quá trình giải quyết vụ án hành chính: Có các quan điểm khác nhau: Một là không có tranh tụng của KSV, hai là tranh tụng của KSV từ khi thụ lý vụ án đến khi có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (Hà Tĩnh)
+ Luật TTHC chưa quy định rõ KSV tham gia tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính (Đồng Tháp, Bình Phước, Hậu Giang , CV1)
+ KSV không tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính là không trái với Hiến pháp và pháp luật.(Bắc Giang)
3.3. Khó khăn do nguồn nhân lực
- Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án được mở rộng nên số lượng các vụ án hành chính ngày càng tăng trong khi cán bộ, KSV được phân công thực hiện công tác kiểm sát giải quyết án hành chính còn thiếu về số lượng và ở nhiều VKS địa phương KSV được phân công kiểm sát giải quyết án hành chính đa số còn trẻ, trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm nghề nghiệp còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc và đòi hỏi trong thực tiễn nên chất lượng công tác kiểm sát giải quyết án ở lĩnh vực này còn hạn chế.
- Nhiều địa phương chưa có phòng chuyên trách nên cán bộ, KSV phải kiêm nhiệm khâu công tác khác nên ảnh hưởng đến chất lượng công tác (Bình Phước, Hà Nam, Đồng Tháp, Hà Tĩnh)
- Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính có phạm vi rất rộng, đòi hỏi phải tìm hiểu chuyên sâu văn bản pháp luật trên nhiều lĩnh vực, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật áp dụng rộng lớn, chính vì vậy nhiều đơn vị các cấp còn thiếu cán bộ có năng lực chuyên sâu, có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
(Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Giang, Quảng Bình, Bình Định, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Đắk Nông, An Giang, Hậu Giang, Sơn La, Tây Ninh, Nghệ An, Cà Mau)
3.4. Khó khăn, vướng mắc do nguồn vật lực
- Các điều kiện vật chất như kinh phí và phương tiện phục vụ đi công tác, lưu trữ tài liệu, vận chuyển hồ sơ, thiết bị và phương tiện để khai thác, bảo mật thông tin chưa đáp ứng đủ yêu cầu của công tác.
- Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra nhất là một số đơn vị VKS cấp huyện nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác. (Viện kiểm sát cấp cao 1, Viện kiểm sát cấp cao 2, Viện kiểm sát cấp cao 3, Phú Yên, Đắk Lắk, Đắc Nông, Bắc Giang, Nghệ An)
4. Đánh giá chung thực tiễn quy định của pháp luật và áp dụngpháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi tranh tụng. pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi tranh tụng.
4.1.Về thực tiễn quy định của pháp luật:
Trong quá trình thực hiện và vận dụng Luật TTHC 2015 trong thực tiễn công tác kiểm sát giải quyết án hành chính thấy Luật TTHC đã quy định tương đối đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân nói chung cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính nói riêng, tạo cơ sở pháp lý cho KSV thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Đặc biệt Luật TTHC lần đầu tiên ghi nhận nguyên tắc “tranh tụng” trong xét xử để phù hợp với Hiến pháp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia tố tụng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình cũng như đề cao trách nhiệm của cơ quan tổ chức, cá nhân trong hoạt động tố tụng.
Tuy nhiên, Luật TTHC năm 2015 vẫn còn những tồn tại, bất cập gây khó khăn, vướng mắc trong kiểm sát giải quyết vụ án hành chính. Đó là:
- Về cơ chế để đảm bảo các quyền yêu cầu, kiến nghị của VKS. - Chưa quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi tranh tụng của KSV trong giải quyết các vụ án hành chính.
- Về kiểm sát trả lại đơn khởi kiện: Tòa án chỉ gửi thông báo trả lại đơn khởi kiện mà không gửi kèm tài liệu, chứng cứ nên VKS không kiểm sát căn cứ trả lại đợn khởi kiện.
- Thời hiệu khởi kiện của đương sự là 01 năm đối với những trường hợp người khởi kiện không phải là đối tượng bị tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính thì thời điểm tính thời hiệu kể từ ngày họ “biết được”. Việc xác định thời điểm “biết được” đề nghị ngành cấp trên hướng dẫn cụ thể.
- Việc kiểm sát việc thu thập chứng cứ và lập hồ sơ vụ án: Theo quy định tại điều 147 thì Tòa án phải gửi hồ sơ cùng Quyết định đưa vụ án ra xét xử, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, VKS phải trả hồ sơ. Việc quy định như vậy là chưa hợp lý bởi ở cấp sơ thẩm có nhiều vụ án chưa được thu thập chứng cứ để giải quyết khi VKS nghiên cứu hồ sơ yêu cầu Tòa án xác minh thu thập chứng cứ thì không đủ thời gian để đảm bảo đưa vụ án ra xét xử. (Nghệ An)
- Luật TTHC chỉ quy định VKS có quyền xác minh thu thập chứng cứ để thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, VKS không có quyền xác minh thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ án như vậy là hạn chế bất cập cần sửa đổi cho phù hợp với thực tế là: Trong những trường hợp cần thiết VKS có thể xác minh thu thập chứng cứ (Hưng Yên)
- Luật tố tụng hành chính quy định trường hợp vắng mặt Kiểm sát viên, Tòa án vẫn xét xử mà không hoãn phiên tòa. Như vậy làm hạn chế chức năng, nhiệm vụ của Kiểm sát viên trong kiểm sát hoạt động tư pháp (Điều 156 Luật TTHC).
- Về thẩm quyền kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Điều 6 và Điều 12 Luật TTHC thì Tòa án có thẩm quyền nhưng trong trường hợp Tòa án không phát hiện ra mà VKS phát hiện ra và đề nghị Chánh án kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ nhưng Tòa án không kiến nghị sẽ xử lý như thế nào.
- Vấn đề quy định thời hạn: Khoản 2, Điều 213: Thời hạn kháng nghị của VKS đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ là 7 ngày, của cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ VKS cùng cấp nhận được quyết định. Như vậy, thời hạn kháng nghị tính theo lịch, hạn chế thời gian kháng nghị của VKS dẫn đến không đủ thời gian rút hồ sơ, nghiên cứu để kháng nghị phúc thẩm. - Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì cũng nên quy định Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đối với các Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới đảm bảo tính khách quan, vô tư và tương xứng trong văn bản luật.
- Việc quy định VKS nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn 15 ngày là chưa phù hợp vì đối với những vụ án phức tạp hay cùng một lúc KSV phải nghiên cứu nhiều hồ sơ thì không đảm bảo. Cần sửa đổi, bổ sung Luật TTHC theo hướng KSV tham gia phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp cận, công khai và đối thoại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho KSV tiếp cận hồ sơ vụ án để từ đó có cơ sở yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ.
4.2. Về thực tiễn áp dụng pháp luật:
Qua công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính của Các Viện kiểm sát cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân các địa phương thì thấy:
- Việc cung cấp tài liệu, chứng cứ: Các cá nhân, cơ quan tổ chức quản lý, lưu trữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án, VKS trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Cơ quan, tổ chức không thực hiện yêu cầu tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật (Khoản 3, khoản 4 Điều 93 Luật
TTHC). Trên thực tế quy định này chưa mang tính khả thi vì chưa có văn bản nào quy định chế tài xử lý trong trường này.
- Việc gửi các quyết định đưa vụ án ra xét xử và Quyết định hoãn phiên tòa: Ngay sau khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định hoãn phiên tòa phải gửi ngay đến VKS (Khoản 2 Điều 146, khoản 3 điều 163 Luật TTHC) nhưng Luật TTHC không quy định cụ thể gây khó khăn cho công tác kiểm sát, đặc biệt là quyết định hoãn phiên tòa thường chuyển chậm gây khó khăn cho KSV tham gia phiên tòa.
- Việc chuyển hồ sơ cho VKS để xem xét kháng nghị phúc thẩm: Luật TTHC không quy định Tòa án sơ thẩm phải gửi bản án, quyết định cho VKS cấp phúc thẩm mà hoạt động kiểm sát bản án, quyết định của VKS tỉnh trong nội bộ ngành kiểm sát. Trong khi đó Điều 206 quy định thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án hoặc giao bản án, niêm yết và Điều 216 quy định: Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án kháng cáo, kháng nghị và tài liệu chứng cứ kèm theo cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị và hết thời hạn kháng cáo…” trong nhiều trường hợp Tòa án lấy lý do đã chuyển hồ sơ cho Tòa án cấp phúc thẩm theo kháng cáo của đương sự nên không chuyển hồ sơ cho VKS.
Việc chuyển hồ sơ án đình chỉ, tạm đình chỉ để xem xét kháng nghị trên thực tế còn nhiều bất cập. Thời hạn kháng nghị ngắn chỉ có 7 ngày, Tòa án thường chuyển hồ sơ chậm nên ảnh hưởng đến công tác kháng nghị của VKS
- Các khiếu kiện hành chính hiện nay chủ yếu liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai như việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi, hỗ trợ tái định cư... Đây là lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh, chế độ chính sách có liên quan luôn thay đổi, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đương sự trong một thời gian dài. Vì vậy khó khăn trong công tác kiểm sát giải quyết.
- Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan tổ chức chỉ được ủy quyền cho cấp phó đại diện. Tuy nhiên trên thực tế thì cấp phó tham gia phiên tòa cũng không nắm rõ nội dung của vụ án, những vấn đề cần làm rõ tại phiên tòa không giải quyết được hoặc có tâm lý ngại va chạm, né tránh không tham gia và có đơn xin xét xử vắng mặt gây khó khăn cho công tác giải quyết án và gây tâm lý không tốt trong quần chúng nhân dân.
- Đối với các cơ quan công quyền, cũng còn có những trường hợp chưa nhận thức đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của họ khi tham gia tố tụng với tư cách là người bị kiện, dẫn đến việc thiếu hợp tác, không chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ như: Cử người tham gia tố tụng, cung cấp tài liệu chứng cứ, không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án… dẫn đến thời gian giải quyết vụ án kéo dài.
- Công tác quản lý nhà nước về đất đai thời gian qua ở một số địa phương chưa thực sự tốt, sự biến động về đất đai, sự thay đổi, điều chỉnh về cách thức quản lý, lưu trữ tài liệu và bố trí cán bộ chuyên môn ở địa phương trước đây chưa ổn định dẫn tới hồ sơ tài liệu gốc không đầy đủ, thậm chí có sai sót về số liệu, diện tích hoặc giao đất nhưng không rõ danh giới tứ cận, không có số liệu… nên khi tiến hành các hoạt động thu thập chứng cứ khó khăn, thiếu cơ sở (Nghệ An)
- Qua công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính, thấy phần lớn các vụ án hành chính liên quan đến khiếu kiện Quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cũng như các quyết định hành chính của cơ quan các cấp bị khởi kiện thì người bị kiện chỉ cung cấp tài liệu chứng cứ và công văn nêu ý kiến của mình đối với Quyết định hành chính, hành vi hành chính chứ không tham gia đối thoại, không tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và không tham gia phiên tòa. Vì vậy, việc tranh tụng giữa các đương sự thực tế không diễn ra. Tòa án chủ yếu căn cứ trình bày của người khởi kiện, chứng cứ, tài liệu do hai bên cung cấp và thu thập được để giải quyết. Như vậy, trong thực tiễn việc đảm bảo tranh tụng của Tòa án chỉ diễn ra từ phía người khởi kiện nên hiệu quả của việc tranh tụng không cao (Bình Dương, Hải Phòng)
- Phạm vi tranh tụng trong tố tụng hành chính của KSV. Việc KSV có tham gia tranh tụng hay không? Nếu tham gia tranh tụng thì việc tranh tụng như thế nào? Thủ tục ra sao… hiện nay vẫn có nhiều cách hiểu và quan điểm khác nhau. Luật TTHC năm 2015 chưa có quy định cụ thể, phần nào gây lúng túng cho KSV khi tham gia phiên tòa. (Cao Bằng, Quảng Trị, Bà Rịa – Vũng Tàu )