Kiến nghị của các địa phương đơn vị: 1 Hoàn thiện pháp luật:

Một phần của tài liệu NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ PHẠM VI TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH (Trang 36 - 39)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ CỦA ĐỊA PHƯƠNG, ĐƠN VỊ: 1 Giải pháp:

2. Kiến nghị của các địa phương đơn vị: 1 Hoàn thiện pháp luật:

2.1. Hoàn thiện pháp luật:

- Về sự tham gia phiên họp giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện của KSV

Cần sửa đổi Khoản 3 Điều 124 theo hướng nếu đương sự hoặc KSV cùng cấp vắng mặt tại phiên họp giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện thì Thẩm phán phải ra quyết định hoãn phiên họp. Như vậy sẽ đảm bảo sự khách quan, công bằng, đúng theo quy định của pháp luật.

- Về sựtham gia phiên tòa của KSV

Cần sửa đổi Khoản 1 Điều 156, Điều 162, Điều 232 theo hướng nếu KSV vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải ra quyết định hoãn phiên tòa. Điều này sẽ phù hợp với các quy định của pháp luật về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND, đảm bảo KSV thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ kiểm sát hoạt động tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, các đương sự tham gia tố tụng.

- Về quyền yêu cầu tạm đình chỉ giải quyết vụ án của đương sự

Cần quy định cụ thể hơn trong Khoản 18 Điều 55 về quyền của đương sự: "Đương sự đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 141 của Luật này". Quy định như vậy sẽ góp phần hạn chế tình trạng đương sự lạm dụng quyền đề nghị tạm đình chỉ giải quyết vụ án để kéo dài thời gian giải quyết, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khác.

- Về thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại

Cần sửa đổi từ Điều 136 đến Điều 140 theo hướng quy định sự có mặt của KSV tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại; xử lý kết quả đối thoại là bắt buộc. KSV cần phải có mặt tại phiên họp để giám sát quá trình thực hiện hoạt động tố tụng của Thẩm phán, Thư ký Tòa án. Điều này sẽ nâng cao chất lượng phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại; đảm bảo việc giải quyết vụ án được chính xác, đúng quy định của pháp luật.

- Về việc hỏi và tranh luận sau nghị án

Cần sửa đổi Điều 192 theo hướng sau khi nghị án, Hội đồng xét xử nhận thấy có tình tiết, chứng cứ cần phải làm rõ và quay trở lại việc hỏi và tranh luận; trường hợp việc hỏi và tranh luận phát sinh tình tiết mới thay đổi nội dung vụ án thì KSV có quyền đề nghị Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa để xác minh, làm rõ những tình tiết mới phát sinh.

- Về quyền thu thập tài liệu, chứng cứ của KSV

Cần bổ sung các biện pháp cụ thể để KSV thực hiện quyền thu thập, tài liệu chứng cứ. Bổ sung quy định xử lý hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của VKSND; xử lý hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân không thi hành quyết định của VKSND về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ cho VKSND. KSV là người trực tiếp tiến hành tố tụng, quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết vụ án một cách đúng đắn, chính xác. Chính vì vậy, cần có chế tài xử lý những hành vi cản trở, không thực hiện yêu cầu của VKSND trong hoạt động này.

- Việc tham gia phiên tòa của người bị kiện

Có chế tài riêng biệt đối với người bị kiện không tham gia phiên tòa trong các vụ án hành chính yêu cầu hủy quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Nhà nước bị khởi kiện. Khắc phục được hạn chế này thì nguyên tắc tranh tụng của các đương sự mới phát huy hiệu quả trong thực tế. Cần sửa đổi, bổ sung Điều 60 Luật TTHC theo hướng bắt buộc người bị kiện là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban nhân dân phải tham gia phiên tòa và quy định biện pháp để thực hiện.

- Kiến nghị Quốc hội cần sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 141 của Luật TTHC năm 2015 về trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án. Bổ sung quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử với những vụ án thuộc điểm a, b Khoản 3 Điều 116 Luật TTHC năm 2015

- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 27 và khoản 4 Điều 29 Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 về thời hạn cụ thể gửi bài phát biểu của kiểm sát viên tham gia phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm lưu trong hồ sơ vụ án là 05 ngày làm việc kể từ khi kết thúc phiên tòa.

- Cần sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 213 của Luật TTHC quy định kháng nghị đối với các quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án: Trong thời hạn 7 ngày của VKS cùng cấp và VKS cấp trên là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. (Bắc Ninh, Bình Dương, Trà Vinh, Long An, Sóc Trăng, Hồ Chí Minh)

2.2. Xây dựng, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật:

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền, liên ngành các cơ quan tư pháp Trung ương xây dựng pháp luật, ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng cụ thể để giải quyết những khó khăn, vướng mắc như đã đề cập. Đồng thời cần thường xuyên rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm phát hiện những nội dung mâu thuẫn, không phù hợp để kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật một cách thống nhất.

(Bình Dương, Bắc Ninh, Cao Bằng, Bắc Giang, Hải Dương, Đắk Nông, Hà Nam, Đồng Tháp, Điện Biên; Kiên Giang, Quảng Trị, Kom Tum, Đà Nẵng; Hòa Bình, Hải Phòng, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Trà Vinh, Thừa Thiên Huế, Thái Bình, Thái Nguyên, Gia Lai, Sơn La, Sóc Trăng, Nam Định, Quảng Bình, Ninh Thuận, Lào Cai, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bạc Liêu, Đắk Lắk, Hà Nội, Nghệ An, Đồng Nai, Quảng Nam,Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Ngãi, TP Hồ Chí Minh,VC1, VC2).

2.3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với kiểm sát việc giảiquyết vụ án hành chính: quyết vụ án hành chính:

Trên cơ sở quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp và cải cách tư pháp, Ban cán sự Đảng cần tiếp tục xây dựng và ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị về lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, KSV. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ tập trung vào việc khắc phục những hạn chế, thiếu sót vẫn còn tồn tại, tránh để tình trạng vụ án bị kéo dài, gây bức xúc và đơn thư khiếu nại vượt cấp.

Thường trực cấp ủy Đảng ở địa phương cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện công vụ, nhiệm vụ, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các cơ quan tiến hành tố tụng, tạo điều kiện cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan để giải quyêt vụ án nhưng không can thiệp, tác động vào việc giải quyết vụ án hành chính để góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là đối với những trường hợp mà đương sự cố tình chống đối, ngăn cản, không hợp tác với Tòa án và các cơ quan liên quan khi thực hiện công tác đo đạc, định giá … làm cho vụ án kéo dài không được giải quyết dứt điểm, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự và ảnh hưởng đến chất lượng việc giải quyết vụ án. (VC1)

Một phần của tài liệu NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ PHẠM VI TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w