TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ TIỂU LUẬN THUẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Phương Chi Nhóm sinh viên thực hiện: 5 Họ tên sinh viên Lớp Mã số sinh viên Vũ Thanh Bình K48AA1 095 20 15 105 Nguyễn Vũ Khánh Lan K48AA1 095 20 15 131 Nguyễn Tấn Đạt K48AA1 095 20 15 137 Nguyễn Ngọc Tường Vi K48AA1 095 20 15 Nguyễn Lê Ngọc Hằng K48AA2 095 20 15 Trần Gia Huy K48AA2 095 20 15 157 Trương Yến My K48AA2 095 20 15 175 Văn Thị Diệu Huyền K48AA3 095 20 15 212 Lữ Thanh Long K48AA3 095 20 15 Phạm Nguyễn Minh Nga K48AA3 095 20 15 235 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2012 1. Lời mở đầu. Trong suốt một vài thập kỷ, đã có rất nhiều những nghiên cứu chứng minh rằng thuế gây tác động đến việc ra các quyết định của các cá nhân, công ty nhiều hơn ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây về sự phát triển nội sinh cho thấy rằng có một số yếu tố bên ngoài đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển lâu dài, như: RD, giáo dục (Lucas 1988), các công cụ đầu tư (Delong và Summer 1991),… Câu hỏi đặt ra là những chính sách nào của chính phủ có tác động hiệu quả đối với những yếu tố bên ngoài kể trên, mà từ đó khuyến khích tăng năng suất. Nếu như hoạt động kinh doanh là một nguồn quan trọng cho sự phát triển kinh tế (theo Schumper 1942), thì những đặc điểm tương tự của luật thuế cũng tạo ra một tốc độ tăng trưởng cao hơn. Mục đích của phần kế tiếp là liệt kê ra những cách mà thuế ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Và để nhất quán, tác giả giả định: mức thuế DN sẽ làm giảm nguồn thu từ thuế TNCN thay vì một mức tăng trưởng cao hơn. 2. Lý thuyết về thuế và sự phát triển kinh tế: Có rất nhiều chiều hướng, cách thức mà qua đó cấu trúc thuế ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế, nhưng bài viết chỉ tập trung vào những tác động đặc biệt, có thể đo lường, dù thông tin về cơ cấu thuế thu thập được là hạn chế. 2.1 Thuế và sự tích lũy các yếu tố Trong cơ cấu tự do thị trường, tăng trưởng chỉ đơn thuần dựa trên tích lũy vốn hiện vật và nhân lực. Trong dài hạn, bất kỳ cấu trúc thuế nào cũng sẽ tạo ra một tỉ lệ cân bằng vốn lao động và một cân bằng về trình độ học vấn trên mỗi công nhân. Những thay đổi trong chính sách thuế gây ra thay đổi trong các giá trị cân bằng này, tạo ra những ảnh hưởng tăng trưởng tạm thời, có thể kéo dài đến hàng thập kỷ. Đề xuất của tác giả là tạo ra những giai đoạn với mức thuế TNDN thấp tạm thời. Tốc độ tăng trưởng cũng có thể tăng cao hơn nếu như cơ sở hạ tầng có liên quan được chú ý đầu tư nhờ vào việc thu thuế. 2.2 Thuế trong một cơ cấu phát triển nhờ nội sinh Dựa vào nghiên cứu những yếu tố bên ngoài được tạo ra thông qua việc tích luỹ vốn và nguồn lao động, các tài liệu nội sinh gần đây đã đưa ra một số mô hình dự báo tăng trưởng lâu dài, ngay cả khi áp dụng 1 cơ cấu thuế ổn định. Mặc dù vậy, vấn đề then chốt vẫn là cần phải
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ TIỂU LUẬN THUẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Phương Chi Nhóm sinh viên thực hiện: 5 Họ tên sinh viên Lớp Mã số sinh viên Vũ Thanh Bình K48A/A1 095 20 15 105 Nguyễn Vũ Khánh Lan K48A/A1 095 20 15 131 Nguyễn Tấn Đạt K48A/A1 095 20 15 137 Nguyễn Ngọc Tường Vi K48A/A1 095 20 15 Nguyễn Lê Ngọc Hằng K48A/A2 095 20 15 Trần Gia Huy K48A/A2 095 20 15 157 Trương Yến My K48A/A2 095 20 15 175 Văn Thị Diệu Huyền K48A/A3 095 20 15 212 Lữ Thanh Long K48A/A3 095 20 15 Phạm Nguyễn Minh Nga K48A/A3 095 20 15 235 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2012 1. Lời mở đầu . Trong suốt một vài thập kỷ, đã có rất nhiều những nghiên cứu chứng minh rằng thuế gây tác động đến việc ra các quyết định của các cá nhân, công ty nhiều hơn ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây về sự phát triển nội sinh cho thấy rằng có một số yếu tố bên ngoài đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển lâu dài, như: R&D, giáo dục (Lucas - 1988), các công cụ đầu tư (Delong và Summer -1991),… Câu hỏi đặt ra là những chính sách nào của chính phủ có tác động hiệu quả đối với những yếu tố bên ngoài kể trên, mà từ đó khuyến khích tăng năng suất. Nếu như hoạt động kinh doanh là một nguồn quan trọng cho sự phát triển kinh tế (theo Schumper 1942), thì những đặc điểm tương tự của luật thuế cũng tạo ra một tốc độ tăng trưởng cao hơn. Mục đích của phần kế tiếp là liệt kê ra những cách mà thuế ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Và để nhất quán, tác giả giả định: mức thuế DN sẽ làm giảm nguồn thu từ thuế TNCN thay vì một mức tăng trưởng cao hơn. 2. Lý thuyết về thuế và sự phát triển kinh tế: Có rất nhiều chiều hướng, cách thức mà qua đó cấu trúc thuế ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế, nhưng bài viết chỉ tập trung vào những tác động đặc biệt, có thể đo lường, dù thông tin về cơ cấu thuế thu thập được là hạn chế. 2.1 Thuế và sự tích lũy các yếu tố Trong cơ cấu tự do thị trường, tăng trưởng chỉ đơn thuần dựa trên tích lũy vốn hiện vật và nhân lực. Trong dài hạn, bất kỳ cấu trúc thuế nào cũng sẽ tạo ra một tỉ lệ cân bằng vốn / lao động và một cân bằng về trình độ học vấn trên mỗi công nhân. Những thay đổi trong chính sách thuế gây ra thay đổi trong các giá trị cân bằng này, tạo ra những ảnh hưởng tăng trưởng tạm thời, có thể kéo dài đến hàng thập kỷ. Đề xuất của tác giả là tạo ra những giai đoạn với mức thuế TNDN thấp tạm thời. Tốc độ tăng trưởng cũng có thể tăng cao hơn nếu như cơ sở hạ tầng có liên quan được chú ý đầu tư nhờ vào việc thu thuế. 2.2 Thuế trong một cơ cấu phát triển nhờ nội sinh Dựa vào nghiên cứu những yếu tố bên ngoài được tạo ra thông qua việc tích luỹ vốn và nguồn lao động, các tài liệu nội sinh gần đây đã đưa ra một số mô hình dự báo tăng trưởng lâu dài, ngay cả khi áp dụng 1 cơ cấu thuế ổn định. Mặc dù vậy, vấn đề then chốt vẫn là cần phải đầu tư vào vốn và nhân lực. Các biện pháp khuyến khích đầu tư càng nhiều, tốc độ phát triển càng nhanh. 2.3. Thuế và tốc độ thay đổi công nghệ Đầu tư vào các ý tưởng mới sẽ đóng góp tăng trưởng kinh tế nhiều hơn là đầu tư vào vốn và nguồn nhân lực hiện có. Thuế có thể ảnh hưởng đến số lượng những cơ hội kinh doanh mạo hiểm do giữa lời và lỗ, mức thuế biên là khác nhau. 2.4. Những chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến tỷ lệ vào ngành Chính phủ có thể dùng hàng rào thuế quan và phi thuế quan để bảo vệ những ngành công nghiệp đang tồn tại trong nước. Tuy nhiên, càng nhiều những yếu tố cản trở thì càng ít hoạt động kinh doanh và làm giảm đi tốc độ tăng trưởng. 2.5. Những chính sách của chính phủ trong nền kinh tế đóng Mối tương quan về mức thuế giữa các quốc gia lân cận là rất cao. Do đó, khi tốc độ phát triển ở một quốc gia khá thấp so với khu vực và thế giới, chính sách thuế của quốc gia đó nên được xây dựng trên biểu thuế trung bình có trọng số của các nước khác. 3. Chiến lược thực nghiệm Bài viết sử dụng chiến lược dựa trên thực nghiệm như phương pháp chính để đánh giá những tác động của thuế lên tốc độ tăng trưởng GPD/người thông qua những bộ dữ liệu đánh giá tổng quát về các quốc gia. Tổng sản phẩm quốc nội có thể được ước lượng tương đối bởi hàm số Cobb-Douglas. Bất kì sự tăng trưởng sản xuất nào bởi hoạt động kinh doanh sẽ phải xuất hiện trong đẳng thức, đồng thời những tác động của thuế lên hoạt động kinh doanh cũng sẽ được phản ánh. Có bốn cách tiếp cận để ước tính tỷ lệ thuế thu thập cá nhân mà bài viết đã xem xét. Tuy nhiên, cả 4 phương pháp đều không phải là lý tưởng. Nhưng nếu xét tính khả thi, thuế suất cận biên và dự toán thuế cận biên trung bình Easterly-Rebelo đã phần nào phản ánh vai trò các doanh nghiệp trong tăng trưởng kinh tế. 4. Dữ liệu Dữ liệu về các mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân theo luật các nước được lấy từ cơ sở dữ liệu về thuế thế giới của Văn phòng Nghiên cứu Chính sách thuế (OTPR) bao gồm Chỉ số Phát triển Thế giới của Ngân hàng Thế giới (WDI), Thuế doanh nghiệp: Tóm tắt trên toàn thế giới và Thuế thu nhập cá nhân: Tóm tắt trên toàn thế giới của Price Waterhouse Cooper (PwC) đối với mức thuế suất theo luật các nước kể từ năm 1980. Có sự khác biệt lớn trong các mức thuế suất Thuế TNDN và Thuế TNCN giữa các nước . Ví dụ năm 1985 có nước dưới 15% (Cote d'Ivoire và Thụy Sĩ), cũng có nước trên 70% (Bỉ, Hà Lan, Cộng hòa Dominica, Zambia, và Thụy Điển). Thuế TNDN cũng rất khác nhau theo thời gian. Mức thuế TNDN trung bình giảm từ 41,3% những năm 1980 xuống 34,8% năm 1990. Sự khác biệt về thuế TNDN giữa các quốc gia có xu hướng giữ vững qua thời gian: tương quan giữa thuế suất thuế TNDN vào những năm 1980 và những năm 1990 là 0,656 (giá trị p = 0,000). Các mức thuế suất Thuế tiêu thụ của các nước rất khác nhau, từ dưới 5% (Guyana, Hồng Kông, Oman, Hoa Kỳ, Iran, Singapore, Ấn Độ) đến 25% (Đan Mạch, Hungary và Thụy Điển) dựa trên Thuế doanh nghiệp 1999-2000, Tóm tắt trên toàn thế giới của PricewaterCoopers (PwC) và Hướng dẫn về thuế TN doanh nghiệp toàn cầu của Ernst and Young sử dụng thuế suất thuế hàng hoá năm 1999 của các nước. Các mức thuế suất Thuế XNK trung bình năm 1995 được lấy từ WDI; được tính bằng cách sử dụng hệ thống thông tin phân tích thương mại (TRAINS) của UNCTAD. Ngoài ra, hai phương pháp khác được dùng để tăng số lượng khảo sát: áp dụng mức thuế năm 1995 và mở rộng đến năm liền kề và sử dụng dự toán về mức thuế suất của Lee và Azfar (2001). Dữ liệu về GDP, tỷ lệ nhập học, tỷ lệ lạm phát, và dân số lấy từ WDI. GDP năm 1995 là cơ sở trong việc tính toán tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của GDP bình quân đầu người. (Tổng) Tỷ lệ nhập học là tỷ số giữa mức tổng tuyển sinh, bất kể tuổi tác, với dân số của các nhóm tuổi chính thức tương ứng với mức độ giáo dục thể hiện. Tập trung tỷ lệ của nhóm tiểu học năm 1970 và Tỷ lệ lạm phát trung bình trong khoảng 1970-1997. Chỉ số tham nhũng và chất lượng của các quan chức (ICRG index) là trung bình cộng của hai chỉ số ICRG: tham nhũng trong chính phủ và chất lượng của bộ máy hành chính. Thang điểm từ 0-6: cao hơn là ít tham nhũng hơn và chất lượng quan chức tốt hơn. Trung bình của chỉ số này từ năm 1985 đến hết 1989, với năm đầu tiên có sẵn, được sử dụng trong mức hồi quy tăng trưởng. Bangladesh, Paraguay, Indonesia, Haiti, Congo, Guyana, và Bolivia được đánh giá thấp nhất, và cao nhất là Phần Lan, Thụy Sĩ, Đan Mạch, NewZealand, Hà Lan, Thụy Điển, và Canada. Các chỉ số mở cửa thương mại là tỷ lệ thể hiện mức độ mở cửa thương mại của quốc gia được tính trong 1970 đến 1974, với dữ liệu từ Sachs và Warner (1995). 5. Các kết quả hồi quy: Thuế DN ảnh hướng lớn đến sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Qua phân tích tầm ảnh hưởng của thuế doanh nghiệp giai đoạn 1970 -1997 cho thấy: khi mức thuế doanh nghiệp giảm thì mức tăng trưởng GDP trên đầu người tăng. Trong khi, quốc gia sẽ tăng trưởng càng nhanh nếu có mức thu nhập năm đầu tiên càng thấp, có càng nhiều công dân có học vấn cao, thuơng mại càng tự do, chính phủ ít tham nhũng và mức lạm phát thấp. Khi tăng trưởng càng nhanh thì kích thích mức thuế DN càng cao, để trả chi phí cho việc đầu tư vào các cơ sở hạ tầng thiết yếu. Thuế DN giữa các nước thuộc và không thuộc khối OECD có mức chênh lệch không đáng kể. Khi xét thêm công ty / tập đoàn cho mượn danh mức thuế DN vẫn ảnh huởng lớn tới mức tăng truởng kinh tế. Thuế DN không biến động nhiều khi các thuế khác thay đổi. Không có mức thuế nào ngoài thuế doanh nghiệp ảnh hưởng lớn tới sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Thuế cá nhân cũng như thuế giáo dục không ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng của các quốc gia, ảnh hưởng khá nhẹ so với thuế DN. Kết quả cho thấy trong các giai đoạn: 1980-1984, 1985-1989, 1990-1994, 1995-1997 mức tăng trưởng hàng năm của GDP theo đầu người dựa trên mức Thuế DN ở đầu mỗi năm, và các biến điều khiển khác , thì thuế doanh nghiệp vẫn là yếu tố ảnh hưởng theo chiều ngược lớn nhất. Ngoài sự ảnh hưởng trực tiếp , Thuế doanh nghiệp cũng gián tiếp tác động tới sự tăng trưởng kinh tế. Vì : “mức thuế DN thấp có thể tạo ra mức đầu tư cao hơn cũng như khuyến khích nhiều hoạt động cuả doanh nghiệp hơn”. Khi thuế DN thấp tạo thêm sự đầu tư, sẽ tạo thêm nhiều khoản đóng thuế cá nhân khi phát sinh lợi nhuận từ vốn đầu tư. Thay vào đó, khi khuyến khích hoạt động của công ty, sẽ giảm các khoản đóng thuế cá nhân bởi có sự giảm sút tiền lương và thu nhập của người lao động, và do kê khai, không phải các khoản lỗ kinh doanh, mà là các khoản lợi nhuận kinh doanh nhỏ, khi khai báo thuế cá nhân. Các kết quả tính toán Thuế DN tác động tới Thuế thu nhập cá nhân, tại 87 quốc gia trong giai đoạn 1972-1998, cho thấy Thuế DN có liên quan đến Tổng thu Thuế thu nhập cá nhân. Mức thuế DN càng cao thì các cá nhân khai báo thu nhập càng cao. Một nguyên do là mức thuế DN càng cao thì càng có ít nguời tự mở doanh nghiệp, đối với bất kỳ mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân. 6. Kết Luận Thuế doanh nghiệp tương quan tiêu cực với sự tăng trưởng kinh tế qua dữ liệu 70 quốc gia giai đoạn 1970-1997. Các biến thuế khác không liên quan đáng kể tới mức tăng trưởng kinh tế. Báo cáo cho thấy mức TNDN thấp hơn dẫn đến doanh thu TNCN thấp hơn, sẽ khuyến khích hoạt động kinh doanh hơn. Tuy nhiên, báo cáo không đủ để rút ra một kết luận chính xác về nguồn gốc các mối liên hệ giữa mức thuế suất và tăng trưởng. Những kết quả này cho thấy tác động tăng trưởng của cải cách thuế cũng như các tác động tiêu chuẩn hiệu quả và công bằng hơn nên được xem xét nghiêm túc. Vì nó phản ánh chính xác sự điều chỉnh cho các yếu tố bên ngoài tích cực từ sự đổi mới, những yếu tố bên ngoài bị bỏ qua trong phân tích thuế tiêu chuẩn. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. Các từ viết tắt tiếng Việt TNDN: thu nhập doanh nghiệp TNCN: thu nhập cá nhân XNK: xuất nhập khẩu DN: doanh nghiệp 2. Các từ viết tắt tiếng Anh OTPR – Office of Tax Policy Research: Văn phòng Nghiên cứu Chính sách thuế WDI – World Development Indicators (from World Bank): Chỉ số Phát triển Thế giới của Ngân hàng Thế giới TRAINS – TRade Analysis and INformation System: hệ thống thông tin phân tích UNCTAD – United Nations Conference on Trade and Development: Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc GDP – Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội ICRG – International Country Risk Guide: Xếp hạng rủi ro quốc gia trên toàn thế giới OECD – Organization for Economic Cooperation and Development: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế