1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp

82 1,8K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 751,34 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐỀ CƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ÁP DUNG UCP 600 VÀ ISBP 681 ICC TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hạnh Lớp: Anh 4 TCNH K45 B Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Trần Thị Lƣơng Bình 1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 5 2. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4. Phương pháp nghiên cứu 7 5. Kết cấu khóa luận 7 DANH MỤC VIẾT TẮT 8 DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 10 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ UCP 600 11 1.1 Tổng quan về PTTT Tín dụng chứng từ 11 1.1.1 Khái niệm về PTTT Tín dụng chứng từ và L/C 1 11 1.1.1.1 Định nghĩa 11 1.1.1.2 Các bên tham gia vao phương thức tín dụng chứng từ 12 1.1.2 Đặc điểm về phương thức tín dụng chứng từ 15 1.1.2.1 Hai nguyên tắc cơ bản của phương thức tín dụng chứng từ 15 1.1.2.2 Phương thức tín dụng chứng từ liên quan tới ba quan hệ hợp đồng độc lập 17 1.1.2.3 Trong phương thức tín dụng chứng từ, các bên giao dịch chỉ căn cứ vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hóa 19 1.1.3 Quy trình Thanh toán tín dụng chứng từ 20 1.1.4 Ưu điểm và hạn chế 21 2 1.1.4.1. Đối với người nhập khẩu 21 1.1.4.2 Đối với người xuất khẩu 22 1.1.4.3. Đối với ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo/chỉ định /xác nhận 23 1.2 Tổng quan về UCP 600 và ISBP 681 ICC 24 1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết ra đời của UCP 600 và ISBP 681 ICC 24 1.2.1.1 Khái niệm 25 1.2.1.2 Các lần sửa đổi của UCP 26 1.2.1.3 Sự cần thiết ra đời của UCP 600 và ISBP 681 26 1.2.2 Đặc điểm lần sửa đổi thứ 6 của UCP - UCP 600 28 1.2.3 Phạm vi điều chỉnh và giá trị pháp lý của UCP 600 và ISBP 681 30 1.2.3.1 Phạm vi điều chỉnh 30 1.2.3.2 Giá trị pháp lý 32 1.2.4 Mối quan hệ của UCP và luật quốc gia 32 1.3 Ảnh hƣởng của UCP 600 và ISBP 681 ICC tới hoạt động TTQT bằng L/C 34 1.3.1 Ảnh hưởng đến thương mại quốc tế nói chung 34 1.3.2 Ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại 35 1.3.3 Ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu 36 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG UCP 600 và ISBP 681 TẠI VIỆT NAM 38 2.1 Khái quát chung về tình hình TTQT tại Việt Nam 38 2.1.1 Tình hình TTQT tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 38 2.1.2 TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ 39 3 2.2 Thực trạng tình hình sử dụng UCP 600 và ISBP 681 trong hoạt động TTQT bằng L/C tại Việt Nam 42 2.2.1 Các mâu thuẫn thường phát sinh trong hoạt động TTQT bằng L/C 42 2.2.1.1 Tranh chấp do phía người nhập khẩu vi phạm nghĩa vụ 42 2.2.1.2 Tranh chấp do phía người xuất khẩu vi phạm nghĩa vụ 45 2.2.1.3 Tranh chấp do phía các ngân hàng vi phạm nghĩa vụ 47 2.2.2 Các nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp trong hoạt động TTQT bằng L/C tại Việt Nam 52 2.2.2.1 Nguyên nhân khách quan từ bản thân UCP 600 và ISBP 681 52 2.2.2.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 54 2.2.2.3. Nguyên nhân xuất phát từ người xuất khẩu và người nhập khẩu. 57 2.2.2.4 Nguyên nhân từ môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật 58 2.2.3 Thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động TTQT bằng L/C 59 2.2.3.1 Thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 trong hoạt động TTQT bằng L/C 59 2.2.3.2 Thực trạng giải quyết tranh chấp trong trong TTQT bằng L/C tại Việt Nam 62 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TTQT BẰNG L/C VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DỤNG HIỆU QUẢ UCP 600 VÀ ISBP 681 TẠI VIỆT NAM 65 3.1 Định hƣớng chiến lƣợc hoàn thiện hoạt động TTQT bằng L/C tại Việt Nam 65 3.1.1 Định hướng chiến lược hoàn thiện hoạt động TTQT nói chung 65 4 3.1.2 Xu hướng áp dụng UCP 600 và ISBP 682 tại các ngân hàng thương mại 66 3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng UCP 600 và ISBP 681 tại Việt Nam 66 3.2.1 Các giải pháp mang tính chất vĩ mô 67 3.2.1.1 Về phía Ủy ban Ngân hàng thuộc ICC 67 3.2.1.2 Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng, ngân hàng nhà nước Việt Nam 67 3.2.2 Các giải pháp mang tính chất vi mô 69 3.2.2.1 Về phía các ngân hàng thương mại 69 3.2.2.2 Về phía các doanh nghiệp 72 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 LỜI CẢM ƠN 81 5 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế quốc tế đang tích cực hội nhập sâu rộng không một quốc gia nào có thể phát triển mà tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Mở rộng quan hệ hợp tác đa phương trên mọi lĩnh vực đang là một xu hướng mang tính toàn cầu. Ngày 7/11/2006, tại Gernever – Thụy Sỹ đã diễn ra trọng thể Lễ ký Nghị định thư về việc Việt Nam được chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự kiện này đã tạo ra vận hội mới cho nền kinh tế đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sau 3 năm nhìn lại, kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình tích cực với những tín hiệu lạc quan như làn sóng FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) vào Việt Nam ghi nhận được 64 tỷ USD trong năm 2008., kim ngạch xuất nhập khẩu hai năm 2008 – 2009 đạt trung bình 150 tỷ USD/năm 1 . Sự tăng trưởng của thương mại quốc tế đã làm cho khối lượng thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng lên. Hoạt động thanh toán quốc tế trở thành nhân tố bôi trơn cho guồng máy ngoại thương giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhưng thương mại quốc tế càng phát triển thì mối quan hệ giữa người bán và người mua càng phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ (L/C) tỏ ra là một lựa chọn thông minh, hạn chế rủi ro cho cả hai bên xuất nhập cũng như đem lại lợi nhuận nhiều hơn cho các ngân hàng Văn bản pháp lý quốc tế duy nhất điều chỉnh phương thức thanh toán bằng L/C là bản Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ - UCP (The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits) và Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức 1 Nguồn: http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=184688&CatId=26 6 tín dụng chứng từ - ISBP (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits) do Phòng Thương mại quốc tế - ICC (International Chamber of Commerce) ban hành. Hai văn bản mới nhất là UCP 600 và ISBP 681 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Tại Việt Nam, hầu hết các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp đã áp dụng sự điều chỉnh UCP 600 và ISBP 681 đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế mang lại hiệu quả tốt, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định cần phải được tháo gỡ. Xuất phát từ thực tế trên, việc tìm hiểu rõ các quy định trong UCP 600 và ISBP 681 để nâng cao hiệu quả áp dụng tại Việt Nam là một việc làm hết sức cần thiết. Với cơ sở thực tiễn này, tác giả đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “Áp dụng UCP 600 và ISBP 681 tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu  Làm rõ các vấn đề cơ bản về UCP 600 và ISBP 681  Tìm hiểu việc áp dụng UCP 600 và ISBP 681 trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại Việt Nam - những thuận lợi, khó khăn.  Từ những thành tựu đạt được cũng như khó khăn gặp phải khi áp dụng UCP 600 và ISBP 681 để kiến nghị một số giải pháp để phát triển hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C theo UCP 600 và ISBP 681 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu  UCP 600 và ISBP 681 trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C tại Việt Nam + Phạm vi nghiên cứu 7  Tại các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp có hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C chịu sự điều chỉnh của UCP 600 và ISBP 681 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:  Phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu  Phương pháp đối chiếu so sánh  Phương pháp phân tích tổng hợp  Phương pháp diễn giải quy nạp 5. Kết cấu khóa luận Ngoài lời mở đầu, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu và kết luận, Khóa luận được chia thành 3 phần chính bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về phương thức thanh toán bằng L/C và UCP 600 Chương 2: Thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 tại Việt Nam Chương 3: Định hướng hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C và một số giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả UCP 600 và ISBP 681 tại Việt Nam. 8 DANH MỤC VIẾT TẮT 1 PTTT Phương thức thanh toán 2 TTQT Thanh toán quốc tế 3 TMQT Thương mại quốc tế 4 L/C Tín dụng chứng từ (Letter of Credit) 5 UCP Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits) 6 ISBP Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits) 7 ICC Phòng Thương mại quốc tế (The International chamber of Commerce) 8 USD Đồng đô la Mỹ (United States dollar) 9 SWIFT Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng (The society for Worldwide Interbank Fianancial Telecommunication) 10 VCB Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (Joint stock Bank for Foreign Trade of Vietnam) 11 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Vietnam Bank of Agriculture and Rural Development) 9 12 Vietinbank Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade) 13 VIBank Ngân hàng Quốc tế (Vietnam International Commercial Joint Stock Bank) 14 MB Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (The Military Commercial Joint- Stock Bank) 15 Techcombank Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Vietnam Technological and Commercial Joint- stock Bank) 16 BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Bank for Investment and Development of Vietnam) [...]... không trái với pháp luật Việt Nam nghĩa là trong trường hợp luật Việt Nam có sự khác biệt thậm chí đối lập với UCP thì luật Việt Nam sẽ chiếm ưu thế và phải được tuân thủ Thực tế tại các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đều thống nhất sử dụng UCP 600 như một văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ Như vậy khi lựa chọn áp dụng UCP 600, các bên... tạp, đòi hỏi ICC sẽ tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi để có thể áp ứng được sự thay đổi liên tục trong thương mại quốc tế 1.2.3 Phạm vi điều chỉnh và giá trị pháp lý của UCP 600 và ISBP 681 1.2.3.1 Phạm vi điều chỉnh Điều 1 UCP 600 “ Các quy tắc Thực hành Thống nhất về Tín dụng chứng từ, bản sửa đổi 2007, ICC xuất bản số 600 ( UCP 600 ) là các quy tắc áp dụng cho bất kỳ tín dụng chứng từ (“tín dụng ) nào... một bản UCP bất kỳ để áp dụng nhưng phải có sự dẫn chiếu cụ thể bản UCP đó trong nội dung thư tín dụng Khi áp dụng UCP thì đồng nghĩa với việc áp dụng ISBP và eUCP (Bản phụ trương của UCP về việc xuất trình chứng từ điện tử - the UCP Supplement for Electronic Presentation) 1.2.3.2 Giá trị pháp lý Phòng TMQT là một tổ chức xã hội phi chính phủ do vậy các tập quán quốc tế như UCP 600, ISBP, e UCP 600 không... phát hành 1.2 Tổng quan về UCP 600 và ISBP 681 ICC 1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết ra đời của UCP 600 và ISBP 681 ICC Phòng Thương mại quốc tế (The International chamber of commerce) – ICC được thành lập vào tháng l0/1919 tại Hội nghị quốc tế về thương mại, họp tại thành phố Atlantic-city, với sự tham gia của đại diện giới thương mại và công nghiệp của 5 nước Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ và Ý Ngày 24/10/1919 ngày... bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam  Luật Thƣơng mại số 36/2005/QH11 cũng có quy định tại Điều 5 Áp dụng. .. toán tín dụng chứng từ nên đối với các trường hợp không có luật quốc gia điều chỉnh, pháp luật Việt Nam cho phép các bên tham gia được áp dụng tập quán quốc tế, kể cả luật nước ngoài  Quy định này thể hiện đầu tiên ở Khoản 4 Ðiều 759 Bộ luật Dân sự nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2005: Áp dụng pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập... Theo bậc thang pháp lý thì có thể xếp đầu tiên là Công ước quốc tế, Luật quốc gia, Pháp lệnh quốc gia, Nghị định chính phủ, Thông tư bộ và liên bộ, Quy chế, Hợp đồng dân sự và tập quán trong đó có UCP 600 Chính vì tính chất pháp lý tùy ý mà bản thân UCP và ISBP đã tạo ra những điều kiện miễn trạc cho nhà soạn thảo các văn bản pháp lý đó khi có những sai sót phát sinh trong quá trình áp dụng 1.2.4 Mối... tín dụng loại trừ hoặc sửa đổi một cách rõ ràng Như vậy, UCP 600 không điều chỉnh các nội dung loại trừ và sửa đổi quy định trong thư tín dụng, nếu có - Với thư tín dụng dự phòng: UCP 600 chỉ điều chỉnh những nội dung của thư tín dụng dự phòng nào tương thích với các quy tắc của UCP 600, còn với những nội dung riêng có trong thư tín dụng sự phòng mà UCP 600 không có quy tắc tương thích thì UCP 600. .. Như vậy, UCP 600 là kết quả hơn 3 năm làm việc của Ủy ban Kỹ thuật và tập quán ngân hàng của ICC Về cơ bản, UCP 600 đã có nhiều điểm mới nhằm xác định rõ và giải quyết những xung đột trong thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ mà UCP 500 chưa thực hiện được Tất nhiên, bên cạnh những thành tựu, UCP 600 vẫn chưa giải quyết được tất cả các vấn đề thực tiễn đầy phong phú và phức tạp,... A – G A Những quy định chung và định Phạm vi áp dụng của UCP 600 nghĩa Các định nghĩa B Hình thức và thông báo tín dụng Giải thích C Nghĩa vụ và trách nhiệm Các mục khác mang tính chất D Chứng từ nghiệp vụ E Các điều quy định khác F Tín dụng chuyển nhượng G Nhượng tiền thu được  Về mặt nội dung - UCP 600 loại bỏ những nội dung không thuộc đối tượng áp dụng của thư tín dụng, ví dụ như nội dung liên . 3.1.2 Xu hướng áp dụng UCP 600 và ISBP 682 tại các ngân hàng thương mại 66 3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng UCP 600 và ISBP 681 tại Việt Nam 66 3.2.1 Các giải pháp mang tính chất. và UCP 600 Chương 2: Thực trạng áp dụng UCP 600 và ISBP 681 tại Việt Nam Chương 3: Định hướng hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C và một số giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả UCP 600. ĐỀ CƢƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ÁP DUNG UCP 600 VÀ ISBP 681 ICC TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Hà Nội, tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện: Lê

Ngày đăng: 04/07/2014, 18:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Luận văn: “Các rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C theo UCP 600 tại ngân hàng thương mại Việt nam và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro”; Tác giả: Nguyễn Hồng Nga; Người hướng dẫn: GS.Nguyễn Thị Quy; Đại học Ngoại thương, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C theo UCP 600 tại ngân hàng thương mại Việt nam và một số giải pháp phòng ngừa rủi ro
6. Luận văn: “Giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ theo UCP 600 và ISBP 681, 2007ICC - Thực trạng và giải pháp”; Tác giả: Nguyễn Thị Loan; Người hướng dẫn: GS.TS.Nguyễn Thị Quy; Đại học Ngoại thương, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết tranh chấp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ theo UCP 600 và ISBP 681, 2007ICC - Thực trạng và giải pháp
7. Luận văn: “Những tranh chấp thường phát sinh trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) thời gian gần đây”; Tác giả: Đặng Vân Anh; Người hướng dẫn: TS. Đặng Thị Nhàn; Trường Đại học Ngoại thương, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tranh chấp thường phát sinh trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) thời gian gần đây
8. Luận văn: “Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”; Tác giả: Hồ Thị Thu Hằng; Người hướng dẫn: TS. Vũ Sỹ Tuấn Trường;Đại học Ngoại thương, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam
9. Luận văn: “Tạo lập và kiểm tra chứng từ trong phương thức thanh toán bằng L/C theo UCP 600 và ISBP 681, 2007 ICC”; Tác giả: Hoàng Phụng Anh; Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Quy; Đại học Ngoại Thương, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạo lập và kiểm tra chứng từ trong phương thức thanh toán bằng L/C theo UCP 600 và ISBP 681, 2007 ICC
10. Luận văn: “Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong thanh toán bằng L/C tại Việt Nam hiện nay”; Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Huyền; Người hướng dẫn: TS. Đặng Thị Nhàn; Đại học Ngoại Thương, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và những vấn đề đặt ra trong thanh toán bằng L/C tại Việt Nam hiện nay
1. ICC Uniform Customs and Practice for Documentary Credits - UCP 600, ICC Publication No. 600, 2007 Edition Khác
2. International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary Credits subject to UCP 600 – ISBP 681Tiếng Việt Khác
1. Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của ICC UCP 600 2007 Khác
2. Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C (Theo UCP 500, 1993; ISBP 645 và e.UCP 1.0), PGS,TS Nguyễn Thị Quy, NXB Lý luận chính trị, 2006 Khác
3. Cẩm nang sử dụng thư tín dụng – L/C – tuân thủ UCP 600 và ISBP 681 2007 ICC, GS.Đinh Xuân Trình, NXB Lao động – Xã hội, 2008 Khác
4. Giáo trình Thanh toán Quốc Tế, Trường Đại học Ngoại Thương, GS.Đinh Xuân Trình, NXB Lao động – Xã hội, 2005 Khác
11. Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ ISBP 681 ICC 2007 Khác
12. Tổng hợp báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại Việt NamWebsite Khác
3. Diễn đàn Giao nhận và vận tải Việt Nam: www.vietship.vn Khác
4. Hệ thống SAGA, cổng thông tin về kiến thức quản trị kinh doanh và kỹ năng thực hành giao thương: www.saga.vn Khác
5. Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: www.vnba.org.vn 6. International Chamber of Commerce: www.iccwbo.org Khác
7. Luật sư - Công chứng Đào và Đồng nghiệp: www.luatsutuvan.com.vn Khác
8. Ngân Hàng Công Thương Việt Nam: www.vietinbank.vn 9. Ngân hàng Quốc Tế: www.vib.com.vn Khác
10. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam: www.vietcombank.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Doanh số và thị phần TTQT của Ngân hàng Ngoại thương Việt  Nam 2005 – 2008  5 - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp
Bảng 2 Doanh số và thị phần TTQT của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 2005 – 2008 5 (Trang 40)
Bảng 3: Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại các Ngân hàng Thương  Mại Việt Nam 6 - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp
Bảng 3 Tình hình thanh toán L/C xuất khẩu tại các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam 6 (Trang 41)
Bảng 5: Doanh số thanh toán xuất khẩu theo những mặt hàng chủ yếu  tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam  8 - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp
Bảng 5 Doanh số thanh toán xuất khẩu theo những mặt hàng chủ yếu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 8 (Trang 42)
Bảng 6: Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu qua các NHTM Việt Nam  9 Đơn vị: tỷ USD - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp
Bảng 6 Tình hình thanh toán L/C nhập khẩu qua các NHTM Việt Nam 9 Đơn vị: tỷ USD (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w