ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
3.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 1 Trong giai đoạn xây dựng Nhà máy:
1. Tác động đến yếu tố kinh tế - xã hội: a/ Tác động tiêu cực:
Quá trình thi công xây dựng tập trung nhiều công nhân từ nhiều địa phương khác đến với lối sống, thói quen và phong tục tập quán khác nhau dễ gây mất trật tự an ninh và an toàn xã hội của khu vực thuộc xã Kiên Lao.
Sự gia tăng lưu lượng các phương tiện giao thông chuyên chở vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị trên các tuyến đường liên xã từ thị trấn Chũ và một số tuyến đường khu vực xây dựng Nhà máy sẽ ảnh hưởng đến an toàn của lái xe và những người tham gia giao thông trên các tuyến đường này.
b/ Tác động tích cực:
Quá trình xây dựng Nhà máy Luyện Đồng sẽ gián tiếp hoặc trực tiếp tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương như: Làm công nhân xây dựng trên công trường hoặc làm dịch vụ trong xã Liên Lao với mức thu nhập ổn định.
2. Tác động đến môi trường tự nhiên: a/ Tác động đến môi trường không khí.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình thi công xây dựng Nhà máy Luyện Đồng là: Bụi đất, đá; các loại hơi khí độc hại như: khí SO2, NOx, CO, CO2... phát sinh từ các loại máy xây dựng (máy đóng cọc, máy ủi, máy đầm, máy xúc, máy trộn bê tông...), phương tiện giao thông vận tải; Các công đoạn hàn sì, phun sơn, đánh bóng vật liệu. Ngoài ra còn có các loại khói, hơi kim loại phát sinh từ các máy cắt, máy hàn kim loại... Thời gian thi công xây dựng Dự án dự kiến kéo dài trong khoảng 2 năm.
* Bụi: Phát sinh từ quá trình nâng cấp, mở rộng tuyến đường vào Nhà máy, tạo mặt bằng Nhà máy được xem là nguồn phát sinh bụi đáng kể nhất trong giai đoạn thi công xây dựng. Tác động này gây ra chủ yếu từ các phương tiện giao thông vận tải vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc thiết bị. Ảnh hưởng chủ yếu trong phạm vi trên công trường và người dân sống hai bên đường giao thông mà các loại xe vận tải chạy qua.
* Khí thải độc hại: Khí thải được thải ra do các máy móc, các thiết bị xây dựng chuyên dùng, các phương tiện giao thông vận chuyển vật liệu xây dựng và phế thải, các động cơ này dùng nhiên liệu (xăng, dầu diesel), khi được đốt cháy trong động cơ, những loại nhiên liệu này sẽ sinh ra các chất khí có khả năng gây ô
nhiễm môi trường như: Hydrôcarbua (HC), CO, NOx, SOx và bụi. Hệ số ô nhiễm trong trường hợp này phụ thuộc vào công suất và chế độ vận hành của các loại phương tiện (chạy không tải, chạy chậm, chạy nhanh, chạy bình thường).
Khí thải cũng được sinh ra từ các công đoạn hàn: Trong quá trình hàn các kết cấu thép (đặc biệt là quá trình thi công xây dựng nhà khung thép tiền chế), các loại hoá chất chứa trong que hàn khi cháy phát sinh ra khói có chứa các chất độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường và sức khoẻ công nhân lao động trực tiếp. Các nguyên liệu tạo thuốc bọc gồm nhiều loại như: Bột than, titan ôxit, ilmenit, sắt oxit, đá vôi, ferômangan, mangandioxit, kalisilic, natrisilicat...
Tóm lại, các hoạt động giao thông vận tải, các hoạt động xây dựng tạo mặt bằng, xây dựng các hạng mục công trình, khu sản xuất, khu văn phòng, nhà ăn của công nhân làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. Tác động chủ yếu đến những người dân thuộc thôn Cống, đặc biệt là những công nhân làm việc trực tiếp trên công trường.
* Tiếng ồn:
Trong giai đoạn xây dựng tiếng ồn được phát sinh từ các phương tiện GTVT, từ các máy xây dựng...
Do địa điểm dự kiến Xây dựng Nhà máy Luyện Đồng nằm cách xa khu dân cư tập (khoảng 1,5km), hơn nữa thời gian xây dựng chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn (2 năm) nên mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn là không đáng kể. Tuy nhiên, Chủ Dự án cũng cần phải có biện pháp thích hợp để giảm thiểu các tác động này.
* Rung động:
Nguyên nhân gây sự rung động trong quá trình xây dựng chủ yếu do các thiết bị như: Máy đột dập, máy búa đóng cọc, xe lu rung, đầm rung hoặc do các phương tiện giao thông có trọng tải lớn. Nhìn chung, rung động chỉ tác động chủ yếu trong phạm vi 20m, ngoài phạm vi 100m sự rung động này hầu như không có tác động ảnh hưởng. Do Nhà máy không nằm xen kẽ trong khu dân cư, nên ảnh hưởng của rung động đến khu dân cư là hầu như không có. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng vẫn phải có những biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rung động.
* Nước mưa chảy tràn:
Khu vực dự kiến triển khai xây dựng Nhà máy nằm sát Hồ Bàu Lầy. Do vậy, ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn và nguy cơ làm giảm chất lượng nước hồ trong khu vực là rất lớn. Nước mưa khi chảy tràn sẽ cuốn theo đất, đá, các chất rắn lơ lửng xuống hồ, tác động chủ yếu là làm tăng độ đục, giảm độ truyền ánh sáng trong nước hồ. Hơn nữa, thời gian xây dựng Nhà máy khoảng 2 năm, nên các tác động này là đáng kể, đặc biệt là vào mùa mưa.
* Nước thải sinh hoạt:
Trong quá trình xây dựng Nhà máy thường xuyên có khoảng 50 công nhân làm việc trên công trường, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt là 3 m3/ngày, thải ra khoảng 2,7 m3 nước thải/ngày. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn xây dựng được lấy từ các giếng khoan trong khu vực Dự án.
Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5 ), các chất dinh dưỡng (NO3-, PO4-) và các vi sinh vật. Nguồn nước thải này phải được xử lý đạt tiêu cho phép theo TCVN: 6772 - 2000 (mức II) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận (Hồ Bàu Lầy).
Theo tài liệu thống kê cho thấy, tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của mỗi người thải ra hàng ngày là:
Bảng 3.2: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (Định mức cho 1 người/ngày)
STT Chất ô nhiễm Khối lượng (gam/người/ngày) Vi sinh (NPK/100ml)
1 BOD5 44 - 54 - 2 COD 72 - 102 - 3 TSS 70 - 145 - 4 Tổng Nitơ 6 - 12 - 5 Amoni 2,4 - 4,8 - 6 Tổng Phốt pho 0,8 - 4 - 7 Tổng Coliform - 106 - 109 8 Fecal Coliform - 105 - 106 9 Trứng giun sán - 103
Như vậy, khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng Nhà máy ước tính và được trình bày trong Bảng sau:
Bảng 3.3: Khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi xây dựng Dự án
STT Chất ô nhiễm Đơn vị Tải lượng
1 BOD5 kg/ngày 2,2 - 2,7
2 COD kg/ngày 3,6 - 5,1
3 TSS kg/ngày 3,5 - 7,25
4 Tổng Nitơ kg/ngày 0,3 - 0,6
Như vậy, tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng Dự án tuy không lớn, nhưng nếu không có biện pháp xử lý phù hợp sẽ gây ô nhiễm môi trường nước mặt đó là Hồ Bàu Lầy. Khi tích tụ lâu ngày, các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt sẽ phân huỷ gây ra mùi khó chịu và phát tán các chủng vi khuẩn gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân lao động.
* Nước thải thi công:
Trong quá trình xây dựng, nguồn nước phục vụ thi công được bơm trực tiếp từ Hồ Bàu Lầy. Lượng nước thải tạo ra từ thi công xây dựng nhìn chung không nhiều, có thể kiểm soát được. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải thi công là đất, cát xây dựng thuộc loại ít độc hại, dễ lắng đọng, tích tụ ngay trên các tuyến thoát nước thi công tạm thời. Vì thế, khả năng gây tích tụ, lắng đọng bùn đất, các chất lơ lửng xuống hồ là không đáng kể.
c/ Tác động của chất thải rắn:
Chất thải rắn xây dựng: Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng như: Đất đá, cát, vỏ bao bì, sắt vụn, gỗ vụn, bìa... Mức độ gây ảnh hưởng phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và quản lý thi công. Các vỏ bao xi măng, sắt thép thừa, mảnh gỗ vụn, vỏ thùng... nếu không được thu gom sẽ tác động tiêu cực đến môi trường và gây lãng phí.
Chất thải rắn sinh hoạt: Công trường xây dựng Nhà máy sẽ tập trung khoảng 50 người. Lấy tiêu chuẩn xả rác thải là 0,5 kg/người/ngày, như vậy lượng rác thải ra hàng ngày là 25 kg/ngày, trong đó thành phần hữu cơ (rau, củ quả, cơm thừa...) chiếm từ 55 đến 70%. Lượng chất thải này phải được thu gom và xử lý phù hợp, nếu không sẽ gây ô nhiễm môi trường, phát sinh mùi khó chịu, ảnh hưởng sức khoẻ công nhân xây dựng.
d/ Tác động đến hệ sinh thái:
Khu đất xây dựng Nhà máy nói chung là đồi thấp (có độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 50m), chủ yếu trồng một số cây như: Sắn, vải, bạch đàn, keo, hồng...do nhân dân trồng, nên khi thực hiện sẽ không thể tránh khỏi những tác động làm thay đổi hệ sinh thái. Các tác động đến hệ sinh thái bao gồm:
- Thay đổi diện tích đất canh tác, trồng trọt, ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong khu vực.
- Làm tăng hàm lượng các chất lơ lửng và các chất hữu cơ, tăng mật độ sinh khối, gây hiện tượng phú dưỡng nguồn nước mặt.
3.3.2.Trong giai đoạn Nhà máy đi vào hoạt động. 3.3.2.1. Tác động đến yếu tố KT - XH:
Khi Nhà máy Luyện Đồng đi vào hoạt động, ngoài những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực như: Sự gia tăng mật độ GTVT dẫn tới sự ảnh hưởng đến độ an toàn cho lái xe và người tham gia giao thông trên các tuyến đường trong khu vực, một số bệnh nghề nghiệp nảy sinh... Ngoài ra còn có các mặt tích cực như sau:
- Góp phần thực hiện thành công “Chiến lược phát triển KT - XH tỉnh Bắc Giang đến năm 2010”.
- Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 117 người.
- Đóng góp thêm cho ngân sách địa phương qua các khoản thuế, phí...
- Xây dựng một số công trình phúc lợi cho địa phương như: Đường xá, bệnh xá, nhà Tình nghĩa….
3.3.2.2. Tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên:
Để đánh giá được tác động đến môi trường khi Dự án đi vào hoạt động, cần xem xét các nguồn phát sinh chất thải từ qui trình Luyện Đồng của Dự án (mục 1.4: Công nghệ sản xuất ). Qua sơ đồ phát sinh các dòng thải gây ô nhiễm môi trường có thể tóm tắt các vấn đề môi trường của Nhà máy Luyện Đồng công suất 1.000 tấn/năm như sau:
1. Tác động đến môi trường không khí: a. Tác động của khí thải:
Nguồn phát sinh khí thải chính khi Nhà máy đi vào hoạt động là quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các động cơ, các phương tiện giao thông vận tải và khí thải ra từ
quá trình đốt than để cung cấp nhiệt Luyện Đồng (quá trình đốt nóng tinh quặng sunfua).
* Khí thải do đốt dầu: - Ước tính tải lượng:
Tải lượng ô nhiễm được xác định dựa theo công thức sau: Q = B. K
Trong đó: Q: Tải lượng ô nhiễm (kg);
B: Nhu cầu nhiên liệu dầu hàng năm (kg); K: Hệ số ô nhiễm.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hệ số ô nhiễm (K) khi đốt cháy 1 tấn dầu DO thải ra 0,6 kg bụi, SO2 = S.10 kg (S là % lưu huỳnh trong dầu), NOx = 2,6 kg; CO = 0,7 kg; THC = 0,354 kg; anđehyt = 0,24 kg.
Để đảm bảo các hoạt động của Nhà máy khối lượng dầu cần sử dụng hàng năm khoảng: 700 tấn/năm.
Áp dụng công thức trên ta tính được tải lượng ô nhiễm sinh ra do đốt nhiên liệu dầu như sau:
Bảng 3.4: Ước tính thải lượng ô nhiễm khí thải do đốt nhiên liệu dầu
TT Khí thải Hệ số ô nhiễm (K) khi đốt 1 Thải lượng/năm Đơn vị tấn dầu DO 1 SOx 0,1 ( S chiếm tỷ lệ 1%) 70 kg 2 NOx 2,6 1.820 kg 3 CO 0,7 490 kg 4 THC 0,354 247,8 kg 5 anđehyt 0,24 168 Kg 6 Bụi 0,6 420 kg * Khí thải do đốt than:
Hàng năm Nhà máy Luyện Đồng công suất 1.000 tấn/năm tiêu thụ một khối lượng than rất lớn, ước tính khoảng 5.096 tấn than. Tổng thải lượng các khí thải ra môi trường được tính toán dựa vào định mức phát thải khi đốt cháy 1 tấn than. Kết quả tính toán được trình bày trong Bảng sau:
Bảng 3.5: Ước tính thải lượng ô nhiễm không do khí đốt than Chất gây ô nhiễm Bụi CO SO2 NO2 THC Định mức khí thải khi đốt 1 tấn than 1,16 1,4 0,018 12,1 0,37 Tổng lượng phát Đơn vị thải/năm 5.911,4 kg 7.134,4 kg 91,7 kg 61.661,6 kg 1.885,5 kg * Tác động:
Hàng năm, Nhà máy thải ra môi trường với một lượng khí thải rất lớn do hoạt động đốt nhiên liệu dầu và than phục vụ cho sản xuất, điều này gây ra những tác động nhất định đến môi trường không khí và sức khoẻ của công nhân viên lao động trong khu vực Nhà máy, ngoài ra còn ảnh hưởng đến người dân xung quanh khu vực Dự án. Nhưng khu vực xây dựng Nhà máy cách xa khu dân cư, có địa hình tương đối thông thoáng là mặt Hồ Bàu Lầy tương đối rộng nên chủ yếu gây ra những tác động cục bộ tới cán bộ công nhân làm việc trong Nhà máy.
b. Tác động của bụi:
- Nguồn phát thải: Bụi phát sinh do các hoạt động trong quá trình tuyển quặng như: Đập, sàng, nghiền, quá trình vận chuyển đất đá thải, xỉ thải ra bãi thải.
- Ước tính tải lượng:
Để ước tính tải lượng bụi sinh ra trong chế biến khoáng sản, dựa vào hệ số tải lượng bụi sinh ra do các công đoạn theo WHO là:
0,14 kg bụi/ tấn quặng trong công đoạn đập, nghiền, sàng phân cấp. 0,134 kg bụi/tấn đất đá thải ra bãi thải.
Nhà máy Luyện Đồng công suất 1.000 tấn/năm, nguyên liệu quặng cần khoảng 81.000 tấn quặng/năm, thải ra bãi thải với khối lượng đất đá hàng năm khoảng 80.000 tấn/năm. Như vậy, ước tính thải lượng bụi phát sinh trong công đoạn sàng tuyển và vận chuyển đất đá thải ra bãi thải được trình bày trong bảng sau:
Nguồn Khối lượng (tấn) Hệ số Tải lượng (kg ) Đập, nghiền, sàng phân cấp 81.000 0,14 11.340 Bốc xúc, vận chuyển đất đá thải 80.000 0,134 10.720 Tổng lượng bụi sinh ra hàng năm 22.060
- Đánh giá tác động:
Hàng năm, do các hoạt động trong công đoạn đập, nghiền, sàng phân cấp quặng và vận chuyển đất đá ra bãi thải mà lượng bụi sinh ra là tương đối lớn. Mức độ ô nhiễm do bụi phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Khi thời tiết khô, nắng, gió nhiều, bụi sẽ phát sinh ra nhiều và phạm vi ảnh hưởng cũng lớn hơn. Ảnh hưởng của bụi có thể gây ra một số tác động nhất định đối với môi trường và sức khoẻ con người. Cụ thể, khi bụi xâm nhập vào phổi gây kích thích cơ học và làm tăng số người có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Bụi bám trên lá cây, làm giảm khả năng quang hợp của cây, giảm năng suất của cây trồng. Ngoài ra bụi còn làm mất mỹ quan khu vực trong khuôn viên Nhà máy. Chủ Dự án phải áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động xấu do bụi gây ra trong khu vực sàng tuyển cũng như trong quá trình vận chuyển trên các tuyến đường.
c. Tác động của tiếng ồn và rung động: - Nguồn gây ồn:
Tiếng ồn sinh ra do các hoạt động: Đập và nghiền, sàng phân cấp quặng tại xưởng tuyển quặng và hoạt động vận chuyển đất đá thải ra bãi thải.
- Mức ô nhiễm do tiếng ồn:
Nguồn gây tiếng ồn, rung chủ yếu phát sinh từ hoạt động của các thiết bị trong dây chuyền sản xuất như: Máy đập, máy nghiền bi, sàng rung cũng như hoạt động của các phương tiện vận tải, bằng chuyền, quạt hút... Mức ồn do các hoạt động