ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
4.1 XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG DỰ ÁN
GIAI ĐOẠN THI CÔNG DỰ ÁN
4.1.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí:
Các công đoạn trong quá trình thi công xây dựng như: Phun sơn, hàn kim loại, xây dựng... hầu như được thực hiện ngoài trời. Do đó, các chất ô nhiễm dễ dàng khuếch tán vào môi trường không khí. Để hạn chế sự lan toả sang các khu vực xung quanh, tránh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ công nhân lao động và môi trường xung quanh. Chủ Dự án phải áp dụng các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí:
- Gia cố chặt nền đường, mặt bằng, tránh phát tán bụi từ các hoạt động của các phương tiện GTVT.
- Tưới nước bề mặt đất ở những khu vực thi công, trên các tuyến đường nội bộ trên mặt bằng chính.
- Xe vận chuyển đất đá trước khi ra khỏi công trường cần rửa sạch đất, cát... bám xung quanh, tránh phát tán bụi tại các tuyến đường vận chuyển, dẫn đến tình trạng ô nhiễm toàn khu vực.
- Sử dụng các loại xe vận chuyển có thùng kín để vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu phục vụ thi công Nhà máy.
4.1.2. Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn:
Để giám thiểu tiếng ồn từ máy móc, thiết bị và các phương tiện xe cơ giới, Chủ Dự án phải áp dụng các giải pháp sau:
+ Kiểm tra mức ồn của thiết bị, nếu mức ồn lớn hơn giới hạn cho phép thì phải lắp các thiết bị giảm âm khi thi công trên công trường;
+ Không sử dụng các thiết bị cũ, lạc hậu có khả năng gây ồn cao;
Ngoài ra, để hạn chế sự ảnh hưởng của riếng ồn trong quá trình xây dựng đến hoạt động của khu vực xung quanh, các máy móc gây tiếng ồn lớn như búa máy, máy đào, máy khoan,...không vận hành vào ban đêm để tránh tác động đến sinh hoạt của các khu dân cư xung quanh khu vực Nhà máy.
4.1.3. Các biện pháp giảm thiểu rung động:
Một số biện pháp để giảm thiểu rung động có thể được áp dụng như:
+ Biện pháp dùng các kết cấu đàn hồi giảm rung như hộp dầu giảm chấn, thay thế gối đàn hồi kim loại, đệm đàn hồi kim loại bằng gối đàn hồi cao su, đệm đàn hồi cao su... được lắp giữa máy và bệ máy.
+ Sử dụng các dụng cụ cá nhân chống rung...
4.1.4. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước:
Các ảnh hưởng đến môi trường nước trong giai đoạn này do hoạt động của các xe san ủi đất, xe chở nguyên vật liệu, nước thải xây dựng, nước thải sinh hoạt. Biện pháp khống chế ô nhiễm môi trường nước bao gồm:
a.Đối với nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt phải được tập trung xử lý bằng hệ thống bể phốt 3 ngăn trước khi thoát ra nguồn nước, đảm bảo các chất gây ô nhiễm trong nước sau khi xử lý phải nhỏ hơn giới hạn cho phép theo TCVN 6772 - 2000, mức III (do Nhà máy có tổng diện tích là 28,5ha).
Bảng 4.1: Giới hạn cho phép đối với nước thải sinh hoạt
TT Thông số ô nhiễm Đơn vị TCVN 6772- 2000 (Mức III)
1 pH mg/l 5 - 9 2 BOD mg/l 40 3 Chất rắn lơ lửng mg/l 60 4 Chất rắn có thể lắng mg/l 0,5 5 Tổng chất rắn hoà tan mg/l 500 6 Sunfua (theo H2S) mg/l 3,0 7 Nitrat (NO3-) mg/l 40 8 Dầu mỡ thực phẩm mg/l 20
9 Phosphat (PO43-) mg/l 10 10 Tổng Coliforrm MNP/100ml 5000
+ Giảm thiểu nước thải bằng biện pháp xây dựng nhà ở và sinh hoạt tập trung cho công nhân, xây dựng nhà vệ sinh với hệ thống xử lý nước thải là bể tự hoại. Nhà vệ sinh công cộng phải cách xa nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt và công trình vệ sinh được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm cũng như các quy định vệ sinh của Bộ Y tế và Bộ Xây dựng (20 TCVN 51-84).
+ Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, không để bùn đất, rác xâm nhập vào đường thoát nước thải.
b. Đối với nước mưa và nước thải thi công:
+ Nước mưa từ khu trộn vật liệu được dẫn vào hệ thống thu gom riêng, xử lý qua song chắn rác, hố ga lắng cặn trước khi thoát vào hệ thống chung.
+ Xây dựng hệ thống thoát nước thi công và vạch tuyến phân vùng thoát nước mưa. Các tuyến thoát nước mưa đảm bảo tiêu thoát triệt để, không gây úng ngập trong suốt quá trình xây dựng và không gây ảnh hưởng đến khả năng thoát thải của các khu vực bên ngoài Nhà máy.
+ Không tập trung các loại nguyên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn ngừa rơi vãi xuống đường thoát thải. Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông, không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát nước gây tắc nghẽn.
4.1.5. Các biện pháp quản lý CTR:
- Thực hiện tốt phân loại CTR sinh hoạt và xây dựng trong giai đoạn xây dựng. Hạn chế các phế thải phát sinh trong thi công. Tận dụng triệt để các loại phế liệu xây dựng phục vụ cho chính hoạt động xây dựng Nhà máy. Rác thải sinh hoạt và các phế liệu xây dựng sẽ được tập trung riêng biệt tại các bãi chứa quy định cách xa nguồn nước đang sử dụng và thuê các đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý theo đúng quy định hiện hành.
- Lập nội quy vệ sinh tại các lán trại, giáo dục công nhân có ý thức gìn giữ vệ sinh và bảo vệ môi trường.
4.1.6. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường khác:
Các biện pháp giảm thiểu ô nhiểm môi trường không khí, môi trường nước và quản lý CTR trình bày ở trên đã góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngoài ra Chủ Đầu tư cần phải chú trọng đến các biện pháp sau:
- Nghiêm cấm các hành vi xả chất ô nhiễm, chất gây hại xuống hồ chứa nước sát khu vực Dự án và các vùng trũng.
- Chọn vật liệu san lấp thích hợp là các loại đất trơ như cát, đất đá, không dùng đất đá thải làm vật liệu san lấp mặt bằng.
4.1.7. Các giải pháp an toàn VSLĐ và phòng chống sự cố môi trường: a. Các giải pháp an toàn VSLĐ:
Trong quá trình tiến hành xây dựng có thể xảy ra tai nạn lao động. Do đó, tất cả công nhân tham gia trên công trường xây dựng đều phải được học tập về các quy định an toàn vệ sinh lao động. Có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Cung cấp, phổ biến các địa chỉ liên hệ trong trường hợp khẩn cấp: Bệnh viện, công an PCCC...
-Phổ biến các tài liệu hướng dẫn thao tác vận hành máy móc an toàn. -Các thiết bị máy móc phải được kiểm tra định kỳ.
- Có hệ thống đèn chiếu sáng phục vụ thi công cho những nơi cần làm việc về ban đêm.
-Phải có rào chắn, các biển báo nguy hiểm tại những nơi có khả năng rơi, ngã, điện giật.
- Cung cấp đầy đủ các trang thiết bị phòng hộ cá nhân như mũ bảo hộ, găng tay, khẩu trang, kính hàn,... và phải có những quy định nghiêm ngặt về sử dụng .
- Lán trại tạm cho công nhân phải thoáng mát, hợp vệ sinh, có nhà tắm, nhà vệ sinh đầy đủ.
-Che chắn những khu vực phát sinh bụi và dùng xe tưới nước các tuyến đường nội bộ trong khu vực thi công Dự án và các loại vật liệu như đá trộn bê tông để giảm phát sinh bụi...
Để hạn chế mức thấp nhất những sự cố xẩy ra trong hoạt động thi công dẫn đến sự cố môi trường, Nhà máy áp dụng các giải pháp kỹ thuật cũng như nâng cao năng lực quản lý, cụ thể như sau:
- Lắp đặt thiết bị chữa cháy theo đúng tiêu chuẩn quy phạm (TCVN 2622-95) tại các khu vực có nguy cơ cháy nổ.
-Lắp đặt thiết bị an toàn cho đường dây tải điện và thiết bị tiêu thụ điện.
-Định kỳ kiểm tra mức độ tin cậy của các thiết bị an toàn (Báo cháy, chữa cháy, chống sét, automat..) và kịp thời thay thế khi bị hư hỏng.
-Đề ra các nội quy lao động, hướng dẫn cụ thể về vận hành, an toàn cho máy móc, thiết bị.
-Trong khu vực công trường cần có người bảo vệ thường xuyên để hạn chế trộm cắp và giải quyết các vấn đề như trộm cắp tài sản, an ninh trật tự...
- Tuần tra thường xuyên, kết hợp với chính quyền địa phương để có những quy định nghiêm cấm tệ nạn xã hội tại khu vực lán trại.