1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện phú xuyên

20 2,1K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 55,56 KB

Nội dung

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Xuyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác lập những luận cứ khoa học và thực tiễn, mục tiêu, mô hình, định hướng và giải pháp phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế xã hội của thị xã thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là sự thể hiện tầm nhìn và bố trí chiến lược về mặt thời gian và không gian lãnh thổ nhằm chủ động đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển một cách có hiệu quả nhất. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ để xây dựng các kế hoạch 5 năm và hàng năm của địa phương; là cơ sở để phối hợp hoạt động giữa cách ngành, cách lĩnh vực, các thành phần kinh tế trên địa bàn, khắc phục sự chồng chéo, phát huy được thế mạnh của từng ngành, từng lĩnh vực, tạo ra sức mạnh tổng hợp của địa phương trong phát triển kinh tế xã hội.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của việc lập đề án quy hoạch

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Xuyên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác lập những luận cứ khoa học và thực tiễn, mục tiêu, mô hình, định hướng và giải pháp phát triển các ngành, các lĩnh vực kinh tế xã hội của thị xã thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là sự thể hiện tầm nhìn và bố trí chiến lược về mặt thời gian và không gian lãnh thổ nhằm chủ động đạt được mục tiêu của chiến lược phát triển một cách có hiệu quả nhất Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ

để xây dựng các kế hoạch 5 năm và hàng năm của địa phương; là cơ sở để phối hợp hoạt động giữa cách ngành, cách lĩnh vực, các thành phần kinh tế trên địa bàn, khắc phục sự chồng chéo, phát huy được thế mạnh của từng ngành, từng lĩnh vực, tạo ra sức mạnh tổng hợp của địa phương trong phát triển kinh tế xã hội

Quy hoạch không chỉ để gắn kết việc phát triển trong tương lai của huyện Phú Xuyên với các mục tiêu chung của quốc gia và vùng lãnh thổ, mà còn để áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất trong xây dựng quy hoạch phát triển bền vững nhằm giúp tỉnh tăng trưởng với tốc độ nhanh Quy hoạch sẽ đưa ra định hướng phát triển nhằm khai thác các tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, cải thiện cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp; thúc đẩy sự hội nhập của Phú Xuyên với cả nước và khu vực

2 Những căn cứ pháp lý để xây dựng đề án Quy hoạch.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Xuyên đến năm 2020, định hướng 2030 Các tài liệu, số liệu do UBND huyện cung cấp

- Thông báo số 44/TB-UB ngày 11/6/2010 của UBND huyện Phú Xuyên Kết luận của Phó Chủ tịch UBND huyện tại hội nghị bàn về phạm vi, ranh giới điều chỉnh quy hoạch chung huyện Phú Xuyên

- - Thông báo số 24/TB-UB ngày 11/3/2011 của UBND thành phố Hà Nội Kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình phát triển kinh tế xã hội thị huyện Phú Xuyên

- - Căn cứ công văn số 6185/GTVT-KHĐT ngày 29/11/2010 của Bộ Giao thông vận tải về việc góp ý Quy hoạch chung huyện Phú Xuyên

Trang 2

PHẦN THỨ NHẤT:

PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN PHÚ XUYÊN.

1 Vị trí địa lý của huyện Phú Xuyên

Huyện Phú Xuyên là đơn vị hành chính của Thủ đô, nằm ở phía Nam thành phố

Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 40km; phía Bắc giáp huyện Thường Tín; phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; phía Đông giáp sông Hồng và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp huyện Ứng Hòa, Hà Nội

Tổ chức hành chính: Huyện Phú Xuyên là đơn vị hành chính có từ rất lâu đời, là

địa kinh tế quan trọng của thành phố Hà Nội

Huyện Phú Xuyên có diện tích là 170,8 km2, với 2 thị trấn và 26 xã

+ Hai thị trấn: Thị trấn Phú Xuyên và Phú Minh đều thành lập ngày 6/9/1986 + 26 xã: : Bạch Hạ, Châu Can, Chuyên Mỹ, Đại Thắng, Đại Xuyên, Hoàng Long, Hồng Minh, Hồng Thái, Khai Thái, Minh Tân, Nam Phong, Nam Triều, Phú Túc, Phú Yên, Phúc Tiến, Phượng Dực, Quang Lãng, Quang Trung, Sơn Hà, Tân Dân, Thụy Phú, Tri Thủy, Tri Trung, Văn Hoàng, Văn Nhân, Vân Từ

2 Tiềm năng tự nhiên của huyện Phú Xuyên

Trên địa bàn huyện có trên 30 km sông chảy qua đó là sông Hồng, sông Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Lương, sông Vân Đình Phú Xuyên cũng có hệ thống giao thông rất thuận lợi, có tuyến đường sắt Bắc-Nam dài gần 12 km chạy qua, tuyến đường thủy sông Hồng dài 17 km, tuyến đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ dài 7 km, điểm đầu đường Cầu Giẽ-Ninh Bình, đường Quốc lộ 1A dài 12 km trên địa bàn huyện, đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội của Phú Xuyên

3 Tài nguyên thiên nhiên và khả năng khai thác để phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Xuyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

3.1 Khí hậu – Tài nguyên khí hậu

Huyện Phú Xuyên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn cung cấp như sau: Nhiệt độ không khí trung bình năm 26oC; Lượng mưa trung bình năm 1850mm; Độ ẩm tương đối trung bình năm 84%; Số giờ nắng trung bình năm 1571 giờ; Tốc độ gió trung bình năm 1,8m/s

3.2 Thủy văn – Tài nguyên nước

Do đặc điểm của huyện chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn sông Hồng kết hợp với điều kiện khí hậu (mùa lũ và mùa cạn rõ rệt), kết hợp với điều kiện địa hình không bằng phẳng nhiều vũng trũng nên chế độ thoát nước hết sức phức tạp Có các con sông lớn chảy qua như: Sông Hồng, sông Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Lương, sông Vân

Trang 3

Đình,…Huyện Phú Xuyên chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn trực tiếp của sông Hồng và kênh suối nội đồng

3.3 Tài nguyên Đất

Với diện tích đất tự nhiên 17.104,6ha, trong đó:

- Đất canh tác trồng trọt là 11.329,9ha chiếm 66,24%;

- Đất ở 1.120,9ha chiếm 6,95%;

- Đất chuyên dùng chiếm 3.235,9ha chiếm 18,92%;

- Còn lại là đất chưa sử dụng

Trước đây Phú Xuyên là vùng đất trũng, có cốt đất thấp so với một số đơn vị lân cận, phía Đông cao hơn phía Tây, nên về mùa mưa bão hay bị ngập úng, lụt lội Một

số xã giáp sông Hồng có đất pha cát, còn gọi là đất màu, diện tích khoảng 2000 ha

Đất đai ở đây có thể trồng cây nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến

3.4 Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản của huyện Phú Xuyên không nhiều và trữ lượng cũng không lớn, chủ yếu còn ở dạng tiềm ẩn, chưa được khai thác Tuy nhiên, một số loại có giá trị kinh tế cao như

đá xây dựng; vật liệu xây dựng và nhiều cát sỏi với điều kiện khai thác hết sức thuận lợi; nước khoáng có tổng trữ lượng khoảng 48 triệu lít,… Đây là một số lợi thế cho phép Phú Xuyên phát triển các ngành công nghiệp như xi măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ưu thế cạnh tranh

4 Đặc điểm về dân số, nguồn lao động và các vấn đề xã hội

4.1 Dân số

Theo Niên giám thông kê năm 2010 của phòng thống kê huyện Phú Xuyên, tính đến 31/12/2010 Phú Xuyên có 221,688 người,trong đó dân số đô thị khoảng 24,48 nghìn người, vùng nông thôn khoảng 197,208 nghìn người Mật độ dân số trung bình là 1,057

người/km, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,09% Dự báo dân số có nhịp độ tăng bình quân

giai đoạn 2015-2020 là 0,84, giai đoạn 2020-2030 là 0,66 để đến năm 2030 dân số trung bình đạt 235,65 nghìn người, trong đó thành thị (42%), nông thôn (58%)

4.2 Nguồn lao động

Tổng số lao động có 151,7 nghìn lao động Trong đó:

- Lao động nông nghiệp 60.68 nghìn người, chiến 40% tổng số lao động đang làm việc trong các nghành kinh tế

- Lao động công nghiệp – TTCN và xây dựng: 54,08 nghìn người chiếm 35,65% tổng số lao động trong các nghành kinh tế

- Lao động làm thương nghiệp dịch vụ: 36,94 nghìn người, chiếm 24,35% tổng số

lao động trong các nghành kinh tế

Trang 4

Ngoài ra lực lượng lao động còn có khoảng 5 – 10% còn tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp và nghành nghề trong thời gian nông nhàn

Trang 5

PHẦN THỨ HAI: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN

PHÚ XUYÊN

1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.1 Tăng trưởng kinh tế

Trong thời kỳ 2010-2015 kinh tế huyện có những chuyển biến đáng kể, tốc độ tăng trưởng bình quân trên một năm đạt 15,67%, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh 7,55% Tỷ trọng nghành công nghiệp xây dựng tăng lên 22,10%; ngành thương mại -dịch vụ cũng tăng tỷ trọng 39,62%; tỷ trọng nghành nông, lâm, thủy sản giảm mạnh từ giảm xuống 38,28%

1.2 Chuyển dich cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo hướng tích cực: từ một nền kinh tế cơ bản dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu Đến nay, kinh tế huyện Phú Xuyên đã phát triển nhanh công nghiệp - xây dựng và dịch vụ (giai đoạn 2010-2015)

2 Tình hình phát triển các ngành sản xuất kinh doanh và sản phẩm chủ lực

2.1 Nông nghiệp và các sản phẩm chủ lực

a) Nghành trồng trọt: là một ngành quan trọng trong khu vực kinh tế nông nghiệp của

huyện, tốc độ tăng trưởng hàng năm đều tăng Năm 2005 sản lượng lương thực có hạt đạt 15.012 tấn (trong đó sản lượng lúa có 9.785 tấn) đến năm 2010 sản lượng đạt 27.650,8 tấn (lúa có 15.176,4 tấn), tăng 79% (11.862 tấn) so với năm 2005

b) Nghành chăn nuôi: năm 2005 số lượng gia súc gia cầm trên địa bàn có khoảng

269.571 con gia súc gia cầm, đến năm 2010 số lượng gia súc gia cầm trên địa bàn huyện có 381.135 con, tăng 59% so với năm 2005

c) Nghành thủy sản: có tiềm năng khá lớn nhưng chưa được đầu tư phát triển Năm

2010 toàn thị xã có 599,7 ha mặt nước có nuôi trồng thủy sản, sản lượng tăng 39%

so với năm 2009 Tổng sản lượng đánh bắt năm 2010 là 350 tấn, năng suất đạt 5,84 tạ/ha

 Đánh giá chung về thực trạng phát triển nông nghiệp:

- Điểm mạnh và những thành tựu đạt được:

+ Ngành nông nghiệp huyện Phú Xuyên đang từng bước chuyển dần sang nền sản xuất nông nghiệp thâm canh, chuyên sâu vào một số cây con mũi nhọn có thu nhập cao

+ Phương thức nuôi đã chuyển sang dần sang thâm canh và bán thâm canh để nâng cao năng suất Những năm gần đây ngành chăn nuôi đã được chú trọng phát triển và đang

có nhiều thuận lợi để phát triển trở thành một ngành chủ đạo trong kinh tế nông nghiệp

- Điểm yếu và khó khăn:

Trang 6

Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chủ yếu là tự phát, quy mô nhỏ, tiềm ẩn yếu tố kém bền vững Chất lượng nông sản chưa cao, giá trị hàng hóa còn thấp, chưa xây dựng được các vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung

2.2 Công nghiệp và sản phẩm công nghiệp chủ lực

Giai đoạn 2006 - 2010 mặc dù phải khắc phục khó khăn về biến động tăng giá vật tư, nguyên liệu và nguồn cung ứng điện không ổn định, ngành công nghiệp – xây dựng vẫn phát triển, với tốc độ tăng trưởng là 22,62% Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng trên địa bàn thị xã là 92,87 tỷ đồng, trong đó công nghiệp là 32,00

tỷ đồng; xây dựng là 60,87 tỷ đồng

 Đánh giá chung:

Trong những năm gần đây, khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng của huyện có tốc

độ tăng trưởng khá, tạo ra được những tiền đề quan trọng để phát triển mạnh trong những năm tiếp theo Do thực hiện tốt chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần nên đã huy động được nhiều nguồn lực cho phát triển, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một

số những hạn chế sau:

- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên chủ yếu là các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, dưới hình thức tổ hợp gia đình Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa phát triển, vì vậy công nghiệp chưa thực sự trở thành lĩnh vực quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã

- Đa số các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc duy trì ổn định quy mô sản xuất và lao động hiện có, chưa có bước đột phá về đầu tư phát triển mở rộng sản xuất nâng quy mô, đổi mới công nghệ để tạo ra những sản phẩm mang tính cạnh tranh

2.3 Khu vực dịch vụ và các sản phẩm dịch vụ

Trong giai đoạn 2006-2010 ngành thương mại - dịch vụ của huyện Phú Xuyên bắt đầu có

sự khởi sắc, với tốc độ phát triển cao, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010

là 17,43% trên năm Đây là ngành kinh tế đang được huyện quan tâm và trú trọng kêu gọi đầu tư, giá trị mà ngành dịch vụ thương mại – dịch vụ mang lại cho thị xã là rất cao Tuy nhiên thị xã vẫn chưa khai thác hết lợi thế để phát triển ngành thương mại - dịch vụ có phát triển nhưng chưa đa dạng, cơ sở vật chất chưa được đầu tư nên sự phát triển còn hạn chế

Thương mại: Phú Xuyên nổi tiếng với nhiều nghề truyền thống như: mây tre đan, khảm trai Chuyên Mỹ, đồ gỗ Tân Dân… là đầu mối giao lưu các sản phẩm trong nước và cả nước ngoài

3 Tình hình phát triển các lĩnh vực xã hội

3.1 Giáo dục

Trang 7

Phát triển đồng bộ ở tất cả các ngành học, cấp học, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp hàng năm đạt 95%; toàn huyện có 28/36 trường đạt chuẩn Quốc gia Trên địa bàn huyện

có một trường trung cấp nghề và một trường Cao đẳng nghề, hang năm đào tạo trên 1000 học viên với các nghành nghề đa dạng.Hệ thống giáo dục phổ thông có 5 trường THPT trong đó có trường THPT Phú Xuyên A là trường chuẩn quốc gia, 12 trường THCS, 11 trường Tiểu học và mạng lưới trường mẫu giáo đã hình thành ở từng phường, xã

 Đánh giá chung về ngành giáo dục và đào tạo

Thuận lợi: Huyện Phú Xuyên có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ở các cấp học đông đảo về số lượng và chất lượng Có truyền thống hiếu học, đồng thời các bậc phụ huynh cũng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con em họ

Khó khăn: Nhìn chung cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, và đặc biệt là đất để mở rộng mặt bằng nhà trường còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu Công tác xã hội giáo dục chưa phát triển, chưa khai thác được nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục – đào tạo

3.2 Y tế và chăm sóc sức khỏe

- Mạng lưới y tế cơ sở không ngừng được củng cố, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y

tế được tăng cường về số lượng, chất lượng, 10/10 xã, phường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 12% năm 2012

- Huyện có 1 bệnh viện cấp huyện nay đang được nâng cấp thành bệnh viện tuyến vùng, giải quyết ngày một tốt hơn nhu cầu khám chưa bệnh của nhân dân

3.3 Về an sinh và xóa đói giảm nghèo

Công tác xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ hô nghèo giảm còn 4,49% Huyện đã thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công được triển khai rộng khắp trong nhân dân

4 Hệ thống kết cấu hạ tầng của huyện Phú Xuyên

Thực hiện nghị quyết 15 của Quốc Hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ Đô Hà Nội Bộ mặt nông thôn Phú Xuyên từng bước phát triển Triển khai công tác xây dựng nông thôn mới, các hạ tầng cơ sở như: điện, đường, trường, trạm, các công trình phúc lợi được nâng cấp, xây dựng từng bước đáp ứng, xứng tầm là một huyện ven đô

Hệ thống giao thông thuận lợi, có cả đưởng bộ, đường sắt và đường thủy thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa với các vùng lân cận trên cả nước

- Trên địa bàn huyện có 30km sông, sông Hồng, sông Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Lương và sông Vân Đình

Trang 8

- Có tuyến đường sắt Bắc Nam dài 12km chạy qua

- Có tuyến đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ chạy qua dài 7km

- Có quốc lộ 1A dài 12km nằm trên địa bàn huyện

Hiện trạng việc cấp nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp là nước máy, cho nhu cầu sinh hoạt gia đình là nước máy và nước giếng tương đối tốt

5 Thu chi ngân sách và đâu tư phát triển

Thu ngân sách nhà nước đã có nhiều thành tích, liên tục hoàn thành các chỉ tiêu của Tỉnh và nhà nước giao, kết quả năm sau đều cao hơn năm trước Nhờ vậy đã góp phần quan trọng đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của bộ máy từ nguồn chi thường xuyên và tăng chi đầu tư phát triển

6 Dự báo tác động của bối cảnh quốc tế, trong nước và các yếu tố phát triển khác đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Xuyên

6.1 Tác động của bối cảnh quốc tế và khu có tác động trực tiếp đến nền kinh tế của

thị xã.

Việc nước ta gia nhập WTO sẽ mở ra khả năng sử dụng quá trình tự do hoá thương mại thế giới và toàn cầu hoá sản xuất giúp cho Việt Nam nói chung, huyện Phú Xuyên nói riêng đạt được các mục tiêu kinh tế nhất định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có doanh nghiệp của huyện Phú Xuyên, phát triển

và mở rộng khả năng xuất khẩu cũng như thâm nhập thị trường mới, đặc biệt trong lĩnh vực nông thủy sản, dệt may, thủ công mỹ nghệ

6.2 Tác động của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng đồng

bằng sông Hồng đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phú Xuyên.

- Mở rộng và củng cố các liên kết Vùng (liên kết giữa đô thị vệ tinh với đô thị trung tâm, tiếp vận, dịch vụ cảng, kho tàng và công trình đầu mối hạ tầng và liên kết vùng lưu vực sông Nhuệ, sông Hồng), hệ thống các trung tâm chuyên ngành cấp Vùng mới (về công nghiệp, thương mại, y tế, đào tạo, hệ thống đô thị), tương xứng với vị trí cửa ngõ phía Nam, giảm tải sức ép về phát triển tại khu vực trung tâm, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn của Huyện

- Khai thác và phát huy các lợi thế, cơ hội của Huyện, định hướng phát triển không gian các vùng chức năng tổng hợp, chuyên ngành cho toàn huyện bao gồm công nghiệp, đô thị, trung tâm chuyên ngành, đầu mối hạ tầng, nông nghiệp, du lịch, sinh thái, bảo tồn trên nền tảng điều kiện hiện trạng, tiềm năng phát triển của Huyện đảm bảo phát triển bền vững, năng động, hiệu quả

Trang 9

7 Đánh giá tổng quát những lợi thế và hạn chế của huyện Phú Xuyên đối với cả nước và trong vùng.

7.1 Lợi thế

- Huyện Phú Xuyên thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, cách trung tâm thành phố

Hà Nội 40km, cách sân bay nội bài 45km, có hệ thống đường thủy, đường sắt và đường cao tốc thuận lợi Vị trí địa lý của huyện Phú Xuyên có điều kiện thuận lợi

và tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế, giao lưu, trao đổi hàng hóa với các vùng lần cận trong nước và cả nước ngoài

- Địa hình: Huyện Phú Xuyên có địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi Đất tốt thích hợp trồng lúa nước và các loại cây màu ngắn ngày và phát triển kinh tế trang trại

- Khí hậu: Nhìn chung khí hậu của Phú Xuyên thuận lợi cho việc phát triển đời sống

và sản xuất Tạo điều kiện thuận lợi cho đa dạng hóa nông nghiệp cây trồng, vật nuôi và tăng hệ số sử dụng đất

- Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng của huyện Phú Xuyên, đất ở huyện chủ yếu là đất Sét và đất thịt do bồi tụ của sông Hồng nên rất phù sa, màu

mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp

- Nguồn lao động: Huyện Phú Xuyên có nguồn lao động dồi dào với độ tuổi trẻ, siêng năng lao động, thông minh sáng tạo, có tinh thần cộng đồng gắn bó và truyền thống văn hóa lâu đời rất thuận lợi cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề mới, nhất là trong bối cảnh đô thị hóa, công nghiệp hóa

7.2 Hạn chế

Bên cạnh những lợi thế, huyện cũng còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục Thị trường tiêu thụ hàng hóa ổn định, chưa quảng bá được những mặt hàng truyền thống như mây tre đan, gốm sứ… ra thị trường nước bạn Xuất phát điểm kinh tế thấp, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài còn hạn chế

Dân số tăng nhanh, lực lượng lao động bổ sung hàng năm ở nông thôn chủ yếu tham gia vào sản xuất nông, lâm nghiệp, năng suất lao động còn thấp

Những yếu tố bất lợi của thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt luôn là mối đe doạ cho sản xuất và đời sống của nhân dân, đặc biệt là các xã ở xa các tuyến giao thông

Khoáng sản của huyện Phú Xuyên không nhiều và trữ lượng cũng không lớn, chủ yếu còn ở dạng tiềm ẩn, chưa được khai thác

Trang 10

PHẦN THỨ BA:

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN PHÚ XUYÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

A CÁC QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1 Các quan điểm phát triển

- Quan điểm 1: Khu vực phát triển mới về đô thị, công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp

công nghệ cao và dịch vụ và có vai trò là cực tăng trưởng mới tại cửa ngõ phía Nam của Hà Nội

- Quan điểm 2: Đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường thủy, đường

sắt, có vai trò trung chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động từ các vùng lân cận vào

Hà Nội và ngược lại

- Quan điểm 3: Vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, làng nghề thủ công truyền

thống có thương hiệu, có giá trị cao và vùng cân bằng sinh thái tự nhiên của Hà Nội, giới hạn sự phát triển của đô thị vệ tinh với hành lang xanh, dựa trên nền tảng

hệ sinh thái vùng trũng của hệ thống sông Hồng, sông Nhuệ

2 Các mục tiêu phát triển

Mục tiêu tổng quát:

- Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng huyện Phú xuyên có cơ cấu kinh tế: Công

nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là chủ yếu, lấy công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là chủ lực của nghành kinh tế, thương mại, dịch vụ và sản xuất nông nghiệp là nền tảng phát triển; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại

- Đến năm 2030 huyện Phú Xuyên trở thành đô thị công nghiệp , sinh thái,, đầu

mối giao thông, trung chuyển hàng hóa; đô thị vệ tinh cửa ngõ phía Nam của thủ đô, đầu mối hành lang giao thông của Quốc Gia Phát triển các khu công nghiệp chế biến hỗ trợ vùng nông nghiệp phía Nam Hà Nội Trung tâm tổng hợp cửa ngõ phía Nam về dịch vụ y tế, đào tạo và công nghiệp

Mục tiêu cụ thể:

a) Về phát triển kinh tế:

- Tăng trưởng giá trị sản xuất đạt bình quân 12%/ năm giai đoạn 2011 – 2015,

đạt bình quân 15%/ năm giai đoạn 2016 – 2020, đạt bình quân 11,4%/ năm giai đoạn 2021 – 2030

- Cơ câu kinh tế ( Theo GTTT):

Ngày đăng: 12/10/2016, 13:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w