Nâng cao năng lực của KSV tại phiên tòa

Một phần của tài liệu NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ PHẠM VI TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH (Trang 33 - 35)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ CỦA ĐỊA PHƯƠNG, ĐƠN VỊ: 1 Giải pháp:

1.4. Nâng cao năng lực của KSV tại phiên tòa

Thứ nhất, khi tham gia phiên tòa, KSV cần phải chuẩn bị cho mình tác phong đàng hoàng, trang phục gọn gàng, trang nghiêm, đúng quy định của Ngành. Nếu KSV có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ, nắm vững hồ sơ vụ án, nắm vững các quy định pháp luật, trạng thái tinh thần, sức khỏe tốt thì tính chủ động, linh hoạt, nhạy bén, tự tin sẽ thể hiện ra bên ngoài qua tác nghiệp tại phiên tòa. Đặc biệt, với các vụ án phức tạp, có Luật sư tham gia hay có nhiều đương sự khiếu nại, khiếu kiện kéo dài thì KSV cần phải lưu ý có sự chuẩn bị chu đáo hơn nữa, đặt ra nhiều tình huống để ứng phó.

Thứ hai, thực tế cho thấy việc không lập dự thảo kế hoạch tham gia hỏi và đặc biệt các biên bản theo dõi phiên tòa của một số KSV còn sơ sài, không thể hiện được diễn biến phiên tòa. Để thực hiện tốt phần xét hỏi thì KSV cần phải lập kế hoạch hỏi với các câu hỏi dự kiến và phải tiến hành ghi chép đầy đủ ngay từ khi bắt đầu phiên tòa. Nếu trong phần xét hỏi và tranh luận, KSV càng ghi chép đầy đủ, chi tiết càng tốt, bởi thực tế không có gì khẳng định được rằng chúng ra sẽ nhớ hết tất cả các câu hỏi, câu trả lời và các ý kiến trình bày của đương sự trong quá trình xét hỏi, tranh luận. Do đó ghi chép đầy đủ và có sự đối chiếu với danh sách câu hỏi dự kiến sẽ giúp KSV rà soát, tìm ra những mâu thuẫn, những điểm "chốt" cần làm sáng tỏ để kịp thời bổ sung các câu hỏi thêm cũng như loại bỏ câu hỏi trùng lặp.

Trong thứ tự hỏi, KSV là người hỏi cuối cùng nên ngoài việc ghi chép đầy đủ nội dung xét hỏi. KSV cũng cần chú ý đến cách đặt câu hỏi của Hội đồng xét xử, Luật sư... Nếu có những câu hỏi mang tính định hướng cho đương sự hay định hướng nội dung vụ án theo một đường lối xử lý thiên lệch thì KSV cần đặt những câu hỏi có tính phản biện hoặc mang tính chất gợi mở để đương sự chủ động trình bày quan điểm của mình nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Hơn nữa, việc ghi chép đầy đủ nội dung xét hỏi và tranh luận cũng là cơ sở để KSV củng cố quan điểm giải quyết vụ án, bổ sung cho bài phát biểu ý kiến. Đây cũng là cơ sở để KSV đối chiếu khi tiến hành kiểm sát biên bản phiên tòa nhằm kịp thời yêu cầu Tòa án bổ sung, sửa chữa nếu có thiếu sót nhằm đảm bảo biên bản phiên tòa phản ánh đầy đủ, trung thực diễn tiến phiên tòa.

Thứ ba, cần nhận thức đúng rằng việc đương sự đặt câu hỏi với các đương sự khác trong phần hỏi hoàn toàn không đồng nhất với việc đương sự trình bày ý kiến phản bác quan điểm đối phương trong phần tranh luận. Do đó, trong tình huống Chủ tọa phiên tòa không cho phép đương sự đặt câu hỏi, KSV cần đặt câu hỏi đối với đương sự về việc có yêu cầu được đặt câu hỏi đối với đương sự khác hay không? Nếu có thì đề nghị Hội đồng xét xử cho phép đương sự được thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật. Cũng theo quy định của Luật TTHC, đương sự có quyền và nghĩa vụ tự bảo vệ mình thông qua việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng tại phiên tòa. Để kiểm sát quá trình này, KSV có thể đặt câu hỏi đối với các đương sự về việc Tòa án có đảm bảo cho đương sự được thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình trong suốt quá trình giải quyết vụ án hay không? Bên cạnh đó, đối với những vụ án mà đương sự có thái độ chấp hành pháp luật không tốt, không hợp tác với Tòa án như không chấp hành giấy triệu tập của Tòa án, từ chối tham gia các hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án thì KSV cũng cần có câu hỏi xác định lại sự việc trước khi phát biểu quan điểm về việc chấp hành pháp luật của đương sự.

Thứ tư, tham gia tranh luận đối với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, luật sư và thành viên Hội đồng xét xử để bảo vệ

kháng nghị của VKS. Lập luận căn cứ pháp luật, tranh luận đối với Hội đồng thẩm phán để bác bỏ kháng nghị của Chánh án khi không có căn cứ, trái pháp luật

Thứ năm, về bài phát biểu của KSV tại phiên tòa. Cách thức trình bày bài phát biểu hiện nay được xây dựng thống nhất theo mẫu do VKSND tối cao ban hành, KSV cần lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật thì sẽ có giá trị thuyết phục hơn. Thông qua bài phát biểu, KSV phải là người chứng minh và phải thể hiện cho đương sự thấy được vai trò, trách nhiệm của VKS thực sự là một người gác cổng tố tụng nhằm đảm bảo cho đương sự được thực hiện đúng và đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của mình tại phiên tòa, từ đó, nâng cao vị thế của ngành kiểm sát nhân dân. (Bắc Ninh, Nghệ An)

Một phần của tài liệu NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ PHẠM VI TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w