Thuế cacbon được đề xuất áp dụng với các nguồn năng lượng sản sinh CO2, vì thế nó chỉ nhắm vào năng lượng hóa thạch và những nguồn năng lượng không đốt cháy như năng lượng gió, mặt trời,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mơn: Kinh tế mơi trường
Đề tài: Thuế Carbon
Tp.Hồ Chí Minh, Tháng 4 Năm 2012
Giảng viên huớng dẫn : TS Phạm Khánh Nam Sinh viên thực hiện:
1 Nguyễn Thiên Ân
2 Lương Thanh Sơn
3 Thị Nguyệt
4 Đỗ Trọng Đăng Khoa
Trang 2Lời nói đầu
Trong bối cảnh thế giới đang gánh chịu những hậu quả vô cùng khắc nghiệt của biến đổi khí hậu: băng tan, sa mạc hóa, hiệu ứng nhà kính, lũ lụt, bão những hiện tượng thiên nhiên ngày càng khốc liệt hơn, gây thiệt hại to lớn về người và của, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế Do vậy mà các nhà hoạt động môi trường, cũng như những người đứng đầu nhà nước dang tiến hành nhiều cách để làm giảm tác động xấu này Một trong những giải pháp được áp dụng gần đây là thuế carbon, giải pháp này vừa mới áp dụng ở một số nới trên thế giới
Thuế cacbon được coi là giải pháp dựa trên thị trường quan trọng nhằm giảm khí thải, chống lại biến đổi khí hậu bên cạnh cơ chế cap-and-trade (lưu giữ và buôn bán khí thải) Trong khi cơ chế cap-and-trade dành được lưu tâm của giới chính trị, thì nhiều nhà kinh tế và người tiêu dùng lại ủng hộ thuế cacbon vì sự đơn giản và tính công bằng Ngay cả ở các nước đã áp dụng loại thuế này cũng có nhiều luồng dư luận khác nhau về nó Để biết thềm về vấn đề này nhóm em xin trình bày một số vấn đề xung quanh thuế carbon Loại thuế mới được áp dụng ở một số quốc gia trong năm 2012, gây ra nhiều tranh cải xung quanh việt có nên áp sử dụng loại thuế này hay không
Thuế carbon hiện đã được áp dụng ở một số nước, khu vực như ở Úc, khu vực EU, Trung Quốc, ở những nơi này thuế carbon đã đạt được hiệu quả gì và những vấn đề còn gặp phải là như thế nào? Chúng ta cần nhìn nhận những thành tựu và tìm ra hạn chế để từ đó xét xem áp dụng vào Việt Nam có hiệu quả hay không? Và Việt Nam có nên áp dụng loại thuế này trong tiềm lực kinh tế hiện nay hay không?
Trong thời gian hạn hẹp, kinh nghiệm của nhóm còn nhiều yếu kém, cũng như nguồn tài liệu tham khảo được còn chưa nhiều nên bài viết có thể còn có nhiều thiếu sót Chúng em rất mong nhận được ý kiến nhận xét của thầy để bài viết đầy đủ hơn
Trang 3
Mục lục:
NÔI DUNG Số trang
1.Định nghĩa thuế carbon 3
2 Kỳ vọng của thuế carbon 3
3 Nguồn thu từ thuế carbon 4
4 Thuế carbon - ủng hộ và phản đối 4
4.1 Ủng hộ 4
4.2 Phản đối 5
5 Thị trường carbon 6
5.1 Thị trường carbon 6
5.2 DEG- một đối tác của dự án 6
5.3 Quỷ thay đổi khí hậu KFW 6
5.4 Tổ chức carbon châu á 7
6 Định hướng tương lai 15
6.1 Tiềm năng phát triển lớn 15
6.2 Sẽ là thị trường sôi động 16
7.Tài chính carbon- định hướng phát triển mới cho tương lai 16
8 Tác động trực tiếp tới người dân 18
8.1 Mô hình mới 18
8.2 Niềm vui và những nỗi lo 19
Trang 41.Định nghĩa về thuế carbon:
Thuế cacbon là loại thuế đánh vào lượng cacbon có trong nhiên liệu, mà chính xác là vào lượng khí thải CO2 từ quá trình đốt nhiên liệu chứa cacbon Như vậy, thuế cacbon có thể gọi tắt là thuế
CO2
Cacbon và hydro có trong tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí đốt, những nhiên liệu tạo ra chất CO2 và nhiệt trong quá trình đốt cháy, một trong những yếu tố chính gây nên sự ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu
Thuế cacbon được đề xuất áp dụng với các nguồn năng lượng sản sinh CO2, vì thế nó chỉ nhắm vào năng lượng hóa thạch và những nguồn năng lượng không đốt cháy như năng lượng gió, mặt trời, thủy điện, nguyên tử không nằm trong phạm vi áp dụng của loại thuế này
Bởi lẽ mỗi loại năng lượng phát thải một lượng CO2 không giống nhau, nên mức thuế suất với từng loại năng lượng cũng khác nhau Theo đó, thuế suất sẽ phản ánh được tỷ lệ phát thải của than đá nhiều hơn 30% so với dầu và hơn 80% so với khí tự nhiên
Hiện nay, trên thế giới chưa có nhiều quốc gia áp dụng thuế cacbon Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhà kinh tế, nhà hoạch định chính sách và người dân coi thuế cacbon là một giải pháp quan trọng để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu đang đe dọa loài người và các sinh vật sống khác
2.KỲ VỌNG CỦA THUẾ CARBON:
Thuế cacbon ra đời trong bối cảnh Trái đất đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng khí hậu, đe dọa sự mất ổn định của các hình thế thời tiết và đe dọa hệ sinh thái mà loài người và muôn loài đang phụ thuộc Trong khi đó, lượng khí thải nhà kính được bổ sung đều đặn vào bầu khí quyển là nguyên nhân chủ yếu
Việc cắt giảm khí thải cacbon vì thế được coi là điều kiện tiên quyết để chống lại biến đổi khí hậu và các hiện tượng tự nhiên, xã hội khác gắn liền với nó như thời tiết khắc nghiệt, dịch bệnh lan truyền, khan hiếm nguồn nước, nguồn lương thực, di cư bắt buộc, biến động chính trị và xung đột quốc tế…
Thuế cacbon được kỳ vọng trở thành một cơ chế quan trọng để giảm lượng khí thải cacbon Hiện nay, giá nhiên liệu và năng lượng trên thế giới phần lớn không bao gồm các chi phí bù đắp cho ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu Thiếu sót này đang ngăn cản nỗ lực triển khai các giải pháp giảm cacbon, nâng cao hiệu suất năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng ít cacbon, tái chế…
Việc đánh thuế cacbon đặt mục tiêu thay đổi các lựa chọn liên quan tới năng lượng, từ lựa chọn
cá nhân về sử dụng các thiết bị sử dụng điện năng, năng lượng, đến lựa chọn của các doanh nghiệp trong việc thiết kế các sản phẩm mới, đầu tư vốn và lựa chọn của chính phủ trong việc hoạch định chính sách và quy hoạch tài nguyên Chỉ riêng thuế cacbon không thể chặn đứng quá trình biến đổi khí hậu, tuy nhiên nó được kỳ vọng sẽ mang lại thay đổi lớn trong việc hạn chế khí
Trang 53.NGUỒN THU TỪ THUẾ CARBON:
Nguồn thu từ thuế cacbon sẽ không đóng góp cho ngân sách nhà nước mà thường được phân bổ lại cho người dân thông qua giảm thuế thu nhập và trợ cấp cho những người có thu nhập thấp
Hiện tại, có hai cách tiếp cận đối với việc phân bổ nguồn thu từ loại thuế này Cách thứ nhất là thông qua "cổ tức", nghĩa là mỗi người dân sẽ nhận được lát bánh bằng nhau trong chiếc bánh tổng nguồn thu
Cách thứ hai là “chuyển thuế”, nghĩa là nguồn thu từ thuế cacbon sẽ được đưa vào để giảm các loại thuế hiện hành khác
Thuế cacbon, giống như bất kỳ loại thuế cố định nào khác cũng có tính lũy thoái và hai cách phân bổ nguồn thu trên được đưa ra nhằm biến nó thành một loại thuế lũy tiến, bằng cách đảm bảo rằng loại thuế này bảo vệ người có thu nhập thấp Bởi vì mức thu nhập và mức tiêu thụ năng lượng có tương quan chặt chẽ với nhau, và theo cách tiếp cận trên, những hộ nghèo sẽ nhận được khoản tiền từ phân bổ thuế cacbon nhiều hơn số họ phải trả cho thuế cacbon
Cũng có một số ý kiến cho rằng, nguồn thu từ thuế cacbon nên được dành cho các chương trình bảo tồn năng lượng như xây nhà thích ứng với khí hậu, phát triển dịch vụ giao thông và các chương trình năng lượng thay thế; hoặc các chương trình phúc lợi xã hội, hơn là phân bổ lại cho người dân qua “cổ tức” hay giảm thuế
4.THUẾ CARBON ỦNG HỘ VÀ PHẢN ĐỐI
4.1 ỦNG HỘ
Thuế cacbon được cho là giải pháp giảm lượng tiêu dùng năng lượng hóa thạch, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch hơn Đồng thời, loại thuế này cũng khuyến khích đầu tư, sáng tạo để nâng hiệu suất sử dụng năng lượng và năng lượng tái tạo Thuế này còn được kỳ vọng trở thành “lực cản” đối với các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện trong tương lai
Thuế cacbon còn tạo ra nguồn thu có thể sử dụng cho các chương trình môi trường hoặc hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp, vốn cũng là những người sử dụng ít năng lượng hơn Đồng thời, việc người dân phải trả thêm tiền vì lượng khí thải họ góp vào khí quyển không những giúp nguồn khí thải được giảm bớt mà còn nâng cao nhận thức của họ về những hành vi gây nên ấm lên toàn cầu
Thuế cacbon không phải là cách duy nhất để "áp giá cho cacbon" Hệ thống cacbon cap-and- trade cũng là một cách tiếp cận đã được nhiều chính trị gia, các tập đoàn kinh tế và nhiều tổ chức môi trường ủng hộ Tuy nhiên, thuế cacbon được cho là tốt hơn hệ thống cap-and-trade vì nhiều lẽ:
Trang 6Thứ nhất, thuế cacbon không khiến giá năng lượng trở nên khó dự đoán, trong khi hệ thống and-trade lại làm trầm trọng thêm sự đột biến giá cả, vốn có lịch sử gây nản lòng các nhà đầu tư vào nền kinh tế cacbon thấp và năng lượng tái tạo }
cap-Thứ hai, thuế cacbon có thể áp dụng sớm hơn nhiều so với hệ thống cap-and-trade vốn rất phức tạp Vì mức độ khẩn cấp của cuộc khủng hoảng khí hậu, việc chờ đợi hệ thống cap-and-trade rời khỏi bàn đàm phán là vô cùng xa xỉ về thời gian
Thứ ba, thuế cacbon minh bạch và dễ hiểu, dễ kêu gọi sự đồng tình ủng hộ của người dân hơn
hệ thống phức tạp cap-and-trade
Thứ tư, thuế cacbon có thể thực hiện với ít cơ hội bị “xâu xé” bởi các nhóm lợi ích đặc biệt, trong khi một hệ thống cap-and-trade dễ dàng bị lợi dụng bởi tham nhũng và sự can thiệp của các ý chí chính trị
Thứ năm, thuế cacbon có thể giảm khí thải cacbon ở mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề trong khi hệ thống cap and trade chỉ đặt mục tiêu vào ngành công nghiệp điện năng, vốn chỉ chiếm chưa tới 40% khí thải
Cuối cùng, nguồn thu từ thuế cacbon có thể đến được với công chúng thông qua cổ tức hoặc chuyển dịch thuế, trong khi chi phí của hệ thống cap-and-trade có thể trở thành dòng tiền “ẩn”, chảy vào túi những người tham gia thị trường, luật sư và nhà tư vấn
Giới phản đối cũng cho rằng loại thuế này gây khó khăn cho những cộng đồng nghèo và những
hộ gia đình có thu nhập thấp, những người vốn đã phải chật vật để trang trải cho nhu cầu thắp sáng, sưởi ấm và đi lại
Nghiêm trọng hơn, những người hoài nghi loại thuế này còn cho rằng nó có thể gây hại cho nền kinh tế Bằng cách tăng giá năng lượng, người tiêu dùng sẽ chi tiêu ít hơn cho các mặt hàng tiêu dùng khác Mặt khác, giá năng lượng cũng là lý do khiến các công ty cắt giảm tiền lương hay các lợi ích khác để bù đắp Nếu tăng giá năng lượng đồng nghĩa với tăng giá sản phẩm, hàng hóa sẽ trở nên kém cạnh tranh hơn so với các thị trường không áp loại thuế này Thêm vào đó, theo họ, cho dù mục tiêu giảm khí thải bước đầu có thể đạt được, thì những ảnh hưởng tới sự tăng trưởng kinh tế và nguy cơ lạm phát từ loại thuế này có thể sẽ khiến mục tiêu này bị phá hủy hoàn toàn về lâu dài
Dù chưa hẳn hoàn hảo, thuế cacbon đang ngày càng nhận được sự ủng hộ và xem xét áp dụng của nhiều quốc gia Cố vấn đặc biệt của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Jeffrey Sachs cũng từng
Trang 7nhận định, việc áp thuế đối với lượng khí thải sẽ đơn giản và đỡ tốn kém hơn so với hệ thống cap-and-trade Nó giúp giảm nhanh hơn lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, và hiệu quả hơn so với việc buôn bán hạn ngạch khí thải do không tác động tới hệ thống tài chính.
5 THỊ TRƯỜNG CARBON
5.1 Thị trường Carbon
Các thỏa thuận quốc tế về đối phó với sự thay đổi của khí hậu như CDM đã tạo ra một
loại hàng hoá mới, hữu hiệu trong thương mại quốc tế được tạo ra ở các nước đang phát triển và được tiêu thụ bởi nhiều nước công nghiệp Thương mại quốc tế về loại hàng hoá mới này- hàng Carbon, đã được các nước và các công ty thực hiện những bước đầu tiên “nếm thử” trước khi nghị định thư có hiệu lực Phần này mô tả thị trường phát thi đã được xác nhận (CERs) về các khía cạnh như: độ lớn của thị trường, giá cả và những người mua hàng
5.2 DEG, một đối tác của dự án
Chứng nhận Carbon, cách tiếp cận mới của DEG tới việc cùng nhau cấp tài chính cho các đầu tư thân thiện với môi trường Chứng chỉ Carbon, một nhân tố đóng góp tài chính cho dự án
sẽ không còn là những giấc mơ của tương lai Đầu tư thân thiện với môi trường trong các lĩnh vực như năng lượng gió, thủy điện, biomass và sử dụng khí Methane sẽ tạo ra dòng tiền từ việc bán các sản phNm năng lượng sơ cấp và cả bán chứng chỉ Carbon Với những dự án chuyển đổi
sử dụng năng lượng như phát điện sử dụng diesel sang sử dụng khí tự nhiên, thân thiện với môi trường, chứng chỉ Carbon có thể được sử dụng để chi trả cho một phần chi phí của dự án đầu tư Điều tương tự như vậy cũng sẽ được áp dụng vào các dự án nhằm hiện đại hoá, thay thế những công nghệ cũ đã lạc hậu, tiêu
thụ nhiều năng lượng trong ngành đúc, luyện kim Điều kiện tiên quyết để có được sự thành công của các dự án này là phi tạo ra được chứng chỉ Carbon
Khi các dự án khác nhau (xem ví dụ báo cáo quỹ Carbon năm 2002) đ• được thử nghiệm
Tín dụng Carbon đang tăng lên và thể hiện rõ ràng góp phần ci thiện lợi nhuận Hn nữa lợi nhuận từ tín dụng Carbon bằng đồng EURO hay USD cũng quan trọng Lợi nhuận từ chứng chỉ Carbon là thích hợp đối với các dự án năng lượng tái tạo ở các nước đang phát triển và các nước trong thời kỳ quá độ bởi các dự án này thường tạo ra thu nhập tính theo đồng tiền của nước bn địa và đó là chủ đề để trao đổi tỷ lệ rủi ro nếu chi tr tài chính được tính bằng USD hoặc EURO Tuy nhiên, có thể các rủi ro lại liên quan tới các chứng chỉ Theo nghĩa khác, có những
rủi ro về chính trị liên quan tới N ghị định thư Kyoto đang bắt buộc phải được thực thi Có nhiều rủi ro xảy đến như là kết quả không chắc chắn liên quan đến việc chấp nhận phương án đường cơ sở, sự thay đổi trong quá trình sản xuất và sự mập mờ với mức phí hành chính quốc gia Rủi ro về giá của chứng chỉ Carbon là cao trong điều kiện không rõ ràng về quan hệ cung-cầu
Những phát triển được vạch ra ở đây là rất phù hợp với DEG, nhà đầu tư Đức
Entwicklungsgesellschaft, có thể đưa ra các dự án cho vay dài hạn, vốn góp, tài chính trung gian hoặc bảo lãnh Thêm vào đó, để cung cấp tài chính cho dự án, DEG có thể phát triển tiềm năng tạo chứng chỉ Carbon với tư cách là công ty của dự án Để làm được việc này, DEG theo đuổi 4 mục tiêu:
1 Duy trì các sản phẩm thân thiện với khí quyển ở các nước phát triển và các nước quá độ
2 Duy trì tài chính đối với các công ty
3 Kiểm soát tỷ lệ rủi ro của các dự án
4 Các khoản phí phát sinh
5.3 Quỹ thay đổi khí hậu KfW
KfW được thành lập năm 1948 và chủ sở hữu là Chính phủ và Nhà nước Liên bang ĐứcCác hoạt động kinh doanh của KfW Bankengruppe (KfW banking group) tập trung vào việc hỗtrợ
Trang 8các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, bảo vệ môi trường và khí hậu, xuất khNu và hỗ trợ tài chính cũng như hỗ trợ các nước đang phát triển và các nước ở thời kỳ quá độ Với tổng cân đối ngân sách khoảng 315 tỷ EURO (2003) nó là một trong 10 ngân hàng lớn nhất ở Đức Kfw đã
nhận được chứng thực chất lượng tín dụng tốt nhất (đánh giá 3-A) bởi các N hà đánh giá Moody's, Standard & Poor's and Fitch
KfW đã bắt đầu khởi động quỹ Carbon bằng một chương trình mua chứng chỉ phát thải từ
các dự án Là những người tham dự chính vào chương trình này, các công ty của Đức và Châu
Âu được xem xét có trách nhiệm giảm thải trong hệ thống buôn bán phát thải của EU Tuy nhiên chương trình cũng mở cửa cho các công ty và tổ chức có mong muốn mua chứng chỉ phát thải do các lý do khác Các công ty hoặc tổ chức có mong muốn tham gia ký hợp đồng đại lý cá nhân với KfW phả cam kết ràng buộc lớn nhất với quỹ Carbon KfW sẽ như là một đại lý lựa chọn các dự án để từ đó mua chứng chỉ phát thải
KfW có được chứng chỉ phát thi mang tên mình như là người đại diện cho sự tham gia trên cơ
sở thỏa thuận mua dài hạn với giá cả không thay đổi N ghĩa vụ theo những thỏa thuận này được KfW cập nhật và đánh giá theo tiêu chí AAA Điều này mang lại sự yên tâm cho các nhà đầu tư
và chủ tín dụng do đó có thể nâng cao giá trị của các khoản tín dụng cho các dự án nhằm mang lại chứng chỉ Cùng lúc đó, việc bán chứng chỉ phát thải sẽ làm tăng dòng tiền của dự án Bằng cách đó, những dự án bảo vệ môi trường và chuyển giao công nghệ hiện đại và phát triển bền vững được khuyến khích
Chi tiết hơn về quỹ Carbon KfW và chương trình mua bán hiện tại đối với chứng chỉ giảm phá thải hiện có trên trang web www.kfw.de/carbonfund
5.3.1 Quỹ Carbon Italy
(Hoạt động và cơ hội)
Bộ Môi trường và Đất đai của Italy đã có thỏa thuận với WB để lập quỹ mua “giảm thiểu phát thải” (ERs) từ những những dự án mang lại lợi ích môi trường toàn cầu và chuyển giao công nghệ sạch cho phát triển bền vững ở các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi
Quỹ Carbon Italy bắt đầu vận hành vào tháng 3 năm 2004 với những đóng góp của cả cá
nhân và cộng đồng và được điều hành bởi WB, (nhưng đang phát triển một danh mục các dự án
đủ điều kiện theo quy định) Quỹ này hỗ trợ các dự án tạo ra giảm thiểu phát thi phù hợp theo Nghị định thư Kyoto mà cụ thể là CDM và cơ chế đồng thực hiện (JI) cũng như là hệ thống buôn bán phát thải của EU Vốn ban đầu của quỹ này là 15 triệu USD và do Bộ Môi Trường Italy cung cấp
Italy có mục tiêu giảm thiểu phát thải đầy tham vọng và khó có thể đạt được bằng các biện pháp trong nước và thiếu các khoản đầu tư tốn kém, ước tính 6.5% Quỹ này đưa ra một lựa chọn để
có được sự giảm thải để đạt được mục tiêu giảm thiểu phát thải của Italy Quỹ này mở ra cho các các nhân và tổ chức của riêng Italy Phần đóng góp ít nhất của mỗi chủ thể tham gia là 1 triệu USD Quy mô giới hạn của quỹ là 80 triệu USD
Quỹ Carbon của Italy vận hành tưng tự các quỹ Carbon khác qun lý bởi WB Quỹ dùng
để mua những phần giảm thiểu phát thải từ các dự án và chi trả cho những lượng giảm thải đã được kiểm chứng N hững người tham gia quỹ nhận được 1 tỷ lệ phân chia “giảm thiểu phát thải” dựa trên mức độ đóng góp quỹ Phần “giảm thiểu phát thải” mua từ quỹ sẽ được cấp chứng chỉ
trên cơ sở N ghị định thư Kyoto và có thể được sử dụng để thực hiện các kết quả giảm thiểu phát thải KN K bắt buộc và tự nguyên theo hệ thống nguyên tắc của N ghị định thư Kyoto và những nguyên tắc khác Quỹ Carbon Italy có thể trợ giúp các đối tác tham gia có được lượng giảm thiểu phát thải lớn nhất của năm 2012, kể từ khi quỹ này hy vọng bắt đầu chuyển phần giảm thiểu phát thi trong năm 2005-2006, lên tới 60% của tổng giảm thiểu phát thải tạo ra trong năm 2012 Thông tin chi tiết về quỹ Carbon của Italy xem trên trang web www.italiancarbonfund.org
Trang 95.3.2 Quỹ Carbon của Nhật
a Cơ sở chung
Kể từ khi ra đời N ghị định thư Kyoto năm 1997, các khu vực kinh tế, kể cả công cộng và
tư nhân ở các nước phát triển đã có những cố gắng rất lớn để giảm thiểu phát thải KN K Trong quá trình thực hiện nỗ lực này, vấn đề sử dụng chứng chỉ giảm thiểu phát thải theo N ghị định thư Kyoto đã ngày càng nhận được sự quan tâm và chú ý của các Bên Có rất nhiều công ty của Nhật đang rất quan tâm đến việc có được chứng nhận giảm thiểu phát thải này với nhiều lý do Ngược lại với khung cảnh này, N gân hàng N hật Bản về hợp tác quốc tế và N gân hàng
phát triển của N hật Bản (DBJ) là hai tổ chức tài chính chính thức và quan trọng của Nhật Bản
đã được chỉ định lần lượt hỗ trợ cho chính sách kinh tế quốc tế của N hật Bản và chính sách kinh tế nội địa, đang lên kế hoạch thành lập quỹ Carbon N hật Bản (JCF) JCF được xem là một
hệ thống tối ưu vì nó không chỉ sử dụng đầy đủ nguyên tắc lợi ích-chi phí trong cơ chế Kyoto
mà nó còn được chứng minh là có lợi về mặt quản lý rủi ro và việc thành lập quỹ này còn đáp ứng được sự mong muốn cho các doanh nghiệp Nhật Bản
b Mục tiêu của Quỹ Carbon Nhật Bản
Quỹ Carbon N hật Bản sẽ mua chứng chỉ giảm thiểu phát thải CERs và ERUs và VERs đã được thẩm định trước năm 2012 từ các dự án CDM/JI ở các nước đang phát triển bằng cách sử dụng quỹ cho phép các công ty của N hật có được các chứng chỉ một cách hiệu quả và bền vững Hầu hết những chứng chỉ được mua từ quỹ Carbon N hật Bản là từ các dự án cụ thể Vì thế, quỹ Carbon Nhật Bản dự định đóng góp vào hiện tượng nóng lên toàn cầu bằng cách trợ giúp cho các dự án thực sự giảm thiểu phát thải
Để biết thêm chi tiết về quỹ Carbon N hật Bản xem trên trang web: http://www.jbic.go.jp/
5.4 Tổ chức Carbon Châu Á
Tổ chức Carbon Châu Á (ACG) có trụ sở chính ở Hà Lan, các đơn vị thành viên và cộng
sự ở British Virgin Islands và một số bộ phận trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm: Úc, Indonesia, Malaysia với văn phòng điều phối đặt tại Singapore
Thông thường, ACG cung cấp dịch vụ tư vấn Carbon chuyên nghiệp cho các dự án phát triển bền vững theo cơ chế linh hoạt của N ghị định thư Kyoto như CDM, JI và buôn bán phát thải (ET)
Phương pháp chuNn được ACG lựa chọn để tiến hành bao gồm phân tích và đánh giá các dự án, phân tích những hướng dẫn chung của chính phủ, những thỏa thuận và công nghệ của mô hình kinh doanh dự án Là một phần của mô hình, ACG chuNn bị ma trận rủi ro và xem xét thật kỹ cách thức giảm nhẹ rủi ro để bảo đảm rằng tất cả các rủi ro đã được tính đến Những vấn đề về mặt luật pháp được nêu ra bằng cách xem xét cấu trúc của các hợp đồng pháp lý để đảm bảo các yêu cầu đang được thực hiện Liên quan đến khía cạnh tài chính của dự án, ACG xác định tính hợp lệ các dữ liệu tài chính, các phương án đường cơ sở cũng như cung cấp/làm rõ phần nợ/có rong tài chính của dự án
Phần quan trọng khác trong hoạt động của ACG là quản lý tài sản Carbon Là chuyên gia trong lĩnh vực này, ACG cùng nhau làm việc với các Bên liên quan đến dự án từ khâu thiết kế tới xây dựng, vận hành, thu hoạch và chuyển giao, đảm bảo các dự án được thực hiện không phải chỉ hoạt động một lần
Phần xương sống trong mô hình thương mại của ACG nằm ở khâu xây dựng năng lực
ACG cung cấp các giải pháp nâng cao năng lực độc đáo, tập trung vào việc trợ giúp cho các nước đang phát triển ở Châu Á duy trì những kiến thức cơ bản và phát triển thêm sau khi hoàn thành công tác nâng cao năng lực Cam kết đối với các dự án CDM ở Châu Á là phát triển dài hạn và chúng ta có thể thấy các bài học nâng cao năng lực cốt lõi cho các Bên liên quan đến dự
án ở mọi cấp độ là chìa khoá để phát triển các dự án CDM chất lượng cao
Hiện nay, ACG đang phát triển quỹ Carbon Châu Á (ACF) thông qua các ngân hàng tư
nhân, các cá nhân có nhiều tài sản, các liên chi nhánh ngân hàng, và các nhà đầu tư nhằm có được quỹ để vận hành Cho tới nay, nhóm đã nhận được cam kết lên tới hơn 15 triệu EURO
Trang 10Quỹ sẽ giúp đỡ chủ của các dự án có quy mô từ nhỏ đến lớn trong việc tìm kiếm nguồn tài chính bổ sung cho phần vốn góp của các dự án Quỹ này sẽ nhìn vào danh mục đầu tư của các
dự án để giảm thiểu rủi ro về mặt tài chính ACG có mạng lưới liên kết rộng khắp, có khả năng thực hiện các công việc có định hướng kết quan trong một khoảng thời gian rất ngắn, với những Bên liên quan đến dự án, ACG cung cấp một cách tiếp cận hữu hiệu cho các dịch vụ tư vấn Carbon, tài chính dự án và thương mại Carbon
Xét về mặt cấu trúc, quỹ Carbon Châu á được thiết kế để tối ưu hoá hiệu quả của những quy định đã ban hành Bằng cách đưa ra giải pháp giảm thiểu phát thải với chi phí thấp, quỹ ACF sẽ
hỗ trợ những tập đoàn của EU/N hật Bản giải quyết mục tiêu giảm thiểu phát thải KN K Những
cá thể có khả năng về vốn cũng đang tìm cách đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình bằng cách đầu tư vào loại hàng hoá tương đối mới, chứng chỉ giảm thiểu phát thải (CERs) Quỹ cũng hấp dẫn các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo và các chính phủ cũng như nhiều tổ chức khác mong muốn thúc đNy phát triển bền vững
Ưu tiên tập trung của quỹ hiện nay là vào Trung Quốc, Ấn Độ với các nước khác như
Bangladesh, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Thái lan, Philippin, Việt Nam (theo thứ tự ABC) và nhiều nước đang phát triển khác
Để biết thêm phần mô tả chi tiết về các dịch vụ do ACG cung cấp xin mời xem trên trang web:
5.4.1 Tổ chức Carbon Đanh Mạch
EcoSecurities, nhà tư vấn hàng đầu về thương mại Carbon và N gân hàng trách nhiệm hữu hạn Standard London (SBL), chi nhánh ngân hàng đầu tư của nhóm ngân hàng Standard của Nam Phi, thống nhất thông báo thành lập tổ chức Carbon Đan Mạch với mục tiêu chính là có được chứng chỉ giảm thiểu phát thải đại diện cho Bộ Môi trường Đan Mạch và có sự tham gia của ngành Công nghiệp Đan Mạch Việc khởi động này được tổ chức nhờ sự trợ giúp về luật của Baker & McKenzie ở London
Tổ chức này do EcoSecurities điều hành và SBL, làm việc trong sự cộng tác chặt chẽ với cơ quan Bảo vệ Môi trường Đan Mạch Hợp đồng đầu tiên trị giá 59 triệu Curon Đan Mạch là hợp đồng lớn nhất cho đến nay về mua chứng chỉ phát thải được ký bởi Bộ Môi Trường Đan Mạch
N gười ta hy vọng nó sẽ tăng lên trong một vài năm tới Phần quỹ được hình thành ban đầu là
do chính phủ Đan Mạch đóng góp đơn phương, tuy nhiên tổ chức này đang cố gắng thu hút sự tham gia trực tiếp của các công ty công nghiệp của Đan Mạch thông qua marketing và xây dựng trang web trên Internet Tổ chức này do đó sẽ đóng góp một cách bền vững và có hiệu quả những nghĩa vụ quốc tế về khí hậu theo N ghị định thư Kyoto và hệ thống buôn bán phát thải của liên
minh Châu âu
Nghị định thư Kyoto là bản thỏa thuận của nhiều quốc gia nhằm giảm phát thải KN K,
nguyên nhân dẫn tới hiện tượng ấm lên của trái đất trong khoảng giữa những năm 2008-2012
Hệ thống buôn bán phát thải của Liên minh Châu Âu là một công cụ pháp lý do liên minh Châu
Âu soạn tho thể hiện cam kết của ngành công nghiệp Châu Âu giảm phát thải KN K bắt đầu từ năm 2005 bằng việc sử dụng hệ thống buôn bán phát thải như một công cụ quan trọng để giảm chi phí xét trên quan điểm tổng thể
Tổ chức này cũng tập trung vào việc có được chứng chỉ giảm thiểu phát thải từ việc thực
hiện các dự án theo cơ chế JP và CDM của N ghị đinh thư Kyoto ở Trung và Đông Âu N hững
dự án này có thể là nâng cao hiệu suất năng lượng, chuyển đổi nhiên liệu, thu hồi khí Methane hoặc là giảm thiểu phát thải của các ngành công nghiệp
EcoSecurities, được thành lập năm 1997, do một số các chuyên gia trong lĩnh vực này, và
gần đây đã được bầu là “tư vấn JI và CDM tốt nhất” do các độc giả của tạp chí “Tài chính môi trường” ra đời cách đây 3 năm Với văn phòng ở Anh, Mỹ, Brazil, Hà Lan và Úc EcoSecurity là nhà tư vấn lớn nhất về vấn đề thay đổi khí hậu, đặc biệt trong buôn bán quyền phát thải và
Trang 11những dịch vụ tư vấn chiến lược trong ngành EcoSecurity đã phát triển hoặc tư vấn cho những
dự án
giảm thiểu phát thải CO2 trên 30 nước và có ý kiến tư vấn cho hơn 15 chính phủ về chính sách thay đổi khí hậu EcoSecurity đã kiến tạo và giao dịch với một số thương vụ buôn bán chứng chỉ giảm thiểu phát thải có giá trị lớn nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại và hiện nay đang bán quyền phát thải từ hệ thống khí gas chôn lấp của riêng mình, vận hành ở Brazil Standard Bank London, một phần của ngân hàng Standard Bank trong nhóm các ngân
hàng N am Phi tập trung rất nhiều vào ngành năng lượng, khai khoáng và kim loại đang có ưu thế tại thị trường toàn cầu và tận dụng kinh nghiệm duy trì việc tăng vốn góp, vốn vay và những quỹ trung gian cho những dự án này, không kể chúng thuộc loại sạch hoặc loại tái tạo Ngân hàng có nhiều khách hàng là các tập đoàn và chính phủ, các đối tượng sẽ nhận được nhiều lợi ích tài
chính có giá trị từ chứng chỉ Carbon tạo ra từ các dự án giảm thiểu phát thải trên toàn thế giới Ngân hàng đã ký thỏa thuận hợp tác với EcoSecurities năm 2003
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy nhập trang web: www.ecosecurities.com hoặc
www.standardbank.com
5.4.2 Thương mại tài chính Carbon của Ngân hàng thế giới (WB)
Tài chính Carbon, một công cụ phát triển đầy uy lực
(Final Anita Gordon Sept 10/04)
Các nhà phân tích thị trường Carbon ước tính tiềm năng thị trường Carbon toàn cầu đạt
10 tỷ USD một năm trong vài năm tới WB đang làm việc để đảm bảo rằng các nước đang phát triển kể cả những nước kém phát triển nhất có được thị phần trong thị trường này
a Cơ sở
WB là tổ chức phát triển lớn nhất thế giới N gân hàng cung cấp vốn vay và vốn góp cho chính phủ của các nước đang phát triển và khu vực kinh tế tư nhân thực hiện chương trình phát triển kinh tế dài hạn, khoảng 30 tỷ USD một năm N hiệm vụ của WB là góp phần giảm đói nghèo
và phát triển bền vững Mối đe dọa của sự biến động về khí hậu tác động tới phát triển dài hạn
và khả năng để người nghèo thoát khỏi cảnh đói nghèo là vấn đề quan tâm đặc biệt của WB
Sự thay đổi khí hậu đi kèm với nguy cơ phá vỡ tính ổn định của thời tiết do hiệu ứng nhà kính gây ra có thể gây ra các thiệt hại rất lớn trên hành tinh của chúng ta, đặc biệt là ở những nước đang phát triển Thay đổi bất thường của khí hậu sẽ đặt người nghèo ở các nước đang phát triển rơi vào tình trạng rủi ro hơn
b Tại sao WB lại quan tâm tới tài chính Carbon?
Các hoạt động tài chính Carbon của WB là một sự mở rộng tự nhiên trong nhiệm vụ của
WB về giảm đói nghèo Với việc có thêm thuận lợi dựa trên hoạt động thương mại của một loại hàng hoá môi trường mới, “Carbon” hay giảm thiểu phát thải KN K được công nhận WB đi tiên phong trong thị trường giảm thiểu phát thải KN K thông qua việc kinh doanh tài chính Carbon (CFB) CFB thúc đNy đầu tư cá nhân và công cộng vào các dự án giảm thiểu phát thải Ngân hàng sẽ bằng mọi nỗ lực của mình để đảm bảo cho các nước nghèo có thể thu được lợi ích
từ những hành động phản ứng của quốc tế tới hiện tượng thay đổi khí hậu bao gồm thị trường Carbon về giảm thiểu phát thải KN K
Tài chính Carbon đang được chứng minh là công cụ hữu hiệu để phát triển đầu tư công nghệ sạch bằng cách thanh toán cho những cho những chi phí tốn kém của công nghệ và cải thiện khả năng của Ngân hàng Việc bán Carbon sẽ thu được dòng ngoại tệ mạnh dài hạn cho các dự án
về giảm thiểu phát thải KN K, đặc biệt là dự án năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu suất năng lượng và rác thải trong các ngành năng lượng N hững dòng doanh thu này làm mạnh thêm tính bền vững tài chính của các dự án cơ sở và có thể giúp mở rộng quy mô các chương trình sử dụng năng lượng tái tạo Ngược lại, các hợp đồng mua bán Carbon có thể là công cụ bảo lãnh để các nhà tài trợ dự án có thể vay Tài chính Carbon là chất xúc tác cho các dự án thủy điện nhỏ ở