- Phân huỷ phân huỷ sinh học sinh học
4.5. CÁC VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ XÃ HỘ
- Chủ Đầu tư phải thông báo kịp thời về nội dung Dự án cho các địa phương liên quan được biết về quy mô, đất đai cần cho Dự án, dự kiến về xây dựng cơ sở hạ tầng, vấn đề đền bù để có kế hoạch phối hợp và thực hiện.
- Có thể hỗ trợ và phối kết hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt chính sách đền bù giải phóng mặt bằng cho các hộ dân cũng như các công trình trong diện bị giải toả. Mức độ đền bù sẽ được chính quyền địa phương tính toán một cách hợp lý đúng Pháp luật hiện hành để các hộ dân phải di chuyển có thể ổn định nhanh cuộc sống của họ tại nơi ở mới. Trong khu vực Dự án chỉ có 3 hộ dân sinh sống và làm trang trại để sản xuất. Cho nên việc đền bù giải phóng mặt bằng được tiến hành nhanh chóng.
- Ưu tiên lực lượng lao động ở địa phương, tạo điều kiện cho lực lượng này đi đào tạo và có đủ năng lực để phục vụ cho Nhà máy lâu dài.
- Chủ Dự án kết hợp với chính quyền địa phương đảm bảo trật tự trị an trong khu vực, cam kết với chính quyền địa phương khi triển khai xây dựng Nhà máy cũng như khi Nhà máy đi vào sản xuất không xâm phạm, không làm ảnh hưởng đến công trình văn hoá Đình Cống và các công trình phúc lợi của địa phương.
- Các vấn đề phúc lợi xã hội (đường xá, trường học, bệnh xá...) sẽ được Công ty hỗ trợ cho địa phương để xây dựng, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu vận chuyển nguyên nhiên vật liệu và sản phẩm của Nhà máy, đồng thời đáp ứng đi lại của nhân dân trong vùng.
CHƯƠNG 5
CAM KẾT THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Nhằm giảm thiểu những tác động gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn xây dựng cũng như khi Nhà máy đi vào hoạt, Công ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội xin cam kết:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các điều khoản qui định trong Luật Môi trường được Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2006.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng chống, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và rủi ro môi trường như đã trình bày ở chương IV.
- Không sử dụng hoá chất độc hại trong danh mục của Công ước Quốc tế cấm sử dụng trong tất cả các loại hình sản xuất.
- Chấp hành sự giám sát môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang, UBND huyện và Phòng Môi trường huyện Lục Ngạn trong quá trình xây dựng và hoạt động.
- Định kỳ thực hiện quan trắc, giám sát chất lượng môi trường, báo cáo bằng văn bản về các cơ quan QLNN về BVMT theo qui định của Pháp luật.
- Dừng hoạt động sản xuất khi xảy ra sự cố về môi trường: Rò rỉ hoá chất, hệ thống xử lý khí thải không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường.
- Công ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội sẽ chịu mọi trách nhiệm nếu để xảy ra các vấn đề ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân và môi trường ở các địa phương xung quanh Dự án.
- Nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường Công ty phải đền bù theo đúng quy định của Pháp luật và sẽ chịu mọi xử lý theo Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Hình sự và các luật liên quan.
- Khi có nhu cầu mở rộng sản xuất, thay đổi công nghệ, nguyên nhiên vật liệu hoặc hạng mục công trình mới không nằm trong nội dung Báo cáo ĐTM đã được thẩm định thì Chủ Đầu tư phải báo cáo bằng văn bản với Sở TN& MT Bắc Giang để được hướng dẫn bổ xung vào Báo cáo ĐTM theo qui định của Pháp luật.
- Thu gom và xử lý CTRNH theo Qui chế quản lý CTRNH hiện hành.
- Đảm bảo thời gian hoàn thành công trình xử lý trước khi Dự án đi vào hoạt động; đáp ứng đầy đủ các quy định của Nhà nước Việt Nam về Môi trường hiện hành.
CHƯƠNG 6
CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG,
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ & GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG VI.1. CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG
Danh mục các công trình xử lý môi trường (đã được mô tả chi tiết trong Chương IV), bao gồm:
+ Công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, nước rò rỉ của Nhà máy Luyện Đồng.
+ Công trình thu gom, chôn lấp đất đá, xỉ thải đảm bảo mỹ quan môi trường.
+ Các công trình xử lý khí thải (thiết bị lọc tay áo) và ô nhiễm nhiệt (quạt gió cục bộ) trong Nhà máy.
Các công trình này sẽ hoàn thành và vận hành cùng lúc với các dây chuyền sản xuất.
VI.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG VI6.2.1. Chương trình quản lý môi trường:
Các giải pháp như đã được trình bày trên đây, đặc biệt là các giải pháp kỹ thuật là những biện pháp mang tính chất quyết định nhằm giảm thiểu khả năng gây ô nhiễm môi trường do quá trình thực hiện Dự án gây ra. Bên cạnh đó, công tác quan trắc và giám sát chất lượng môi trường cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong giai đoạn Nhà máy hoạt động sản xuất.
Quan trắc giám sát chất lượng môi trường là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác Quản lý Môi trường nhằm kiểm soát một cách chặt chẽ và có hệ thống các
khuynh hướng biến đổi chất lượng Môi trường và các yếu tố liên quan. Giám sát chất lượng Môi trường là quá trình: Quan trắc, đo đạc, ghi nhận, phân tích, xử lý và kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục các thông số chất lượng môi trường và yếu tố có liên quan để quản lý chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm, kịp thời điều chỉnh qui trình hoạt động và giảm nhẹ các chi phí khắc phục, xử lý tác động tiêu cực đến môi trường.
Nội dung của việc Giám sát Môi trường là theo dõi sự biến đổi một số chỉ tiêu hóa học, sinh học, lý học và các thông số cụ thể có liên quan khác đến quá trình thực hiện Dự án. Kết quả của quá trình Giám sát chất lượng Môi trường một cách có hệ thống có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với việc phát hiện những thay đổi về môi trường để kịp thời tìm cách xử lý, bảo vệ mà còn góp phần đánh giá mức độ chính xác của các dự đoán tác động Môi trường như đã đề cập trong chương III của Báo cáo này. Công tác Giám sát sẽ được tiến hành trong suốt quá trình vận hành Dự án.
- Công ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội phối kết hợp với các cơ quan chuyên môn và cơ quan Quản lý Nhà nước về Bảo vệ Môi trường tỉnh Bắc Giang; lập kế hoạch và chương trình Giám sát chất lượng Môi trường. Nội dung của chương trình Giám sát Môi trường sẽ bao gồm:
+ Quan trắc, giám sát chất lượng môi trường nước;
+ Quan trắc, giám sát chất lượng môi trường không khí; + Quan trắc điều kiện vệ sinh, an toàn nơi làm việc.
- Các yêu cầu đối với thông tin, số liệu của chương trình quan trắc:
+ Đảm bảo tính đặc trưng của số liệu: Tức là số liệu thu được tại một vị trí phải đại diện cho một không gian nhất định hoặc có tính đặc trưng để có thể xác định được diễn biến của môi trường do ảnh hưởng của Dự án gây nên.
+ Đảm bảo tính liên tục, hệ thống của số liệu theo thời gian và không gian.
+ Các số liệu phải có tính Đồng bộ tức là số liệu phải bao gồm bản thân yếu tố đó và các yếu tố có liên quan. Ví dụ, các kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí cần đi kèm với các số liệu thực tế về điều kiện vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm không khí, tốc độ gió) tại thời điểm lấy lấy mẫu, phân tích.
Để thực hiện chương trình Bảo vệ Môi trường, Công ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội sẽ cử cán bộ về môi trường. Cán bộ phụ trách môi trường sẽ chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến môi trường trong quá
trình vận hành Dự án và thay mặt Chủ Đầu tư trong việc hợp tác với các cơ quan chuyên môn cũng như cơ quan Quản lý Nhà nước về Bảo vệ Môi trường.
VI.2.1. Chương trình giám sát môi trường: a. Giám sát chất lượng không khí và tiếng ồn:
- Các vị trí dự kiến giám sát trong giai đoạn Nhà máy đi vào sản xuất: + 01 vị trí tại khu vực văn phòng;
+ 01 vị trí tại xưởng tuyển quặng; + 01 vị trí tại quá trình điện phân;
+ 02 vị trí tại công đoạn đập, nghiển, sàng quặng Đồng; + 02 vị trí tai sân công nghiệp;
+ 01 vị trên tuyến đường đi qua; + 01 vị trí tại khu vực bãi thải.
- Các chỉ tiêu giám sát: Nồng độ bụi, SO2, NOx, CO, và hơi axit. - Tần suất giám sát: 4 lần /năm.
- Tiêu chuẩn áp dụng: Theo TCVN: 5937 - 2005 và TCVN: 5938 - 2005. b. Giám sát chất lượng môi trường nước:
+ Nước thải:
- Các chỉ tiêu giám sát: COD, BOD5, TSS, pH, Vi sinh vật…
- Tần suất giám sát: 4 lần /năm theo các mùa trong năm và khi có sự cố. - Vị trí giám sát: Trong Nhà máy và bãi thải.
- Tiêu chuẩn áp dụng: Theo TCVN: 5945 - 2005 cột B. + Nước mặt:
- Tiến hành giám sát chất lượng nước Hồ Bàu Lầy nằm sát Nhà máy Luyện Đồng.
- Các chỉ tiêu giám sát: pH, BOD5(20oC), COD, chất rắn lơ lửng, coliform, oxy hoà tan, tổng nitơ, tổng phốt pho, kim loại nặng (asen, chì...).
- Tần suất giám sát: 4 lần /năm theo các mùa trong năm và khi có sự cố. - Tiêu chuẩn áp dụng: Theo TCVN: 5942 - 1995 cột B. +
Nước ngầm:
- Vị trí quan trắc: Tiến hành quan trắc giếng nước khoan cấp nước sinh hoạt cho Nhà máy Luyện Đồng.
- Các chỉ tiêu giám sát: Sắt, mangan, chì, asen, độ cứng, pH, tổng nitơ, tổng phốt pho, NH4-, NO2-, NO3-, coliform, E-coli.
- Tần suất giám sát: 4 lần /năm theo các mùa trong năm và khi có sự cố. - Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN:5944 - 1995.
c. Quan trắc, giám sát điều kiện Vệ sinh Môi trường lao động:
Điều kiện Vệ sinh Môi trường lao động sẽ được Giám sát tại các vị trí có khả năng chịu ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi đối với sức khoẻ con người như: Nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn. Thời gian, tần suất và vị trí Giám sát được thực hiện cùng với Chương trình Quan trắc Môi trường không khí.
Phương pháp đo và xác định cường độ tiếng ồn tại các vị trí làm việc được qui định trong các tiêu chuẩn TCVN:3150 - 79, TCVN: 5964 -1995, TCVN: 6399 - 1998 và TCVN: 3985 - 2001. Phương pháp đo và xác định cường độ tiếng ồn bên ngoài Nhà máy được qui định trong các tiêu chuẩn TCVN: 5964 - 1995, TCVN: 5965 - 1995, TCVN: 6399 -1998.
d. Kiểm tra sức khoẻ định kì:
Hàng năm, Chủ Đầu tư phải tổ chức khám, kiểm tra sức khoẻ cho cán bộ, công nhân làm việc trực tiếp. Công tác này nhằm phân loại sức khoẻ và xác định cơ cấu bệnh tật. Trên cơ sở đó, phát hiện kịp thời những người mắc bệnh để theo dõi và điều trị kịp thời. Kết quả của việc khám, kiểm tra sức khoẻ còn giúp Cơ quan Quản lý trong công tác tổ chức cán bộ, bố trí lao động vào các vị trí thích hợp, bảo đảm sức khoẻ người lao động.
e. Kinh phí giám sát môi trường:
Căn cứ vào các biểu đơn giá phân tích, lấy mẫu môi trường của các Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường... và các thông tư hướng dẫn khác, kinh phí ước tính cho việc giám sát chất lượng môi trường không khí, nước là 80.000.000 Đồng /năm. Định kỳ, Công ty Cổ phần Khai thác Khoáng sản Thăng Long - Hà Nội sẽ hợp Đồng với Cơ quan chức năng chuyên môn để đo đạc, lấy mẫu, phân tích cùng với sự giám sát của cơ quan Quản lý Nhà nước về Bảo vệ Môi trường tỉnh Bắc Giang và Chính quyền địa phương.
CHƯƠNG 7
DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG
Tổng kinh phí xây dựng hệ thống xử lý môi trường cho Dự án khoảng
2.500.000.000 Đồng. Chi tiết kinh phí xây dựng và lắp đặt một số hạng mục chính như sau:
Bảng 7.1: Khái toán kinh phí xây dựng hệ thống xử lý môi trường
TT Hạng mục Kinh phí (VNĐ)
A. Phần xây dựng
2 Mương thoát nước, bể lắng 800.000.000 3 Thiết kế và xây dựng bãi chứa đất đá, bùn và xỉ thải tại
Nhà máy Luyện Đồng 600.000.000
B. Phần thiết bị
4 Bơm nước thải chuyên dụng 10m3/h (3 cái) 200.000.000 5 Thiết bị lọc bụi, thiết bị thu hồi khí lò Luyện Đồng 300.000.000 Hệ thống phun nước tưới bụi 200.000.000 5 Hệ thống điện - điều khiển 100.000.000 6 Các thiết bị bổ trợ 200.000.000
Tổng cộng 2.400.000.000
C. Kinh phí bảo dưỡng,vận hành hệ thống xử lý môi
trường hàng năm 140.000.000
CHƯƠNG 8