KHÁI NIỆM VỀ NHIỆM VỤ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH.

Một phần của tài liệu NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ PHẠM VI TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH (Trang 40 - 44)

QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH.

1. Những đơn vị chưa bám sát Hướng dẫn số 22/HD-VKSTCngày 25/4/2017 để xây dựng khái niệm chung về nhiệm vụ: ngày 25/4/2017 để xây dựng khái niệm chung về nhiệm vụ:

* Các đơn vị đưa ra khái niệm về nhiệm vụ của Viện kiểm sát:

- Viện kiểm sát các tỉnh: Bến Tre, Nam Định, Long An, Hải Dương, gồm 04 đơn vị: Nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính được hiểu là trách nhiệm, là nghĩa vụ pháp lý hay là một công việc mà pháp luật quy định phải tiến hành trong hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật.

- Viện kiểm sát các tỉnh: Đồng Nai, Cao Bằng, gồm 02 đơn vị:

Nhiệm vụ của VKSND trong tố tụng hành chính là những công việc cụ thể do pháp luật quy định đối với VKSND trong các giai đoạn khác nhau của quá trình giải quyết vụ án hành chính (từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án) nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật.

- Viện kiểm sát các tỉnh: Bạc Liêu, Quảng Bình, Tuyên Quang, TP Cần Thơ, gồm 04 đơn vị cho rằng: Trong tố tụng hành chính, VKS có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật. VKS kiểm sát vụ án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án; tham gia các phiên tòa, phiên họp của Tòa án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành bản án, quyết định của Tòa án; thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

* Các đơn vị đưa ra khái niệm về nhiệm vụ của Kiểm sát viên trong tố tụng hành chính:

- Viện kiểm sát tỉnh Cà Mau, Viện kiểm sát cấp cao 1: Nhiệm vụ của KSV là những công việc KSV phải làm, được làm khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do pháp luật quy định và khi thực hiện những công việc được người Lãnh đạo cấp trên (Viện trưởng, phó Viện trưởng, KSV ngạch cao hơn) giao cho để bảo đảm chức năng của vị trí công việc của mình.

- Viện kiểm sát các tỉnh: Phú Yên, Tây Ninh, Yên Bái, Khánh Hòa, Hòa Bình, Hà Nam, Kon Tum, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bình Phước, Quảng Ngãi, gồm 11 đơn vị cho rằng: Nhiệm vụ của KSV trong giải quyết án hành

chính do pháp luật quy định, khi KSV được lãnh đạo Viện phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm sát giải quyết và tham gia phiên tòa một vụ án hành chính cụ thể thì KSV phải thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, Quy chế công tác của Ngành và chấp hành sự chỉ đạo của Lãnh đạo Viện.

- Viện kiểm sát các tỉnh: Bắc Ninh, Nghệ An, Sơn La, Đồng Tháp, gồm 04 đơn vị: Nhiệm vụ của KSV là những hoạt động cụ thể của KSV

trong một thời gian nhất định nhằm thực hiện chức năng, công việc của mình trên cơ sở quy định của Hiến pháp và pháp luật.

- Viện kiểm sát các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Gia Lai, Bình Thuận, thành phố Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Hậu Giang, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Bình Dương và Viện kiểm sát cấp cao 2, Viện kiểm sát cấp cao 3, gồm 10 đơn vị căn cứ vào quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật TCVKSND năm 2014, Luật TTHC năm 2015 cho rằng: Nhiệm vụ của KSV là góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất (Điều 2 Luật TCVKSND). Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật.

- Viện kiểm sát các tỉnh: Thái Nguyên, Tiền Giang, gồm 02 đơn vị căn cứ vào quy định tại Điều 83 Luật TCVKSND thì nhiệm vụ của KSV như sau:

Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng; trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền. Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

2. Khái niệm cụ thể về nhiệm vụ của Kiểm sát viên trong kiểmsát giải quyết vụ án hành chính sát giải quyết vụ án hành chính

Một số đơn vị chưa bám sát đề cương Hướng dẫn, không đưa ra được khái niệm về cụ thể về nhiệm vụ của Kiểm sát viên trong kiểm sát giải quyết vụ án hành chính:

- Viện kiểm sát các tỉnh: Hà Nam, Đồng Nai, gồm 02 đơn vị cho rằng: Trong tố tụng hành chính, khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công, Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết vụ án hành chính nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật. Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ kiểm sát các hoạt

động tư pháp thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát cấp mình theo sự phân công của Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng. KSV có quyền từ chối nhiệm vụ được giao khi có căn cứ cho rằng việc đó là trái pháp luật, nếu Viện trưởng vẫn quyết định thì KSV phải chấp hành, nhưng Viện trưởng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, trong trường hợp này KSV có quyền báo cáo lên Viện trưởng cấp trên trực tiếp và không phải chịu trách nhiệm và hậu quả của việc thi hành quyết định đó (theo

quy định tại Điều 83 Luật TCVKSND)

- Viện kiểm sát các tỉnh: Điện Biên, Cao Bằng, gồm 02 đơn vị cho rằng: Nhiệm vụ của VKS được quy định tại Điều 25 Luật TTHC:

+ Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật.

+ Viện kiểm sát kiểm sát vụ án hành chính từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án; tham gia các phiên tòa, phiên họp của Tòa án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong công tác thi hành bản án, quyết định của Tòa án; thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật.

+ Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, nếu họ không có người khởi kiện thì Viện kiểm sát kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người đó.

- Viện kiểm sát các tỉnh: Đắk Lắk, Lào Cai, Long An, Ninh Thuận, Quảng Bình, Quảng Ninh, gồm 06 đơn vị cho rằng: Nhiệm vụ của KSV trong quá trình giải quyết án hành chính là những công việc mà KSV phải làm trong quá trình kiểm sát giải quyết án hành chính. Những công việc này được quy định cụ thể tại các Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật tố tụng hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật của ngành, Kiểm sát viên phải thực hiện bằng những hình thức, biện pháp nhất định trong quá trình giải quyết vụ án hành chính để:

+ Đảm bảo việc giải quyết vụ án hành chính ở Tòa án nhanh chóng, khách quan, toàn diện, đầy đủ và kịp thời;

+ Đảm bảo mọi bản án hành chính của Tòa án có căn cứ và đúng quy định pháp luật;

+ Đảm bảo mọi bản án hành chính của Tòa án có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành đúng pháp luật và kịp thời

- Viện kiểm sát các tỉnh: Vĩnh Phúc, Yên Bái, Bắc Kạn và Viện kiểm sát cấp cao 2, gồm 04 đơn vị cho rằng: Nhiệm vụ của KSV trong giải quyết

vụ án hành chính là những hoạt động cụ thể do pháp luật quy định mà KSV phải làm khi thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giải quyết vụ án hành chính của Tòa án và người tham gia tố tụng nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật.

- Viện kiểm sát các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Trị, Viện kiểm sát cấp cao 1, gồm 03 đơn vị cho rằng: Nhiệm vụ của KSV trong giải quyết vụ án hành chính là những công việc KSV phải thực hiện theo quy định của pháp luật khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật. Ví dụ: Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án; kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án của Tòa án; tham gia phiên tòa, phiên họp theo thông báo của tòa án…

- Viện kiểm sát các tỉnh: Bắc Ninh, Bến Tre, Phú Thọ, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Hòa Bình, Hải Dương, Bình Dương, Nghệ An, gồm 10 đơn vị cho rằng: Nhiệm vụ của KSV trong giải quyết vụ án hành chính là những công việc cụ thể do pháp luật quy định đối với KSV trong các giai đoạn khác nhau của quá trình giải quyết vụ án hành chính (từ khi thụ lý đến khi kết thúc việc giải quyết vụ án) nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật.

PHỤ LỤC 2

THỐNG KẾ SỐ LIỆU NHỮNG ĐƠN VỊ THỰC HIỆN CHƯA ĐÚNG HƯỚNGDẪN SỐ 22/HD-VKSTC NGÀY 25/4/2017 VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN DẪN SỐ 22/HD-VKSTC NGÀY 25/4/2017 VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN

Một phần của tài liệu NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ PHẠM VI TRANH TỤNG CỦA KIỂM SÁT VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM SÁT GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÀNH CHÍNH (Trang 40 - 44)