1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN : THUẾ ĐÁNH VÀO TIẾT KIỆM

23 424 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 338,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC PHẦN I : LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN II : NỘI DUNG 3 I. Thuế và tiết kiệm –Mô hình và lý thuyết minh chứng: 3 1. Lý thuyết truyền thống : 3 2. Minh chứng : Lãi suất sau thuế tác động đến tiết kiệm : 3 3. Lạm phát và thuế tiết kiệm : 3 II. Mô hình tiết kiệm khác : 5 1. Mô hình tiết kiệm phòng ngừa rủi ro: 5 2. Mô hình tự kiểm soát: 7 III. Chính sách khuyến khích của thuế đối với tiết kiệm hưu trí 9 1. Trợ cấp thuế hiện hành đối với tiết kiệm hưu trí : 9 1.1. Trường hợp nghiên cứu điển hình: Quốc gia Mỹ 9 a. Quỹ tiền hưu 10 b. Tài khoản 401 (k) hay còn được gọi là Quỹ hưu trí 401(k) 11 c. Tài khoản hưu trí cá nhân hay còn được gọi là Quỹ Hưu trí cá nhân 12 d. Tài khoản Keough 16 1.2. Đối với Việt Nam 16 2. Hiệu ứng lý thuyết đến tiết kiệm hưu trí được trợ cấp thuế 19 PHẦN III KẾT LUẬN 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 PHẦN I : LỜI MỞ ĐẦU Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập cá nhân sau khi đã trừ đi tiêu dùng hiện tại. Việc tiết kiệm của người dân là nguồn vốn cho sự phát triển của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của việc này, các nhà hoạch định chính sách trên tòan thế giới đã trở nên ngày càng quan tâm trong việc phát triển chiến lược hiệu quả để khuyến khích tiết kiệm. Quan tâm này đã trở thành đặc biệt nghiêm trọng tại Hoa Kỳ, nơi có tỷ lệ tiết kiệm hiện nay rất thấp. Những lo lắng về tiết kiệm thấp đã dẫn đến một loạt cách chính sách được thiết kế để kích thích tiết kiệm thông qua hệ thống thuế. Việc có nên đánh thuế vào tiết kiệm hay không, cách đánh như thế nào còn là vấn đề còn đang được tranh luận. Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra : Liệu cấu trúc thuế thu nhập có làm giảm khối lượng tiết kiệm của người dân hay không ? Chính phủ có nên sử dụng luật thuế để khuyến khích người dân tíêt kiệm hơn ? Nếu có, các khuyến khích nên được cấu trúc như thế nào ? Đề tài này giới thiệu nguyên cứu các quyết định tiết kiệm. Quy mô tiết kiệm của xã hội sẽ làm cho vốn của nền kinh tế dồi dào hơn và điều này là yếu tố then chốt của tăng trưởng kinh tế. Do vậy một trong những các tranh luận chính sách ở Mỹ và thế giới là vai trò thích hợp của thuế đánh vào thu nhập từ vốn, tức là thuế đánh trên sự sinh lợi của tiết kiệm. Còn đối với Việt Nam về vấn đề này thì sao, đang nghiên cứu, đã áp dụng hay không phù hợp với nền kinh tế. Bài tiểu luận này cũng sẽ giới thiệu sơ nét thêm về vấn đề trên.

Bài tiểu luận GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM KHOA THẠC SỸ TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI : THUẾ ĐÁNH VÀO TIẾT KIỆM GVHD : PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng NTH : Nhóm 5 Lớp : K20Đêm1 -TP HCM, Tháng 02 năm 2012- Page 1 Bài tiểu luận GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng MỤC LỤC PHẦN I : LỜI MỞ ĐẦU 3 PHẦN II : NỘI DUNG 4 I.Thuế và tiết kiệm –Mô hình và lý thuyết minh chứng: 4 1.Lý thuyết truyền thống : 4 2.Minh chứng : Lãi suất sau thuế tác động đến tiết kiệm : 4 3.Lạm phát và thuế tiết kiệm : 4 II.Mô hình tiết kiệm khác : 6 1.Mô hình tiết kiệm phòng ngừa rủi ro: 6 2.Mô hình tự kiểm soát: 8 III.Chính sách khuyến khích của thuế đối với tiết kiệm hưu trí 10 1.Trợ cấp thuế hiện hành đối với tiết kiệm hưu trí : 10 2.Hiệu ứng lý thuyết đến tiết kiệm hưu trí được trợ cấp thuế 19 PHẦN III - KẾT LUẬN 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 Page 2 Bài tiểu luận GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng PHẦN I : LỜI MỞ ĐẦU Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập cá nhân sau khi đã trừ đi tiêu dùng hiện tại. Việc tiết kiệm của người dân là nguồn vốn cho sự phát triển của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của việc này, các nhà hoạch định chính sách trên tòan thế giới đã trở nên ngày càng quan tâm trong việc phát triển chiến lược hiệu quả để khuyến khích tiết kiệm. Quan tâm này đã trở thành đặc biệt nghiêm trọng tại Hoa Kỳ, nơi có tỷ lệ tiết kiệm hiện nay rất thấp. Những lo lắng về tiết kiệm thấp đã dẫn đến một loạt cách chính sách được thiết kế để kích thích tiết kiệm thông qua hệ thống thuế. Việc có nên đánh thuế vào tiết kiệm hay không, cách đánh như thế nào còn là vấn đề còn đang được tranh luận. Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra : Liệu cấu trúc thuế thu nhập có làm giảm khối lượng tiết kiệm của người dân hay không ? Chính phủ có nên sử dụng luật thuế để khuyến khích người dân tíêt kiệm hơn ? Nếu có, các khuyến khích nên được cấu trúc như thế nào ? Đề tài này giới thiệu nguyên cứu các quyết định tiết kiệm. Quy mô tiết kiệm của xã hội sẽ làm cho vốn của nền kinh tế dồi dào hơn và điều này là yếu tố then chốt của tăng trưởng kinh tế. Do vậy một trong những các tranh luận chính sách ở Mỹ và thế giới là vai trò thích hợp của thuế đánh vào thu nhập từ vốn, tức là thuế đánh trên sự sinh lợi của tiết kiệm. Còn đối với Việt Nam về vấn đề này thì sao, đang nghiên cứu, đã áp dụng hay không phù hợp với nền kinh tế. Bài tiểu luận này cũng sẽ giới thiệu sơ nét thêm về vấn đề trên. Page 3 Bài tiểu luận GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng PHẦN II : NỘI DUNG I. Thuế và tiết kiệm –Mô hình và lý thuyết minh chứng: 1. Lý thuyết truyền thống : Trong lý thuyết truyền thống về tiết kiệm, vai trò của tiết kiệm là ổn định tiêu dùng. Một cá nhân có nhiều thu nhập hơn khi đi làm và có ít thu nhập hơn khi nghỉ hưu. Bằng việc giảm chi tiêu trong những lúc thu nhập cao và tăng chi tiêu trong những lúc thu nhập nhận được thấp, tiết kiệm thể hiện vai trò ổn định hóa tiêu dùng. Mô hình lựa chọn theo thời gian: việc lựa chọn số lượng tiết kiệm chính là lựa chọn cách thức phân bổ tiêu dùng cá nhân theo thời gian. Tiết kiệm chính là phần còn lại của thu nhập cá nhân sau khi đã trừ đi tiêu dùng hiện tại. 2. Minh chứng : Lãi suất sau thuế tác động đến tiết kiệm : Không giống như lý thuyết thực nghiệm về cung lao động, có ít sự đồng tình về tác động của thuế hay tác động của lãi suất đến các quyết định tiết kiệm. Các ước lượng về độ co giãn của tiết kiệm với lãi suất sau thuế nằm trong khoảng 0 đến 0,67. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa lãi suất sau thuế và tiết kiệm là một vấn đề khó khăn. Xác định mức lãi suất hợp lý để áp dụng là rất khó khăn, bởi vì: chúng ta có thể dễ dàng đo lường tiền lương của một công nhân nào đó nhưng rất khó để đo lường mức lãi suất thỏa đáng của một người tiết kiệm nào đó. Bên cạnh đó, lãi suất của bất kỳ dạng tiết kiệm nào cũng thay đổi theo thời gian với cách thức như nhau cho tất cả mọi người. Ngoài ra, sự co giãn của tiết kiệm theo lãi suất sau thuế là tham số quyết định đối với các nhà phân tích chính sách. 3. Lạm phát và thuế tiết kiệm : Sự trườn lên ngưỡng đánh thuế (bracket creep): cá nhân có thể cảm nhận được sự tăng lên của thuế suất mặc dù thu nhập thực (theo đồng đô la cố định) của họ không hề tăng. Page 4 Bài tiểu luận GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Năm Thu nhập Mức thuế Thuế phải trả Thu nhập sau thuế 1979 16.500 $ 21% 2.370$ 14.130$ 1980 19.365 $ 24% 2.815 $ 15.550 $  Thu nhập tăng lên trong năm 1980 vừa đủ để loại trừ 11,3% tỷ lệ lạm phát của năm đó, do vậy thu nhập thực (lượng hàng hóa mà người đó có thể thu được với thu nhập danh nghĩa) là không đổi.  Thu nhập sau thuế chỉ tăng 10% trong khi đó giá cả tăng 11,3%. Bởi vì cơ sở đánh thuế là cố định nên tiền lương tăng với mức quá nhỏ theo đà lạm phát.  Hướng giải quyết: điều chỉnh cơ sở đánh thuế với thu nhập thường xuyên, thuế suất biên đặt trên cơ sở thu nhập thực, không phải trên cơ sở thu nhập danh nghĩa. Lạm phát và thuế vốn: điều chỉnh theo giá cả đối với cơ sở đánh thuế cũng chưa chắc hoàn toàn loại trừ tác động của lạm phát bởi vì quy định đối với thuế thu nhập trên vốn vẫn giữ không đổi. Tình huống Tỷ lệ lạm phát Thuế suất đ/v tiền lãi Tiết kiệm Lãi suất danh nghĩa Tiền lãi Tổng nguồn lực sau thuế Giá mỗi túi không khí Số lượng túi không khí Không có lạm 0% 0% 100 10% 10 110 1,0 110 0% 50% 100 10% 10 105 1,0 105 Lạm phát 10% 0% 100 10% 10 110 1,1 100 10% 50% 100 10% 10 105 1,1 95,5 Lãi suất 10% 0% 100 21% 21 121 1,1 110 10% 50% 100 21% 21 110,5 1,1 100,5 * Dòng đầu tiên không có lạm phát Page 5 Lãi suất thực (r) = Lãi suất danh nghĩa (i) – tỷ lệ lạm phát Bài tiểu luận GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng - Không có thuế , số túi xách là 110 - Với đánh thuế 50% , chỉ mua 105 túi xách * Dòng thứ hai, lạm phát bằng lãi suất danh nghĩa tức lãi suất thực bằng 0 - Với lạm phát nhưng không có đánh thuế , mua được 100 túi xách. - Với lạm phát và thuế , mặc dù sức mua không thay đổi , đánh thuế vào tiền lời danh nghĩa thì chỉ mua được 95,5 * Dòng thứ 3, nếu như tỷ lệ danh nghĩa điều chỉnh theo lạm phát (đến 21 %), nếu không có đánh thuế, lạm phát sẽ không bào mòn sức mua của tiêt kiệm . Vấn đề trong dòng thứ hai và thứ ba, có đánh thuế, là đánh vào tiền lời thực, chứ không phải là danh nghĩa. Các cá nhân, khi quyết định tiết kiệm, quan tâm đến lãi suất thực. Bởi vì thuế đánh vào tiền lời danh nghĩa, ảnh hưởng của lạm phát đến thuế vẫn còn đáng kể. Trên thực tế, lạm phát tăng sẽ làm giảm thu nhập thực sau thuế từ tiết kiệm. II. Mô hình tiết kiệm khác : Trong phần trên, chúng ta đã thấy rõ động cơ tiết kiệm chỉ là mong muốn ổn định tiêu dùng theo thời gian. Phần này, chúng ta xem một số dẫn chứng các mô hình khác với các giả định trên trong thực tế hiện nay. 1. Mô hình tiết kiệm phòng ngừa rủi ro: Ở Việt Nam hay ở nước ngoài, khi được hỏi về lý do tiết kiệm, câu trả lời nhận được nhiều nhất, bên cạnh việc tiết kiệm cho thời gian hưu trí, là việc để dành cho những “tình huống khẩn cấp”, như khi mất việc làm hay gặp vấn đề về sức khỏe. kết quả này dẫn đến hình thành mô hình tiết kiệm phòng ngừa rủi ro. Một yếu tố khác xác định tiết kiệm chính là họ muốn sử dụng tiết kiệm để bảo hiểm cho những cú sốc bất lợi về tài chính. Cũng giống như việc sử dụng tiết kiệm để ổn định tiêu dùng theo thời gian, tiết kiệm cũng có thể được sử dụng để ổn định tiêu dùng trước sự thay đổi của thế giới hiện thực. Page 6 Bài tiểu luận GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng Trong mô hình này, cá nhân phải đối mặt với những rủi ro từ những cú sốc bệnh tật (ví dụ như một cơn đau tim), thất nghiệp, ly dị Mô hình này giả định rằng cá nhân không có khả năng vay mượn nếu họ gặp phải những cú sốc vì họ phải đối mặt với giới hạn thanh khoản (liquidity constrians), những rào cản khi vay mượn. Giới hạn thanh khoản có thể do bởi ngân hàng không muốn cho vay với khách hàng đang bệnh nặng hay là những khách hàng vừa mới mất việc làm. Kết quả là cá nhân phải tự mình để dành từ việc tiết kiệm phòng khi những cú sốc bất lợi xảy ra, do vậy cá nhân có thể ổn định tiêu dùng trong cuộc sống của mình. Mong muốn để dành còn có lý do khác, ngoài việc ổn định theo thời gian, khiến cá nhân tiết kiệm. Minh chứng về mô hình phòng ngừa rủi ro: Ở Việt Nam chúng ta dễ dàng thấy được việc nhiều gia đình có thói quen dự trữ tiền mặt tại gia đình hơn là mang đi đầu tư hay gửi ngân hàng. Đó cũng là do dịch vụ từ hệ thống ngân hàng chưa được rộng rãi, chưa được thuận tiện cho việc rút tiền, nhất là ở các vùng nông thôn. Các rủi ro trong xã hội còn cao, chất lượng từ các dịch vụ công cộng còn yếu như y tế, giáo dục, giao thông ví dụ như chúng ta thường xuyên rút tiền rất nhiều vào dịp lễ, Tết dù rằng chi tiêu không sử dụng hết số tiền đó vì các máy ATM thường xuyên hết tiền, ngân hàng đóng cửa không hoạt động, hay đi ra ngoại thành khó tìm được nơi rút tiền, Một số nghiên cứu đã được thực hiện nhằm kiểm định mô hình phòng ngừa rủi ro, kết quả cho thấy khi sự bất trắc tăng lên sẽ dẫn đến tiết kiệm tăng, sự bất trắc giảm đi sẽ làm cho tiết kiệm giảm. Một số nghiên cứu khác lại cho thấy việc mở rộng các chương trình bảo hiểm xã hội nhằm làm giảm sự bất định thu nhập cũng sẽ làm giảm tiết kiệm, và kết quả nhận được là phù hợp với quan điểm cho rằng tiết kiệm có động cơ từ việc phòng ngừa rủi ro. Page 7 Bài tiểu luận GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng 2. Mô hình tự kiểm soát: Một số ý kiến khác về quyết định tiết kiệm được xây dựng trên kiểu mô hình tự kiểm soát. Trong mô hình này, cá nhân sẽ phải đối mặt với sự mâu thuẫn giữa sự ưa thích có hại trong ngắn hạn (tôi cần hút thuốc hôm nay) và sự ưa thích có hại có lợi trong dài hạn (ngày mai tôi sẽ bỏ thuốc lá). Vấn đề tự kiểm soát cũng có thể áp dụng với việc tiết kiệm. sự ưa thích có lợi của cá nhân trong dài hạn là việc đảm bảo có đủ tiền tiết kiệm để ổn định tiêu dùng suốt đời, nhưng sự ưa thích bất lợi trong ngắn hạn có thể dẫn đến việc họ tiêu dùng toàn bộ thu nhập của mình và không tiết kiệm đủ cho giai đoạn tương lai. Trong mô hình này, yếu tố chủ yếu để xác định hành vi tiết kiệm là khả năng của cá nhân trong việc tìm ra cách thức tự mình tiết kiệm, để dành thu nhập ngoài phạm vi “tự thỏa mãn trong ngắn hạn”. Minh chứng mô hình tự kiểm soát: Ngày nay có nhiều minh chứng về tính phù hợp của mô hình tiết kiệm tự kiểm soát. Cá nhân với vấn đề tự kiểm soát phải cần đến những công cụ có thể tin tưởng để giúp họ tự kiểm soát. Các công cụ này cũng phổ biến trong khía cạnh tiết kiệm. Ví dụ cổ điển ở Việt Nam chính là phong trào “hũ gạo thời kháng chiến”, mỗi gia đình tiết kiệm 1 nắm gạo trong mỗi bữa ăn để tạo ra một lượng lương thực lớn cho xã hội. Hay ví dụ các chiêu thức khuyến mãi “họ không mua cái chai, họ sẽ mua cái lọ” của các siêu thị khi nắm rõ tâm lý thích đi mua sắm của người dân thường đưa các quảng cáo khuyến mại rầm rộ một vài loại hàng hóa để thu hút khách hàng đến với mình, dần dần người dân trước cơn bão giá của thời lạm phát cũng hiểu ra và đang thay đổi thói quen mua sắm của mình. Minh chứng khác nữa là việc tích lũy tài sản ở Mỹ, với đặc điểm rất lạ: cá nhân có tiết kiệm đáng kể ở những dạng rất khó tiếp cận (các tài khoản mua nhà hưu trí) nhưng lại tiết kiệm rất ít ở các dạng dễ tiếp cận hơn, như ở tài khoản phát hành séc. Khó hiểu hơn, rất nhiều người để tiền tiết kiệm dưới dạng khó tiếp cận như các tài khoản hưu trí với lãi suất khá bình thường (5% và thậm chí thấp hơn), Page 8 Bài tiểu luận GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng trong khi đó đồng thời lại vay tiền từ thẻ tín dụng với lãi suất cao (10% và thậm chí cao hơn). Trong mô hình tiêu chuẩn, cá nhân sẽ tự làm cho mình tốt hơn bằng việc tiết kiệm ở mức ít hơn với lãi suất 5% nhằm không phải đi vay với lãi suất 10%. Thực tế này không thực sự phù hợp với mô hình tự kiểm soát: người ta sẽ lo lắng về việc có tiền trong tay, bởi vì họ sẽ tiêu xài nó một cách nhanh chóng, nhưng nếu họ có công cụ có thể tin tưởng được để giữ tiền khỏi tầm tay thì tiền sẽ được tiết kiệm. Do vậy, cá nhân có thể thành công trong việc tiết kiệm ở dạng như bỏ tiền vào tài khoản hưu trí hay tài khoản mua nhà, nhưng họ không thể thành công khi tiết kiệm ở dạng mà họ có thể chạm tay vào tiền của mình. Cuối cùng, minh chứng rất thuyết phục về mô hinh tự kiểm soát là thử nghiệm của Richard Thaler và Shlomo Benartzi (2004). Hai nhà kinh tế ngày đưa ra kế hoạch tiết kiệm hưu trí duy nhất dành cho người lao động ở một nhà máy quy mô vừa. Với kế hoạch “tiết kiệm nhiều hơn ngày mai”, người lao động cam kết giành một phần trong sự tăng lên của thu nhập tương lai để vào tiết kiệm hưu trí. Người lao động được quyền chọn lựa tiết kiệm theo cam kết sớm hơn, trước khi tiền lương mà họ được trả tăng lên nhằm làm cho quyết định này bớt khó khăn hơn. Khi người lao động tham gia, đóng góp của họ vào kế hoạch tiết kiệm tăng lên mỗi khi tiền lương mà họ nhận được tăng lên. Kế hoạch này không có gì hấp dẫn đối với người tiết kiệm dựa trên lý trí trong mô hình tiêu chuẩn về tiêu dùng theo thời gian. Họ có thể tiết kiệm tùy thích từ thu nhập, cho nên không cần thiết phải có sự cam kết trước theo một kế hoạch tiết kiệm cố định. Nói cách khác, dường như không có lý do gì để hạn chế hành vi từ cách làm này. Nếu một người lao động không có lý do gì để hạn chế hành vi từ cách làm này. Nếu một người lao động muốn chia sẽ một phần thu nhập tăng thêm trong tương lai, họ đơn giản sẽ làm được một khi thu nhập của họ tăng lên. Nhưng kế hoạch nói trên, chính là một điều hấp dẫn lớn đối với những người phải đối mặt với vấn đề tự kiểm soát, những người mong muốn giữ một phần trong thu nhập tăng thêm ở tương lai ngoài tầm tay nhằm hạn chế sự thỏa mãn bất lợi trong ngắn hạn. các cá nhân với vấn đề tự kiểm soát e ngại rằng nếu họ không cam kết tiết Page 9 Bài tiểu luận GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng kiệm phần thu nhập tăng thêm từ bây giờ thì khi thu nhập thực sự tăng lên, họ sẽ chi tiêu hết vào thỏa mãn sở thích ngắn hạn không có lợi. Thực tế, khi kế hoạch tiết kiệm này được đưa ra, 78% số người lao động được mời đã quyết định tham gia và 80% số người tham gia vẫn còn tham gia kế hoạch sau bốn lần tăng lương. Cụ thể hơn, tỷ lệ tiết kiệm của những người tham gia kế hoạch này nhảy từ 3,5% lên mức 13,6% sau 40 tháng. Vấn đề tiết kiệm theo cam kết vốn dĩ vô ích trong mô hình tiêu chuẩn giờ đây lại tác động lớn đến hành vi tiết kiệm; một lần nữa phù hợp với quan điểm cho rằng người lao động phải đối mặt với vấn đề tự kiểm soát về hành vi tiết kiệm. III. Chính sách khuyến khích của thuế đối với tiết kiệm hưu trí 1. Trợ cấp thuế hiện hành đối với tiết kiệm hưu trí : 1.1. Trường hợp nghiên cứu điển hình: Quốc gia Mỹ Như phần trên đã trình bày, người lao động (và cả người chủ lao động) có hai mốc thời kỳ chính trong cuộc đời: (i) khoản thời gian lao động, là thời gian cá nhân đó có thu nhập cao hơn và (ii) khoản thời gian nghỉ hưu, là thời gian cá nhân đó có thu nhập thấp hơn hoặc trong một số trường hợp là không có thu nhập. Do đó, người lao động có xu hướng tiết kiệm trong thời gian còn làm việc để có thể làm tăng thu nhập trong lúc hưu trí của họ. Tuy nhiên, nếu chính phủ đánh thuế trên tiền lãi phát sinh có thể ảnh hưởng đến quyết định của cá nhân đó trong việc giảm đi các khoản tiết kiệm này. Từ đó, các quốc gia trên thế giới thường đưa ra những chính sách nhằm khuyến khích người dân không thay đổi các quyết định tiết kiệm của mình vì tính chất đặc biệt của những khoản tiết kiệm này so với các loại tiết kiệm thông thường khác (do chúng có những tác động có thể ảnh hưởng đến nỗ lực ổn định về mặt xã hội của chính phủ quốc gia đó). Điển hình ở Mỹ, các nhà chính sách của Mỹ đã đưa ra những tài khoản và quỹ đặc biệt được thiết kế nhằm trợ cấp về thuế đối với tiết kiệm hưu trí của người dân. Đặc điểm chung của các chính sách trợ cấp này là tất cả tiền lãi phát sinh từ Page 10 [...]... nhập 2 Hiệu ứng lý thuyết đến tiết kiệm hưu trí được trợ cấp thuế Về mặt lý thuyết : Trợ cấp thuế đối với tiết kiệm hưu trí tác động theo cơ chế ngược với cơ chế tác động của thuế đánh trên thu nhập từ tiền lãi Mô hình: Đường giới hạn ngân sách sau thuế l : BC2 Độ dốc: -(1+r x (1-t)) Khi tiết kiệm hưu trí được trợ cấp thuế, thì việc trì hoãn trả thuế làm giảm gánh nặng thuế, làm tăng độ dốc của đường... chính sách khuyến khích tiết kiệm, đặc biệt là ở Mỹ Tuy nhiên, riêng đối với Việt Nam, chính sách thuế khuyến khích tiết kiệm vẫn còn yếu kém Chính sách khuyến khích của thuế đối với tiết kiệm như trợ cấp thuế, miễn thuế, và đánh thuế sau khi trừ đi các khoản đóng góp vào quỹ tiết kiệm như quỹ hưu trí làm cho người dân có động lực hơn trong việc tiết kiệm Nhưng để tránh thất thu thuế, thâm hụt ngân sách... hạn đối với trợ cấp thuế trên tiết kiệm hưu tr : +Hầu hết các cơ chế đối với tiết kiệm hưu trí mà chúng ta xem xét đều có giới hạn: đó là giới hạn việc đóng góp hàng năm Đối với những người có tiết kiệm thấp (tiết kiệm dưới mức giới hạn đối với trợ cấp thuế) thì tác động của trợ cấp thuế không rõ ràng, do có việc bù trừ giữa hiệu ứng thay thế ( xu hướng tăng tiết kiệm vì lãi suất sau thuế tăng lên) và... hướng tiết kiệm giảm vì thu nhập sau thuế giảm) Ngược lại, với những người có tiết kiệm cao (tiết kiệm trên mức giới hạn đối với trợ cấp thuế) thì tác động của trợ cấp thuế là rõ ràng, đường giới hạn ngân sách có độ dốc không đổi nhưng ở vị trí cao hơn, việc trợ cấp thuế làm người ta giàu Page 20 Bài tiểu luận GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng hơn Tuy nhiên, hiệu ứng thu nhập đối với những người có tiết kiệm. .. quyết định tiết kiệm của cá nhân Page 21 Bài tiểu luận GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng PHẦN III - KẾT LUẬN Vai trò của tiết kiệm rất quan trọng trong việc ổn định xã hội Tiết kiệm ngày hôm nay để tiêu dùng cho ngày mai Tiết kiệm còn góp phần sự phát triển nền kinh tế quốc gia Như khủng hỏang năm 2008 vừa qua xảy ra tại Mỹ cũng chính là do dân chúng trong Mỹ đầu tư không phải từ số tiền tiết kiệm mà do... đãi thuế, nhu cầu còn xuất phát từ sự cam kết - Tiết kiệm cá nhân và tiết kiệm quốc gia: Các chính sách khuyến khích thuế đối với tiền hưu trí làm tăng tiết kiệm cá nhân thì bù lại các khuyến khích này sẽ tạo ra những tác động tiêu cực đối với tiết kiệm quốc gia, bởi vì chúng được tài trợ bởi cơ sở đánh thuế Năm 1975 chi tiêu cho những khuyến khích tiết kiệm chỉ dưới 20 tỷ đôla nhưng đến năm 2004 tăng... tái sắp xếp các tài khoản hiện có vào trong các cơ chế tiết kiệm hưu trí có trợ cấp thu : chính phủ làm cho họ nhận được mức thu nhập cao hơn từ tiền tiết kiệm mà họ dự định để dành, như vậy nếu việc tái sắp xếp tài sản được ưa thích thì nhiều khả năng sẽ làm giảm tiết kiệm cá nhân thông qua hiệu ứng thu nhập 3- Những hàm ý cho các mô hình tiết kiệm khác Quyết định tiết kiệm được xác định bởi những cân... bị đánh thuế Hiện nay Việt Nam hầu như tiết kiệm bằng cách giữ tiền mặt trong nhà, làm mất đi một khỏan vốn để đầu tư tăng trưởng kinh tế, cho nên chính phủ Việt Nam nên có những dịch vụ, chính sách khuyến khích người dân gửi tiền tiết kiệm ở các ngân hàng, quỹ đầu tư… Page 22 Bài tiểu luận GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách tài chính công và phân tích chính sách thuế Chủ biên :. .. kiểm soát: Dấu hiệu của mô hình tiết kiệm tự kiểm soát là việc tìm kiếm các công cụ mang tính cam kết nhằm thực hiện việc tự kiểm soát Việc cam kết đóng góp hàng tháng làm cá nhân không thể tiếp cận tiền tiết kiệm cho đến khi họ về hưu và thỏa mãn các nhu cầu có lợi trong dài hạn Các tài khoản tiết kiệm hưu trí do vậy sẽ làm tăng tiết kiệm nhiều hơn, ngoài nhu cầu phát sinh do bởi được ưu đãi thuế, nhu... người lao động và đều đặn bỏ vào quỹ một phần lương chưa đóng thuế của người này Với chương trình trợ giúp hưu trí 401 (k), người công nhân không phải đóng thuế tạm thu trên phần lương bỏ vào quỹ vì Page 11 Bài tiểu luận GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng số tiền này không ghi trên bảng lương, nhưng họ phải đóng thuế An Sinh Xã Hội (FICA) và Y Tế trên nguồn lợi tức trích bỏ vào quỹ hưu 401(k) Số tiền người . Nguyễn Ngọc Hùng - Không có thuế , số túi xách là 110 - Với đánh thuế 50% , chỉ mua 105 túi xách * Dòng thứ hai, lạm phát bằng lãi suất danh nghĩa tức lãi suất thực bằng 0 - Với lạm phát nhưng. ĐÁNH VÀO TIẾT KIỆM GVHD : PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hùng NTH : Nhóm 5 Lớp : K20Đêm1 -TP HCM, Tháng 02 năm 201 2- Page 1 Bài tiểu luận GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hùng MỤC LỤC PHẦN I : LỜI MỞ ĐẦU 3 PHẦN. đánh trên thu nhập từ tiền lãi. Mô hình: Đường giới hạn ngân sách sau thuế là: BC2 Độ dốc: -( 1+r x (1-t)) Khi tiết kiệm hưu trí được trợ cấp thuế, thì việc trì hoãn trả thuế làm giảm gánh nặng

Ngày đăng: 04/07/2014, 10:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w