5. Kết cấu khóa luận
2.2.2.1 Nguyên nhân khách quan từ bản thân UCP600 và ISBP681
So với UCP 500 rõ ràng UCP 600 đã hạn chế được một số những bất
cập nhất định. Tuy nhiên, dù trên cơ sở lý luận hay thực tiễn thì bản thân UCP 600 cũng tồn tại những điểm hạn chế không thể tránh khỏi và là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn tới các tranh chấp trong hoạt động TTQT
bằng L/C tại Việt Nam
+ Điều 7 (b) UCP 600 chỉ ra thời điểm cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành có hiệu lực là từ thời điểm ngân hàng phát hành thư tín dụng nhưng lại chưa định nghĩa thế nào là thời điểm phát hành tín dụng và thời điểm nào được coi là tín dụng đã phát đi do đó các bên hoặc là dựa vào ngày phát hành ghi trong nội dung thư tín dụng hoặc là dựa vào ngày phát bức điện MT 700…Việc vận dụng quá nhiều cách hiểu cho một khái niệm tất yếu sẽ làm phát sinh tranh chấp khi mỗi bên hiểu theo một kiểu và ai cũng có cái lý
của mình vì UCP 600 hoàn toàn không đề cập tới vấn đề này.
+ Điều khoản về tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ
Điều 14 (d) UCP 600: “Dữ liệu trong một chứng từ không nhất thiết phải giống hệt như dữ liệu của tín dụng, của bản thân của chứng từ và của thực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế, nhưng không được mâu thuẫn với dữ liệu trong chứng từ đó, với bất cứ chứng từ quy định khác hoặc với tín dụng”. Quy định này thật sự rất mơ hồ và khó hiểu để xác định xem các chứng từ có mâu thuẫn hay không và nhiều khi việc quyết định đó lại dựa trên sự nhạy cảm của người kiểm tra chứng từ. Ví dụ một trường hợp ngân hàng phát hành bắt lỗi trong trường điện tử 45A SWIFT MT 700 về mô tả hàng hóa của L/C ghi điều kiện giao nhận hàng là FCL/FCL, nhưng trên vận đơn lại ghi là
CY/CY; người xuất khẩu cho rằng FCL/FCL là nhận nguyên công tại cảng đi và giao nguyên công tại cảng đến và CY/CY là nhận tại Bãi container cảng đi giao tại Bãi container cảng đến là hoàn toàn giống nhau, không thể coi là sự khác biệt được trong khi ngân hàng lại giải thích FCL/FCL và CY/CY là khác biệt nhau vì FCL là viết tắt của nhóm từ Full Container Load và CY là viết tắt của nhóm từ Container Yard - hai nhóm từ này hoàn toàn khác nhau, nếu xét theo nguyên tắc kiểm tra bề mặt của các chứng từ quy định trong UCP 600. Như vậy, chính sự mập mờ trong quy định của UCP 600 mà tranh chấp trên thực tế đã xảy ra.
Điều 14 (c) UCP 600: “Việc xuất trình một hoặc nhiều bản gốc các chứng từ vận tải theo các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 và 25 phải do người thụ hưởng hoặc người thay mặt thực hiện không muộn hơn 21 ngày theo lịch sau ngày giao hàng như mô tả trong các quy tắc này, nhưng trong bất cứ trường hợp nào cũng không được muộn hơn ngày hết hạn của tín dụng” nhưng Điều 21 (b) ISBP 681 lại quy định: “Các chứng từ đến chậm có thể chấp nhận” là chứng từ xuất trình sau 21 ngày dương lịch kể từ ngày giao hàng nhưng phải xuất trình không muộn hơn ngày hết hạn xuất trình quy định trong Thư tín dụng”. Rõ ràng ở đây có sự không tương thích giữa 2 văn bản pháp lý gây khó khăn trong việc kiểm tra tính hợp lý của bộ chứng từ.
+ Chứng từ vận tải đa phương thức
Điều 19 UCP 600 một chứng từ vận tải đa phương thức phải “dùng cho ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau”. Song trên thực tế chứng từ vận tải đa phương thức vẫn được áp dụng đối với hành trình chỉ sử dụng phương thức vận chuyển đường bộ. Vậy trong trường hợp đó nó có thuộc đối tượng điều chỉnh của UCP 600 hay không? Đây là một trong những nguyên nhân từ bản thân của UCP 600 làm cho hoạt động TTQT bằng L/C gặp phải những tranh chấp không đáng có nếu có quy định cụ thể.
Tương tự với Vận đơn của người giao nhận, UCP 600 hoàn toàn không có một điều khoản riêng nào cho forwarder B/L vì vậy nếu người xuất khẩu tiến hành gửi hàng cho người giao nhận thì vận đơn của người giao nhận có được ngân hàng chấp nhận không?