Bảng 1.4: Qui hoạch tổng mặt bằng của Nhà máy - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 1.4 Qui hoạch tổng mặt bằng của Nhà máy (Trang 15)
Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước được thể hiện trong các Bảng sau: - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
t quả phân tích chất lượng môi trường nước được thể hiện trong các Bảng sau: (Trang 19)
Bảng 2.1: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực Dự án - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 2.1 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực Dự án (Trang 19)
Bảng 2.2: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực Dự án - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 2.2 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực Dự án (Trang 20)
Bảng 2.2: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực Dự án - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 2.2 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực Dự án (Trang 20)
Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực Dự án  - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 2.3 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực Dự án (Trang 21)
Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 2.3 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí (Trang 21)
Bảng 3.1: Thống kê các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và nguồn phát sinh TT - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 3.1 Thống kê các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và nguồn phát sinh TT (Trang 24)
Bảng 3.2: Tải lượng các chấ tô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (Định mức cho 1 người/ngày)  - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 3.2 Tải lượng các chấ tô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (Định mức cho 1 người/ngày) (Trang 29)
Bảng 3.2: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 3.2 Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (Trang 29)
Bảng 3.3: Khối lượng các chấ tô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi xây dựng Dự án  - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 3.3 Khối lượng các chấ tô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi xây dựng Dự án (Trang 30)
Bảng 3.3: Khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi xây - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 3.3 Khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi xây (Trang 30)
Bảng 3.4: Ước tính thải lượn gô nhiễm khí thải do đốt nhiên liệu dầu - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 3.4 Ước tính thải lượn gô nhiễm khí thải do đốt nhiên liệu dầu (Trang 32)
Bảng 3.4: Ước tính thải lượng ô nhiễm khí thải do đốt nhiên liệu dầu - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 3.4 Ước tính thải lượng ô nhiễm khí thải do đốt nhiên liệu dầu (Trang 32)
Bảng 3.6: Ước tính tải lượng bụi sinh ra do hoạt động tuyển quặng - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 3.6 Ước tính tải lượng bụi sinh ra do hoạt động tuyển quặng (Trang 33)
Bảng 3.5: Ước tính thải lượng ô nhiễm không do khí đốt than Chất gây ô nhiễm - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 3.5 Ước tính thải lượng ô nhiễm không do khí đốt than Chất gây ô nhiễm (Trang 33)
Căn cứ vào Bảng 3.2 (Tải lượng các chấ tô nhiễm trong nước thải sinh hoạt) và lưu lượng nước thải sinh hoạt có thể ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải  sinh hoạt khi Nhà máy đi vào hoạt động sản xuất như sau:  - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
n cứ vào Bảng 3.2 (Tải lượng các chấ tô nhiễm trong nước thải sinh hoạt) và lưu lượng nước thải sinh hoạt có thể ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi Nhà máy đi vào hoạt động sản xuất như sau: (Trang 36)
Bảng 3.7: Khối lượng các chất ô nhiễm của nước thải sinh hoạt trong giai - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 3.7 Khối lượng các chất ô nhiễm của nước thải sinh hoạt trong giai (Trang 36)
Bảng 4.1: Giới hạn cho phép đối với nước thải sinh hoạt - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 4.1 Giới hạn cho phép đối với nước thải sinh hoạt (Trang 41)
Bảng 4.1: Giới hạn cho phép đối với nước thải sinh hoạt - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 4.1 Giới hạn cho phép đối với nước thải sinh hoạt (Trang 41)
Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải lò luyện - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Sơ đồ c ông nghệ xử lý khí thải lò luyện (Trang 48)
Sơ đồ nguyên lý của hệ thống thông gió tự nhiên - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Sơ đồ nguy ên lý của hệ thống thông gió tự nhiên (Trang 49)
Sơ đồ hệ thống thông gió cưỡng bức - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Sơ đồ h ệ thống thông gió cưỡng bức (Trang 50)
Bảng 4.2:Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt (TCVN 6772:2000) - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 4.2 Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt (TCVN 6772:2000) (Trang 53)
Bảng 4.2:Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt (TCVN 6772:2000) - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 4.2 Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt (TCVN 6772:2000) (Trang 53)
Sơ đồ cấu tạo của bể tự hoại 3 ngăn - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Sơ đồ c ấu tạo của bể tự hoại 3 ngăn (Trang 53)
Sơ đồ sau: - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Sơ đồ sau (Trang 54)
Bảng 7.1: Khái toán kinh phí xây dựng hệ thống xử lý môi trường - DTM Du an dau tu Xay dung  Nha may Luyen Dong cong suat 1000 tan
Bảng 7.1 Khái toán kinh phí xây dựng hệ thống xử lý môi trường (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w