Tranh chấp do phía các ngân hàng vi phạm nghĩa vụ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 53)

5. Kết cấu khóa luận

2.2.1.3 Tranh chấp do phía các ngân hàng vi phạm nghĩa vụ

Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành bị ràng buộc bởi hai quan hệ hợp đồng: một là hợp đồng dịch vụ với người yêu cầu L/C, hai là trái vụ một bên với người thụ hưởng L/C.

Khi Đơn yêu cầu phát hành L/C của người nhập khẩu được chấp nhận, ngân hàng tự ràng buộc mình với nghĩa vụ mở một L/C có những điều khoản và điều kiện đúng với những quy định trong Đơn yêu cầu phát hành L/C cho người xuất khẩu hưởng lợi. Còn khi đã phát hành L/C thì ngân hàng bị ràng buộc bởi cam kết chắc chắn thanh toán cho người thụ hưởng.

Ngoài ra, trong trường hợp ngân hàng phát hành ủy thác cho một ngân hàng chỉ định thực hiện việc thanh toán hoặc thương lượng thanh toán cho người thụ hưởng thì ngân hàng phát hành bị ràng buộc bởi quan hệ hợp đồng ủy quyền với ngân hàng chỉ định. Tuy nhiên, cần lưu ý một điều là nếu như UCP 500 có điều khoản điều chỉnh cả Đơn yêu cầu phát hành L/C hay Đơn yêu cầu sửa đổi thư tín dụng (điều 5 UCP 500), thì điều 1 của UCP 600 quy định rõ ràng đối tượng điều chỉnh của nó là thư tín dụng và thư tín dụng dự phòng. Do đó chủ thể mà UCP 600 điều chỉnh chỉ có: ngân hàng phát hành, người thụ hưởng và các ngân hàng chỉ định hay ngân hàng xác nhận. Cũng theo UCP 600 nghĩa vụ của ngân hàng phát hành trong phương thức tín dụng chứng từ là các cam kết trả tiền ngay, trả tiền sau và cam kết chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn. Nếu vi phạm nghĩa vụ của mình thì ngân hàng phát hành phải chịu trách nhiệm. Các trường hợp tranh chấp liên quan đến ngân

hàng phát hành có thể do sự vi phạm nghĩa vụ của ngân hàng với một số trường hợp điển hình sau:

a. Tranh chấp khi ngân hàng phát hành không phát hiện hết sai sót của bộ chứng từ

Điều 14 UCP 600 Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ: “a. Ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, nếu có và ngân hàng phát hành phải kiểm tra việc xuất trình, chỉ trên cơ sở của chứng từ để quyết định chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không”

nhưng UCP 600 không nêu cụ thể thế nào là sự phù hợp trên bề mặt của chứng từ vì thế ngân hàng phát hành sẽ căn cứ vào L/C, các tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ trong ISBP 681 ICC 2007 để kiểm tra. Theo đó, sau khi kiểm tra chứng từ nếu không phát hiện có sai sót thì ngân hàng sẽ phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán cho người xuất trình, rồi sau đó sẽ gửi bộ chứng từ đến người yêu cầu để đòi tiền, ngược lại nếu có sai sót thì sẽ gửi Giấy báo sai biệt chứng từ cho người yêu cầu và yêu cầu người này trả lời chấp nhận hay từ chối thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 2 ngày). Thực tế nếu người nhập khẩu đồng ý thanh toán thì sẽ gửi cho ngân hàng một giấy cam kết thanh toán bộ chứng từ để ngân hàng thanh toán hoặc thương lượng thanh toán cho người xuất trình. Tranh chấp thường phát sinh khi ngân hàng phát hành do không cẩn thận đã không phát hiện ra sai sót của bộ chứng từ hoặc phát hiện không hết sai sót khiến người yêu cầu đưa ra các chỉ thị sai lầm. Hậu quả là nếu sai sót bị bỏ qua là nghiêm trọng thì sau này, người nhập khẩu có thể không nhận được hàng hoặc nhận phải hàng kém chất lượng sẽ có thể kiện ngân hàng vì sự thiếu sót đó.

b. Tranh chấp xảy ra khi ngân hàng phát hành từ chối thanh toán bộ chứng từ hợp lệ

Khi nhận thấy việc nhập hàng hóa có thể bị lỗ do giá cả trên thị trường đang giảm, người nhập khẩu không muốn nhận hàng và cố tìm kiếm sai sót

của bộ chứng từ để từ chối nhận hàng. Ngân hàng phát hành vì chiều ý khách hàng nên vội vàng bắt lỗi bộ chứng từ hoặc do sự hiểu biết về UCP 600 còn hạn chế nên bắt lỗi bộ chứng từ không đúng tinh thần của UCP 600. Loại tranh chấp này rất hay gặp trong thực tế nhất là với tình hình giá cả hàng hóa trên thế giới biến động khó lường, các công ty không có khả năng dự đoán chính xác được xu thế biến động giá cả nên khi thấy bị lỗ đã tìm cách thoái thác việc nhận hàng.

Những sai sót mà ngân hàng phát hành hay nhầm lẫn thường liên quan tới lỗi chính tả, hoặc điều kiện phi chứng từ…Sai sót liên quan tới điều kiện phi chứng từ chẳng hạn như có sự mâu thuẫn giữa dữ liệu trong chứng từ mà thư tín dụng yêu cầu với chứng từ mà thư tín dụng không yêu cầu xuất trình nhưng ngân hàng lại căn cứ vào đó để bắt lỗi bộ chứng từ. Cũng theo Điều 14 UCP 600 thì do không có nghĩa vụ kiểm tra các chứng từ không yêu cầu xuất trình trong L/C nên ngân hàng không nhận biết được có sự mâu thuẫn dữ liệu giữa các chứng từ yêu cầu xuất trình và chứng từ không được yêu cầu, do đó không được căn cứ vào đó để bắt lỗi bộ chứng từ. Đôi khi những quy định mập mờ của L/C cũng có thể dẫn tới tranh chấp.

c. Tranh chấp xảy ra khi ngân hàng phát hành vi phạm thời hạn kiểm tra bộ chứng từ.

Về thời hạn kiểm tra chứng từ xuất trình theo UCP 600 đã có một số thay đổi so với UCP 500. Một là, thời gian kiểm tra chứng từ ngắn hơn chỉ còn 5 ngày làm việc ngân hàng thay vì 7 ngày như trước kia. Hai là, mốc thời gian để bắt đầu tính thời hạn kiểm tra là kể từ ngày kế tiếp của ngày xuất trình thay vì ngày kế tiếp của ngày nhận chứng từ quy định như trước. Ba là, UCP 600 bỏ câu “Có một thời gian hợp lý” để kiểm tra chứng từ. Trên thực tế vì lý do chủ quan hoặc khách quan mà ngân hàng phát hành có thể vi phạm thời hạn này và mất quyền từ chối bộ chứng từ. Chẳng hạn như khi phát hiện sai

sót trong bộ chứng từ, vì chờ đợi chỉ thị từ người yêu cầu mà ngân hàng không thông báo cho người thụ hưởng rằng mình chấp nhận hoặc từ chối thanh toán. Như vậy, tranh chấp có thể xảy ra và giải quyết theo UCP 600 thì rủi ro thuộc về phía ngân hàng.

d. Tranh chấp khi ngân hàng phát hành không cầm giữ chứng từ chờ định đoạt của người xuất trình

Điều 16 UCP 600 quy định rất rõ trách nhiệm của ngân hàng phát hành đối với bộ chứng từ có sai sót là phải thông báo rõ ràng tình trạng của bộ chứng từ không phù hợp hoặc là cầm giữ chứng từ chờ chỉ thị của người xuất trình, người yêu cầu, hoặc là sẽ gửi trả lại cho người xuất trình. Trong trường hợp ngân hàng chỉ thông báo từ chối bộ chứng từ mà không thông báo mình sẽ cầm giữ bộ chứng từ chờ sự định đoạt của người xuất trình, giao lại cho người yêu cầu hay trả lại bộ chứng từ thì tranh chấp sẽ xảy ra khi người xuất trình lợi dụng sơ hở của ngân hàng, chờ tới khi hết thời hạn kiểm tra chứng từ khởi kiện ngân hàng vì đã không thanh toán trong khi vẫn cầm giữ bộ chứng từ hoặc giao cho người nhập khẩu mà không thông báo cho người xuất trình là vi phạm điều 16f UCP 600. Tranh chấp cũng có thể xảy ra do có sự khác nhau trong quy định của UCP 600 và UCP 500. Về vấn đề này, UCP 500 không cho phép ngân hàng phát hành khi đã thông báo từ chối rồi chuyển bộ chứng từ cho người yêu cầu nếu không có sự đồng ý của người thụ hưởng. Còn UCP 600 lại cho phép nhưng với điều kiện người yêu cầu và ngân hàng phát hành đồng ý bỏ qua sai biệt. Rõ ràng nếu không tìm hiểu kỹ của UCP 600 thì tranh chấp sẽ xảy ra.

e. Tranh chấp khi ngân hàng thông báo vi phạm nghĩa vụ.

Điều 9 UCP 600 quy định trách nhiệm nhiệm của ngân hàng thông báo là phản ánh chính xác các điều kiện, điều khoản của L/C gốc. Nhận được ủy thác của L/C, khi nhận thư tín dụng hoặc thư tín dụng sửa đổi, ngân hàng

thông báo phải kiểm tra tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng hoặc yêu cầu sửa đổi thư tín dụng. Nếu thỏa mãn yêu cầu kiểm tra thì mới thông báo cho người thụ hưởng, ngược lại ngân hàng thông báo có quyền từ chối thông báo. Khi từ chối phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng phát hành.

Nhưng một bất cập của UCP 600 và ISBP 681 là không có điều khoản nào giải thích khái niệm tính chân thật bề ngoài của L/C khiến người ta có thể hiểu điều đó do ngân hàng thông báo tự quyết định theo yêu cầu của nghiệp vụ đại lý đã được quy định trong hợp đồng đại lý với ngân hàng phát hành. Ví dụ như, thư tín dụng phát hành bằng Telex không có mã test, hoặc có nhưng sai với mã test đăng ký là thiếu tính chân thực bề ngoài.

Trong phương thức tín dụng chứng từ mờ L/C đúng thời hạn là nghĩa vụ của người nhập khẩu nên việc ngân hàng thông báo từ chối một thư tín dụng đã được phát hành với lý do thư tín dụng đó không thỏa mãn được tính chất thật bề ngoài có thể có quan hệ logic với việc không thực hiện nghĩa vụ của người nhập khẩu. Vì tính của vấn đề này, nên UCP 600 còn quy định thêm về trách nhiệm của ngân hàng thông báo khi từ chối thông báo thư tín dụng. “ngân hàng thông báo phải thông báo cho người thụ hưởng thư tín dụng biết rằng tụ nó kho kiểm tra thư tín dụng đã không thỏa mãn được tính chân thực bề goài của thư tín dụng hoặc yêu cầu sửa đổi thư tín dụng” - Điều 9f UCP 600. Nếu ngân hàng thông báo không thận trọng trong vấn đề này thì rất dễ xảy ra tranh chấp. Liên quan đến ngân hàng thông báo, loại tranh chấp thường do ngân hàng không làm đùng trách nhiệm của mình như thông báo một thư tín dụng thiếu tính chân thật bề ngoài hay không thông báo cho người thụ hưởng về sự từ chối thông báo thư tín dụng của mình. Sai sót cũng có thể xảy ra do trong quá trình truyền dữ liệu từ ngân hàng phát hành tới ngân hàng thông báo nhưng theo điều 35 UCP 600 thì cả hai ngân hàng đều được miễn trách với lỗi này nên tranh chấp tất yếu sẽ xảy ra.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)