Tiềm năng, lợi thế biển Việt Nam đa dạng và phong phú, gồm nhiều tài nguyên khác nhau,như: nguồn lợi thủy sản, các hệ sinh thái biển, ven biển, các mỏ sa khoáng của các nguyên tốhiếm
Trang 1MỤC LỤC
BẢNG DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 2
1 Tổng quan về vị trí, vai trò của biển, đảo trong phát triển kinh tể – xã hội ở Việt Nam 3
1.1 Vùng biển Việt Nam 3
1.2 Cơ hội và thách thức 7
2 Chủ trương phát triển kinh tế biển Việt Nam 10
2.1 Khái niệm kinh tế biển 10
2.2 Quá trình hình thành chiến lược phát triển kinh tế biển của Đảng 11
2.3 Mục tiêu, quan điểm phát triển kinh tế biển 12
2.3.1 Mục tiêu 13
2.3.2 Quan điểm chỉ đạo 13
2.4 Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển 13
2.4.1 Định hướng phát triển kinh tế biển 13
2.4.2 Giải pháp phát triển kinh tế biển 14
2.5 Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân 16
2.5.1 Thành tựu 16
2.5.2 Hạn chế 18
2.5.3 Nguyên nhân 18
3 Tình hình thực tế và kiến nghị 19
3.1 Kinh tế hàng hải 19
3.2 Đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản 21
3.3 Khai thác và chế biến dầu khí 25
3.4 Du lịch biển 28
3.5 Nghề làm muối 30
3.6 Kinh tế đảo 31
3.7 Các lĩnh vực kinh tế biển khác 33
4 Kết luận 34
Trang 2BẢNG DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Họ và tên
Công việc
Hoàng Văn Nam
Cố vấn phân tích đề tài, tổng hợp, bổ sung, chỉnh sửa hoànchỉnh bài tiểu luận thuyết trình Thiết kế trò chơi
Nguyễn Văn Tuấn
Cố vấn phân tích đề tài, tổng hợp tài liệu bài tiểu luận thuyết trình
Phạm Thị Minh Dẫn chương trình, hỗ trợ tìm hiểu thông tin về vấn đề thời
sự thực tế của đề tài
Đoàn Thị Ngọc Trang Phản biện
Phan Thị Ngọc Trâm Thiết kế slide PowerPoin và thuyết trình
Huỳnh Ngọc Thanh Trang Thư ký
Trang 3Tổng quan về vị trí, vai trò của biển, đảo trong phát triển kinh tể – xã hội ở Việt Nam
Khi nói về pháp lý biển trên thế giới, cho đến ngay người ta luôn dựa vào Công ước Liên hợpquốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) Công ước Luật biển năm 1982 nêu mỗi quốc gia venbiển có 5 vùng biển, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế và vùng thềm lục địa
Luật Biển Việt Nam quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùngđặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảokhác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt độngtrong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo
Nội thủy
Trang 4Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia là nội thủy (NT- từ điểm A đến điểm B) và lãnh hải (LH- từ điểm B đến điểm C).
Nội thủy là: “…các vùng nước phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thủy củaquốc gia” (Công ước 1982) Như vậy, nội thủy của quốc gia ven biển chính là vùng biển cóchiều rộng được xác định bởi một bên là đường bờ biển, còn bên kia là đường cơ sở
“Mọi quốc gia đều có ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước” (Điều 3, Công ước 1982)
Tuyên bố năm 1977 của Chính phủ Việt Nam đã nêu rõ: “Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra xa nhấtcủa bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam, tính từ ngấn nước thủytriều thấp nhất trở ra Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ
và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dướiđáy biển của lãnh hải”
Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia
Vùng tiếp giáp lãnh hải
“Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộngcủa lãnh hải” (Điều 33, Công ước 1982)
Tuyên bố 1977 của Chính phủ Việt Nam:“Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải
Trang 5lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tínhchiều rộng của lãnh hải Việt Nam”.
Vùng tiếp giáp lãnh hải không phải là lãnh thổ của quốc gia ven biển cũng không phải là mộtbộ phận của biển quốc tế Về bản chất, vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển thuộc quyền chủquyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển Trên vùng biển này, quốc gia ven biển ngănngừa và trừng trị những vi phạm về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ haytrong lãnh hải của mình
Vùng đặc quyền kinh tế
Tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 xảy ra ở vùng biển cách mũi Đại Lãnh thuộc tỉnh Phú Yên 116 hải lý, nghĩa là nằm ngay trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam)
“Vùng đặc quyền kinh tế của nước CHXHCNVN tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnhhải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộnglãnh hải Việt Nam” (Tuyên bố của Chính Việt Nam năm 1977)
Theo Công ước 1982: “Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếpliền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần này, theo đó các quyền vàquyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quyđịnh thích hợp của Công ước điều chỉnh”
Thềm lục địa
Thềm lục địa của quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnhhải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần đất kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc giađó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnhhải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn” (Công ước1982)
“Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đấtdưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải ViệtNam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng
Trang 6để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng
ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó” (Tuyên bố của Chính phủ VN 1977)
Các quyền chủ quyền mà quốc gia ven biển có được trên thềm lục địa của mình xuất phát từchủ quyền trên lãnh thổ đất liền Mặt khác, các quyền chủ quyền này mang tính “đặc quyền”,nghĩa là nếu quốc gia ven biển không thăm dò, khai thác tài nguyên sinh vật, vi sinh vật trênthềm lục địa của mình thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động đó
Trong nhiều năm qua, đặt biệt là từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, chúng ta đãtiến hành nhiều hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai thác các loại tài nguyên khoáng sản vàđặc biệt là dầu khí, cũng như thành lập các cụm khoa học, kinh tế và dịch vụ trên thềm lục địaViệt Nam, đặt dây cáp, ống dẫn ngầm để chứng minh và khẳng định quyền chủ quyền đối vớithềm lục địa Việt Nam với cộng đồng quốc tế
Có thể nói rằng, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có nhiều lợi thế về biển Vùng biển vàven biển Việt Nam là cửa mở lớn, là “mặt tiền” quan trọng của đất nước, nằm án ngữ trên cáctuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái BìnhDương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khuvực Biển Đông đóng vai trò là chiếc “cầu nối” cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận lợi đểgiao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, đặc biệt là cácnước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, khu vực phát triển kinh tế năng động và cómột số trung tâm kinh tế lớn của thế giới Hầu hết các nước trong khu vực Châu Á – Thái BìnhDương đều có hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên Biển Đông Trong tổng số 10tuyến đường biển lớn nhất thế giới hiện nay, có năm tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liênquan đến Biển Đông
Biển Đông là một biển nửa kín, được bao bọc bởi lục địa Châu Á và bán đảo Malacca về phíaTây, đảo Đài Loan, quần đảo Phillipine và đảo Kalimanta về phía Đông Biển Đông có diệntích khoảng 3,5 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 30 lên vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210Đông và được bao bọc bởi chín nước là Việt Nam, Trung Quốc, Phillipine, Indonesia, Brunei,Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và một vùng lãnh thổ Đài Loan
Việt Nam nằm ngay trên bờ Biển Đông, giáp với Biển Đông ở hướng Đông, Đông Nam và TâyNam Bờ biển Việt Nam cong hình chữ S, kéo dài trên 3.260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh)đến Hà Tiên (Kiên Giang) Trong tổng số 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, có 28 tỉnh, thànhphố giáp biển Trung bình cứ 100 km2 đất liền có 1km bờ biển (mức trung bình trên thế giới là
600 km2/km bờ biển) Nơi gần biển nhất là Quảng Bình, cách biển khoảng 50km, nơi xa biểnnhất là Điện Biên, cách biển khoảng 500km Vùng biển Việt Nam rộng lớn với hàng nghìn đảolớn nhỏ, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, có vị tríchiến lược rất quan trọng
Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ15o45'00''Bắc - 17ođộ15'00''Bắc và kinh độ 111o00'00''Đông - 113o00'00''Đông trên vùng biểncó diện tích khoảng 30.000km2, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi - Việt Nam) khoảng 120 hải lý.Đoạn biển từ Quảng Trị chạy tới Quảng Ngãi đối mặt với quần đảo Hoàng Sa luôn hứng giómùa Tây Nam hay Đông Bắc nên thường có nhiều thuyền bị hư hại khi ngang qua đây vào mùanày Các vua chúa Việt Nam thời xưa hay chu cấp cho các tàu thuyền bị nạn về nước, nên họthường bảo nhau tìm cách tạt vào bờ biển Việt Nam để nhờ cứu giúp khi gặp nạn Chính vì thế,Hoàng Sa từ rất sớm đã được người Việt biết tới và xác lập chủ quyền của mình Quần đảo
Trang 7Hoàng Sa chia làm hai nhóm An Vĩnh và Trăng Khuyết (hay còn gọi là Lưỡi Liềm) An Vĩnhnguyên là tên một xã thuộc Quảng Ngãi, theo Đại Nam Thực lục Tiền biên quyển 10: "Ngoàibiển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 100 cồn cát chiều dài kéo dàikhông biết tới mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa châu Hồi quốc sơ đầu triều Nguyễnđặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm cứ đến tháng ba cưỡithuyền ra đảo, ba đêm thì tới nơi ”.
Từ hàng nghìn năm nay, biển – đảo Việt Nam đã gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữnước của dân tộc; biển gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội,quốc phòng, an ninh, bảo vệ mội trường của mọi miền
Biển có ý nghĩa to lớn để Việt Nam phát triển kinh tế, mở cửa giao lưu với quốc tế và ngàycàng có vai trò to lớn trong tương lai Tiềm năng tài nguyên biển của Việt Nam rất đáng kể vàcó ý nghĩa cực kì quan trọng đối với sự phát triển của đất nước
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2000 – 2008, kinh tế biển đóng gópkhoảng 47% - 48% GDP, năm 2010 mặc dù các lĩnh vực kinh tế khác gặp khó khăn thì kinh tếbiển vẫn đảm bảo tăng trưởng khá Các ngành kinh tế biển đóng góp lớn như: dầu khí 64%; hảisản 14%; vận tải biển và dịch vụ cảng biển 11%; du lịch biển khoảng 9%
Tiềm năng, lợi thế biển Việt Nam đa dạng và phong phú, gồm nhiều tài nguyên khác nhau,như: nguồn lợi thủy sản, các hệ sinh thái biển, ven biển, các mỏ sa khoáng của các nguyên tốhiếm và vật liệu xây dựng; các mỏ dầu khí ở vùng thềm lục địa, băng cháy ở vùng sườn lụcđịa, kết hạch sắt… với bờ biển dài chạy dọc theo chiều dài đất nước đã tạo ra những lợi thế đặcbiệt để phát triển mạnh về lĩnh vực giao thông, vận tải, du lịch biển, đảo và xây dựng các côngtrình đô thị ven biển Phải nói, đây là những lợi thế hiếm có mà Việt Nam được thiên nhiên bantặng
Dầu khí: Trên vùng biển rộng hơn 1 triệu km2 trong đó có 500.000 km2 nằm trong vùng triển
vọng có dầu khí Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt Nam chiến khoảng 25% trữlượng dầu dưới đáy biển Đông, cho khả năng khai thác từ 30.000 - 40.000 thùng/ngày (mỗi
Trang 8thùng 159 lít) khoảng 20 triệu tấn năm Tổng trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địaViệt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu; đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền công nhiệpdầu khí Bên cạnh dầu, Việt Nam có nhiều tiền năng khí đốt với trữ lượng cho khả năng khaithác khoảng 3 nghìn tỷ m3/năm
Cảng và vận tải biển: Biển Việt Nam ở vị trí có nhiều tuyến đường biển quan trọng của khu
vực cũng như trên thế giới, giữ một vai trò quan trọng trong vận chuyển lưu thông hàng hóathương mại phục vụ đắc lực cho xây dựng nền kinh tế của Việt Nam cũng như các nước quanh
bờ biển Đông Biển Việt Nam nối thông với nhiều hướng, từ các hải cảng ven biển của ViệtNam thông qua eo biển Malacca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, Châu Âu, Châu Phi;qua eo biển Basi có thể đi vào Thái Bình Đương đến các cảnh của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ vàBắc Mỹ; qua các eo biển giữa Philipines, Indonesia, Singapore đến Australia và NewZealand Đây là điều kiện rất thuận lợi để ngành giao thông vận tải biển Việt Nam phát triển,thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam với các nước khác trong khu vực và trên thếgiới
Hệ thống cảng biển của Việt Nam gồm các cảng biển và cảng sông với khoảng trên 90 cảnglớn nhỏ; những cảng lớn chủ yếu nằm ở ranh giới châu thổ thủy triều và châu thổ bồi tụ, nêntàu đi vào cảng phải theo luồng lạch và phụ thuộc vào mức nước thủy triều Ven biển miềnTrung có nhiều vụng, vịnh nước rất sâu, có điều kiện thuận lợi để phát triển cảng biển, trong đócó các cảng trung chuyển côngtenơ tầm cỡ quốc tế; đồng thời cũng rất thuận lợi để xây dựngcác cơ sở đóng tàu quy mô lớn, cũng như xây dựng đội thương thuyền đủ mạnh để buôn bántrên thế giới Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng với các tuyến đường bộ, đường sắt venbiển vươn tới những vùng sâu trong nội địa, đến các tuyến đường xuyên Á cho phép vùng biển
và ven biển Việt Nam có khả năng chuyển tải hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu qua mọi miềncủa tổ quốc và ra nước ngoài, đến Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, góp phần thúc đẩycực tăng trưởng mới về kinh tế trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do giữa các nướcASEAN với Trung Quốc
Thủy sản: Về tài nguyên sinh vật, đến nay Việt Nam đã phát hiện hơn 11.000 loại sinh vật cư
trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc về sáu vùng đa dạng sinh học biển và nhiềuloại động vật quý hiếm khác Rạn san hô, là hệ sinh thái biển nhiệt đới điển hình ở biển phíaBắc Việt Nam Đây còn là một trong những vùng biển có lượng san hô đa dạng cao trên thếgiới, với khoảng 350 loài thuộc 72 giống san hô Các thảm cỏ biển có ý nghĩa cực kì quantrọng đối với nhiều loài sinh vật biển Theo thống kê gần đây tại 23 điểm của 12 tỉnh đã pháthiện được 15 loài cỏ biển sống trong các thảm cỏ có tổng diện tích 5.583 ha Có trên 600 loàirong biển là nguồn thức ăn có dinh dưỡng cao và là nguồn dược liệu phong phú
Về nguồn lợi hải sản, có khoảng 2.040 loài cá, trong đó có giá trị kinh tế cao khoảng 110 loài.Trữ lượng cá toàn vùng biển Việt Nam ước tính khoảng 42 triệu tấn, với ngưỡng khai thác bềnvững 1,4 - 1,7 triệu tấn/năm Biển Việt Nam có khoảng trên 1500 loài nhuyễn thể, riêng tôm có
100 loài Nuôi thủy sản nước lợ cũng là một thế mạnh, đem lại nguồn lợi cũng như tạo việclàm (tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động đánh bắt thủy hải sản trực tiếp và 50 vạn lao độngdịch vụ liên quan) cho dân cư sống ở biển
Về chim biển, các loại chim biên ở Việt Nam cũng phong phú, gồm hải âu, bồ nông, chim rẽ
và hải yến Theo tính toán của các nhà khoa học thì phân chim tích tụ từ lâu đời trên các đảocho trữ lượng phân bón tới chục triệu tấn
Trang 9Du lịch biển: cũng là một ưu thế đặc biệt của Việt Nam, mở ra triển vọng lớn đẻ khai thác và
phát triển tổng hợp Dọc bờ biển có hàng trăm bãi tắm, trong đó có hàng trăm bãi tắm lớn cóchiều dài từ 15 - 18km, còn lại có chiều dài trung bình từ 1 - 2km, rất có điều kiện để khai thácphát triển du lịch biển Một số địa danh du lịch biển của Việt Nam đã được biết đến trên phạm
vi toàn cầu như Vịnh Hạ Long, 2 lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.Vịnh Nha Trang được coi là một trong những vịnh đẹp nhất hành tinh Bãi biển Đà Nẵng đượctạp chí Forbes bầu chọn là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh Dọc các tỉnh thànhphố có biển đều có thể phát triển ngành du lịch với quy mô khác nhau Tiềm năng du lịch biểncủa nước ta không thua kém bất cứ quốc gua nào trong khu vực Trong tương lai, tiềm năngnày còn lớn hơn nhiều bởi tại vùng biển và ven biển tập trung 3/4 khu du lịch tổng hợp và10/17 khu du lịch chuyên đề
Khoáng sản khác: Các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn ở vùng ven biển là than,
sắt, cát thủy tinh và các loại vật liệu xây dựng khác Ngoài ra còn phải kể đến; thiếc, titan,dirricon, thạch anh, nhôm, mangan, đồng, kẽm và các loại đất hiếm Muối ăn chứa trong nướcbiển bình quân 3.500g/m2
Nguồn năng lượng: Việt Nam có thể thu được năng lượng từ sóng biển, dòng hải lưu, thủy
triều đẻ làm nguồn năng lượng phục vụ đời sống con người Tuy nhiên muốn khai thác đượcnguồn năng lượng này cần có vốn và kỹ thuật cao Nguồn phát triển năng lượng sức gió, thủytriều và sóng rất có tiềm năng, nhưng do việc đầu tư của Việt Nam còn hạn chế nên đến naymới đang ở giai đoạn thử nghiệm và làm thí điểm
Nguồn lực con người: Biển Việt Nam là địa bàn quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.
Hiện nay, có trên 31% dân số cả nước sinh sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển Đa số các thànhphố, thị xã ở Trung Bộ nằm sát ven biển, có đường quốc lộ 1A chạy qua Khu vực ven biểncũng là nơi tập trung các trung tâm công nghiệp lớn Các tỉnh thành phố ven biển có các cảng,
cơ sở sửa chữa, đóng tàu, đánh bắt hoặc chế biến hải sản, làm muối, Thu hút hơn 13 triệu laođộng, giả quyế công ăn việc làm, góp phần to lớn vào việc ổn định tình hình kinh tế, chính trị,xã hội, an ninh - quốc phòng
Với vị trí đắc địa và có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng, điề kiện tự nhiên thuận lợi, tàinguyên đa dạng phong phú của biển của nước ta sẽ là những tiềm năng và cơ hội quan trọngtrước mắt cũng như lâu dài cho phát triển kinh tế biển để làm giàu Tuy nhiên, để biến tiềmnăng, lợi thế thành hiện thực và phát triển kinh tế biển Việt Nam bền vững đang là những cơhội song cũng đầy thách thức
Một là, quy mô kinh tế biển Việt Nam chưa thực sự xứng với tiềm năng, giá trị tổng sản phẩm
háng năm còn nhỏ bé Tính trung bình trên 1km2 biển, Việt Nam mới chỉ đạt bằng 1/20 củaTrung Quốc; 1/94 của Nhật Bản; 1/7 của Hàn Quốc và 1/20 kinh tế biển của thế giới
Hai là, tình hình sử dụng biển và hải đảo còn thiếu bền vững do khai thác tự phát, đa dạng sinh
học biển và nguồn lợi thủy sản, hải sản đang giả sút khá nghiêm trọng Chỉ hơn 15 năm trở lạiđây, diện tích các rạn san hô giảm gần 20% Các thảm cỏ biển đang vị suy thoái nghiêm trọng.Nguồn lợi hải sản giảm nhanh, nhiều vung biển ven bờ bị suy kiệt Chất lượng nước biển nước
ta cũng đang có xu hướng suy goảm, nhiều vung bị ô nhiễm nặng Cùng với tràn dầu, ô nhiễm
từ các hoạt động vận tải trên biển, các nguồn thải từ đất liền cũng đang đe dọa nhiều vùng biểnViệt Nam Trong thời gian tới, khi đẩy mạnh khai thác dầu khí, phát triển kinh tế hàng hải,nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch biển, xây dựng hệ thống các cảng ven biển, phát triển
Trang 10nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị ven biển, tác động của biến đổikhí hậu, mực nước biển dâng cao sẽ gia tăng mạnh và áp lực lên nguồn tài nguyên ưu đãi này,
và làm suy kiệt các hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường biển là những vấn đề lớn cần quan tâmgiả quyết trong quá trình tiến ra biển và lớn mạnh từ biển Những điều đó cũng đồng nghĩa với
sự hạn chế cạnh tranh, mất đi thu hút đầu tư của Việt Nam
Ba là, các ngành kinh tế liên quan trực tiếp đến biển như chế biến sản phẩm dầu, khí; chế biến
thủy, hải sản; đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất muối biển công nghiệp, các dịch vụ kinh tếbiển và ven biển (như thông tin tìm kiếm cứu nạn hàng hải, dịch vụ viễn thông công cộng biểntrong nước và quốc tế, nghiên cứu khoa học công nghệ biển, xuất khẩu thuyền viên, ), chủyếu mới đang bắt đầu xây dựng, hình thành quy mô còn nhỏ
Bốn là, vấn đề bảo đảm cuộc sồn cho cư dân ven biển: Đời sống của bộ phận cộng đồng dân
cư ven bờ biển, hải đảo gặp nhiều khó khăn do rủi ro thiên tai, mức độ an sinh thấp Sự thamgia của cộng đồng địa phương vào quản lý còn thụ động, chưa làm rõ vấn đề sở hữu, sử dụngđất ven biển và mặt nước biển ven bờ cho người dân Sự cạnh tranh phát triển giữa các địaphương trong vùng và cạnh tranh quốc tế, cạnh tranh trong thu hút đầu tư bằng mọi giá cũng làmột thách thức cho sự phát triển bền vững
Năm là, du lịch biển là một tiềm năng kinh doanh lớn ở Việt Nam nhưng ngành du lịch biển
vẫn chưa có những sản phẩm dịch vụ đặc sắc, có tính cạnh tranh cao so với khu vực và quốc tế.Việt Nam cũng chưa có khu du lịch biển tổng hợp đạt quy mô và trình độ quốc tế
Sáu là, về cơ sở hạ tầng, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có đường bộ cao tốc chạy dọc theo
bờ biển, nối liền các thành phố, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển thành một hệ thống kinh
tế biển liên hoàn Các sân bay ven biển và trên một sồ đảo còn nhỏ bé Các thành phố, thị trấn,khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển còn đang trong thời kì bắt đầu xây dựng Hệ thống các
cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nhân lực cho kinh tế biển ,các cơ sở quantrắc, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn được trang
bị thô sơ
Bảy là, thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao cho phát triển kinh tế biển Chất lượng
nguồn nhân lực nhìn chung còn thấp về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và kinhnghiệm quản lý khi nền kinh tế hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới
Chủ trương phát triển kinh tế biển Việt Nam
Khái niệm kinh tế biển
Kinh tế biển hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển vàcác hoạt động kinh tế diễn ra trên đất liền nhưng trực tiếp liên quan đến khai thác biển Cụ thểlà:
Các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu bao gồm: (1) Kinh tế hàng hải (vận tải biển vàdịch vụ cảng biển); (2) Hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); (3) Khai thác dầu khí ngoàikhơi; (4) Du lịch biển; (5) Làm muối; (6) Dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; và (7) Kinh tếđảo
Trang 11Các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không phải diễn ra trên biểnnhưng những hoạt động kinh tế này là nhờ vào yếu tố biển hoặc trực tiếp phục vụ các hoạtđộng kinh tế biển ở dải đất liền ven biển, bao gồm: (1) Đóng và sửa chữa tàu biển (hoạt độngnày cũng được xếp chung vào lĩnh vực kinh tế hàng hải); (2) Công nghiệp chế biến dầu, khí;(3) Công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản; (4) Cung cấp dịch vụ biển; (5) Thông tin liên lạc biển;(6) Nghiên cứu khoa học - công nghệ biển; (7) Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tếbiển; và (8) Điều tra cơ bản về tài nguyên - môi trường biển
Quá trình hình thành chiến lược phát triển kinh tế biển của Đảng
Nhận thức rõ đặc điểm, vị trí chiến lược và tiềm năng to lớn của biển, Đảng, Nhà nước ViệtNam đã sớm quan tâm tới việc quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và giải quyết tranh chấp trênbiển đồng thời với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế biển
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại Đại hội VII (1991) của Đảng đã xác định:
“Từng bước khai thác toàn diện các tiềm năng to lớn của kinh tế biển, phát triển kinh tế ở hảiđảo, làm chủ lãnh hải và thềm lục địa, thực hiện chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế”.Chủ trương đó đã tạo ra tiền đề quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế biển và bảo
vệ chủ quyền, tăng cường quốc phòng và an ninh trên các vùng biển, đảo nước ta Bộ Chính trị
ra Nghị quyết 03/NQ-TW ngày 05/06/1993 về nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong nhữngnăm trước mắt, trong đó chỉ rõ vị trí và đặc điểm địa lý của nước ta cùng với bối cảnh phức tạptrong vùng vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôivới tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môitrường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về kinh tế biển
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Đảng đã xác định: “Vùng biển vàven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh quốc phòng, có nhiều lợi thế phát triển và
là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài”
Ngày 22/09/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tếbiển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đồng thời với việc tiếp tục nhấn mạnh chủtrương lớn xây dựng Việt Nam trở thành một nước mạnh về biển, phát triển kinh tế - xã hộivùng biển, hải đảo, ven biển phải gắn kết với yêu cầu bảo vệ đất nước, Đảng và Nhá nước xácđịnh cần đặt kinh tế trong tổng thể kinh tế cả nước, trong quan hệ tương tác với các vùng vàtrong xu thế hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2001 – 2010 được thông qua tại Đại hội Đại biểutoàn quốc lần thứ IX (2001) của Đảng tiếp tục khẳng định về vị trí vai trò của biển, đảo và sựcần thiết phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển: “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển vàhải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù hơn 1 triệu km2 thềm lục địa Tăng cường điều tra cơ bảnlàm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển Đẩy mạnh nuôi, trồng, khaithác, chế biến hải sản, thăm dò khai thác và chế biến dầu khí, phát triển đóng tàu, thuyền vàvận tải biển; mở mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển.Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực biển, hải cảng đểtạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng khác Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo
để tiến ra biển khơi…”
Trang 12Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) của Đảng đã xác định: “Xây dựng vàthực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm trong nhữngngành có lợi thế so sánh để sớm đưa nước ta thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khuvực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế Phát triển hệ thống cảng biển,vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, hải sản, du lịch biển đẩy nhanh ngành công nghiệpđóng tàu và công nghiệp khai thác, chế biến hải sản” Để đạt được mục tiêu trở thành quốc giacó nền kinh tế biển mạnh trong khu vực, Việt Nam phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển mộtcách toàn diện nhưng không dàn trải, cào bằng giữa các lĩnh vực thuộc kinh tế biển; quá trìnhxây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển phải được xác định và tậptrung đầu tư cho những ngành, những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, đồng thời phải gắn kếtchặt chẽ giữa đẩy mạnh phát triển kinh tế biển với củng cố quốc phòng an ninh.
Hội nghị Trung ương 4 (khoá X) của Đảng đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày9/2/2007 về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, nhấn mạnh: “Thế kỷ XXI được thếgiới xem là “thế kỷ của đại dương” Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coitrọng việc xây dựng chiến lược biển Khu vực biển Đông, trong đó có vùng biển Việt Nam, có
vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng… với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng,ngày nay biển càng có vai trò to lớn hơn đối với sự nghiệp phát triển đất nước” Định hướngChiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, xác định mục tiêu “phấn đấu đến năm 2020, kinh tếtrên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% GDP cả nước Giải quyết tốt các vấn đề xã hội,cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển”
Tại Đại hội XI (2011) của Đảng, chiến lược biển đã được thông qua, tiếp tục nhấn mạnh: Pháttriển kinh tế ven biển, biển và hải đảo theo định hướng Chiến lược biển đến năm 2020 Xâydựng hợp lý hệ thống cảng biển, các khu công nghiệp, khu kinh tế, đô thị ven biển gắn với pháttriển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, khai thác, chế biến dầu khí, vận tải biển, du lịch biển.Phát triển mạnh kinh tế đảo, khai thác hải sản xa bờ gắn với tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và giữvững chủ quyền vùng biển quốc gia Đẩy mạnh việc điều tra cơ bản đối với một số loại tàinguyên biển quan trọng
Gần đây nhất, tại kỳ họp thứ ba Quốc hội Khoá XII, Quốc hội Việt Nam đã thông qua LuậtBiển Việt Nam (2012) xác định phát triển kinh tế biển với: nguyên tắc phát triển kinh tế biển;phát triển các ngành kinh tế biển; quy hoạch phát triển kinh tế biển xây dựng và phát triển kinh
tế biển và khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển
Mục tiêu, quan điểm phát triển kinh tế biển
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích về địa chính trị, các mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội song song với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng - an ninh Để phát triển kinh tế biển ViệtNam trong thế kỷ mới, nghị quyết hội nghị lần tư Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa 10 số09-NQTW, ngày 09 tháng 2 năm 2007 xác định:
-Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát:
Trang 13Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta thành một nước mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảođảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọngtrong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh.
Mục tiêu cụ thể:
Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, tăngcường củng cố quốc phòng, an ninh làm cho đất nước giàu mạnh từ biển, bảo vệ môi trườngbiển Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDPcủa cả nước Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dânvùng biển, ven biển Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai lần so với thu nhậpbình quân chung của cả nước Xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hìnhthành một số tập đoàn kinh tế mạnh Phát triển mạnh cả khai thác và chế biến sản phẩm từ biển
và phát triển các ngành du lịch biển Xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven biển; xây dựng
cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả; mở rộng hợp tácquốc tế trong các lĩnh vực về biển
Quan điểm chỉ đạo
Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, trên cơ sở phát huy mọi tiềmnăng từ biển, phát triển toàn diện các nghành nghề biển, với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ratốc độ phát triển nhanh, bền vững hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn
Kết hợp chặt chẽ với phát triển kinh tế, an ninh xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, hợptác quốc tế và bảo vệ môi trường; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảovới phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thu hút mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủđộng tích cực mở cửa Phát huy đầy đủ có hiệu quả các nguồn lực bên trong, tranh thủ hợp tácquốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi bảo vềvững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước
Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế biển
Định hướng phát triển kinh tế biển
Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển, phát triểnkhoa học – công nghệ biển, xây dựng kết cấu hạ tầng biển gắn với phát triển mạnh các ngànhdịch vụ, xây dựng tuyến đường ven biển, trong đó có một số đoạn cao tốc và các tuyến vận tảicao tốc trên biển Hình thành một số lĩnh vực kinh tế mạnh gắn với xây dựng các trung tâmkinh tế để ra biển, làm động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước Tăng cường khả năngquốc phòng, an ninh trên biển, khả năng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn và phòng, chống thiên tai.Nâng cao đời sống dân cư vùng ven biển, trên các đảo và những người hoạt động trên biển.Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước và quan hệ quốc tế về biển đảo
Đến năm 2020, phát triển thành công, có bước đột phá về kinh tế biển, ven biển như sau:
- Khai thác, chế biến dầu, khí
- Kinh tế hàng hải
Trang 14- Khai thác và chế biến hải sản
- Du lịch biển và kinh tế hải đảo
- Xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắnvới phát triển các khu đô thị ven biển
Sau năm 2020, thứ tự phát triển kinh tế biển có sự thay đổi:
- Kinh tế hàng hải
- Khai thác, chế biến dầu, khí và các loại khoáng sản
- Khai thác và chế biến hải sản
- Du lịch biển và kinh tế hải đảo
- Các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với pháttriển các khu đô thị ven biển
Trước mắt, tập trung đầu tư phát triển du lịch biển, xây dựng cảng biển, phát triển công nghiệpđóng tàu, xây dựng đội tàu mạnh, phát triển những ngành dịch vụ mũi nhọn như vận tải biển,các khu kinh tế ven biển, tạo các điều kiện cần thiết bảo đảm an ninh, an toàn cho những ngườidân hoạt động trên biển, đảo, người dân sinh sống ở những vùng thường bị thiên tai, đồng thờixây dựng các cơ sở bảo vệ môi trường biển
Tại Đại hội XI của Đảng (2011) , trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 2011 – 2012, Đảngxác định: “ Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta,gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển Pháttriển nhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển các ngành côngnghiệp năng lượng, đóng tàu, xi măng, chế biến thủy sản chất lượng cao Đẩy nhanh tốc độ đôthị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đadạng các ngành dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ dầu khí, vậntải Phát triển cảng biển, dịch vụ cảng và vận tải biển, sông – biển ; phát triển các đội tàu, côngnghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển Phát triển kinh tế đảo phù hợp với vị trí, tiềm năng vàlợi thế của từng đảo”
Giải pháp phát triển kinh tế biển
Để phát triển kinh tế biển cần thực hiện tốt quy hoạch, các chính sách khuyến khích phát triểnkinh tế vùng ven biển Cụ thể là:
Thực hiện công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng-an ninh các vùng biển và ven biển
- Tiến hành quy hoạch các trung tâm phát triển ra biển và các khu vực biển, đảo có khảnăng đột phá trong phát triển kinh tế như Móng Cái, Vân Đồn, Nghi Sơn, Vũng Áng,
Đà Nẵng, Dung Quất – Chu Lai, Vân Phong, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý…
- Công tác quy hoạch phải trên cơ sở của kinh tế thị trường, có tầm nhìn dài hạn, hiệnđại, theo những tiêu chuẩn phù hợp với quốc tế và khu vực Đồng thời, phải tiến hànhmột cách có hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý quy hoạch nhằm đảm bảo sự pháttriển hài hoà, bền vững và đúng định hướng
Trang 15- Trong quy hoạch, cần quán triệt quan điểm coi vùng duyên hải gắn với kinh tế biển làvùng động lực để mở cửa, thúc đẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đẩy mạnhphát triển những cơ sở công nghiệp chế biến các sản phẩm từ biển
Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế ven biển
- Tập trung đầu tư mạnh cho phát triển kinh tế các tỉnh ven biển, đặc biệt là kết cấu hạtầng, các khu công nghiệp, cảng biển, các cơ sở sản xuất Tập trung đầu tư đủ mức,đồng bộ và dứt điểm để sớm đưa vào hoạt động, phát huy cao nhất năng lực khai thác
và đạt hiệu quả cao
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá đầu tư cho phát triển kinh tế vùng ven biển Khuyếnkhích mạnh các hình thức đầu tư phát triển kinh tế biển, kể cả các công trình thuộc kếtcấu hạ tầng lớn như cảng biển, đường giao thông, các khu đô thị, khu công nghiệp…của mọi loại hình sở hữu, bao gồm cả hình thức BOT, BT,…
Hình thành các trung tâm kinh tế biển mạnh ở mỗi vùng, miền
- Ở vùng biển phía Bắc, cùng với việc hợp tác với Trung Quốc xây dựng vành đai kinh tếVịnh Bắc Bộ, cần đẩy nhanh tốc độ xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái, các khukinh tế Hải Hà, Vân Đồn, nối với Hạ Long, Hải Phòng và xây dựng tuyến đường caotốc ven biển vùng đồng bằng Bắc Bộ, tạo ra một sức bật mới, mạnh mẽ của cả vùng đểkết nối với hai tuyến hành lang cùng đẩy nhanh tốc độ phát triển
- Vùng biển miền Trung với điểm nhấn là cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, cùngvới Đà Nẵng, Dung Quất, Chu Lai, Nha Trang… hình thành hệ thống trung tâm pháttriển kinh tế biển mạnh của miền Trung
- Vùng biển phía Nam lấy việc phát triển Phú Quốc thành trung tâm giao thương quốc tế,trở thành trung tâm du lịch sinh thái đảo- biển lớn của cả nước và khu vực để cùng vớiVũng Tàu, Rạch Giá, Trường Sa thành những trung tâm hạt nhân phát triển các lĩnhvực của vùng liên quan đến biển
Chính sách khuyến khích người dân ra biển làm kinh tế
- Thực hiện các chủ trương, biện pháp như đã nêu trong mục 6.2 của phần B Đồng thời,cần có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi, thu hút mạnh mẽ nhân dân ra làm ăn, sinhsống lâu dài trên các đảo và lao động dài ngày trên biển, góp phần bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo của quốc gia
Chính sách đảm bảo an toàn, an ninh cho các hoạt động kinh tế biển
- Đầu tư cho hệ thống dự báo thời tiết khí hậu, nhất là bão, sóng thần, hình thành cáctrung tâm tránh bão, các trung tâm quan sát và cung cấp thông tin cho người dân hoạtđộng trên biển cũng như người dân các tỉnh ven biển
- Hình thành lực lượng đủ mạnh để hỗ trợ một cách tích cực, có hiệu quả cao cho ngưdân khi gặp nạn Bảo đảm cho mọi lực lượng hoạt động trên biển được an toàn, an ninh.Đồng thời, cần chú trọng phát triển các hoạt động bảo hiểm cho lĩnh vực kinh tế biển
- Đầu tư cho các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển Phối hợp, kết hợp mọi nguồn lực
để nâng cao hiệu quả, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn và bảo vệ môi trường.Chủ động xây dựng các phương án chuẩn bị sẵn sàng lực lượng hoạt động ứng phó theo
Trang 16từng khu vực, từng tính chất vụ, việc Tổ chức thu nhận, xử lý thông tin báo nạn kịpthời, ưu tiên bảo đảm thông tin cho hoạt động ứng phó, báo cáo kịp thời đến cấp cóthẩm quyền khi xét thấy tình huống vượt quá khả năng của lực lượng ứng cứu Chỉ huythống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện hoạt động trênbiển tham gia cứu nạn khi có tình huống.
Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân
Thành tựu
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra những chủ trương biện pháp quan trọng nhằm quản lý,bảo vệ, khai thác biển và đạt được một số thành tựu quan trọng Quy mô kinh tế biển và vùngven biển trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể, cơ cấu ngành, nghề chuyển dịch theohướng phục vụ cho xuất khẩu Công tác diều tra cơ bản và quản lý tài nguyên, môi trường biểnđược quan tâm hơn và đạt được những kết quả ban đầu Trong quá trình phát triển kinh tế hìnhthành một số trung tâm phát triển để ra biển Năm 2005, kinh tế biển và vùng ven biển đónggóp khoảng 48% GDP cả nước, trong đó, riêng kinh tế trên biển chiếm khoảng 22%; các ngànhkinh tế biển quan trọng như dầu khí, hàng hải, thủy sản, du lịch biển đều tăng trưởng với nhịpđộ cao
Công tác đối ngoại đạt được một số kết quả quan trọng, quốc phòng, an ninh trên biển đượcđảm bảo; các lực lượng bảo vệ biển đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ chủ quyềnbiển, đảo, tạo điều kiện hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế trên biển, đảo; ý thức của nhân dânbảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển được nâng lên Nước ta đã đàm phán giải quyết phân địnhranh giới vùng biển với một số nước có biển trong khu vực
Trong thời gian qua, dựa trên lợi thế về tài nguyên biển, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhữngchủ trương, biện pháp quan trọng để thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực kinh tế biển chủ yếucủa Việt Nam và đã đạt được những thành tựu cơ bản, tạo đà cho các giai đoạn phát triển tiếpsau Quy mô kinh tế biển và vùng ven biển tăng lên rõ rệt, có bước phát triển mạnh, đạt tốc độtăng trưởng trên 10% Ngoài các ngành kinh tế biển truyền thống như thủy sản, hàng hải, dulịch, điều tra cơ bản và nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, diêm nghiệp, vừa qua cơ cấungành, nghề cũng thay đổi cùng với sự xuất hiện ngành/lĩnh vực kinh tế mới Đáng kể là cáclĩnh vực, như: khai thác dầu khí, kinh tế đảo, kinh tế ven biển, kinh tế bảo tồn, tìm kiếm cứu hộ
và cứu nạn, quản lý nhà nước về biển, lĩnh vực đối ngoại và biên giới lãnh thổ trên biển; chếbiến dầu khí, chế biến thủy sản,
Ngoài đội tàu, ngành hàng hải đã có hệ thống khoảng 90 cảng biển lớn nhỏ với tổng năng lựchàng hóa thông qua gần 100 triệu tấn/năm Các ngành vận tải biển, đóng và sửa chữa tàu biển,xuất khẩu thuyền viên, bước đầu cũng đã đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.Ngành du lịch biển cũng phát triển khá mạnh, hàng năm thu hút khoảng gần 15 triệu lượtkhách, trong đó có hơn 3 triệu khách nước ngoài, bằng 73% số khách du lịch nước ngoài của
cả nước, đạt tốc độ tăng bình quân 13%/năm; giải quyết việc làm cho hơn 15 vạn lao động.Hoạt động khai thác dầu khí được duy trì tại các mỏ ở thềm lục địa phía nam Sản lượng dầuthô khai thác ở nước ta tăng hàng năm 30% Tuy nhiên, sản lượng khai thác dầu khí trong nướcthời gian tới sẽ chững lại và sẽ giảm đến mức 13 triệu tấn (năm 2025)
Trang 17Vùng biển và ven biển có đóng góp lớn vào xuất khẩu, thu ngoại tệ, chủ yếu từ lĩnh vực dầukhí và thủy sản Các ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửachữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế biến thủy, hải sản, thông tin liên lạc, bước đầu phát triển,nhưng hiện tại quy mô còn rất nhỏ bé (chỉ chiếm khoảng 2% của kinh tế biển), dự kiến tăngtrong tương lai Đặc biệt, trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng mở, bước đầu đã hìnhthành 15 khu kinh tế (KKT) ven biển - là các trung tâm phát triển kinh tế hướng biển (Bảng 1).Đây là những khu vực phát triển tổng hợp các ngành, nghề biển như hậu cần nghề cá, côngnghiệp gắn với cảng biển và vận tải biển, du lịch biển, đô thị hóa và nghiên cứu khoa học vềbiển, Để tăng cường và tập trung đầu xây dựng các KKT ven biển trọng điểm, tháng 8/2012Chính phủ đã ra quyết định chọn 5 nhóm KKT ven biển để ưu tiên đầu tư: Nhóm Đình Vũ -Cát Hải (Hải Phòng), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Chu Lai - Dung Quất(Quảng Nam - Quảng Ngãi) và Phú Quốc (Kiên Giang).
Ở một số hải đảo, đã có bước phát triển mới, vai trò kinh tế của các đảo tăng lên rõ rệt và tạo ramột lĩnh vực kinh tế đảo đầy triển vọng Hiện nay, trong 12 huyện đảo thì 66 đảo có dân sinhsống với tổng số trên 240.000 người, mật độ dân số trung bình trên các đảo là 95 người/km 2 ,kết cấu hạ tầng được tăng lên rõ rệt, hình thành hệ thống giao thông trên đảo, nhiều đảo gần bờcó điện lưới, đảo xa bờ có máy phát điện, điện mặt trời và cơ sở cung cấp nước ngọt Có nhiềuđảo sẽ phát triển thành những trung tâm kinh tế hướng biển như Vân Đồn, Cát Hải, Côn Đảo,Phú Quốc,
Công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên, môi trường biển được triển khai định kỳ 5 nămđã cung cấp những hiểu biết khái quát các đặc trưng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên biển.Đặc biệt, Việt Nam đã chú ý thực hiện các cam kết quốc tế, đẩy mạnh công tác bảo tồn biển,hướng tới phát triển kinh tế sinh thái biển Đến nay, khoảng 13/28 vườn quốc gia, 22/55 khubảo tồn thiên nhiên, 17/34 khu rừng văn hóa lịch sử và môi trường nằm ở vùng ven biển vàtrên các hải đảo ven bờ Các khu dự trữ sinh quyển thế giới được công nhận đến nay đại đa sốnằm ở vùng bờ biển, như: rừng ngập mặn Cần Giờ, vùng quần đảo Cát Bà, vùng cửa sôngHồng và sông Cửu Long,… Quy hoạch hệ thống 16 khu bảo tồn biển (KBTB) được Chính phủphê duyệt năm 2010 Năm 1994 vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới,năm 2003 vịnh Nha Trang và năm 2009 vịnh Lăng Cô được công nhận là một trong nhữngvịnh đẹp của thế giới Ngoài ra, các khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới như khu phố cổHội An, khu thành cổ Huế, Thánh địa Mỹ Sơn và động Phong Nha đều nằm ở vùng ven biển
Du lịch lặn bắt đầu phát triển ở Nha Trang dựa trên cơ sở khai thác các giá trị dịch vụ của HSTbiển
Lĩnh vực quản lý nhà nước về biển và hải đảo mới được thiết lập từ năm 2008 Đây là lĩnh vựcmới tập trung vào quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất đối với biển và hải đảo Kéo theođó, hệ thống quản lý nhà nước về biển và hải đảo ở nước ta đã được hình thành từ Trung ươngxuống địa phương Nghị định số 25/2009/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 06 tháng 3năm 2009 về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo được xem là vănbản chính sách đầu tiên đề cập (tuy chưa đầy đủ) đến cách tiếp cận quản lý tổng hợp và thốngnhất về biển và hải đảo Ngày 02/7/2012, Chủ tịch nước đã ký lệnh Công bố Luật Biển ViệtNam
Công tác đối ngoại và biên giới lãnh thổ liên quan đến biển cũng có thể xem là một lĩnh vựcquản lý nhà nước mang tính đặc thù ngành, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển