Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 58)

5. Kết cấu khóa luận

2.2.2.2Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Nguyên nhân chủ quan

+ Do ngân hàng hiểu và vận dụng UCP không chính xác

UCP 600 ICC có hiệu lực từ tháng 7/2007 và cho đến nay chưa có nhiều vụ tranh chấp được giải quyết dựa trên UCP 600 nhưng từ những vụ tranh chấp do UCP 500 điều chỉnh trong thực tế có thể thấy được một trong những nguyên nhân là do chính các ngân hàng cũng chưa hiểu cặn kẽ UCP để có sự vận dụng hợp lí. Trong đó bao gồm:

- Do bản chất UCP chỉ là một bộ tập quán quốc tế chứ không phải là một điều luật quốc tế cộng với việc khi phát hành L/C nhiều ngân hàng đã không dẫn chiếu đến UCP làm nguồn luật áp dụng nên khi xảy ra tranh chấp chính các bên lại không thỏa thuận được luật áp dụng nên dẫn tới tranh chấp về nguồn luật áp dụng. Hoặc cũng có thể L/C có dẫn chiếu UCP nhưng do tính chất pháp lý tùy ý nên khi áp dụng vào thực tế quan hệ kinh tế quốc tế thì vẫn phải tôn trọng luật lệ và tập quán của quốc gia nơi diễn ta giao dịch chứ không phải ngược lại. Nếu các bên không hiểu nguyên tắc này sẽ không thể giải quyết được tranh chấp khi có xung đột luật diễn ra giữa UCP và luật quốc gia. Liên quan tới vấn đề dẫn chiếu UCP, nhiều ý kiến cho rằng khi L/C được gửi đi bằng điện thì không cần phải có điều khoản dẫn chiếu UCP trong L/C. Lý do đưa ra là khi các ngân hàng truyền tin qua hệ thống SWIFT – Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng (The society for Worldwide Interbank Fianancial Telecommunication) để phát hành thư tín dụng phải sử dụng mã SWIFT MT đầu 7 được thiết kế tương thích với UCP 600. Nhưng trên thực tế

thì UCP 600 và SWIFT là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế mà trong hướng dẫn áp dụng mã MT 700&701 của Ủy ban tài chính thương mại của Hiệp hội SWIFT có ghi: “Trừ khi có quy định khác, Thư tín dụng được phát hành tuân thủ bản UCP đang có hiệu lực vào ngày phát hành. Ngân hàng thông báo phải thông báo cho người thụ hưởng hoặc ngân hàng thông báo khác nếu Thư tín dụng dẫn chiếu đến ICC UCP” - (Unless otherwise specified, the Documentary Credit is issued subject to UCP, ICC, which are in effect on the date of issue. The Advising bank must inform the Beneficiary or another Advising bank when the credit is subject to the ICC UCP).

- Nhiều ngân hàng chưa hiểu đúng những quy định của UCP về các tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ, chẳng hạn như cách hiểu đúng thế nào là bộ chứng từ hợp lệ, chứng từ gốc... Chẳng hạn, có ngân hàng hiểu rằng chứng từ gốc phải có kí hiệu “original”. Nhưng UCP 600 thì không cần thiết phải như vậy nên đã nảy sinh tranh chấp khi ngân hàng phát hành từ chối thanh toán bộ chứng từ hợp lệ.

- UCP 600 có nhiều thay đổi so với UCP 500 – một bản quy tắc đã được sử dụng 14 năm trước khi có UCP 600. Do đó nhiều cán bộ ngân hàng đã quen với bộ tập quán cũ và không tìm hiểu kĩ sự thay đổi giữa hai bản quy tắc này nên đôi lúc có sự nhầm lẫn giữa các quy định của hai bộ tập quán dẫn tới sai sót trong quá trình kiểm tra chứng từ cũng như từ chối chứng từ.

+ Do các ngân hàng không làm hết trách nhiệm của mình

Trong số những nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp trong phương thức tín dụng chứng từ không thể không kể đến nguyên nhân đến từ chính những yếu kém trong chức trách làm việc của ngân hàng. Một phần là vì UCP 600 cũng như UCP 500 đều có điều khoản miễn trách cho các ngân hàng. Do đó ngân hàng thường dựa vào điều khoản này để thoái thác trách nhiệm mà lẽ ra họ phải gánh chịu do sơ suất hay bất cẩn của mình. Và cũng vì điều khoản

này nên nhiều ngân hàng đã làm việc thiếu trách nhiệm. Chẳng hạn như với ngân hàng phát hành thì UCP 600 có điều 34 miễn trách về tính hợp lệ của chứng từ, tức là các ngân hàng không chịu trách nhiệm đối với hình thức, sự đầy đủ, tính chính xác…của chứng từ cộng với việc có nhưng khách hàng kí quĩ 100 % thì ngân hàng thường giải ngân tài khoản của khách hàng trước khi tranh chấp được giải quyết do đó gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

+ Hiệu quả chương trình đào tạo về UCP 600 chưa cao

Mặc dù các ngân hàng đã có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng trước khi chính thức áp dụng bộ tập quán mới: đào tạo nhân lực, tổ chức hội thoat giúp các thanh toán viên làm quen với UCP 600 và ISBP 681…nhưng hiệu quả đào tạo còn chưa cao. Nguyên nhân là do việc đào tạo về UCP 600 chỉ mới tập trung ở hội sở chính mà chưa triển khai tới toàn bộ các chi nhánh cấp I và II, chất lượng đào tạo cũng chưa sâu do hạn chế về thời gian địa điểm, nguồn lực.

Nguyên nhân khách quan

+ Do sự phức tạp của quy trình – kỹ thuật thanh toán bằng L/C

So với các phương thức khác được áp dụng trong TTQT như chuyển tiền, ghi sổ…thì phương thức tín dụng chứng từ tỏ ra ưu viêt nhất nhưng cũng có một quy trình nghiệp vụ phức tạp nhất. Nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia nên quy trình nghiệp vụ của phương thức này rất chặt chẽ và bao gồm nhiều bước. Nếu thiếu sự thận trọng trong bất cứ một khâu nào đều có thể dẫn tới những sai sót và tranh chấp có thể xảy ra. Ngoài ra, trong phương thức tín dụng chứng từ các chủ thể tham gia không chỉ dừng lại ở con số 4 mà mở rộng ra nhiều chủ thể khác như ngân hàng chiết khấu, ngân hàng hoàn trả tiền, ngân hàng thông báo thứ 2… làm quy trình trở nên phức tạp hơn rất nhiều, càng nhiều mối quan hệ cần điều chỉnh thì cũng càng nhiều tranh chấp có thể xảy ra.

Với một số loại L/C đặc biệt như: L/C xác nhận, L/C giáp lưng, L/C tuần hoàn…thì rất ít ngân hàng có một quy trình nghiệp vụ cụ thể theo đúng tinh thần của UCP 600 và ISBP 681.

Hầu hết các ngân hàng đều quy định “tuân theo ISBP 681” nhưng lại chưa nêu rõ bước quy định nghiệp vụ cụ thể cho quá trình kiểm tra. Điều này tạo ra không ít khó khăn cho các thanh toán viên trong quá trình kiểm tra chứng từ để xem xét tính phù hợp của các chứng từ với UCP 600 và ISBP 681 cũng như với các điều khoản cụ thể trong L/C.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp áp dụng UCP 600 và ISBP 681 ICC tại việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 58)