ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
MÀNG LỌC BỤI PX sản xuất
PX sản xuất
QUẠT HÚT Không khí thải THÔNG GIÓ
ra ngoài
Ngoài ra, Dự án thường xuyên kiểm tra và làm sạch hệ thống thu hồi bụi để hệ thống quạt thông gió hoạt động với hiệu quả cao. Dự án sẽ lựa chọn một số loại quạt thông gió công nghiệp để lắp đặt.
4.2.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước:
Các loại nước thải của Nhà máy trong giai đoạn hoạt động phải được tập trung xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành mới được thải ra nguồn tiếp nhận.
a. Xử lý nước thải sản xuất:
Nước thải sản xuất trong Nhà máy bao gồm:
- Nước vệ sinh công nghiệp không chứa hoá chất độc hại, chỉ chứa hàm lượng lớn chất rắn và hàm lựơng nhỏ dầu mỡ: Khoảng 5 m3/ngày. Nước thải này sẽ qua bể lắng, lọc và tách dầu. Nước sau xử lý sẽ đưa ra hệ thống thoát nước chung của Nhà máy.
- Nước sau quá trình tuyển quặng cùng với bùn lắng được dẫn vào hồ chứa quặng đuôi sau quá trình lắng và làm trong sau đó được tuần hoàn tái sử dụng. Nước sau khi tuyển được chảy vào hệ thống bể bằng bê tông cốt thép gồm 3 ngăn riêng: Ngăn chứa quặng đầu thải, ngăn thứ hai để lắng bùn và ngăn thứ 3 để lắng nước trong dùng làm nước tuần hoàn.
Hệ thống cống rãnh dẫn nước thải của xưởng tuyển quặng và xưởng Luyện Đồng được xây dựng các hố lắng. Các hố lắng sẽ được bố trí phù hợp với mặt bằng thực tế để lắng bùn sau đó chảy vào bể 3 ngăn để xử lý. Cặn lắng được nạo vét thường xuyên và đổ thải tại bãi thải của Nhà máy.
Cấu tạo hố lắng nước thải
φ 300
B
φ 300 A
φ 600
Bãi chứa bùn và quặng thải được xây dựng các mương hở để thu gom nước rò rỉ bằng cách tự chảy từ bãi rồi dẫn về hệ thống bể 3 ngăn nói trên. Nước thải vệ sinh công nghiệp và nước rò rỉ từ khu vực tuyển quặng cũng được thu gom vào cống rãnh thoát nước bằng bê tông rồi dẫn vào các bể để xử lý và tuần hoàn tái sử dụng phục vụ sản xuất.
b. Xử lý nước thải sinh hoạt: Tất cả nước thải từ nhà ăn và các nhà vệ sinh đều được xử lý bằng hố ga lắng cặn và bể tự hoại trước khi thải ra ngoài môi trường. Tuy nhiên để thuận tiện cho xây dựng và tiết kiệm kinh phí, lựa chọn loại bể tự hoại 3 ngăn có hiệu quả xử lý cao.
Dung tích bể tự hoại (W) được tính toán đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt sau xử lý thoả mãn tiêu chuẩn TCVN 6772 : 2000 cụ thể như sau:
V1 = t.Q Trong đó: V1: Thể tích bể tự hoại (m3)
Q: Lưu lượng nước thải sinh hoạt Q = 7 m3/ngày.
t: Thời gian lưu với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường chọn t = 4 ngày.
V1 = 7 m3/ngày x 4 ngày = 28 (m3) - Thể tích phần bùn:
Wb = b.N/1000 (m3 )
Trong đó: N: Số công nhân trong Nhà máy: N= 117 người. b = 60 l/người
Wb = 60 x 117/1000
≈ 7,02 m3
Do vậy dung tích cần thiết của bể tự hoại là:
W = W1 + Wb ≈ 35 (m3)
Lựa chọn bể tự hoại 3 ngăn với kích thước như sau: + Chiều cao: h = 2,0m, chiều cao dự trữ là h’ = 0,3m. + Chiều rộng bể: B = 4 m, chiều dài: L = 5 m.
Công nghệ xử lý nước thải bằng bể tự hoại 3 ngăn
Nước thải
sinh hoạt NGĂN 1 NGĂN 2 NGĂN 3
- Điều hoà - Lắng
- Lắng - Lắng, - Chảy tràn